1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Luật Hải Quan Thuế Xuất Nhập Khẩu

31 826 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 493,62 KB

Nội dung

đươc phép đi qua một vùng lãnh thổ, hoặc một khu vực thương mại tự do này tới một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực thương mại tự do khác ở nước ta theo quy định tại khoản 1,

Trang 1

PHẦN 1

LUẬT VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁO TRÌNH

LUẬT HẢI QUAN THUẾ

XUẤT NHẬP KHẨU

ThS VŨ THÚY HÒA

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THUẾThuế ra đời tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan, nó gắn liềnvới sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước

Trong chế độ phong kiến phân quyền ý niệm về thuế rất đơn giản chỉmang tính tượng trưng, nhưng trong chế độ phong kiến tập quyền thuế là sựđóng góp tiền bạc của dân chúng nhằm cung cấp lương bổng cho bộ máy caitrị

Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và thực hiện mô hình nhà nướckhông can thiệp vào kinh tế, thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tàichính tối thiểu để nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu choquốc phòng an ninh

Sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 mô hình này không đáp ứng nhu cầuphát triển của xã hội do đó mô hình kinh tế mới ra đời, đó là nền kinh tế thịtrường có sự can thiệp của nhà nước, thuế được nhà nước tư bản sử dụng như

là công cụ sắc bén để điều tiết nền kinh tế

C Mác định nghĩa về thuế như sau: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhànước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu tiền” (22, tr 493), luận bàn về thuế

Ph Ăng Ghen viết “đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một trật

tự công cộng… để duy trì quyền lực công cộng đó cần có sự đóng góp củacông dân, của nhà nước, đó là thuế má…” (23, tr.262) Lênin lại cho rằng “thuế

là cái nhà nước thu của dân mà không bù lại…” (21, tr.177)

Trang 2

Ở nước ta có một số khái niệm về thuế như sau:

 “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng

góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức

năng của nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập

còn lại”

 “Thuế là khoản nộp mang tính chất bắt buộc, được nhà nước quy định

thành luật để mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời

kỳ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngân sách nhà nước”

 Theo Từ điển Tiếng Việt “Thuế là một khoản tiền hay hiện vật mà

người dân hoặc các tổ chức kinh doanh tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề

nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định”

Từ các khái niệm trên ta thấy thuế có 3 đặc trưng cơ bản sau:

 Tính cưỡng chế: người nộp thuế phải nộp một khoản thuế theo quy định

của pháp luật

 Tính không hoàn lại: thuế là một khoản thu của nhà nước không hoàn

lại trực tiếp cho người nộp

 Tính ổn định: số thuế phải nộp được giữ ổn định một thời gian

1.2 BẢN CHẤT CỦA THUẾ

 Nhìn nhận từ góc độ kinh tế: thuế có tính chất kinh tế bởi vì nó được

xây dựng dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ, hoặc

tính trên cơ sở doanh thu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tính trên

cơ sở quy mô và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh

 Nhìn từ góc độ pháp luật: Thuế là một đạo luật do cơ quan quyền lực

cao nhất của nhà nước ban hành Nó thể hiện quyền lực của nhà nước trong

lĩnh vực tài chính được hiến pháp quy định

 Nhìn trên giác độ chính trị - xã hội: xét về bản chất, thuế ra đời là do sự

đòi hỏi của nhà nước Nhà nước đại diện cho quyền lợi giai cấp thống trị xã

hội, do đó bản chất của nhà nước quyết định bản chất của thuế Nhà nước

mang bản chất giai cấp nào thì thuế cũng mang bản chất giai cấp đó

1.3 CHỨC NĂNG CỦA THUẾ

Khi nói đến chức năng của thuế là nói đến công dụng vốn có của nó đối với

đời sống kinh tế - xã hội, có nhiều ý kiến bàn về các chức năng của thuế:

 Có ý kiến cho rằng thuế có 2 chức năng:

 Chức năng phân phối

 Chức năng kiểm tra, giám đốc;

 Hoặc có ý kiến cho rằng thuế có 4 chức năng, đó là:

 Tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước

 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

 Điều hoà thu nhập

 Hướng dẫn tiêu dùng…

Ở góc độ tổng quát nhất có thể nhận thấy rằng chức năng quan trọng nhấtcủa thuế là chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập để hình thành quỹtập trung của nhà nước và chức năng Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

1.3.1 Chức năng phân phối và phân phối lạiThuế chỉ phát sinh khi có “thu nhập” Vậy, thu nhập do đâu mà có?Xét tổng thể trong quy trình sản xuất vật chất (từ sản xuất, phân phối, trao đổiđến tiêu dùng) thì thuế tác động vào quá trình phân phối Phân phối ở đây đượchiểu là phân chia thu nhập ra cho các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vàoquá trình sản xuất đó là nhà nước, tập thể và người lao động

Đây là chức năng cơ bản, đặc thù nhất của thuế mà tất cả các nước đềuphải sử dụng Thông qua chức năng này của thuế, các quỹ tiền tệ của nhà nướcđược hình thành và trên cơ sở đó tạo nguồn lực cho sự hoạt động và tồn tại củanhà nước Chính chức năng phân phối và phân phối lại của thuế đã tạo tiền

đề cho nhà nước thực hiện phân phối lại một bộ phận GDP, GNP nhằm huyđộng nguồn thu vào ngân sách nhà nước

