1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế cảnh quan viện chăm sóc da fob huyện thới lai – thành phố cần thơ

96 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 9,38 MB

Nội dung

Phương án 1: Thiết kế cảnh quan theo phong cách vườn nông thôn Việt Nam bố cục tự do, nhằm tạo ra một không gian xanh gần với đời sống của con người Việt Nam.. Đặc điểm của khu vườn kiểu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THÁI DUY

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN VIỆN CHĂM SÓC DA FOB

HUYỆN THỚI LAI – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 3103543 Lớp: TT1079A1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

  

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan với đề tài:

“THIẾT KẾ CẢNH QUAN VIỆN CHĂM SÓC DA FOB HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ”.

Do sinh viên NGÔ THÁI DUY thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Ths.Mai Văn Trầm

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

  

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan với đề tài:

“THIẾT KẾ CẢNH QUAN VIỆN CHĂM SÓC DA FOB HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ”.

Do sinh viên NGÔ THÁI DUY thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Luận văn được Hội đồng đánh giá ở mức:

………

………

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ……… ………

……… ….…………

……… ….………

……… ….………

………

Cần Thơ, ngày… tháng …năm 2004 Chữ kí của thành viên hội đồng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3

Duyệt của khoa

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Ghi khắc công ơn Cha Mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người và ăn học thành tài

Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến!

Ths.Mai Văn Trầm, đã gợi ý đề tài, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, những kiến thức cơ bản về thiết kế cảnh quan, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài

Cố vấn học tập: Cô Phạm Thị Phương Thảo đã dẫn dắt em trong suốt khóa học

Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em suốt thời gian học tại trường

Xin chân thành cảm ơn!

Các thầy cô, anh, chị làm việc trong bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này

Các bạn Nguyễn Minh Đạo, Giang Tín Hoàng, Lê Huỳnh Nhật Đăng, Lê Anh Duy, Nguyễn Tấn Anh, đã tận tình giúp đỡ tôi vượt qua nhiều khó khăn và hoàn thành tốt luận văn này

Cùng các bạn sinh viên lớp Công nghệ Rau Hoa Quả & Cảnh quan, khóa 36 đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học

Chân thành cảm ơn!

Ngô Thái Duy

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Ngô Thái Duy

Trang 7

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Ngày/tháng/năm sinh: 22/10/1989 Dân tộc: Kinh

Cư trú: 21A/BT khu vực Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ iv

LỜI CAM ĐOAN iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH BẢNG x

DANH SÁCH HÌNH xi

TÓM LƯỢC xiii

MỞ ĐẦU xiv

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1

1.1SƠ LƯỢC VỀ THIẾT KẾ HOA VIÊN 1

1.1.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan 1

1.1.2 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật vườn – công viên thế giới 1

1.1.2.1 Vườn Ai Cập 2

1.1.2.2 Vườn Lưỡng Hà và Ba Tư 2

1.1.2.3 Vườn Ấn Độ 3

1.1.2.4 Vườn Trung Quốc 4

1.1.2.5 Vườn Nhật Bản 4

1.1.2.6 Vườn Pháp 5

1.1.2.7 Vườn Anh 5

1.1.3 Vài nét nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam 6

1.1.3.1 Vườn cung đình 6

1.1.3.2 Vườn tôn giáo tín ngưỡng 6

1.1.3.3 Vườn lăng 7

1.1.3.4 Vườn nhà ở dân gian 8

Trang 9

1.2 LỢI ÍCH CỦA CÂY XANH 8

1.2.1 Tác dụng cải thiện khí hậu 9

1.2.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ 9

1.2.1.2 Chắn gió và hạn chế sự di chuyển không khí 9

1.2.1.3 Lượng mưa và ẩm độ 9

1.2.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh 10

1.2.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc 10

1.2.4 Công dụng khác 10

1.3 CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN 10

1.3.1 Bố cục cân xứng 10

1.3.2 Bố cục tự do 11

1.3.3 Bố cục hình học kết hợp tự do 11

1.3.4 Trung tâm và bố cục chính phụ 11

1.4 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN 11

1.4.1 Quy luật hài hòa 11

1.4.2 Quy luật cân bằng 12

1.4.2.1 Cân bằng đối xứng 12

1.4.2.2 Cân bằng không đối xứng 12

1.4.2.3 Cân bằng đối tâm 12

1.5.3 Quy luật tương phản 12

1.5.4 Quy luật cân đối và nhất quán 12

1.6 PHÂN LOẠI CÂY XANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 13

1.6.1 Phân loại cây xanh 13

1.6.1.1 Phân loại theo mục đích sử dụng 13

Trang 10

1.6.1.2 Phân loại theo công dụng 13

1.6.1.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành 13

1.6.2 Các yếu tố liên quan 14

1.7 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC HUYỆN THỚI LAI – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 14

