1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 12 xác định gia tốc rơi tự do

3 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 230,14 KB

Nội dung

Về kiến thức - Củng cố, khắc sâu kiến thức về chuyển động của vật dưới tác dụng của trọng trường - Nắm được tính năng của đồng hồ đo thời gian hiện số - Biết cách phân tích số liệu, v

Trang 1

Bài 12: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chuyển động của vật dưới tác dụng của trọng

trường

- Nắm được tính năng của đồng hồ đo thời gian hiện số

- Biết cách phân tích số liệu, vẽ đồ thị, lập được báo cáo hoàn chỉnh

2 Về kĩ năng

- Biết thao tác chính xác với bộ thí nghiệm

- Vận dụng công thức để tính toán được gia tốc g và sai số của phép đo g

- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 1 trong 2 bộ thí nghiệm

- Phương án 1: Bộ rung đo thời gian, quả nặng, dây treo, kẹp, thước đo dẹt có GHĐ

30cm ĐCNN 1mm

- Phương án 2: Đồng hồ đo thời gian hiện số, dụng cụ đo gia tốc rơi tự do, nam

châm điện, cổng quang điện

2 Học sinh

- Đọc kĩ bài thực hành, nhất là cơ sở lí thuyết

- Ôn lại kiến thức về sai số

- Chuẩn bị giấy viết báo cáo

III THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Đặt câu hỏi, gọi học sinh lên trả lời

- Sự rơi tự do là gì? Công thức tính

gia tốc rơi tự do

- Mục đích của giờ thực hành này

là gì?

Suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ do tác

dụng của trọng lực Công thức tính gia tốc rơi tự do 22

t

s

g

- Xác định gia tốc rơi tự do

Đặt vấn đề: để thực hiện mục đích trên

thì ta cần phải đo cái gì? Phương án

chung để làm thí nghiệm này là gì?

Phương án chung: đo thời gian rơi giữa hai điểm khác nhau trong không gian và khoảng cách giữa hai điểm đó

Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ đo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bộ thí nghiệm 1:

Đối với đồng hồ đo thời gian hiện số,

cần bật điện và chỉ cho học sinh từng chi

tiết trên mặt đồng hồ: mặt hiện số, nút

Học sinh quan sát GV giới thiệu các

thiết bị thí nghiệm

Trang 2

reset, ổ A nối với nam châm và đưa tín

hiệu khởi động đến bộ đếm thời gian, ổ

B nối với cổng quang điện, núm chọn

thang thời gian, chuyển mạch chọn

MODE làm việc

- Giải thích cho học sinh nguyên tắc làm

việc của máy đếm thời gian: dòng điện

cung cấp cho nam châm điện được lấy từ

ổ A, khi bấm nút, nam châm bị ngắt điện

làm vật rơi, đồng thời phát ra tín hiệu

khởi động bọ đếm thời gian Khi vật rơi

đến cổng quang điện sẽ có một tín hiệu

phát ra từ cổng quang điện theo dây dẫn

chuyển đến ổ B làm ngứng đếm

- Giới thiệu giá đỡ, cách điều chỉnh

thẳng đứng nhờ quả dọi sao cho vật

được thả rơi đúng lỗ tròn của cổng

quang điện

- Cách xác định vị trí ban đầu của trụ và

cách xác định khoảng cách s

-Lưu ý cho học sinh càn nhấn nút reset

cho đồng hồ về vị trí 0000 và sau động

tác nhấn ngắt điện cần nhả ra ngay

Giới thiệu bộ thí nghiệm 2

Lưu ý cho học sinh là khoảng thời gian

giữa hai lần nhỏ giọt liên tiếp đều bằng

nhau và bằng 0,02s

Học sinh quan sát GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm và lưu ý những điều

cần thiết

Hoạt động 3: Tìm, phân tích các phương án thí nghiệm

Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và

nêu các bước tiến hành thí nghiệm

đặt câu hỏi: trong mỗi bài thí nghiệm

cần có các số liệu gì

Đọc SGK và nêu các bước tiến hành thí nghiệm

Đối với thí nghiệm 1 thì cần đo khoảng cách giữa các chấm và ghi thời gian tương ứng

Đối với thí nghiệm 2 cần đo thời gian rơi ứng với các khoảng cách khác nhau Giáo viên đặt vấn đề: trong hai thí

nghiệm thì theo các em thí nghiệm nào

sẽ có độ chính xác cao hơn

Giáo viên khẳng định lại là thí nghiệm 1

kém chính xác hơn, yêu cầu cả lớp làm

thí nghiệm 2

Suy nghĩ trả lời câu hỏi: Thí nghiệm 1 xuất hiện ma sát giữa tay và băng giấy,

ma sát giữa kim và băng giấy, vết mực

to, khó đo chính xác được khoảng cách

Hoạt động 4: Cho học sinh tiến hành thí nghiệm

Trang 3

GV cần tiến hành đo trước để biết được

giá trị đo nằm trong khoảng nào để đánh

giá kết quả đo của học sinh, nếu học sinh

có kết quả quá sai lệch thì yêu cầu học

sinh thao tác lại thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, giáo viên đi

đến từng nhóm để kiểm tra

Sau khi hết giờ làm thí nghiệm, yêu cầu

học sinh thu dọn dụng cụ và nộp lại số

liệu

Học sinh làm việc theo nhóm, tiến hành các thao tác và ghi số liệu

Hoạt động 5: Tổng kết, dặn dò

Yêu cầu học sinh viết báo cáo thí

nghiệm theo các số liệu thu được, dặn

ngày nộp báo cáo

yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi SGK

trang 56

Đọc phần tổng kết chương và chuẩn bị

kiểm tra 1 tiết

Nhận nhiệm vụ

IV RÚT KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 21/02/2016, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w