1.3.2 Chức năng Điều tiết vĩ mô nền kinh tếPhạm vi ảnh hưởng của thuế liên quan trực tiếp đến tổng thể nền kinh

tế, liên quan trực tiếp đến SX và tiêu dùng, nó luôn có mối quan hệ hữu cơvới nhau Sản xuất là tiền đề của tiêu dùng, tiêu dùng là mục tiêu của SX, sảnxuất - tiêu dùng được kết nối với nhau thông qua quan hệ phân phối và traođổi Nếu mục đích bên ngoài của SX là phục vụ tiêu dùng thi mục đích bêntrong của sản xuất là thu lợi nhuận

Thuế có vị trí quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích sản xuấtphát triển, góp phần Điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (giữatích lũy và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu)

Trang 3

Th ô n g qu a v i ệ c t h u t h u ế , n h à n ư ớc đ ị n h h ư ớ n g l u ồng đầu tư vào những

hoạt

động SX k i n h d o a n h c ó h i ệ u q u ả , c ó lợi t h ế cạ n h t r a n h và ngược lại

Thuế có khả năng làm thay đổi quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị

trường, từ đó làm thay đổi cả sản xuất và tiêu dùng Thuế góp phần đảm bảo

sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thông qua việc áp dụng

một hệ thống thuế được thống nhất

1.4 CÁC SẮC THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.4.1 Nhóm thuế gián thu bao gồm

 Thuế giá trị gia tăng

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

 Thuế tài nguyên

 Thuế môn bài

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

1.4.2 Nhóm thuế trực thu

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

 Thuế nhà đất

 Thuế trước bạ đối với tài sản

2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

2.1 KHÁI NIỆM

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành nên

giá cả hàng hoá, áp dụng cho tất cả hàng hoá đươc phép xuất khẩu, nhập khẩu

qua cửa khẩu, biên giới của một quốc gia hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi

thuế quan, khu chế xuất hoặc ngược lại

Những điểm khác biệt của thuế xuất nhập khẩu với các loại thuế khác

“nó” không áp dụng đối với hàng hoá sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ ở thị

trường trong nước mà chỉ đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và luôn luôn gắn

với hoạt động xuất nhập khẩu, để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy

số đặc điểm cơ bản sau:

 Thứ nhất: thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, có nghĩa là ngườitiêu dùng hàng hoá xuất nhập khẩu phải gánh chịu loại thuế này Ngườinộp thuế xuất nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùng hàng hoáxuất nhập khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho ngườitiêu dùng hàng hoá xuất nhập khẩu đó

 Thứ hai: thuế nhập khẩu chỉ thu vào ở khâu nhập khẩu, không thu vàohàng hoá sản xuất hoặc hàng lưu thông trong nước (thuế giá trị gia tăngcũng là thuế gián thu, nhưng là một loại thuế đánh vào các loại hàng hoá,dịch vụ trong quá trình lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng cuốicùng) Thuế xuất khẩu chỉ thu vào hàng hoá xuất khẩu, không thu vàohàng hoá tiêu dùng trong nước

 Thứ ba: thuế xuất nhập khẩu gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu, do

đó cũng là bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động kinh tế đối ngoạicủa mỗi quốc gia trong từng thời kỳ

Thuế xuất nhập khẩu luôn vận động và gắn chặt với hoạt động đối ngoại

và thay đổi theo các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia

 Thứ tư: thuế xuất nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan thu và quản lý ởkhâu xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặcbiệt vừa do cơ quan Hải quan thu vừa do cơ quan thuế thu ở khâu lưuthông.)

Thuế xuất nhập khẩu có tác dụng là một nguồn thu quan trọng cho NSNNchiếm khoảng từ 13% đến 20% trên tổng số thu ngân sách của nhà nước hàngnăm (năm 1988 chiếm 6,1%; năm 1991 là 12,7%; nắm 1993 lên đến 22,35%năm 2006 chiếm tỷ trọng khoảng 13%.)

Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần quan trọng trong việc quản lý vàhướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh

tế đất nước, ngoài ra nó còn góp phần bảo vệ, kích thích nền sản xuất trongnước phát triển, đồng thời tham gia hướng dẫn SX, hướng dẫn tiêu dùng phùhợp với Điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ

Trang 4

2.3 PHÂN LOẠI THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

2.3.1 Phân loại thuế theo xu hướng vận động của hàng hoá

2.3.2 Phân loại thuế xuất nhập khẩu dựa trên mục đích đánh thuếTheo cách phân loại này có thể có các loại thuế XNK sau:

Hiện nay thường được phổ biến dưới ba hình thức đó là: xuất khẩu, nhập

khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu Gắn liền với 3 hình thức này có 3 loại thuế: thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế quá cảnh, mượn đường, thuế chuyển

khẩu Trong đó:

 Thuế xuất nhập khẩu để tạo nguồn thu: loại thuế này thường dựa trên nhucầu của xã hội và mức cung của sản xuất để đánh thuế Thông thườngngười ta thường đánh với mức thuế suất cao đối với các mặt hàng nhậpkhẩu mà trong nước có nhu cầu cao hoặc các mặt hàng xuất khẩu mà thếgiới có nhu

 Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu từ thị

trường trong nước ra nước ngoài hoặc vào khu chế xuất

cầu cao nhưng lượng cung còn thấp để tạo nguồn thu cho ngân sách nhànước

 Thuế nhập khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá được phép nhập khẩu từ

nước ngoài vào thị trường trong nước hoặc từ khu chế xuất vào thị trường

nội địa, khu phi thuế quan

 Thuế quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá

 Thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ: loại này thường được quy định có lựachọn theo khả năng, định hướng phát triển sản xuất theo hướng có lợi chomỗi quốc gia Bảo hộ tạm thời bằng thuế quan để cho các “ngành sản xuấtnon trẻ” có đủ Điều kiện và tiềm năng để phát triển, đủ sức cạnh tranh vớihàng hoá nhập khẩu