1.7.1 Vị trí và giới hạn 14

1.7.2 Khí hậu thỗ nhưỡng 14

1.7.2.1 Khí hậu 14

1.7.2.2 Thủy văn và tài nguyên nước 15

1.7.2.2 Địa hình và thỗ nhưỡng 15

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế 16

2.2.2 Thiết lập mô hình thiết kế 16

2.2.3 Thuyết minh ý tưởng 16

2.2.4 Dự toán kinh phí 17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 18

3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ 18

3.1.1 Vị trí và giới hạn 18

3.1.2 Khí hậu thổ nhưỡng 18

3.1.3 Hiện trạng xây dựng 19

3.2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỐ TRÍ CẢNH QUAN 22

3.2.1 Đề xuất quy hoạch chung 22

3.2.2 Phân khu thiết kế 22

Trang 11

3.3 THUYẾT MINH DỰ TOÁN CHO MÔ HÌNH 23

3.3.1 Phương án 1: Phối cảnh theo phong cách vườn cảnh nông thôn Việt Nam theo bố cục tự do 23

3.3.1.1 Khu A phương án 1 27

3.3.1.2 Khu B phương án 1 32

3.3.1.3 Khu C phương án 1 37

3.3.2 Phương án 2: Phối cảnh theo phong cách vườn Nhật Bản kết hợp với tự do 49

3.3.2.1 Khu A phương án 2 53

3.3.2.2 Khu B phương án 2 54

3.3.2.3 Khu C phương án 2 64

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79

4.1 Kết luận 79

4.2 Đề nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

3.2 Danh sách hiện trạng các loại cây xanh phổ biến trong khu

vực thiết kế

21

3.3 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu A – phương án 1 30 3.4 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu B – phương án 1 36 3.5 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu C – phương án 1 41

3.7 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu A – phương án 2 53 3.8 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu B – phương án 2 61 3.9 Số lượng cây xanh được bố trí trong khu C – phương án 2 73

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

3.31 Phối cảnh hàng cọ dầu khu A – phương án 2 53

3.34 Phối cảnh đường đi bằng sỏi khu B – phương án 2 55

3.37 Phối cảnh khu B góc nhìn 3 – phương án 2 57 3.38 Phối cảnh bồn hoa thứ nhất khu B – phương án 2 58

Trang 14

3.43 Phối cảnh hàng cau vua khu C – phương án 2 64

3.45 Phối cảnh trạm dừng chân khu C – phương án 2 65 3.46 Mặt cắt trạm dừng chân khu B – phương án 2 66

3.48 Phối cảnh đồi kè lá bạc khu C – phương án 2 67

3.52 Phối cảnh trà thất khu C góc nhìn 1 – phương án 2 69

3.54 Phối cảnh trà thất khu C góc nhìn 2 – phương án 2 71

Trang 15

NGÔ THÁI DUY, 2014 “THIẾT KẾ CẢNH QUAN VIỆN CHĂM SÓC DA FOB HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ” Luận văn tốt nghiệp ngành Công

nghệ Rau Hoa Quả & Cảnh quan, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại

học Cần Thơ, 80 trang Cán bộ hướng dẫn: ThS.Mai Văn Trầm

Đề tài được bắt đầu từ việc tìm hiểu, điều tra về hiện trạng, điều kiện tự nhiên của khu vực đang nghiên cứu thiết kế với diện tích 6.284 m2 Với những ghi nhận ban đầu cho thấy mảng xanh trong khuôn viên sẽ được thiết kế chiếm 74,7% Khuôn viên Viện chăm sóc da có cổng chính nằm cạnh lộ, phía sau và hai bên tiếp giáp với nhà dân Trong khuôn viên hiện hữu 4 công trình xây dựng nhà, sân trước và sau có khá nhiều cây xanh đã được trồng trước đó, nền đất cao ráo không ngập úng Từ hiện trạng ban đầu có những nhận định thiết kế thiết thực về khu vực, đánh giá được ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế của vị thế khu đất và qua thời gian nghiên cứu, phân tích với các phương pháp và phương tiện hỗ trợ, đã đưa ra được 2 ý tưởng thiết kế cảnh quan phù hợp cho khu đất của Viện chăm sóc da FOB

Phương án 1: Thiết kế cảnh quan theo phong cách vườn nông thôn Việt Nam bố cục tự do, nhằm tạo ra một không gian xanh gần với đời sống của con người Việt Nam Với việc giữ lại một số cây xanh hiện trạng ban đầu kết hợp với các cụm hoa phối, đồi

cỏ, cụm tiểu cảnh lu nước, bánh xe bò, ụ rơm…được bố trí một cách tinh tế tạo nên khung cảnh thơ mộng mang nét đặc sắc của khu vườn nông thôn Việt Nam

