Giáo trình đồ họa ứng dụng photoshop giúp các bạn hiểu hơn về photoshop Giáo trình đồ họa ứng dụng photoshop giúp các bạn hiểu hơn về photoshop Giáo trình đồ họa ứng dụng photoshop giúp các bạn hiểu hơn về photoshop
Trang 1BIÊN SOẠN: LÂM THỊ HOÀ BÌNH
GIÁO TRÌNH
PHOTOSHOP 7 (Sử dụng cho môn học Đồ hoạ ứng dụng)
Trang 2PHẦN I
GIỚI THIỆU
I LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, người ta quen nghe đến từ “kỹ thuật số” ở khắp nơi trong bât kì lĩnh vực nào Trong thế giơiù đồ hoạ cũng thế, kỹ thuật số đã can thiệp một cách hiệu quả trong việc thay đổi, chỉnh sữa những đường nét thô kệch, chưa đẹp trở nên dễ nhìn hơn, tinh tế hơn và điều quan trọng là sản phẩm sau khi xử lý kỹ thuật số vẫn mang tính “tự nhiên” cao Đóù cũng chính là một trong các chức năng cơ bản của phầm mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop – một phần mềm chuyên dụng không thể thiếu của giới đồ hoạ mỹ thuật
Photoshop cho phép tự thiết kế ảnh cho in ấn, web ngay từ đầu, nghĩa là có thể bắt đầu vẽ mới một mẫu vật – giống tính năng của CorelDRAW mà các bạn đã từng biết, nhưng phong phú và uyển chuyển hơn ở chổ: Photoshop có thể sử dụng thừa kế và phát triển các sản phẩm từ các phần mềm đồ hoạ khác như Corel, Paint, …
Hiện nay, hãng Adobe đã tung ra phiên bản 8.0, nhưng Photoshop 7.0 vẫn là một phiên bản được giới đồ hoạ yêu chuộng vì tính ổn định và đẹp đẽ của nó
Cũng với giao diện đồ hoà đẹp, bắt mắt người dùng, xong, khác với vẽ thiết kế bằng CorelDRAW, Photoshop có nhiều hiệu ứng “thực tế” hết sức sinh động và gần gũi với cuộc sống con người hơn Nhưng cuộc sống thực vốn dĩ phức tạp, nên các thao tác hiệu ứng trên Photoshop cũng phần nào làm cho người dùng có cảm giác “gặp khó khăn” khi mới làm quen Vì vậy, tập bài giảng này đã được người soạn cố gắng tổng hợp từ công trình nghiên cứu của nhiều người khác, kết hợp với một tí vốn hiểu biết của mình, để phát hoạ cho các bạn những bước cần biết khi thâm nhập vào thế giới xử lý ảnh mà thực sự gần gũi với các bạn trong phạm vi nhà trường
Nội dung bài học sẽ dần đi từ mức độ đơn giản (căn bản) đến phức tạp (nâng cao) với ngôn từ quen thuộc nhất
Về hình thức, sách được bố trí với không gian thoáng, để vừa đọc không bị rối mắt và các bạn vừa có thể nạp (ghi chép) thêm các kiến thức, mẹo vặt hoặc những gì bạn cho là hay mà bạn đã góp nhặt được từ bên ngoài với chắc chắn quyển giáo trình này vì thiếu xót hay vì lí do gì đó đã không đề cập đến
Trang 3II CÁC LƯU Ý KHI DÙNG ADOBE PHOTOSHOP 7
Trước tiên, bạn phải có một cỗ máy tính rồi mới nghĩ đến chuyện cài đặt
Cần lưu ý nhất đến tính năng hỗ trợ đồ họa của VGA card (card màn hình) Vì đối tượng làm việc chính là các ảnh được chụp với các độ phân giải bất kì hoặc ảnh vẽ, nếu card này có dung lượng bộ nhớ thấp thì bạn khó lòng làm việc hiệu quả khi ảnh cứ bị “vỡ nét”
Kế đó, cần quan tâm đến dung lượng HDD (đĩa cứng) sao cho đủ chứa 300MB chương trình Photoshop 7 (nếu cài đặt đầy đủ các công cụ hỗ trợ thì chương trình cài đặt có thể chiếm đến hơn 400MB) và sau khi cài đặt, vẫn còn ít nhất 200MB bộ nhớ trống Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến một số phụ kiện khác, cấu hình máy tính càng mạnh thì tính năng hỗ trợ đồ họa càng cao, sản phẩm càng đẹp, nhưng nhớ còn phải vừa túi tiền của bạn nữa nhé Và điều quan trọng không kém cấu hình phần cứng máy, đó là từ phiên bản Adobe Photoshop 7 trở lên chỉ có thể chạy trên hệ điều hành tối thiểu từ Windows 2000 trở lên! Sau cùng là cài đặt chương trình
III CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT PHOTOSHOP 7
1 Yêu cầu cần có
- Đĩa CD cài đặt PHOTOSHOP
- Ổ đĩa CD-ROM
2 Thực hiện
- Bước 1: Đặt đĩa CD PHOTOSHOP vào ổ đĩa CD-ROM Thông thường, đĩa sẽ
Autorun, nếu bạn không cho đã chạy tự động thì tại ổ đĩa CD-ROM, bạn kích hoạt file Autorun.exe và giao diện cài đặt xuất hiện:
Trang 4Có thể có nhiều phần mềm trên cùng CD, kích lên mục Install Adobe
Photoshop7 để chọn cài đặt
Lưu ý: ngay bên dưới tên chương trình cài đặt có Serial, các bạn cần ghi nhớ dãy
số này để dùng cho các bước sau
- Bước 4: Tại hộp thoại chào
mừng người sử dụng sản
phẩm của Adobe / kích Next
để tiếp tục
- Bước 5: chọn ngôn ngữ sử
dụng chính, mặc định là US
English / Kích Next tiếp tục
Trong trường hợp muốn cài
đặt PHOTOSHOP 7, kích
nút Accept Và thêm một lần
nữa, chọn lên nút Adobe(R) Photoshop(R) 7.0 để khẳng định việc muốn cài đặt
- Bước 6: Kích Next để
bắt đầu tiến trình cài
đặt
Trang 5Trình cài đặt nhắc nhở đóng các chương trình khác trước khi trình cài Restart máy (để tránh việc mất dữ liệu do chưa lưu trữ) bằng một thông báo nhỏ, kích Next tiếp tục sau khi đã chắc chắn Tốt hơn hết, trong lúc cài đặt, bạn không nên soạn thảo hay chạy bất kì chương trình khác nào vì trình cài thường tự động Restart hệ thống và chương trình mới được cài đặt chỉ có hiệu lực sau khi Restart xong
- Bước 7: Tiếp tục kích
Accept / Kích Next =>
hộp thoại, yêu cầu
nhập thông tin người
dùng tại các dòng Title
/ Salutation, First name,
Last name và
Company Riêng dòng
Serial number, bạn lần
lượt gõ chính xác dãy
số serial (1045 – 1209 – 6738 – 4668 – 7696 – 2783 ) mà Adobe cung cấp ngay từ giao diện Autorun ban đầu / Kích Next Nếu dãy số vừa nhập chính xác thì kích Yes để tiếp tục, ngược lại, trình cài sẽ báo lỗi và yêu cầu nhập lại
- Bước 8: Hộp thoại
Setup xuất hiện để bạn
chọn loại hình cài đặt
Typical là loại hình
chọn lựa mặc định, hệ thống sẽ tự động chọn vừa đủ những hỗ trợ phổ biến nhất, sao cho chương trình chạy được ở mức độ thông thường dành cho đa số người dùng Đây là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn / Next
Trang 6 Custom là loại hình dành cho giới chuyên nghiệp đồ họa bởi bạn biết chính xác mình cần dùng những công cụ hỗ trợ nào, bạn có thể lựa chọn bổ sung hay bỏ bớt những lựa chọn mặc định (do hệ thống chọn) không cần thiết trong quá trình thiết kế sau này / Next
- Bước 9: Kích Next để chấp nhận các lựa chọn mặc định cho đến khi thấy màn
hình bên Đây là bước
cuối của tiến trình cài
đặt Sau khi tiến trình
cài đến 100% thì kết
thúc Bạn có thể kích
nút Cancel để huỷ bỏ
các tuỳ chọn trước đó
và thoát khỏi tiến
trình cài
- Bước 10: Restart máy
tính để hiệu quả việc
cài đăït vừa rồi
IV MỘT SỐ QUI ƯỚC
1 Trình bày một tiến trình gồm nhiều bước: bằng cách dùng dấu “ / “ để phân cách
các bước với nhau, thay vì phải mỗi bước mỗi gạch đầu dòng