đươc phép đi qua một vùng lãnh thổ, hoặc một khu vực thương mại tự

do

này tới một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực thương mại

tự

do khác (ở nước ta theo quy định tại khoản 1, khoản 3 – Điều 3 – luật thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế)

 Thuế xuất nhập khẩu để tự vệ: biện pháp này được áp dụng đối với mộtloại hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào thị trường nội địanhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuấttrong nước

2.3.3 Phân loại dựa trên cách thức đánh thuế

Để đánh thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chúng ta có thể căn cứvào trị giá hoặc dựa vào đơn vị tính của hàng hoá Trên cơ sở này có các loạithuế xuất nhập khẩu sau:

 Thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối: loại thuế này ghi rõ một số tiền thuếnhất định cho mỗi đơn vị tính của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phânbiệt chủng loại, giá trị của hàng hoá

 Thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ %: đây là loại thuế tính theo tỷ lệ % trêntrị giá hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhậpkhẩu

Ví dụ: quy định thuế nhập khẩu cho mặt hàng lúa mì là 10%, ngược lạivới thuế tuyệt đối, số thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tuỳ theo giá trịcủa hàng hoá thực tế nhập khẩu

 Thuế xuất nhập khẩu hỗn hợp: là trường hợp áp dụng kết hợp đồng thời cảhai loaị thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối và thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ %đối với cùng một chủng loại hàng hoá

Trang 5

Ví d ụ : q u y đ ị n h t h u ế nh ậ p k h ẩ u l ú a m ì là 1 0 % ; t hu ế tuyệt đối là

50USD/tấn Giả sử 1 tấn lúa mì có gía nhập khẩu là 300USD, thì người

nhập khẩu 1 tấn

lúa mì p h ả i n ộ p : 30 0U SD x 1 0 % + 5 0 U SD = 8 0 U SD

 Thuế xuất nhập khẩu theo lượng thay thế: là trường hợp một mặt hàng

được quy định đồng thời theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối,

nhưng khi tính và nộp thuế phải tính và nộp theo số thuế nào cao hơn

Ví dụ: quy định thuế nhập khẩu ngô (bắp) là 20% hoặc 30 USD/tấn Giả sử

1 tấn ngô hạt (bắp hạt) có giá 100 USD, thì người nhập khẩu một tấn ngô sẽ

phải nộp 30 USD (vì 20% x 100 USD thấp hơn 30 USD/tấn)

 Thuế xuất nhập khẩu biến thiên: sắc thuế này thường được ấn định ở một

mức, nhằm triệt tiêu ưu thế về giá cả của nước xuất khẩu đối với hàng

hoá sản xuất trong nước Loại thuế nhập khẩu kiểu này được các nước

trong nội bộ liên minh Châu Âu (EU) áp dụng đối với các sản phẩm nông

nghiệp

3 VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

3.1 KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Thông qua việc kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu để nhà nước có

chính sách phù hợp trong việc hoạch định cơ chế Điều hành hàng hoá xuất

nhập khẩu trong từng giai đoạn nhằm kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào

thị trường nội địa

3.2 KIỂM SOÁT HÀNG XUẤT KHẨU

Cũng như đối với hàng nhập khẩu, trong một số trường hợp nhất định các

nước có thể sử dụng thuế như một biện pháp kiểm soát xuất khẩu, nhằm bảo

hộ sản xuất trong nước, như việc áp dụng chính sách giá cả đối với hàng xuất

khẩu

3.3 BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

Thuế nhập khẩu tác động trực tiếp vào "đầu vào" của quá trình SX

thông qua việc đánh thuế trên hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, tư liệu

sản xuất

Cụ thể:

 Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nếu thuế nhập

khẩu thấp sẽ giảm chi phí đầu vào

 Đối với những loại hàng hoá khác, tuỳ vào nhu cầu, đối tượng sử dụng, thuếnhập khẩu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng vì:

 Khi đánh thuế hàng nhập khẩu cao thì giá cả hàng nhập khẩu cao, sẽ hạnchế tiêu dùng hàng nhập khẩu và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước

 Khi đánh thuế hàng nhập khẩu thấp, tức là khuyến khích nhậpkhẩu những mặt hàng đó, Điều này trực tiếp thúc đẩy các doanhnghiệp phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, để nângcao năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu

Tuy nhiên, trong Điều kiện hội nhập KTQT và khu vực, vai trò bảo hộ củathuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế, do việc phải thực hiện các cam kết quốc tế vàkhu vực

Hơn nữa, trong thực tế, nếu quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ củathuế nhập khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước, không những khôngthực hiện được chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới, mà còn làm cho sảnxuất trong nước trở nên trì trệ, kém phát triển

3.4 TẠO NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Khi thực hiện chức năng quản lý, Điều tiết vĩ mô nền kinh tế và bảo hộ nền

sản xuất trong nước, thuế xuất nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc hình thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Khi thu thuế nhập khẩu ở mức cao vừa bảo hộ sản xuất trong nước, vừađóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước Ngược lại, mức thuế suấtthuế nhập khẩu thấp, sẽ khuyến khích nhập khẩu, song nguồn thu có thể bị giảm

đi do giảm mức thuế suất

Nhưng xét trong tổng thể, thì thu ngân sách sẽ tăng lên ở khâu tiêu thụ sảnphẩm thông qua các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang 6

CHƯƠNG 2

LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ

XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Thuế xuất nhập khẩu đã hình thành rất lâu ở Việt Nam từ Thế kỷ Thứ XI