Phương án 2: Thiết kế cảnh quan theo phong cách vườn Nhật Bản kết hợp với bố cục tự do tạo không gian gần gũi với thiên nhiên Toàn bộ khuôn viên sẽ được làm mới với nghệ thuật tạo hình “Koru” và khu vườn Nhật mang tinh thần đạo thiền Hình thức cụm cây cắt xén, đồi cỏ, tiểu cảnh đá và sỏi được sử dụng kết hợp với cây bóng mát tạo nên mảng xanh mang vẻ đẹp tĩnh lặng, tinh tế và rất tự nhiên

Sau cùng là hoàn thiện phần thuyết minh cho các ý tưởng thiết kế, bản vẽ mặt bằng tổng thể, bản vẽ phối cảnh, lập dự toán chi phí thi công

Trang 16

MỞ ĐẦU

Xu hướng đô thị hóa hiện nay đang tăng nhanh, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí và quy mô các đô thị đang được mở rộng thì vấn đề tạo không gian xanh cũng ngày càng được chú trọng để cải thiện môi trường và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Cây xanh giúp giảm lượng khí CO2, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt, bên cạnh đó việc kết hợp không gian nước và yếu tố cây cảnh, triền đồi, con đường dạo uốn lượn quanh co lúc ẩn lúc hiện trong vườn hình thành những cảnh quan đẹp thu hút người nhìn, tạo không gian xanh để mọi người thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi Theo đà phát triển của đô thị hóa thì Viện chăm sóc da FOB không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, nằm trên địa bàn ấp Thới Thuận B, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ là một trong những viện chăm sóc da rất có uy tín và chất lượng phục vụ rất cao Nhưng không gian xanh ở khu vực xung quanh vẫn chưa được đầu tư thiết kế một cách đúng đắn, chưa phục vụ được nhu cầu của mọi người khi đến đây Vì vậy, việc tạo ra một khuôn viên xanh yên tĩnh, nhẹ nhàng để khách hàng đến đây có thể tận hưởng được những giây phút thoải mái, thư giãn, có một bầu không khí trong lành và tươi mát là điều cần thiết Thiết kế một khuôn viên xanh lý tưởng cũng góp phần vào việc thu hút khách hàng của Viện chăm sóc da Vì những mục tiêu trên, đề tài “Thiết kế cảnh quan Viện chăm sóc da FOB huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ” được thực hiện

Trang 17

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU1.1 SƠ LƯỢC VỀ THIẾT KẾ HOA VIÊN

1.1.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan

Thiết kế cảnh quan (Landscape design) là lĩnh vực liên quan chủ yếu đến các yếu

tố về cây trồng, đặc tính sinh thái của các loại cây để phục vụ cho quá trình chọn lọc và thiết kế cây trồng Ngoài ra, người thiết kế cảnh quan cũng cần nắm chắc các kiến thức

cơ bản về thiết kế, điêu khắc, hội họa để góp phần tăng thẩm mỹ cảnh quan và bảo vệ, cải thiện môi trường, cũng như các lĩnh vực khác như tưới tiêu, trồng trọt, kỹ thuật xây dựng cảnh quan…nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thi công cảnh quan (Chế Đình Lý, 1998)

Theo Hàn Tất Ngạn (1999), tùy theo mỗi ngành mà có cách quan niệm khác về cảnh quan Theo các nhà địa lý cảnh quan (Landscape) là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặt điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật, và phong cảnh là những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt Còn D.L.Armand, nhà địa lý cảnh quan Nga quan niệm: cảnh quan đồng nghĩa với thuật ngữ “tổng thể lãnh thổ tự nhiên” là phần lãnh thổ được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối, và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng ra vùng bao quanh của nhân tố trong lãnh thổ

Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian bên ngoài không gian được hình thành do quan hệ của ngoại vật và con người nhận thức ra

nó bằng các giác quan (chủ yếu là thị giác) Đó là không gian được giới hạn bởi nền và tường (không gian kiến trúc không mái) Trong quan niệm của cảnh quan, không gian này không chỉ hàm chứa mối quan hệ mà còn tương quan của nó với khối xây dựng bao quanh, cũng như các thành phần khác của thiên nhiên và nhân tạo

Tóm lại, kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên

và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa thiên nhiên - con người - kiến trúc

1.1.2 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật vườn – công viên thế giới

Theo sự phát triển của xã hội, có thể chia làm 4 thời kỳ:

 Thời kỳ cổ đại (Thiên niên kỷ IV TCN – Thế kỷ V SCN)