Vd: thực hiện việc khởi động chương trình PHOTOSHOP
- Start / Programs / Adobe 7 / Adobe Photoshop 7
Thay vì phải là:
- Kích vào nút lệnh Start trên Taskbar
- Chọn mục Programs, thấy xuất hiện menu con
- Chọn mục Adobe 7, lại xuất hiện menu con khác
- Chọn Adobe Photoshop 7
Quá dài dòng phải không các bạn ?! Vì vậy, tôi sẽ dùng cách 1 với các dấu gạch chéo phân cách các bước thực hiện và chỉ diễn giải khi thật sự cần thiết
Trang 72 Diễn tả sự đồng thời: tại một thời điểm, ta thường chỉ tác động đến máy tính qua
một phím trên bàn phím hoặc kích lên một phím chuột, nhưng cũng không phải là
hiếm khi cần sử dụng nhiều phím cùng lúc hoặc vừa nhấn phím vừa phải kích chuột
Nếu gặp trường hợp này, tôi sẽ trình bày ý nghĩa “đồng thời” bằng dấu “ + ”
Vd: Thực hiện việc đóng chương trình PHOTOSHOP
- Alt + F4
Nghĩa là: nhấn kết hợp vừa phím Atl vừa phím F4
3 Một số từ thông dụng khi dùng chuột
Sách viết Thuật ngữ & Nghĩa
- Kích, chọn
- Kích phải
- Rê, kéo
- Kích đúp
- Click: nhấn–thả phím trái chuột
- Right click: nhấn–thả phím phải chuột
- Drag: nhấn và giữ phím trái chuột trong khi di chuyển chuột
- Doubleclick: nhấp–thả nhanh phím trái chuột hai lần liên tục
4 Cách để nhận biết tên một công cụ
Để dễ dàng nhận biết công cụ nào tên gì, cách đơn giản: trỏ chuột chính xác vào công cụ và giữ yên trong hai giây, một bảng tên nhỏ màu vàng sẽ xuất hiện ngay bên dưới (hình ví dụ ở phần Tạo mới một File)
_ _
Trang 8PHẦN II
CĂN BẢN
Bài Một
NHỮNG ĐIỀU SƠ KHỞI VỀ ADOBE PHOTOSHOP 7
I KHỞI ĐỘNG & THOÁT CHƯƠNGTRÌNH
- Start / Programs / Adobe 7/ Adobe Photoshop 7
- Alt +F4
Ngoài hai cách trên, bạn có thể gọi Photoshop hay thoát chương trình bằng nhiều cách khác tương tự như đối với các cửa sổ chương trình khác chạy trên nền Windows
II LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN Photoshop 7
Cũng như các Version trước đó, giao diện Photoshop 7 xinh xắn, dễ nhìn và đương nhiên không thể thiếu những thành phần cơ bản vốn có của nó
Trang 91 Title bar (thanh tiêu đề)
Bao gồm:
- Góc trái là icon (biểu tượng) chương trình Photoshop 7, chứa một menu xổ gồm các lệnh thoát khỏi và điều khiển kích thước khung cửa sổ chương trình
- Tên chương trình và tên file đang làm việc
- Phía góc phải, chứa bộ 3 nút minimize, maximize/restore, close tương ứng với các lệnh trong menu xổ ở góc trái
2 Menu bar (Thanh trình đơn)
- Và cuối cùng là một bộ gồm 3 nút điều khiển kích thước khung cửa sổ thiết kế
3 Option bar (Thanh tuỳ chọn):
- Là thanh chứa các thuộc tính định dạng cho một công cụ hoặc một đối tượngï tương ứng được chọn trong toolbox
- Măc định, công cụ được chọn trong toolbox là nhóm Marquee tool (công cụ chọn) thì Option bar sẽ hiển thị các thuộc tính định dạng cho trang thiết kế
4 Toolbox (Hộp công cụ)
- Chứa các công cụ và nhóm công cụ tiện ích để vẽ đối tượng hay tạo các hiệu ứng màu, thay thế cho việc gọi lệnh từ menu bar
Trang 10- Hộp được bố trí thẳng đứng bên trái màn hình Tại mỗi icon, nếu có nút xổ (dấu tam giác nhỏ màu đen) thì bên trong icon này còn chứa nhiều công cụ khác Kích vào nút xổ để hiển thị các công cụ đó Vì vậy, ta gọi những icon chứa nhiều công cụ là nhóm công cụ Ngược lại, gọi là công cụ
