Lời mở đầuChăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình .Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có
Trang 1Mục lục Lời mở đầu
Giải quyết vấn đề
I.Cơ sở lý luận
1.Khái niệm cấp dưỡng
2.Đặc điểm của cấp dưỡng:
3.Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
4.Mức cấp dưỡng
5.Phương thức cấp dưỡng
6 Ý nghĩa xã hội của quan hệ cấp dưỡng
II Nội Dung
1.Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng một lần cho con khi cha, mẹ
ly hôn:
2 Khoản cấp dưỡng và quản lí khoản cấp dưỡng một lần cho con khi cha,mẹ ly hôn
3 Cấp dưỡng bổ sung:
4 Hạn chế và giải pháp của quy định cấp dưỡng một lần cho con khi cha, mẹ ly hôn
5 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng một làn cho con khi cha mẹ ly hôn
Kết luận
Trang 2Lời mở đầu
Chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau vừa là quyền vừa là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được: đi công tác,ốm đau,ly hôn…Để đảm bảo cuộc sống cuộc sống bình thường của người được nuôi dưỡng trong những trường hợp này nghĩa vụ cấp dưỡng được đăt ra.Vấn đề cấp dưỡng đã được đề cập từ rất lâu trong lịch sử lập pháp của nước ta.Các quy định về cấp dưỡng phản ánh tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau giữa con người với con người trong gia đình xã hội.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đã có nhiều tác động đến quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó vấn đề cấp dưỡng được đặt ra ngày càng bức thiết, đặc biệt
là cấp dưỡng sau khi ly hôn Xuất phát từ thực tiễn đó nhóm chúng em chọn
đề tài “ Vấn đề cấp dưỡng một lần cho con khi cha mẹ ly hôn “.
Giải quyết vấn đề
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1 Khái niệm cấp dưỡng:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó
là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này ( Điều 8 – LHNGD năm 2000)
Trang 3Trong gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con phát sinh trên cơ sở cha
mẹ có “nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con” (Điều 36 – LHNGĐ
năm 2000) Khi cha mẹ vì lí do nào đó mà không thể trực tiếp nuôi dưỡng con thì họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Trong thực tế việc cha mẹ cấp đưỡng cho con có thể xảy ra trong hai trường hợp là khi hôn nhân đang tồn tại và khi cha, mẹ ly hôn Ở đây trong phạm vi đề tài, chúng em chỉ đề cập đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
Theo quy định tại khoản 1 - Điều 92 – LHNGD năm 2000 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con
2 Đặc điểm của cấp dưỡng:
Cấp dưỡng là một quan hệ pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau:
- Quan hệ cấp dưỡng là một loại quan hệ pháp luật về tài sản gắn liền với nhân thân Song quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ tài sản đặc
Trang 4biệt, “ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác” (Khoản 1 – Điều 50 – LHNGĐ năm 2000).
- Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng (Khoản 2 – Điều
50 – LHNGĐ năm 2000)
- Quan hệ cấp dưỡng mang tính chất có đi có lại, thể hiện mối quan hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhưng không có tính đền bù hay ngang giá Nó trước hết là sự chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa những người có quan hệ ruột thịt trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần và nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự giác, không có sự tính toán nhiều đến giá trị tài sản khi thực hiện nghĩa vụ này Nó chỉ là nghĩa vụ bổ sung song rất quan trọng, nó tồn tại kéo dài, không quy định thời hạn trước, nó chỉ kết thúc khi các điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ này không còn
- Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ mang tính phát sinh, nó chỉ phát sinh khi có những điều kiện nhất định, tức là khi quan hệ nuôi dường không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ Khi đó, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu cần thiết cho cuộc sống của người được cấp dưỡng
3 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng:
Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh khi:
- Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng
- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau
Trang 5- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người khó khăn túng thiếu
- Người cấp dưỡng phải là người đã thành niên và có năng lực cấp dưỡng (người này có thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và dư ra một khoản đủ để cấp dưỡng cho người khác dựa theo thu nhập của người cấp dưỡng và mức sống trung bình tại nơi người đó đang sinh sống) Đối tượng được cha mẹ cấp đưỡng bao gồm tất cả các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Khi cha