Triều đại Nhà Lý đến thời vua Gia Long việc thu thuế xuất nhập khẩu đã được

quy định tại Bộ Luật ”Hoàng triều Luật lệ” nhưng Bộ luật này đơn giản, sơ

sài và chưa phải là chế định pháp luật độc lập

Quá trình phát triển của đất nước trải qua nhiều giai đoạn việc hình thành

và phát triển của chính sách thuế xuất nhập khẩu có thể chia thành 6 giai đoạn

 Giai đoạn từ đổi mới đến 1992

 Giai đoạn 1992 đến năm 1996;

 Giai đoạn từ năm 1996 đến nay

Trình bày khái quát hai giai đoạn từ khi có luật thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu

 Giai đoạn 1992 đến năm 1996;

 Giai đoạn từ năm 1996 đến nay

1.1.1 Giai đoạn từ 1992 đến năm 1996

Để phù hợp với đường lối đổi mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại về

việc đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế và để khắc

phục những bất cập trong chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngày 26 tháng

12 năm

1991 Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ X đã thông qua luật thuế xuất nhập khẩu

hàng mậu dịch và chính sách thu thuế đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch

Ngày 31 tháng 3 năm 1992 hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành nghị định110/HĐBT qui định chi tiết thi hành luật thuế xuất nhập khẩu để áp dụng từngày 01/4/1992 Lần sửa đổi này đã thay đổi nhiều nội dung quan trọng như:

 Thống nhất giữa thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch

 Danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu dựa trên danh mục HS, không ápdụng cho danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của hội đồng tương trợ kinh

tế như trước đây

Ngày 15/7/1993 Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi bổ sung một số Điềucủa luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ngày 20/5/1998 Quốc hội đã thôngqua luật sửa đổi bổ sung một số Điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

 Luật thuế xuất nhập khẩu được xây dựng theo các nguyên tắc chủ đạo sau:

 Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu những mặt hàng chiến lược

 Bảo hộ thích đáng các ngành sản xuất trong nước

 Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước

 Điều tiết tiêu dùng đối với các mặt hàng xa xỉ hoặc có ảnh hưởng đến các khía cạnh xã hội, văn hoá, an ninh quốc gia

Trang 7

 Về t hu ế s u ấ t h à n g h o á x u ấ t k h ẩ u :

Ch ỉ c ó mộ t c ộ t t hu ế c h u n g c h o c á c đ ố i t ư ợ n g x u ất khẩu (có 58 nhóm mặt

hàng) Đại đa số các mặt hàng xuất khẩu chịu mức thuế suất từ 0% - 5% Mức

thuế xuất khẩu bình quân là 14% và chỉ có mặt hàng phế liệu kim loại chịu

mức thuế suất là 45%

 Về thuế suất hàng hoá nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu có 28 mức từ 0% đến 100% áp dụng cho gần 3500 nhóm

hàng (phân loại ở cấp độ 4 chữ số và 6 chữ số)

Chỉ trong vòng 4 năm khi luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ra đời thuế

xuất nhập khẩu đã thu vào ngân sách nhà nước từ chỗ chiếm tỷ trọng 6,1%

năm

1988 lên 12,7% năm 1991 trong tổng thu ngân sách nhà nước (tăng bình quân

1,65%/năm)

 Chính sách thuế xuất nhập khẩu giai đoạn này chủ yếu là:

 Thống nhất chính sách thuế nhập khẩu đối với hàng mậu dịch và phi

mậu dịch bằng việc ban hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm

1991;

 Biểu thuế xây dựng trên nguyên tắc nặng về bảo hộ sản xuất trong

nước, tăng thu ngân sách, ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư nước

ngoài

 Thuế suất rất cao và thường xuyên thay đổi theo sự biến động của

thị

trường;

 Thuế nhập khẩu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt một số nhóm mặt

hàng nhập khẩu cho nên thuế suất rất cao, có những mặt hàng thuế suất

lên đến

200% (xe ô tô, rượu )

 Thuế nhập khẩu thu được so với tổng thu ngân sách từ thuế rất cao (năm

 Thông qua thuế nhập khẩu, tạo Điều kiện để các doanh nghiệp sảnxuất trong nước đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, hạ giá thành sảnphẩm

 Hạn chế nhu cầu tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt đối vớinhững hàng hoá mà trong nước đã sản xuất được

 Tạo Điều kiện thuận lợi để hội nhập nền kinh tế nước ta vào kinh tế khuvực và thế giới Thực hiện các cam kết song phương và đa phương

 Cùng với việc ban hành luật sửa đổi bổ sung một số Điều và biểu thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu, được thực hiện từ ngày 01/01/1999 gồm 97chương và 3280 nhóm mặt hàng Mức thuế nhập khẩu cao nhất là 60% vàthấp nhất là 0%

Biểu thuế đã được xây dựng lại theo hướng đơn giản mức thuế suất, chitiết hơn dịng hàng, thực hiện chế độ hồi tố năm năm đối với thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu Hướng đến chính sách thuế nhập khẩu dần dần thích ứng vớiĐiều kiện hội nhập

Biểu thuế nhập khẩu từ chỗ bao gồm 29 mức thuế suất, với mức thuế suấtdanh nghĩa bình quân là 40,66% trước năm 1998 xuống còn 18% mức thuếsuất danh nghĩa là 16,20%, nhưng trên thực tế, thuế suất bình quân thực tếgiảm từ

16,11% xuống còn 5,74% vào năm 2000 và mức thuế bình quân được duy trì cho đến nay

1.2 MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬPKHẨU

 Vừa bảo hộ, vừa khuyến khích phát triển sản xuất

Monetary Fund), Việt Nam đã tiến hành cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu của

khẩu,bảođ

Từ ngày 01/01/1996, thực hiện chương trình cải cách chính sách thuế giai

đoạn hai, cũng như cam kết với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (International 

đãi và ưu đãi đặc biệt)

Tách biệt thuế tiêu thụ đặc biệt ra khỏi thuế nhập khẩumột số mặt hàng có mức thuế suất trên 60%  Chú trọng đến khuyến khích đầu tư cho giáo dục, đào tạo khoa học công

nghệ, đầu tư trong và ngoài nước

Trong giai đoạn này, mục tiêu của thuế nhập khẩu cần đạt được là:  Chính sách thuế nhập khẩu thể hiện rõ trách nhiệm pháp lý trong việc khai

 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động xuất nhập báo, tính thuế và nộp thuế nhập khẩu.