- Ví dụ, kích vào nút xổ tại icon số 4 từ trên xuống (hình bên), xuất hiện một thanh công cụ khác chứa các công cụ liên quan đến việc vẽ đoạn thẳng hoặc cong bất kì Vì vậy, trên toolbox , gọi icon số 4 là nhóm công cụ line
5 Navigator và Info palettes
- Navigator là khung nhìn đối
tượng so với đường biên của vùng làm việc Nếu kích thước của vùng làm việc đủ lớn để hiển thị toàn bộ đối tượng trên trang màn hình thì
khung nhìn là 100% và ngược lại Khung nhìn này,
sử dụng tương ứng với công cụ Zoom trên Tool bar
- Info là bảng hiên thị các thông số về màu, vị trí của
đối tượng trên vùng làm việc và kích thước của đối
tượng
6 Color palette (Bảng màu)
- Color là bảng màu ở dạng thanh trượt Mặc định là chế độ màu RGB Người thiết kế
có thể chọn màu vẽ bằng cách kéo thanh trượt hoặc gõ thông số màu tại các mục R(Red), G(Green), B(Blue)
- Swatches là bảng màu được hiển thị dạng ô Mỗi ô
chứa một màu cơ bản Có thể tạo thêm các ô màu
khác bằng nút Create bên dưới hoặc xoá ô màu
bằng nút Delete
Trang 11- Stype: gợi ý một số mẫu màu trộn cho foreground
7 Layer Palettes (Bảng phân lớp và các kênh màu)
- Layer là bảng quản lý các lớp (layer) trên vùng vẽ
Xem thêm chi tiết trong phần Làm việc với các palette
8 Status bar (Thanh tình trạng)
9 Work area (Vùng làm việc)
- Là cửa sổ thíêt kế ảnh (rỗng) hoặc các file ảnh mẫu (thư viện) Có kích thước to, nhỏ
phụ thuộc vào tuỳ chọn của người thiết kế khi tạo cửa sổ (xem phần Tạo mới cửa sổ thiết kế)
- Có thể làm việc đồng thời trên nhiều cửa sổ file ảnh
Lưu ý: Cần phân biệt giữa cửa sổ chương trình và cửa sổ thiết kế! Một cửa sổ chương
trình có thể chứa nhiều cửa sổ thiết kế, nghĩa là khi đang làm vệc trong môi trường Photoshop 7, bạn có thể tạo hoặc mở đồng thời nhiều cửa sổ thiết kế Nội dung trong mỗi cửa sổ thiết kế khi lưu trữ vào bộ nhớ được xem là một file dữ liệu có kiểu .psd.
_ _
Trang 12Bài Hai
LÀM VIỆC VỚI THANH CÔNG CỤ (TOOL BOX)
Trong quá trình thiết kế, Option bar luôn cung cấp các thuộc tính cần thiết liên quan trực tiếp
đến công cụ mà bạn đang sử dụng hoặc đối tượng mà bạn đang chọn Vì vậy, để thao tác một cách thuần thục và uyển chuyển, linh hoạt các công cụ, điều quan trọng là bạn có sử dụng đúng lúc Option bar hay không ?!
Cần nhấn mạnh rằng, bạn phải kết hợp việc thiết kế và việc sử dụng Option bar !
I NHÓM CÔNG CỤ CHỌN CHUẨN (MARQUEE
TOOLs)
1 Rectangle (Ellipse) marquee tool: Chọn khối chữ
nhật, hình vuông (khối Oval hay khối hình tròn)
- Chọn công cụ
- Rê M trên bề mặt đối tượng theo kiểu vẽ ra một hình chữ nhật (hoặc hình oval) ảo (có đường viền đứt nét) Nhấn kèm phím Shift trong lúc rê M để có khối chọn hình vuông (hay hình tròn)
2 Single Row (Column) marquee tool: chọn dòng (cột) đơn
- Chọn công cụ
- Rê M trên vùng làm việc để tạo một đường ảo theo theo chiều ngang hay đứng
II MOVE TOOL : DI CHUYỂN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHỌN
- Chọn Move tool
- Rê M lên bề mặt đối tượng đang được chọn trên vùng làm việc rồi nhả M tại vị trí mới cần đặt đối tượng
III NHÓM CÔNG CỤ CHỌN BẤT KÌ (LASSO TOOLs)
1 Lasso tool: Rê M trên bề mặt ảnh để chọn theo ý muốn
2 Polygonal lasso tool: trong khi đang rê M để chọn, có thể lần lượt nhấp thả M tạo các