mẹ ly hôn thì con thành thai trong thời kì hôn nhân và sinh ra sau thời kỳ hôn nhân chấm dứt mà còn sống cũng được cấp dưỡng
4 Mức cấp dưỡng:
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp
lý Mức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại điều 53 – LHNGĐ năm 2000:
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghãi vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toàn án giải quyết
- Khi có lí do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
Trang 65 Phương thức cấp dưỡng:
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cách thức biện pháp mà người
có nghĩa vụ cấp dưỡng phải tiến hành để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có 2 phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là: cấp dưỡng định kì và cấp dưỡng một lần Trong đó, phương thức cấp dưỡng định kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm được ưu tiên thực hiện Việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng : một mặt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ cấp dưỡng đồng thời đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện thuận lợi Pháp luật quy định phương thức cấp dưỡng cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa
án giải quyết Để lựa chọn được phương thức cấp dưỡng phù hợp thì khi thỏa thuận cần căn cứ vào nghề nghiệp hình thức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
Khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi, hoặc khi thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 93 – LHNGD năm 2000, thì các bên có thể thỏa thuận thay đổi về người cấp dưỡng, mức cấp đưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con trên cơ sở vì lợi ích của con
6 Ý nghĩa xã hội của quan hệ cấp dưỡng:
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các chức năng cơ bản của gia đình
- Góp phần củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Có ý nghĩa trong việc giáo dục tư tưởng ,đạo đức và lối sống của mọi thành viên trong xã hội
Trang 7
II Nội Dung
1 Điều kiện phát sinh nghĩa vụ câp dưỡng một lần cho con khi cha, mẹ ly hôn:
Ngoài hình thức cấp dưỡng định kì pháp luật còn quy định hình thức cấp dưỡng một lần Trước đây, trong báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm 1979 TANDTC hướng dẫn địa phương là khi giải quyết cấp dưỡng nuôi con không được quyết định cấp dưỡng một lần trừ trường hợp cấp dưỡng cho con ngoài giá thú khi cha mẹ già yếu Tuy nhiên, qua thực tế giải quyết các trường hợp cấp dưỡng cho thấy trong một số trường hợp nếu chấp nhận cấp dưỡng một lần sẽ thuận lợi hơn cho bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng Do vậy, nghị quyết số 01/NQ-HDTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật năm 1986 đã quy định việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn có thể thực hiện theo phương thức cấp dưỡng một lần Tuy nhiên, khi lựa chọn phương thức cấp dưỡng cần xem xét nhiều vấn đề như hoàn cảnh thực tế ý chí tự nguyện của các bên và khả năng kinh tế của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng Trong quan hệ cấp dưỡng thường không xác định thời điểm chấm dứt ( trừ trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên ) nên việc lựa chọn và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần nếu không thận trọng sẽ không bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của các bên nhất là bên được cấp dưỡng và người trực tiếp nuôi người được cấp dưỡng Vì vậy nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong một số trường hợp nhất định
Trang 8- Người được cấp dưỡng hay người đại diện theo quy định của pháp luật thỏa thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người nhận thấy có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần nên đã
đề xuất và được tòa án chấp nhận
- Trường hợp theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật của người đó và tòa án xét thấy rằng người phải cấp dưỡng có hành vi tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa
vụ cấp dưỡng mà họ hiện đang có tài sản để thực hiện cấp dưỡng một lần
- Trường hợp người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn yêu cầu trích từ phần tài sản được chia của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và được tòa án chấp nhận
2 Khoản cấp dưỡng và quản lí khoản cấp dưỡng một lần cho con khi cha,mẹ ly hôn:
Các vấn đề phức tạp trong phương thức cấp dưỡng một lần là việc xác định khoản cấp dưỡng và quản lý khoản cấp dưỡng đó Bởi việc xác định khoản cấp dưỡng trong trường hợp cấp dưỡng một lần thường mang tính tương đối so với nhu cầu của người được cấp dưỡng Lý do là các khoản cấp dưỡng thường được tòa án xác định ở thời điểm tòa giải quyết vấn đề cấp dưỡng vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng vào thời điểm đó , nhưng cả hai yếu tố này ( nhu cầu và khả năng ) đều có thể thay đổi theo thời gian.Đồng thời hầu hết các trường hợp cấp dưỡng chỉ xác định được thời điểm bắt đầu nghĩa vụ mà không xác định chính xác thời điểm chấm dứt nên khoản cấp dưỡng một lần cũng không thể xác định chính xác
Trang 9Vì vậy khi cấp dưỡng một lần thường xảy ra hai khả năng
- Người được cấp dưỡng một lần được cấp 1 khoản tiền nhưng sau đó
do tình huống bất ngờ ( ốm đau ,tai nạn …)nên khoản cấp dưỡng đó bị
sử dụng hết, người được cấp dưỡng rơi vào tình trạng khó khăn không còn tài sản để đảm bảo cuộc sống Đối với trường hợp này theo điều
19 của nghị định 70/2001/NĐ – CP người được cấp dưỡng hoặc đại diện có quyền yêu cầu cấp dưỡng bổ sung, còn người cấp dưỡng nếu
có khả năng thực tế phải cấp dưỡng bổ sung
- Người được cấp dưỡng có khả năng lao động hoặc có tài sản riêng để
tự nuôi mình trong khi khoản cấp dưỡng 1 lần chưa chi phí hết Vấn
đề đặt ra là người được cấp dưỡng có trả lại không? Pháp luật một số nước như: Cuba ,Đức thì yêu cầu người đó phải trả lại còn pháp luật hiện hành của nước ta chưa quy định về trường hợp này, nhưng căn cứ vào tính chất và nguyên tắc của nghĩa vụ cấp dưỡng thì chúng em cho rằng người được cấp dưỡng không phải trả lại số tiền đó
Về việc quản lý khoản tiền cấp dưỡng một lần pháp luật quy định có thể khoản cấp dưỡng được gửi vào ngân hàng hoặc giao cho người đc cấp dưỡng hoặc đại diện cuả người được cấp dưỡng Các bên có thể thỏa thuận để để lựa chọn phương thức quản lý khoản cấp dưỡng sao cho phù hợp.Người được giao quản lý khoản tiền cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như bảo của chính mình và chỉ được chi ra nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng Chúng
ta thấy quy định này đã cố gắng đảm bảo việc thực hiện cấp dưỡng có hiệu quả trên thực tế Nếu như quy định về trường hợp cấp dưỡng một lần do bên được cấp dưỡng yêu cầu thì khi xem xét cách thức quản lý tài sản phục vụ cấp dưỡng đó lại do người cấp dưỡng đề nghị Điều này
Trang 10tránh sự lạm dụng, phung phí nhằm mục đích khác không phải dành cho nuôi dưỡng đứa con Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện không đúng mục đích như vậy cũng không thể tránh khỏi, không thể kiểm soát nổi
3 Cấp dưỡng bổ sung:
Theo như Điều 53 – LHNGD năm 2000 quy định về mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà
án giải quyết Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết
Như vậy, tuy rằng đã nhận số tài sản cấp dưỡng một lần rồi nhưng có thể
do điều kiện thay đổi mà cấp dưỡng bổ sung đã diễn ra chỉ trong trường hợp cấp dưỡng một lần nhằm bảo vệ lợi ích của đứa con Không thể dự đoán trước được thời gian phải chu cấp cho đứa con chính xác hoàn toàn,
vì vậy mà mức cấp dưỡng một lần không tương xứng với khoảng thời gian ấy: dự đoán ngắn hơn chẳng hạn ( ví dụ sau này đứa con thành niên nhưng lại bị tàn tật v.v ) Đây là một hạn chế của việc cấp dưỡng một lần Cấp dưỡng bổ sung phải hội đủ hai điều kiện: đời sống đứa con được cấp dưỡng khó khăn trầm trọng và cha, mẹ cấp dưỡng có khả năng thực
tế Điều này được quy định tại điều 19 Nghị định 17/2001/NĐ-CP quy
định chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng
do tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ
Trang 11cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”.
4 Hạn chế và giải pháp của quy định cấp dưỡng một lần cho con khi cha, mẹ ly hôn :
- Các chế tài xử phạt vi phạm chế định cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng
một lần nói riêng chưa đủ mạnh để răn đe buộc những người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghiêm chỉnh nên dẫn đến tình trạng hiện nay sau khi
ly hôn vấn đề cấp dưỡng luôn nảy sinh những yếu tố tiêu cực ( người cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở đạo đức là chủ yếu…) Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 nghị định số 87/
2001 ngày 21 tháng 11 năm 2001 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật” Nhưng trên thực tế quy định về cấp dưỡng chỉ mang tính hình thức mà chưa đi sâu vào thực tế đời sống bởi lẽ nhiều khi cha mẹ do tình cảm cá nhân mà quên đi nghĩa vụ với con cái ( Né cấp dưỡng, từ chối thẳng thừng quyền được cấp dưỡng) như tranh minh họa dưới đây