Trang 9

CHƯƠNG 3

LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (tt)

1 LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU,THUẾ NHẬP KHẨU HIỆN HÀNH

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành ngày 26/12/1991, có hiệulực thi hành từ tháng 01/3/1992 thay thế luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuhàng mậu dịch luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi bổ sunghai lần vào năm 1993 và năm 1998 Mục đích của các lần sửa đổi nhằm đápứng các yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đảm bảochủ động thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng

bộ với quá trình cải cách hệ thống pháp luật về thuế

Qua 13 năm thực hiện, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã phát huymặt tích cực, góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảmnguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện có kếtquả đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có lợi cho sự phát triển kinh tếđất nước

Tuy nhiên trước yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, nângcao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính,khuyến khích tối đa xuất khẩu, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bộc

lộ một số điểm còn hạn chế cần phải được bổ sung sửa đổi cho phù hợp vớitình hình mới:

 Thứ nhất: luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa phù hợpvới những nội dung đã cam kết trong đàm phán quốc tế cụ thể;

 Quy định về giá tính thuế nhập khẩu

 Quy định về thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế

 Quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử

 Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại

 Quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu

 Thứ hai: một số quy định trong luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưađáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước trong chống gian lậnthương mại, chống thất thu cho ngân sách như:

 Quy định về thông báo thuế

 Quy định về truy thu, truy hoàn thuế

 Quy định về thẩm quyền ban hành biểu thuế và thuế suất

Trang 10

1.2 M Ộ T SỐ NỘ I D U N G C Ầ N S Ử A Đ Ổ I

 Th ứ nh ấ t: n h ữ n g vấ n đ ề s ử a đ ổ i đ ể đ ả m b ả o t í n h minh bạch, phù hợp với

nguyên tắc WTO và các cam kết quốc tế để tạo Điều kiện thuận lợi cho

việc thực hiện các cam kết này bao gồm:

 Giá tính thuế

 Thuế tự vệ

 Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

 Thẩm quyền ban hành mức thuế suất

 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

 Mức thuế và soát mức thuế

 Thứ hai: những vấn đề sửa đổi để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế gian

 Trách nhiệm của đối tượng nộp thuế

 Hoàn thuế và trách nhiệm hoàn thuế

 Công tác xử lý vi phạm

 Tổ chức thực hiện

 Hiệu lực thi hành

2 THUẾ NHẬP KHẨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA

LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

2.1 BỐ CỤC CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP

KHẨU Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có 7 chương và 29 Điều:

2.1.1 Chương 1 - Những quy định chung (có 7 Điều từ Điều 1 đến

Điều 7)

Quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng chịu thuế; đối tượng không

chịu thuế; đối tượng nộp thuế; thuế đối với việc mua bán, trao đổi của cư dân

biên giới; việc áp dụng các Điều ước quốc tế, giải thích từ ngữ để thống nhất

cách hiểu khi áp dụng Luật

2.1.2 Chương 2 - Căn cứ tính thuế và Biểu thuế (có 5 Điều từ Điều 8đến Điều 12)

Quy định căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế;giá tính thuế và tỷ giá tính thuế; thuế suất, biện pháp về thuế để tự vệ, chốngbán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá,thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất

2.1.3 Chương 3 - Kê khai nộp thuế (có 3 Điều từ Điều 13 đến Điều15)

Quy định trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, thời điểm tính thuế và thờihạn nộp thuế

2.1.4 Chương 4 - Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế (có

6 Điều từ Điều 16 đến Điều 21)Quy định về miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và tráchnhiệm và thời hạn hoàn thuế, truy thu thuế

2.1.5 Chương 5 - Khiếu nại và xử lý vi phạm (có 3 Điều từ Điều 22đến Điều 24)

Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm về thuế đối vớiđối tượng nộp thuế

2.1.6 Chương 6 - Tổ chức thực hiện (có 3 Điều từ Điều 25 đến Điều27)

Quy định về thẩm quyền của chính phủ, trách nhiệm của Bộ Trưởng BộTài Chính và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương,trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong quản lý nhà nước về công tác thu thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu

2.1.7 Chương 7 - Điều khoản thi hành (có 2 Điều, đó là Điều 28 vàĐiều 29)

Quy định về hiệu lực thi hành luật thuế, thuế nhập khẩu, quy định chi tiếthướng dẫn thi hành luật này

2.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾNHẬP KHẨU

2.2.1 Phạm vi điều chỉnh

Trang 11

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt

Nam; hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hoá mua bán

trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

2.2.2 Đối tượng áp dụng

Tổ chức cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu

thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 2 của luật thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu là đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu

2.3 NHỮNG NỘI DUNG SỬA ĐỔI CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ

XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

2.3.1 Những nội dung sửa đổi để đảm bảo tính minh bạch, phù

hợp với các nguyên tắc của WTO và các các cam kết quốc tế

nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập WTO

(Điều

8, Điều 9, Điều 11 và Điều 22)

a Bổ sung phương pháp tính thuế tuyệt đối (Điều 8)