đoạn thẳng nối tiếp nhau để bao quanh khu vực muốn chọn
Trang 133 Magnetic lasso tool: chỉ cần nhấp thả M để đặt điểm chọn ở vị trí cần thiết, còn lại,
Photoshop sẽ tự động chọn một cách từ tính (bắt dính) vào những điểm gần đường chọn
nhất và có sắc độ màu rõ nhất
Để kết thúc việc chọn, cho điểm đầu của đường chọn trùng với điểm cuối (đường chọn là khép kín) Trường hợp đường chọn ko khép kín, nhấp đúp M tại vị trí muốn dừng chọn, Photoshop sẽ tự động làm kín đường chọn bằng cách tạo một đoạn thẳng nối điểm đầu và điểm cuối
IV CÔNG CỤ CHỌN THEO MÀU CỦA PIXEL
- Chọn công cụ
- Nhấp thả một lần vào một điểm trên đối tượng, Photoshop sẽ chọn hết tất cả các điểm còn lại của đối tượng có cùng đơn vị màu với điểm mẫu này
V CÔNG CỤ CẮT ẢNH (CROP TOOL)
- Chọn công cụ
- Vẽ một hình chữ nhật lên đối tượng
- Nhấp chọn Move tool, photoshop hỏi có thực sự bạn muốn cắt hình không Chọn Crop nếu muốn tiếp tục thực hiện việc cắt hình Lúc này, toàn bộ phần bên ngoài khung bao chữ nhật này sẽ được cắt bỏ, photoshop sẽ kéo to phần còn lại cho bằng với kích thước ban đầu của cửa sổ
Phần được chọn bằng công cụ Crop
Trang 14Phần còn lại sau khi Crop được phóng to bằng
kích thước cửa sổ ban đầu
VI NHÓM CÔNG CỤ PHÂN VÙNG ĐỐI TƯỢNG (SLICE TOOLs)
Đây là nhóm công cụ phân vùng đối tượng nếu bạn muốn chèn
đối tượng này vào một website nào đó Có 2 loại slice (vùng): Slice người dùng là phần bên trong khuôn chữ nhật được chọn bằng Slice tool Slice tự động là các vùng chữ nhật còn lại
(khác slice người dùng) mà Photoshop tự động phân chia
Có thể tạo được nhiều slice người dùng trên cùng đối tượng bằng nhiều lần dùng Slice tool Các slice người dùng sẽ có số thư tự in đậm hơn các slice tự động
Từ các slice người dùng này, bạn có thể thực hiện liên kết với các URLs như sau:
- View / Show / đánh dấu check vào mục Slice
- Chọn công cụ Slice / vẽ vùng chữ nhật để
tạo slice người dùng
- Chọn công cụ Slice select / chọn lên slice
người dùng vừa tạo ở bước trước
- Trên Option bar, chọn nút Slice option / đặt
tên hay gõ địa chỉ website vào mục URL để
liên kết khi chèn ảnh này vào một site cục
bộ bất kì
VII NHÓM CÔNG CỤ TÁI HIỆN MẪU MÀU CHỤP 1
1 Healing Brush tool:
Để tái hiện một hình mẫu nào đó theo ý tưởng riêng, thực hiện như sau:
Trang 15- Tạo một cửa sổ thiết kế mới (xem phần Tạo mới 1 file)
- Mở một file ảnh dùng làm mẫu (xem phần Mở 1 file có sẳn trong bộ nhớ)
- Chọn công cụ
- Chọn một số thuộc tính trên Option bar:
Brush Picker: kích vào nút xổ và chọn cỡ cho nét cọ tại mục Diameter
Mode: chọn một trong các chế độ tô
Source: chọn sample là tô theo mẫu do người thiết kế tự tạo ngay thời điểm chọn,
chọn pattern khi muốn sử dụng một số mẫu đã được tạo sẳn trước đó
Align: nếu chọn vào thuộc tính này thì khi tô cần quan tâm đến yêu tố đặt điểm
đầu tiên khi tô
- Nhấn kèm phím Alt khi kích M lên một điểm bất kì trên file ảnh mẫu (để chụp mẫu)
- Rê M trên bề mặt của file trắng vừa tạo => photoshop sẽ tô lên nền file mới ảnh vừa chụp với các hiệu ứng đã chọn trên Option bar
2 Patch tool:
Cho phép chụp mẫu và tô mẫu vừa chụp lên vùng khác trên cùng đối tượng đó
- Mở file ảnh có một vùng màu hư, cần chỉnh sửa
