ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÁI BÁ SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chín
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
THÁI BÁ SĨ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 22015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nguồn vốn quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là nguồn vốn cho vay của các NHTM
Hoạt động cho vay dự án của các Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vốn cho một dự án, các ngân hàng đều phải tiến hành thẩm định dự án một cách toàn diện, kỹ lưỡng, xem dự án có khả thi không, dự án có hiệu quả không và nhất là có khả năng trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng không nhằm đảm bảo đạt được hai tiêu chí cơ bản: lợi nhuận – bảo toàn vốn Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều DAĐT hoạt động không hiệu quả, ngân hàng không thu hồi được vốn đầu tư do những nguyên nhân khách quan và chủ quan Là một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống NHTM của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng) nói riêng cũng không nằm ngoài tình trạng này
Để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định DAĐT tại
Vietcombank Đà Nẵng, tôi đã chọn đề: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu Trong đó
chủ yếu tập trung xem xét nội dung thẩm định khía cạnh tài chính của DAĐT
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về hoạt động thẩm định tài chính DAĐT của NHTM
Trang 4- Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định tài chính DAĐT tại Vietcombank Đà Nẵng trong những năm gần đây
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định DAĐT tại Vietcombank Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư và thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính DAĐT tại Vietcombank Đà Nẵng
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Vietcombank Đà Nẵng
+ Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014
+ Nội dung: Công tác thẩm định tài chính DAĐT
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống lại một cách khoa học các cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư…
- Về mặt thực tiễn: làm sáng tỏ hơn thực trạng công tác thẩm định tài chính tại Vietcombank Đà Nẵng, chỉ ra những vấn đề đã làm được, những điểm bất cập, chưa hợp lý Từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện mẫu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Trang 5- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thẩm định tài chính
dự án trong cho vay của Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Vietcombank Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của Vietcombank Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNGTHẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN TRONG CHO VAYCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
“Dự án” là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định
1.1.2 Khái niệm, mục đích của thẩm định tài chính dự án 1.1.3 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính DAĐT
1.1.4 Các nguyên tắc chính trong thẩm định tài chính dự
Trang 6chi tiêu có thật Dòng thu nhập ròng phải là dòng thu hồi sau thuế, trước lãi vay và khấu hao
c Thẩm định dự án cần dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và các căn cứ thực tiễn của dự án đã triển khai
Tính khoa học là đòi hỏi số liệu phải chính xác, có căn cứ từ những thông tin tin cậy Tính khả thi là khả năng thực thi trên thực tế
1.2 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.2.1 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ của NHTM
Thẩm định tài chính đó là xem xét tính khả thi của các nguồn vốn, hiệu quả tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro…
Thông thường công tác thẩm định tài chính DAĐT được tiến hành như sau:
Công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin:
1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án
Các nội dung thẩm định tài chính bao gồm:
a Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi nguồn vốn
- Tổng mức vốn đầu tư Dự án
- Nguồn vốn đầu tư
Trang 7b Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
NHTM sẽ thẩm định tính khoa học, hợp lý, hợp lệ của các bảng kế hoạch tài chính, bao gồm:
- Bảng kế hoạch doanh thu từ hoạt động của dự án
- Bảng kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảng kế hoạch kết quả kinh doanh
- Bảng dự trù cân đối kế toán của DAĐT
- Bảng cân đối thu – chi (dòng tiền của DA)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + khấu hao + lãi vay
Dòng tiền ròng của dự án = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + thay đổi vốn lưu động – Chi tiêu vốn đầu tư
Chi tiêu vốn đầu tư là khoản đầu tư tăng thêm để thay thế, bổ sung tài sản cố định trong thời gian dự án đi vào hoạt động
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án
a Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Trang 8Các trường hợp của IRR và quyết định của NHTM (IRR < r; IRR = r; IRR> r )
c Thời gian hoàn vốn đầu tư (PBP):
Công thức:
Trong đó:
+ NCFt:Dòng tiền ròng năm thứ t được chiết khấu về hiện tại + n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án< 0 và đến năm n+1 sẽ >0
d Điểm hòa vốn theo giá trị hiện tại
Chi phí tương đương hàng năm = Vốn đầu tư ban đầu / Hệ số hiện giá của dòng tiền Khi đó, việc xác định điểm hòa vốn theo giá trị hiện tại như sau:
(Doanh thu – Biến phí – Định phí – Khấu hao) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – Chi phí tương đương hàng năm = 0
e Chỉ số lợi nhuận (PI) hay còn gọi là tỷ số lợi ích chi phí
(B/C ratio)
Công thức:
BCR = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào
Giá trị hiện tại của dòng tiền ra
Dự án sẽ được có thể được chấp nhận khi BCR> 1 và từ chối khi BCR<1 BCR càng lớn thì càng tốt
1.2.5 Phân tích rủi ro dự án đầu tƣ
- Phân tích độ nhạy
- Phân tích tình huống
Trang 9- Phân tích mô phỏng
1.2.6 Các tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định tài chính
dự án đầu tư của NHTM
a Số lượng dự án đã thẩm định cho vay qua các năm
b Quy mô dư nợ cho vay đối với DAĐT
c Thời gian thẩm định trung bình một hồ sơ DAĐT
d Số dự án không hiệu quả
e Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DAĐT
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Các nhân tố bên trong
a Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ thẩm định (Nhân tố con người)
b Công tác thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho quá trình thẩm định
c Tổ chức công tác thẩm định
d Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
a Môi trường kinh tế
b Môi trường pháp lý
c Khách hàng
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
- Quyết định số 520/QĐ-NHNN.TCCB-ĐT ngày 05/06/2008 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Đà Nẵng 2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.4 Tình hình hoạt động chủ yếu của Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian qua
a Hoạt động huy động vốn
Đến cuối năm 2014, Vietcombank Đà Nẵng đạt số dư huy động vốn là 5.290 quy tỷ đồng, tăng 33,18% so với cùng kỳ năm trước Huy động vốn cá nhân tăng, huy động vốn tổ chức giảm
b Hoạt động tín dụng
Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ tín dụng quy đồng đạt 4.903 tỷ đồng, tăng 17,97% so với cuối năm 2013 Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 2.722 tỷ đồng tăng 15,79%, cho vay trung dài hạn đạt 2.181 tỷ đồng tăng 20,82% so với thời điểm đầu năm
Dư nợ cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp cũng tăng
Trang 11đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng dư
nợ cho vay
Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 0,88%, tăng 0,40% so với năm 2013 Trong đó, nợ xấu cho vay doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014 là 38,64 tỷ đồng tăng 24,38 tỷ đồng so với năm 2013 và chiếm tỷ lệ 89,65% cao hơn tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp/tổng dư nợ cho vay là 80% cho thấy chất lượng dư nợ của Doanh nghiệp không tốt bằng dư nợ cá nhân
Nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2014 là 45,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 27,6 tỷ đồng ở đầu năm Trong đó, nợ quá hạn của Doanh nghiệp là 39,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 85,9% tổng nợ quá hạn
c Tình hình hoạt động khác
Doanh số thanh toán XNK năm 2014 của Chi nhánh đạt 562 triệu USD giảm 6,05% so với năm 2013 Sự suy giảm của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng làm cho doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2014 của Chi nhánh có sự suy giảm theo Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2014 đạt 376,11 triệu USD, giảm 4,26% so với năm
2013
d Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2014, thu nhập của Chi nhánh đạt 731,57 tỷ đồng và chi phí là 517,66 tỷ đồng Chênh lệch thu chi năm 2014 đạt 213,91 tỷ đồng, tăng 39,08% so với năm 2013 Chênh lệch thu chi năm 2014 đạt 213,9 tỷ đồng, tăng 39,1% so với chênh lệch thu chi năm 2013 Nguyên nhân chính là tốc độ giảm lãi suất cho vay chậm hơn lãi suất huy động nên thu từ lãi cho vay giảm có 3,1% nhưng chi trả lãi giảm tới 13,4% so với năm 2013 Ngoài ra, công tác phát triển khách hàng mới cũng được chú trọng nên nguồn thu dịch vụ tăng 17,7% so với
năm 2013
Trang 122.2 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHO VAY DỰ ÁN
a Sơ đồ quy trình tín dụng cho vay dự án
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình tín dụng cho vay dự án
b Diễn giải
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐT TẠI VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG
2.3.1 Tổ chức thực hiện quy trình thẩm định cho vay
Phòng Khách hàng là phòng đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ tài chính cho Khách hàng doanh nghiệp Trong đó, có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đầu tư dự án, thực hiện thẩm định đầu tư dự
án và quản lý các khoản vay theo quy trình, quy định hiện hành
- Điều tra thực tế: Sau khi nghiên cứu hồ sơ, CBKH sẽ khảo sát thực tế địa điểm đầu tư, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Người chịu trách nhiệm thẩm định được gọi là Cán bộ Khách hàng (CBKH) CBKH tiến hành lập Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đầu tư dự án để trình Phòng Khách hàng kiểm soát nội dung và trình cấp thẩm quyền phê duyệt