Ngoài việc áp dụng tính thuế theo tỷ lệ % theo quy định hiện hành thì,

khoản 2 Điều 8 của luật thuế xuất nhập khẩu bổ sung phương pháp tính

thuế theo hình thức thuế tuyệt đối

Theo hình thức tính thuế này thì căn cứ tính thuế là: số lượng từng đơn vị

mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải quan (x) với mức

thuế tuyệt đối quy định cho từng loại hàng hoá tại thời điểm tính thuế

Ví dụ: quy định tiền thuế phải nộp cho một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng

loại

5 chỗ ngồi kể cả người lái xe có dung tích xi lanh dưới 1000 CC có mức

thuế

tuyệt đối là 3000 USD/cái

Hình thức tính thuế này được áp dụng đối với các loại hàng hoá có khả

năng gian lận cao về giá tính thuế

b Về giá tính thuế (Điều 9)

Để thực hiện cam kết quốc tế và đảm bảo tính công bằng, minh bạch về

giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, khoản 2 – Điều 9 của luật quy định về giá

tính thuế như sau: “giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính

đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng phù hợp với các cam kết quốc tế”

c Về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xửtrong nhập khẩu hàng hoá (Điều 11)

Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành quy định thu thuế bổ sung đối với cáctrường hợp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà có bán phá giá, có sự trợcấp của nước xuất khẩu, có xuất xứ từ nước mà ở nước đó có sự phân biệt đối

xử đối với hàng hoá của Việt Nam Đây là các công cụ cần thiết để tự vệ, nhằmhạn chế các tiêu cực từ bên ngoài đối với sản xuất trong nước Nhưng do trongluật ghi là “thuế bổ sung” nên dễ bị các đối tác nước ngoài cho rằng đây làkhoản thu thêm, không phải là một loại thuế theo đúng quy định của hiệp định

về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử

Để đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO và phù hợp với các hệthống pháp luật hiện hành, sửa đổi cụm từ “thuế bổ sung” thành biện pháp vềthuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trongnhập khẩu hàng hoá

Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 – Điều 10 của luật này,hàng hoá nhập khẩu còn phải áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

 Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vàoViệt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoánước ngoài vào Việt Nam

 Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vàoViệt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhậpkhẩu vào Việt Nam;

 Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào ViệtNam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩuvào Việt Nam;

 Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước hoặc vùng, lãnh thổ mà ở đó có sựphân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xửkhác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốcgia trong thương mại quốc tế.”

d Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại (Điều 22)

Để phù hợp với quy định của WTO, quyền của đối tượng nộp thuế đượclựa chọn quyền khiếu nại với cơ quan Hải quan hoặc toà hành chính luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nạinhư sau:

Trang 12

“trong t r ư ờ n g h ợp đ ố i t ư ợ n g n ộ p t hu ế k h ô n g đ ồ n g ý v ới quyết định của cơ

quan Hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp đủ

tiền thuế, tiền phạt chấp hành hình thức xử phạt đồng thời có quyền khiếu nại

với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại,

tố cáo”

2.3.2 Những nội dung sửa đổi nhằm khuyến khích tối đa xuất khẩu,

đồng thời hạn chế những sơ hở dễ bị lợi dụng để trốn thuế, nợ

thuế (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18)

a Về thời hạn nộp thuế (Điều

15)

Về thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu cơ bản tiếp tục giữ như

hiện hành; đối với hàng hoá xuất khẩu nâng thời hạn từ 15 ngày lên thành 30

ngày để khuyến khích xuất khẩu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy

định cụ thể thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng

phải nộp thuế ngay trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế

phải nộp, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 3 ngày

kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan

Đối với hàng hoá là vật tư nguyên liệu để SX hàng xuất khẩu thì thời hạn

nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan; trường hợp đặc

biệt có thể kéo dài hơn cho phù hợp với chu kỳ SX (chính phủ quy định)

Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm

xuất, tái nhập thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập,

tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập

Để được hưởng thời hạn nộp thuế nêu trên luật quy định đối tượng nộp

thuế phải có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế và pháp luật về Hải

quan, quy định này khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế

b Về miễn thuế, xét miễn thuế (Điều 16 và Điều

17)

Quy định hiện hành của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có sự phân

biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, việc xét miễn thuế miễn

thuế đối với đầu tư trong nước kém ưu đãi hơn so với đầu tư nước ngoài

Ngoài các quy định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì việc

xét miễn thuế, miễn thuế còn bị Điều chỉnh bởi các luật và các văn bản pháp

quy khác như luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật

cơ sở thống nhất giữa ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nướcngoài; tập hợp, hệ thống hoá các quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễnthuế đang quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác vào luật này Vềnguyên tắc, tập hợp lại các quy định về miễn thuế nhập khẩu là: chọn nhữngquy định miễn thuế ở mức cao nhất cho từng đối tượng đầu tư nước ngoài vàđầu tư trong nước, để áp dụng chung cho các dự án đầu tư, đồng thời bác bỏcác quy định không khả thi, khó có căn cứ để thực hiện

c Về giảm thuế (Điều 18)

Để đảm bảo việc xét giảm thuế được chính xác, phù hợp với quy trình thủtục Hải quan, sửa đổi Điều kiện để được xét giảm thuế đó là:

“Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơquan Hải quan, nếu bị hư hỏng hoặc mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩmquyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế

Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá”

2.3.3 Những nội dung sửa đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính về thuế và Hải quan (Điều

2, Điều 3, Điều 7, Điều 12, Điều 13, Điều 19, Điều 20 Điều

23 và từ Điều 25 đến Điều 28)

a Về đối tượng chịu thuế (Điều 2)