- Chọn công cụ
- Rê M trên bề mặt file ảnh vừa mở để khoanh vùng nơi cần chỉnh sửa (giống như đang sử dụng công cụ chọn lasso), có thể nhấn kèm Shift để chọn nhiều vùng rời nhau
- Rê vùng vừa chọn đến vị trí mà bạn muốn lấy màu của vị trí đó thay cho màu của vùng đang được chọn => Kết quả sẽ như ý khi bạn thả phím M
VIII NHÓM CÔNG CỤ VẼ MÀU
1 Brush tool: cọ vẽ
- Chọn màu mặt tiền (Foreground) và màu nền (Background) (xem phần cách chọn màu vẽ)
- Chọn công cụ
- Chọn các thuộc tính trên Option bar:
Brush: chọn cỡ nét cọ
Mode: chọn một số hiệu ứng màu khi tô
Opacity: độ trong suốt
Trang 16Flow: độ đậm nhạt màu mặt tiền
Airbrush: sơn phun
- Rê cọ để tô những bệt màu mặt tiền
- Nhấp – thả từ 2 lần trở lên để tô những đoạn màu thẳng
- Nếu có bật sáng chức năng Airbrush, nhấp – thả để xịt màu
2 Pencil tool: chì vẽ
Sử dụng tương tự Brush tool nhưng có thêm chức năng Auto Erase, cho phép tô đè màu nền lên những khu vực đã được tô màu mặt tiền trước đó
IX NHÓM CÔNG CỤ TÁI HIỆN MẪU MÀU CHỤP 2
1 Clone Stamp tool:
Sử dụng tương tự Healing Brush tool
- Tạo một file trắng mới
- Mở file ảnh mẫu
- Chọn công cụ
- Chọn các thuộc tính trên Option bar
- Alt + kích lên điểm bất kì (ví dụ: kích lên phần mắt của chú diều hâu trong file ảnh mẫu Eagle.psd) trên hình mẫu để chụp toàn bộ ảnh
- Rê một lần (nhấn giữ phím trái M và rê cho đến khi tái hiện xong phần hình theo yêu c ầu rồi mới nhả phím M) trên bề mặt file trắng vừa tạo để tái hiện lại hình mẫu vừa chụp Aûnh được tái hiện sẽ bắt đầu từ điểm đã thực hiện chụp ảnh (bắt đầu tái hiện phần mắt diều hâu trước rồi mới tiếp đến các phần khác)
Trường hợp, bạn có nhiều lần nhấn – thả trong quá trình rê M, thì Photoshop sẽ bắt đầu lại tiến trình tái hiện ảnh lại từ đầu sau mỗi lần thả – nhấn
2 Pattern Stamp tool:
Tô theo một khối nền mẫu đã được chụp sẳn
Tạo nét cọ đưa vào thư viện:
- Mở file ảnh mẫu (Onion.psd)
- Vào menu Edit / Define Brush => hộp thoại Brush name yêu cầu nhập tên cọ (cuhanh) / OK => Photoshop sẽ nạp nét cọ vừa tạo có hình dạng của mẫu vừa chụp vào thư viện nét cọ Brush
Tạo pattern mẫu chụp đưa vào thư viện:
Trang 17- Mở một file ảnh mẫu (Eagle.psd)
- Chọn công cụ Rectangle marquee / chọn một khối trên ảnh mẫu (lông diều hâu)
- Vào menu Edit / chọn Define Pattern => hộp thoại Pattern name, yêu cầu nhập tên cho mẫu pattern (longdieuhau) / OK => photoshop nạp mẫu pattern vừa tạo vào thư viện Pattern
Thực hiện tô:
- Tạo mới 1 file ảnh trắng
- Chọn công cụ
- Trên Option bar, chọn kiểu nét cọ (cuhanh) tại thuộc tính Brush và chọn mẫu pattern (longdieuhau) trong thư viện Pattern
- Nếu rê M trên bề mặt file trắng, photoshop làm đầy bề mặt ảnh bằng vô số các mẫu pattern có dạng chữ nhật Nếu nhấp – thả lên bề mặt file trắng, ta sẽ được
các mãng màu tô có hoạ tiết là longdieuhau và có dáng nét cọ là cuhanh
X NHÓM CÔNG CỤ LÀM SĂN CHẮC VÀ CHẢY NHOÈ NÉT
- Mở một file ảnh mẫu (Pepper1.jpg – hình quả ớt Đà lạt)
- Trên Palette History (Xem phần Làm việc với các Pallette) / kích nút Create New
Snapshot => xuất hiện snapshot1trong danh sách / Chọn lên ô vuông phía trái của Snapshot1 để xuất hiện biểu tượng của History Brush