CBKH tiến hành lập thông báo tác nghiệp gửi Phòng Quản lý
Trang 13nợ để lưu trữ các hồ sơ tín dụng, hợp đồng Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân (rút vốn), Phòng Khách hàng tiếp nhận và kiểm tra và
xử lý nhu cầu rút vốn của khách hàng
Như vậy, Quy trình thẩm định tài chính DAĐT được tổ chức thực hiện rõ ràng, khép kín và trình tự công việc phù hợp, khoa học Đồng thời, đảm bảo được nguyên tắc độc lập, phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận Chức năng quyết định cho vay được tách riêng tùy thuộc hạn mức cho vay, có thể là Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh hoặc Hội sở chính
2.3.2 Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác thẩm định DAĐT trong cho vay
a Công tác thu thập thông tin
Nguồn thông tin chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, quy định của pháp luật và thông tin tra cứu trên internet Tuy nhiên, Quy định bảo mật và an toàn hệ thống công nghệ thông tin không cho phép cán
bộ nhân viên tự do truy cập internet Chỉ những trang website và máy tính cụ thể được Ban lãnh đạo phê duyệt mới được truy cập vào
Vietcombank Đà Nẵng chỉ mới khai thác thông tin của những khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh nên chưa phong phú và đầy đủ Vietcombank chưa hệ thống hóa dữ liệu các dự án của toàn hệ thống để các Chi nhánh tham khảo làm cơ sở thẩm định
b Công tác phân tích thông tin và tiến hành thẩm định
CBKH phải tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung tài chính DAĐT của khách hàng với các thông tin thu thập được Do trình
độ CBKH không đồng đều nên chất lượng thẩm định thông tin ở một
số hồ sơ còn sơ sài, chưa thể hiện được ý kiến thẩm định của CBKH
CBKH tổng hợp các giả định để tiến hành tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ cho phương án cơ sở
Trang 14CBKH thường sử dụng lại các bảng tính hiệu quả tài chính
dự án cũ trên phần mềm MS.Excel Trong khi đó, mỗi dự án có vòng đời khác nhau, giá trị thu hồi cuối vòng đời dự án khác nhau, cách thức lập công thức tính khác nhau Vì vậy, một số trường hợp CBKH
đã chủ quan không kiểm tra hết các công thức, các dữ liệu cũ chưa được chỉnh sửa… nên dẫn đến sai lệch kết quả thẩm định
Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietcombank
Đà Nẵng:
Về cơ bản vẫn là các nội dung đã nêu ở chương 1, bao gồm:
- Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ:
CBKH rà soát, đánh giá sự đầy đủ của các khoản mục chi phí đầu tư so với hồ sơ dự án Một số hồ sơ vẫn còn tính thuế Giá trị gia tăng vào giá trị vốn đầu tư, vi phạm quy định của chế độ kế toán
Đối với phần vốn vay: Thực tế, CBKH chỉ mới quan tâm nhiều đến nguồn vốn đầu tư ban đầu mà chưa quan tâm đúng mức đến nguồn vốn lưu động để dự án hoạt động Do đó, một số dự án sau khi
đi vào hoạt động thì gặp khó khăn do không có vốn lưu động
- Thẩm định doanh thu, chi phí hoạt động của DAĐT: Công suất hoạt động: Thông thường, CBKH đề xuất mức công suất năm đầu là 60% và tăng dần đến 90% công suất thiết kế Tuy nhiên, điều này không dựa trên một cơ sở thống kê nào mà phụ thuộc cảm tính của CBKH về từng dự án
Trong các bảng tính trung gian, các chi phí hoạt động thường được tính tỷ trọng theo doanh thu Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật sẽ dẫn đến hiện tượng tự tương quan khi chạy độ nhạy
- Thẩm định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: Một số dự án đơn giản, số tiền vay nhỏ thì CBKH thường chỉ tính dòng tiền là lợi nhuận sau thuế và khấu hao
Trang 15Khi gặp những dự án thay thế, mở rộng một phần thiết bị, tài sản cố định hay đầu tư phương tiện phục vụ quản lý thì CBKH rất khó xác định dòng tiền dự án Trong khi đó, Vietcombank chưa ban hành các sản phẩm chuẩn cho mục đích vay này
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án thường dùng: NPV, IRR
và thời gian hoàn vốn
- Thẩm định phương án trả nợ vốn vay: Nguồn trả nợ chủ yếu là từ khấu hao, lợi nhuận sau thuế Đối với các dự án của Công ty đại chúng thì phần lợi nhuận sau thuế phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phân chia Do đó, Vietcombank Đà Nẵng thường chỉ tính khoảng 20% lợi nhuận sau thuế để trả nợ vay Đây là mức trung bình mà các công ty đại chúng giữ lại để tái đầu tư
- Phân tích và đánh giá rủi ro dự án: Ngoài phương án cơ sở, CBKH chỉ sử dụng phương pháp độ nhạy để phân tích rủi ro
a Số lượng và quy mô dự án đầu tư đã được thẩm định
Số lượng dự án thẩm định cho vay trong năm 2014 là 86 dự
án, tăng 26 dự án so với năm 2013 Trong đó, chủ yếu là các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh Tổng số dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội sở chính trong giai đoạn 2012-2014 chỉ có
05 dự án Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô đầu tư dự án của các Doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng khá nhỏ và thẩm quyền phê duyệt tín dụng dự án của Vietcombank Đà Nẵng cũng khá cao
Doanh số giải ngân dự án trong năm 2014 là 354 tỷ đồng,