Thời kì trung đại của đất nước ta có thể nói là khoảng thời gian để lại nhiều tác phẩm văn học xuất sắc mang nhiều âm hưởng của lịch sử với sự xuất hiện của hàng loạt các tác gia lớn như
Trang 1Tìm hiểu và phân tích Thăng Long thành hoài
cổ của Bà huyện thanh quan
Tháng Ba 26, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin
Phan tich bai tho Thang long hoai co cua Ba Huyen Thanh Quan – Đề bài: Tìm hiểu và phân tích Thăng Long thành hoài cổ của Bà huyện thanh quan.
Thời kì trung đại của đất nước ta có thể nói là khoảng thời gian để lại nhiều tác phẩm văn học xuất sắc mang nhiều âm hưởng của lịch sử với sự xuất hiện của hàng loạt các tác gia lớn như Nguyễn
Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, … và trong số đó có tên tuổi của một người phụ nữ mà bà đã
để lại cho nền văn học những chum thơ Nôm còn nhiều giá trị cho tới tận ngày hôm nay như qua đèo ngang, Thăng Long hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc, … Và có lẽ trong tâm trí của người đọc, “ Thăng Long hoài cổ “ đã được khắc sâu trong tâm trí người đọc, nhất là với những người dân sinh ra tại một nôi mang nhiều dấu ấn lịch sử như thành Thăng Long
Mở đầu bài thơ đường luật là hai câu thơ đề, đã đi ngay vào trong tâm thức người đọc với một nỗi niềm khắc khoải:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
“hí trường” là nơi mua vui, diễn tuồng diễn kịch thời ngày xưa của những gia đình giàu có mà họ thường xem Ngay ở những câu mở đầu, tác giả đã bộc bạch, như thốt lên câu hỏi, tại sao tạo hóa, thượng đế đã sinh ra con người như nhau vậy mà lại có sự khác biết rát nhiều giữa biết bao kiếp
Trang 2sống của cuộc đời ngày Hay có khi rằng, cuộc đời của mỗi con người có thể nói là dài, cũng có khi lại là ngắn, tất cả những gì xảy ra với chúng ta có những khi cũng chỉ như một vở kịch trong cuộc đời của chình mình mà thôi Thời gian thấm thoắt thoi đưa Chẳng mấy chốc, ngoảnh đi ngoảnh lại, thời gian đã không còn chờ đợi bất cứ một người nào, bất cứ một điều gì Tất cả như một tiếng thở dài ngao ngán, mọi thứ như báo trước sự thay đổi, âu cũng là do thời gian đã mang hơi thở của nó xâm nhập, hiện diện vào từng sự vật, từng con người, cả kinh thành thăng long, đông đo cũng không thoát khỏi quy luật khắc nghiệt ấy
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Câu ba và câu thứ tư là hai câu đối chúng miêu tả cảnh kinh thành Thăng Long sau một nghìn năm
đã bào mòn bởi ánh chiều, bởi thời gian Biết bao hoàng hôn đã đi qua nơi đây Nhớ ngày nào, kinh thành Thăng Long nhộn nhịp, vui vẻ, người người đua nhau đi chơi, mua bán Tiếng rao hàng, tiếng cười đùa của con trẻ như vang vọng khắp không gian Thế mà giờ đây, con đường đông vui khi xưa nay chỉ còn là “hồn thu thảo” Thoang thoảng đâu đó có mùi hương của cỏ xanh, của rêu phong Và hơn ai hết, ta hiểu rằng đó chính là mùi của thời gian đọng lại trên từng con đường trên từng bức tường vàng mang đầy nét cổ kính xưa Trên nền của đất, trên nền của kinh thành khi xưa, nay chỉ còn lại ánh hoàng hôn đổ dài trên từng con đường, mang cho người đọc sự cô tịch, lặng lẽ và mang chút nuối tiếc, đau thương Tất cả chỉ vì chiến tranh loạn lạc mà nó bị thay đổi, bị ảnh hưởng
và không còn mang trong mình sức sống mãnh liệt như trước nữa hơn ai hết, bà huyện thanh quan rất hiểu điều này vì bà chính là người sinh ra và lớn lên tại nơi đây, trong một gia đình quý tộc cũ nên bà luôn trân trọng những điều trong quá khứ của mình Câu thơ còn sử dụng những phép đối nhau rất tài tình:lối xưa- nền cũ, thu thảo- tịch dương Nó không những làm cho những câu thơ được nhẹ nhàng uyển chuyển mà còn mang cho người đọc những hình ảnh cụ thể như thể đang hiện lên trước mắt người đọc
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Chỉ với hai câu thơ luận nhưng tác giả đã sử dụng tới biện pháp nhân hóa làm cho hòn đá, dòng nước vô tri vô giác nay cũng mang trong mình rất nhiều tâm tư, tình cảm ” trơ gan”, “cau mặt” cũng như suy nghĩ của con người, kín đáo phê phán sự cai trị của nhà Nguyễn thời bấy giờ khiến cho ngay cả những vật vô tri vố giác kia cũng phải tiếc thương cho một kinh đô vốn mang đầy tình cảm, vốn luôn nhộn nhịp, tươi vui mà nay đã không còn lại gì ngoài nền cũ soi bóng tịch dương mỗi chiều Tác giả sử dụng những hình ảnh như đi liền với nhau, mọi thứ không còn mang được hình ảnh của nó như ngày xưa nữa mọi thứ giờ đây chỉ như nhuốm màu tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường
Trang 3Kết thúc bài thơ là hai câu kết đã mang rõ nỗi đau của tác giả dành cho kinh thành thăng long trước
sự thay đổi của chúng “cảnh đó” là hình ảnh của nơi đây, là hồn thu thảo, là lối xe ngựa cũ và
“người đây” chính là hình ảnh của nhân vật trong tác phẩm phải có một tính yêu sâu sắc như thế nào thì nhân vật mới có thể có nỗi đau da diết, đoạn trường tới như vậy “gương cổ” là hình ảnh của kinh thành thằng long xưa và nay Đã qua nghìn năm, nó như một chứng nhân của lịch sử, nhìn đất nước đã được tạo dựng và được bảo vệ như thế nào Vậy mà nay, tất cả chỉ còn như một đống hoang tàn mà thôi tác giả cũng không thể nào kìm nén lòng của mình được Bà như nhìn thấy cả hình ảnh từ ngàn xưa vọng lại của “chứng nhân lịch sử” ấy chính bởi thế mà khi thấy hình ảnh bây giờ, bà đã thể hiện tất cả suy tư của mình qua một tiếng kêu đau tới xé lòng
Tóm lại, tác phẩm “thăng long hoài cổ” là một tác phẩm hoàn mĩ, như một viên ngọc sáng trong các tác phẩm trung đại nói riêng và nền văn học của Việt Nam nói chung Nó không chỉ có một bố cục chặt chẽ của một bài thơ Đường luật tiêu biểu mà còn sử dụng những câu chữ mĩ miều, mang tới cho người đọc những hình ảnh mang đầy giá trị, để thấm thía hơn, để hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm
và quan điểm của tác giả về hình ảnh của kinh thanh Thăng Long thời bấy giờ Có lẽ bởi vậy àm ta càng yêu thêm quê hương đất nước mình, với những vẻ đẹp rất riêng mà không nơi nào có thể có được