1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MỐI QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA QUAN hệ sản XUẤT và lực LƯỢNG sản XUẤT

17 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT MQH BC GIỮA LLSX VÀ QHSX LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VN NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI... CẤU TRÚ

Trang 1

TRIẾT HỌC

VẤN ĐỀ: “MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT”

KHOA TÂM LÝ HỌC

Trang 2

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG

SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

LỰC

LƯỢNG

SẢN XUẤT

QUAN HỆ

SẢN XUẤT

MQH BC GIỮA LLSX

VÀ QHSX

LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN

VN NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI

Trang 3

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

 Khái niệm

 Cấu trúc

Trang 4

KHÁI NIỆM LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những tư liệu sản xuất

do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động và những người lao động với kinh nghiệm và thói quen lao động nhất định đã sử dụng những tư liệu sản xuất đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Trang 5

CẤU TRÚC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

 Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra , trước hết là công cụ lao động.

 Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất thói quen lao động,

biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất

 Tư liệu sản xuất bao gồm: - Đối tượng lao động

- Tư liệu lao động

+ Công cụ lao động

+ Những tư liệu lao động khác

Trang 6

CẤU TRÚC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

LLSX là sự thống nhất của hai yếu tố là người lao động và

tư liệu sản xuất.

Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con người thông qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa học … biết sử dụng TLSX để tạo ra của cải vật chất.

Trang 7

Tư liệu sản xuất: là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động

• Đối tượng lao động: không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất Đối

tượng lao động gồm 2 dạng, dạng tự nhiên sẵn có và dạng nhân tạo

• Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt dưới mình với đối tượng lao động Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận: công cụ lao động và

phương tiện lao động Công cụ lao động là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động Phương tiện lao động (xe, nhà kho)

CẤU TRÚC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Trang 8

QUAN HỆ SẢN XUẤT

Khái niệm

Quan hệ sản xuất xã hội là quan hệ kinh tế giữa người với

người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: Sản

xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế tổ chức Quan

hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội, nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người

Trang 9

CẤU TRÚC QUAN HỆ SẢN XUẤT

 Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất

 Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý

 Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm lao động

=> Ba mặt của quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng thống nhất với

nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất

Nó quyết định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác

Trang 10

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG

SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

Sự tác động lẫn nhau giữa LLSX – QHSX được biểu hiện thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX

1.LLSX quyết định QHSX

LLSX là yếu tố độc nhất trong quá trình sản xuất, nó là nội dung của quá trình sản xuất

QHSX là yếu tố tương đối ổn định, nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất.

Trang 11

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX quyết định QHSX

LLSX phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

Khi LLSX phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mau thuẫn đến QHSX lạc hậu, điều này đòi hỏi phải xóa QHSX cũ, xác lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX để thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.

Trang 12

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN

XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

2 Quan hệ sản xuất tác động trở lại LLSX mặc dù bị quy định bởi LLSX nhưng QHSX có vai trò tác động trở lại LLSX

Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ tạo ra địa bàn rộng lớn cho LLSX phát triển, thúc đẩy, tạo điều kiện, hậu thuẫn cho LLSX phát triển.

QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, nó được biểu hiện: năng xuất lao động tăng, đời sống công nhân tăng, cơ sở vật chất được tái đầu tư, môi trường làm việc cải thiện…

Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thể hiện: QHSX có thể lạc hậu lỗi thời hay vượt trước quá xa trình độ phát triển của LLSX

sẽ dẫn đến sự kìm hãm, cản trở sự phát triển của LLSX

Trang 13

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG

SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT

 Sự thống nhất và tác động qua lại giữa LLSX và QHSX hợp thành phương

thức sản xuất

 Từ mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX làm hình thành quy luật

QHSX phải phù hợp với trình độ và tính chất của LLSX Đây là quy luật kinh

tế chung của mọi phương thức sản xuất

 Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là quy

luật cơ bản của sự phát triển loài người Sự tác động của nó trong lịch sử làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn

Trang 14

SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM NHỮNG

NĂM ĐỔI MỚI

Trước 1986 chúng ta có những biểu hiện vận dụng chưa đúng

mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, điều này thể

hiện ở việc do ta chủ quan nóng vội trong xây dựng QHSX

XHCN mà chua tính đến trình độ LLSX ở nước ta thời điểm đó

(LLSX quá thấp – QHSX quá cao)

Trang 15

SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM NHỮNG NĂM

ĐỔI MỚI

 Sau 1986, nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế nhiều thành

phần định hướng XHCN, điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX Bởi vì: Trình độ phát triển của LLSX ở nước ta tại thời điểm đó vừa thấp vừa không đồng đều giữa các vừng, các ngành kinh tế…, chính sự không đồng đều về trình độ phát triển của LLSX ở nước ta đã quy định tính đa dạng phong phú của quan hệ sản xuất sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động

 Tính không đồng đều về trình độ phát triển của LLSX đã quy định tính đa

dạng của QHSX

Trang 16

SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM NHỮNG

NĂM ĐỔI MỚI

Thực tiễn kinh tế xã hội Việt Nam đã chứng minh được điều này hoàn toàn đúng đắn, nó thể hiện ở chỗ giải phóng được LLSX, năng xuất lao động tăng lên, kinh tế xã hội phát triển, thu hút được nhiều nguồn lực

Trang 17

Cảm ơn Thầy và mọi người đã chú ý lắng

nghe!

Ngày đăng: 18/02/2016, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w