Để bao quát hết các đối tượng chịu thuế, bổ sung trường hợp “hànghoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phithuế quan vào thị trường trong nước” vào đối tượng chịu thuế

b Về đối tượng không chịu thuế (Điều 3)Ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành bổ sung trường hợp:

Trang 13

 Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử

dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này

sang khu phí thuế quan khác vào đối tượng không chịu thuế

 Hàng viện trợ không hoàn lại

 Hàng hoá là phần tài nguyên của dầu khí thuộc thuế tài nguyên của

nhà nước khi xuất khẩu

c Về thuế xuất, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mua bán trao đổi của cư

dân biên giới (Điều 7)

Xuất phát từ quan hệ mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là quan hệ có

tính đặc thù, do đó để góp phần phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, thương

mại của cư dân biên giới có chung đường biên giới với Việt Nam, Điều 7

của luật quy định “chính phủ quy định việc áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phù hợp với từng

thời kỳ”

d Về thẩm quyền ban hành mức thuế suất (Điều 12)

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vị

trí quan trọng được các đối tác tham gia đàm phán quan tâm hàng đầu và là

một trong những nội dung đàm phán hội nhập Đối với sản xuất trong nước

phụ thuộc nhiều vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập khẩu nên chịu tác động

lớn của sự biến động giá cả thị trường thế giới Để chủ động trong việc Điều

hành và thực hiện cam kết quốc tế, luật giao thẩm quyền cho Bộ Trưởng Bộ

Tài Chính quy định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

đối với từng mặt hàng theo thủ tục do chính phủ quy định, đảm bảo các nguyên

tắc sau:

 “Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế do trong phạm vi khung thuế

suất do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

 Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường

 Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có Điều kiện, có thời hạn phù

hợp với Điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên”

e Về trách nhiệm của đối tượng nộp thuế (Điều 13)

Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian và chi

phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc chấp

hành pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Điều 13 của luật quy định

trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế: “Đối

tượng nộp

thuế xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minhbạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai Hảiquan cho cơ quan Hải quan, tính thuế và nộp vào ngân sách nhà nước”

f Về hoàn thuế, trách nhiệm và thời hạn hoàn thuế (Điều 19 và Điều20)

Để bảo đảm công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế củađối tượng nộp thuế, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ các trường hợp hoànthuế, luật bổ sung thêm các trường hợp hoàn thuế đó là:

 Hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải táinhập;

 Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhưng phải táixuất;

 Hàng hoá nhập khẩu là máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vậnchuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện

dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất hoặcmục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu;

 Trường hợp có nhầm lẫn trong kê khai tính thuế thì được hoàn trả sốtiền nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 ngày trở vềtrước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn

 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định rõ thời hạn hoàn thuế.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế, cơquan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế có trách nhiệm hoàn thuế chođối tượng được hoàn thuế; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hoặc hồ sơkhông đúng quy định của pháp luật để được hoàn thuế, trong thời hạn 5ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu của đối tượng đượchoàn thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế phải có văn bảnyêu cầu bổ sung hồ sơ;

 Đồng thời luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xét hoàn thuế và đối tượng được hoàn thuế: “ Nếu việcchậm hoàn thuế do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuếthì ngoài số tiền thuế phải hoàn còn phải trả tiền lãi kể từ ngày chậm hoànthuế cho đến ngày được hoàn thuế theo mức lãi suất vay ngân hàng thươngmại tại thời điểm phải hoàn thuế”

g Về xử lý vi phạm 9 Điều23)

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu, luật thuế xuất nhập khẩu quy định cụ thể việc xử lý các đối tượng nộpthuế có hành vi vi phạm như:

Trang 14

 Nộ p c h ậ m ti ề n t h u ế , ti ề n p h ạ t s o v ới ng à y c u ố i c ùn g trong thời hạn quy

định phải nộp hoặc ngày cuối cùng trong thời hạn được ghi trong quyết

định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi

ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp; nếu thời

hạn chậm nộp là quá 90 ngày thì bị cưỡng chế thi hành

 Không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của luật này

thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính vế

thuế

 Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy

định của luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền

từ một đến 5 lần số tiền thuế gian lận

 Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế

thi hành bằng các biện pháp sau:

 Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng

khác, kho bạc nhà nước để nộp thuế, nộp phạt

 Cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai Hải quan được quyền tạm

giữ hàng hoá hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo

đảm thu đủ thuế, đủ tiền phạt còn thiếu Sau thời hạn 30 ngày kể từ

ngày cơ quan Hải quan có quyết định tạm giữ hàng hoá hoặc quyết định

kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền

phạt thì cơ quan Hải quan được bán đấu giá hàng hoá, tài sản theo quy

định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

 Cơ quan Hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng

tiếp theo cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt

 Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi

phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

h Về thẩm quyền và trách nhiệm của chính phủ và cơ quan nhà nước có

thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện luật thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu (Điều 25, Điều 26 và Điều 27)

Để đảm bảo quản lý tập trung thống nhất, phân công, phân cấp trách

nhiệm cụ thể rõ ràng trong việc tổ chức thực hiện luật thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu Điều 25 của luật quy định thẩm quyền và trách nhiệm của chính

phủ; Điều 26 quy định về trách nhiệm của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và chủ

tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Điều 27 quy định

về trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu

Những nội dung sửa đổi cơ bản của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩutrên đây đã thể hiện đầy đủ mục tiêu, yêu cầu cải cách hệ thống chính sách thuếtheo chương trình cải cách thuế từ nay đến năm 2010 và đáp ứng kịp thời yêucầu cải cách thể chế gia nhập WTO của Việt Nam

