1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

So sánh cách ví tiếng suối trong côn sơn ca với cảnh khuya

2 3,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 22,67 KB

Nội dung

So sánh cách ví tiếng suối trong Côn sơn ca với cảnh khuyaTháng Tư 8, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin Đề bài: So sánh cách ví tiếng suối trong Côn sơn ca của Nguyễn Trãi với Cảnh

Trang 1

So sánh cách ví tiếng suối trong Côn sơn ca với cảnh khuya

Tháng Tư 8, 2015 - Category: Lớp 7 - Author: admin

Đề bài: So sánh cách ví tiếng suối trong Côn sơn ca của Nguyễn Trãi với Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Có những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật

Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Trang 2

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa Người con gái ấy

có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả

âm thanh của tiếng suối Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay

Ngày đăng: 17/02/2016, 00:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w