- Chọn công cụ Air History / rê trên bề mặt ảnh để làm chảy nhoè nét
- Chọn công cụ History Brush / rê trên bề mặt ảnh để thực hiện việc làm chắc nét (chỉ có tác dụng sau khi đã thực hiện việc làm chảy nhoè nét bằng công cụ Air Brush)
XI NHÓM CÔNG CỤ XOÁ
1 Eraser tool: xoá các hoạ tiết để lộ màu nền hiện hành
(Xem phần chọn màu Foreground và Background)
2 Background Eraser tool: xoá toàn bộ màu để lộ Background mặc định của một file ảnh
(nền carô xám - trắng)
3 Magic Eraser tool: xoá các vùng màu có cùng sắc độ màu
Thực hiện:
- Mở file ảnh mẫu
Trang 18- Chọn công cụ Eraser hoặc Background Eraser
- Rê M trên vùng ảnh muốn xoá
- Riêng đối với công cụ Magic Eraser, chỉ cần nhấp thả lên một điểm bất kì thuộc vùng ảnh muốn xoá, photoshop sẽ tự động tìm và xoá các điểm khác (có cùng sắc độ màu) trên ảnh
XII NHÓM CÔNG CỤ TÔ MÀU
1 Gradient tool: tô màu trọân
- Tạo mới một file ảnh trắng
- Chọn công cụ
- Trên Option bar, chọn các thuộc tính:
Edit gradient: gợi ý một số kiểu trộn màu
5 loại hình thể trộn: Linear – hình trụ, Radial – hình cầu, Angle – hình chóp,
Refleted – hình trụ (giống Linear), Diamond – hình cạnh nổi
Mode: một số hiệu ứng màu
Opacity: độ trong suốt của lớp màu tô
Reverse và Dither: chuyển đổi màu ngược chiều nhau
Transparency: hiển thị đối tượng bên dưới một đối tượng khác chịu sự chi phối về
màu của đối tượng bên trên
- Rê M theo phương bất kì trên bề mặt file trắng Nơi bắt đầu đặt M để rê chính là tâm của màu trộn
2 Paint Bucket tool: đổ đầy màu vào vùng cần tô
- Chọn công cụ
- Chọn màu mặt tiền và màu nền
- Trên Option bar, chọn các thuộc tính:
Fill: nếu muốn tô bằng màu mặt tiền vừa chọn thì dùng thuộc tính Foreground, và
tô màu mặt tiền bằng mẫu màu có sẳn thì chọn Pattern
Trang 19Pattern (chỉ bật sáng khi chọn Fill là Pattern): chọn mẫu màu dùng để tô
Tolerance: độ rộng của dãy màu mỗi lần nhấp – thả M
- Nhấp – thả hoặc rê lên bề mặt vùng cần đổ màu
XIII NHÓM CÔNG CỤ LÀM NHOÈ VÀ SẮC NÉT BẰNG PIXEL
1 Blur: tăng thêm các pixel mà làm nhoè nét nhưng vẫn mịn
2 Sharpen: xóa bớt các pixel màu trên bề mặt ảnh
3 Smudge: trộn lẫn các pixel màu trên cùng đối tượng
Thực hiện:
- Mở file ảnh mẫu
- Chọn công cụ
- Chọn các thuộc tính trên Option bar
- Rê lên vùng ảnh
XIV NHÓM CÔNG CỤ LÀM SÁNG – TỐI MÀU ẢNH
1 Dodge: làm sáng (nhạt)
2 Burn: làm tối (đậm)
3 Sponge: chuyển dần từ màu sắc bình thường về xám
Thực hiện:
- Mở file ảnh mẫu
- Chọn công cụ
- Chọn các thuộc tính trên Option bar
- Rê lên vùng ảnh
XV NHÓM CÔNG CỤ TẠO TEXT
1 Horizontal Type: tạo text theo phương ngang
2 Vertical Type: tạo text theo phương đứng
3 Horizontal (Vertical) Type Mask: đánh dấu Text (tạo text ở dạng ảo)
Trang 20Thực hiện:
- Chọn công cụ
- Trên Option bar, chọn các thuộc tính: Font, size,…
- Bắt đầu gõ text từ bànphím
XVI NHÓM CÔNG CỤ VẼ LINE
1 Pen: nhấp – thả để vẽ các đoạn thẳng dính liền nhau
Rê để vẽ đoạn cong
2 Freeform Pen: rê để vẽ line tự do
3 Add Anchor Point: nhấp – thả lên line để tạo thêm một điểm neo
4 Delete Anchor Point: nhấp – thả lênmột điểm neo có sẳn trên line để xoá
5 Convert Point: trả về điểm neo ban đầu
XVII NHÓM CÔNG CỤ VẼ ĐỐI TƯỢNG DẠNG CHUẨN
Thực hiện:
- Chọn công cụ
- Chọn màu mặt tiền và màu nền