2.4 TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬPKHẨU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI

Những nội dung sửa đổi cơ bản của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩunhư đã trình bày trên đã được Quốc hội thông qua để thay thế luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi

đã thể hiện đầy đủ mục tiêu, yêu cầu cải cách hệ thống chính sách thuế theochương trình cải cách thuế đến năm 2010, đáp ứng yêu cầu của tổ chức thươngmại thế giới

 Đảm bảo tính minh bạch, thống nhất chính sách ưu đãi đầu tư, gópphần phát huy nội lực để phát triển sản xuất ; các quy định của luật phùhợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyđịnh của WTO

 Thông qua việc quy định Điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế sẽ gópphần khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế

 Nâng cao tính chủ động của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai, tựnộp thuế; tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Hải quan; đảm bảo bìnhđẳng giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan Hải quan

 Các quy định của luật đảm bảo tính thống nhất giữa các luật có liênquan….luật Hải quan, luật đầu tư… góp phần thúc đẩy cải cách thủ tụchành chính và hiện đại hoá thủ tục Hải quan Việc sửa đổi và ban hành luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã góp phần vào thành công trong đàmphán gia nhập WTO của Việt Nam

Trang 15

PHẦN 2

LUẬT HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM

1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HẢI QUAN

VIỆT NAM

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Nhà Lý (thế kỷ thứ XI)

và trở thành bộ phận hữu cơ của nền ngoại thươmg

Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta và năm 1884 bằng hiệp ước

Patơnốt, Thực dân Pháp đã đặt ách cai trị lên toàn đất nước ta Song song

với việc lập nên bộ máy cai trị các cấp, để đảm bảo quyền lợi kinh tế trong lĩnh

vực ngoại thương, Thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thuế quan khá hoàn

chỉnh từ Trung ương xuống đến các địa phương, hệ thống này được duy trì cho

đến cách mạng 8/1945

Ngay sau khi giành được chính quyền, nhằm phục vụ tốt chính sách

thu thuế và kiểm soát việc thu thuế có hiệu quả, ngày 10/9/1945 theo đề nghị

của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, thay mặt chính phủ lâm thời Việt Nam, Bộ

Trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh số 27/SL thành lập sở thuế

quan và thuế gián thu “để đảm nhiệm công việc của sở tổng thanh tra độc

quyền muối và thuốc phiện và các sở thương chính bắc, Trung và Nam Bộ”

Đây là tổ chức tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam ngày nay Trụ sở của sở

thuế quan và thuế gián thu (1945 – 1946) nay là bảo tàng cách mạng Việt Nam

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM VÀ SỰ

RA ĐỜI CỦA LUẬT HẢI QUAN

Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam có thể chia làm

05 giai đoạn sau:

1.2.1 Giai đoạn 1: từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954

Nhiệm vụ của sở thuế quan và thuế gián thu được quy định tại Điều 2 của

sắc lệnh số 27/SL là:

 “Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng;

 Thu các thuế gián thu có biên vào số tổng dự toán;

 Thu các món tiền do sự kinh doanh các độc quyền mà có;

 Thu hộ các thuế lặt vặt cho quỹ địa phương, quỹ Thành phố hay quỹ cácphòng thương mại”

Theo đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ thaymặt Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ký sắc lệnh số 28/SL, bổnhiệm Ông Trịnh Văn Bính làm Tổng giám đốc Sở thuế quan và thuế gián thu.Các sắc lệnh trên là cơ sở pháp lý ban đầu cho các hoạt động của Sở thuế quan

và thuế gián thu trong những ngày đầu thành lập Trong thời kỳ này mô hình tổchức của sở theo mô hình bộ máy thương chính (thuộc Bộ Tài Chính)

Để giúp cho việc quản lý và kiểm soát việc thu thuế có hiệu quả trong tìnhhình mới, hệ thống tổ chức của Sở thuế quan và thuế gián thu thường xuyên

có sự Điều chỉnh, nhất là các cơ sở thuế quan ở các địa phương

Tổ chức của các ty chính thuế quan ở các địa phương ngoài bộ phận hànhchính văn phòng, còn có ban kiểm nã lưu động và các trạm kiểm soát thuếquan Tại các thương cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng còn có thêm bộ phậnthanh tra thường trú để quản lý và thu thuế xuất nhập cảng Riêng ở Sài Gònkhông triển khai được do tình hình chiến tranh

Để phù hợp với sự quản lý theo từng bộ ngày 20/02/1946 Bộ Trưởng BộTài Chính Phạm Văn Đồng ký nghị định chuyển ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,Thanh Hoá thuộc quyền quản lý của nha thuế quan Trung Bộ Cùng với việc tổchức lại một số cơ sở thuế quan, Bộ Tài Chính căn cứ tình hình thực tế trêntừng địa bàn để thành lập các cơ sở thuế quan mới

Đến giữa năm 1946 hệ thống các tổ chức các cơ sở thuế quan và thuế giánthu ở khu vực Bắc Bộ có 01 tổng thu sở, 28 chánh thu sở và 29 phụ thu sở; còn

ở khu vực Trung Bộ có 01 tổng thu sở, 15 chánh thu sở, 54 phụ thu sở, ở Nam

Bộ không triển khai được do chiến tranh

Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ sở thuế quan lúc này là quản lý việcxuất cảng, nhập cảng liên quan đến thuế quan, cùng với các bộ ngành khác, sựphối hợp giữa các địa phương, các lực lượng hữu quan, đấu tranh với Thực dânPháp để bảo vệ chủ quyền về ngoại thương và thuế quan

Ngày đăng: 17/02/2016, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w