- Chọn các thuộc tính trên Option bar
- Vẽ lên vùng vẽ
XVIII NHÓM CÔNG CỤ GHI CHÚ LÊN FILE ẢNH
1 Notes: tạo một dòng ghi chú trên file ảnh bằng text
Thực hiện:
- Chọn công cụ
- Nhấp – thả M lên vùng muốn tạo ghi chú => xuất hiện trang giấy
thu nhỏ
- Chọn các thuộc tính Font, size trên Option bar
- Gõ nội dung ghi chú từ bàn phím
Trang 212 Audio Annotation: tạo ghi chú bằng âm thanh
Thực hiện:
- Chọn công cụ
- Nhấp – thả M lên vùng muốn tạo ghi chú => hộp
thoại như hình bên, yêu cầu kích vào nút Start để bắt đầu ghi âm bằng speakphone; kích nút Stop để ngừng ghi âm
- Xuất hiện biểu tượng loa trên vùng vẽ
XIX NHÓM CÔNG CỤ CHỌN MÀU THEO MẪU
1 Eyedropper: Lấy mẫu màu vị vị trí kích M trên file ảnh
- Chọn công cụ
- Tại thuộc tính Sample size trên Option bar:
Point Sample: lấy màu tại pixel được kích làm mẫu
3 by 3 Average: lấy màu trộn của 3 pixel nằm gần vị trí kich M nhất làm màu mẫu
5 by 5 Average: lấy màu trộn của 5 pixel nằm gần vị trí kich M nhất làm màu mẫu
- Kích lên vùng màu mẫu muốn lấy để làm màu mặt tiền
- Alt + Kích lên vùng màu mẫu để lấy màu nền
2 Measure: thước đo kích thước đối tượng
- Chọn công cụ
- Vẽ lên vùng vẽ một đoạn thẳng => trên Option bar sẽ hiển thị độ dài của đoạn thẳng vừa vẽ
XX NHÓM CÔNG CỤ ZOOM
1 Hand: di chuyển trang màn hình đến vị trí cần xem trên vùng vẽ
- Chọn công cụ
- Chọn các thuộc tính trên Option bar
- Nắm lên vị trí bất kì của layer hiện hành (Xem phần làm việc với Layer) và rê
Trang 222 Zoom: phóng to, thu nhỏ vùng cần xem trên file ảnh
- Chọn công cụ
- Kích lên vùng muốn phóng to
- Alt – kích lên vùng cần thu nhỏ
XXI NHÓM CÔNG CỤ CHỌN MÀU MẶT TIỀN VÀ MÀU NỀN
1 Set Foreground color (hình vuông lớn trên): định màu mặt tiền
2 Set Background color (hình vuông lớn dưới): định màu nền
Thực hiện:
- Chọn lên hình vuông trên để định màu mặt tiền => bảng màu / Chọn màu / OK
- Chọn lên hình vuông dưới để định màu mặt tiền => bảng màu / Chọn màu / OK
- Kích mũi tên cong hai chiều (góc trên bên phải) để chuyển đổi qua lại giữa màu nền và màu mặt tiền
- Kích hai hình vuông nhỏ (góc dưới bên trái) để trả về màu mặc định cho màu mặt tiền là đen và màu nền là màu trắng
Và một số các chế độ xem màn hình khác
_ _
Trang 23Bài Ba
MỘT SỐ THAO TÁC TRÊN FILE
I TẠO MỚI MỘT FILE ẢNH
- Cách 1: Kích icon New trên Standard bar
- Cách 2: File / New
- Cách 3: Ctrl + N
hộp thoại bên:
Name: gõ tên cho file ảnh
Preset size: chọn kích thước cho
khung ảnh theo gợi ý
Width: chọn độ rộng của khung ảnh
Height: chọn độ cao cho khung ảnh
Resolution: chọn độ phân giải ảnh
Mode: chọn chế độ màu cho ảnh
Contents: chọn kiểu nền cho khung ảnh
II MỞ MỘT FILE CÓ SẲN TRONG BỘ
NHỚ
- File / Open => hộp thoại:
- Tại mục Look in, chọn đường dẫn đến
folder chứa hình
- Chọn tên file ảnh cần mở / Kích nút Open
Photoshop cho phép Open các dạng file thông dụng như: jpg hoặc bmp,…
III XEM (NHẬP) FILE ẢNH BẰNG IMPORT
- File / Import / thao tác tương tự như Open một file
Trang 24Import cho phép xem ảnh có kiểu khác với các kiểu có thể Open
IV BIÊN DỊCH (XUẤT) FILE ẢNH BẰNG EXPORT
- File / Export / thao tác tương tự Save as
Cho phép chuyển đổi kiểu file ảnh thành ai (sử dụng trong Adobe Illustrator)
_ _