 Thời kỳ trung đại (Thế kỷ V – XVII)

 Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVIII – XIX)

 Thời kỳ hiện đại (Thế kỷ XX)

Trang 18

Năm 1948, xuất hiện tổ chức đầu tiên về kiến trúc cảnh quan – Liên đoàn kiến trúc sư cảnh quan quốc tế (International federation of landscape architects)

Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), thời kỳ tiền sử, chưa có dấu hiệu của nghệ thuật cây xanh, con người chủ yếu chỉ sống trong các hang động, nhà chòi trên cọc, liều Sang thế kỷ XIX, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và đô thị hóa, sự lao động nặng nhọc và đơn điệu trong các nhà máy, xí nghiệp nảy sinh nhu cầu sinh hoạt công cộng tăng cao, nhu cầu vui chơi, giải trí nhằm hồi phục sức khỏe và dinh dưỡng tinh thần Nghệ thuật vườn – công viên được xem là lá phổi của điểm dân cư, trở thành một bộ phận hữu cơ với cấu trúc điểm dân cư Lúc này, kiến trúc cảnh quan có ba chức năng chính: nghỉ ngơi và giải trí, truyền đạt giá trị thẩm mỹ, hình thành và cải tạo môi sinh

1.1.2.1 Vườn Ai Cập

Bố cục vườn cổ Ai Cập theo xu hướng cân xứng, chính giữa vườn là một bể nước lớn hình chữ nhật (80 x 120 m) Bể nước, theo các bức họa còn giữ được cho tới ngày nay, là nơi diễn ra các hoạt đông vui chơi – giải trí chính trong những ngày hội lễ Bố cục đơn giản nhưng rất chặt chẽ bởi các yếu tố như: công trình chính (đền thờ hay dinh thự) nằm trên trục chính; đường dạo thẳng hàng; cây hoa trang trí ở trung tâm, đặc biệt

là hoa huệ (theo tín ngưỡng hoa huệ tượng trưng cho niềm hy vọng và cuộc sống con người); cây to bóng mát trồng thành hàng xa trung tâm Nguyên nhân tạo bố cục dạng hình học của vườn là do hệ thống tưới quy định (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980)

1.1.2.2 Vườn Lưỡng Hà và Ba Tư

Nói đến văn minh Lưỡng Hà, ta không thể không thấy sự đóng góp vô giá của kiến trúc đền đài (kim tự tháp nhiều cấp) Nó là mầm mống cho những quả núi nhân tạo mà đỉnh núi xa xa được tô điểm bằng chòi hóng mát, hay như vườn treo Xemiramid nổi tiếng thế giới – một trong bảy kỳ quan cổ (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Vườn Xemiramid có dạng hình học, nằm trên một tòa nhà cao bốn tầng cũng chính là bốn tầng vườn treo, nối với nhau bằng những cầu thang lớn Vườn được xây dựng trên một gò cao bên sông Euphrates, gần cung điện nhà vua, đầu hướng gió để tỏa hương thơm cho toàn thành phố Babylon Sở dĩ vườn được gọi là vườn treo vì cấu trúc tầng bậc và vị trí của vườn nên nhìn từ xa trông như một khu vườn bát ngát xanh tươi đang treo lơ lửng trên không trung Vườn có chiều dài 42 m, chiều rộng 14 m (chiều rộng của mỗi tầng bậc vườn là 3,5 m) Vườn treo được xây dựng bằng những phiến đá lớn tựa trên cột, vòm cuốn to khỏe Trước khi đổ đất, sân được lót lớp sậy tẩm nhựa cây và hai lần gạch lót vôi để chống dột khi tưới cây Cây trồng được sưu tầm tìm kiếm

từ khắp mọi nơi, rất nhiều giống cây hoa quý, các loài kỳ hoa dị thảo Cây được trồng

Trang 19

tự do và theo điều kiện sinh thái tự nhiên Cây vùng núi cao được trồng ở sân trên; cây miền hạ du trồng ở sân dưới như cọ, bách, tuyết tùng, hoàng dương, và nhiều loài hoa đẹp (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

Từ vườn này người ta có thể bao quát được cảnh quan toàn thành phố Babylon và dòng sông Euphrates trong xanh Đây cũng có thể là cái nôi của vườn trên mái hiện đại (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Năm 553 trước Công nguyên, ở Ba Tư việc xây dựng vườn đền không phát triển

mà dồn vào kiến trúc lâu đài, nên kiến trúc bằng đá đạt nhiều công trình đáng kể Gắn liền với lâu đài là công viên rộng lớn với nhiều loài cây và hoa cỏ đẹp Các loài động vật như sư tử, báo, lợn rừng,…sinh sống trong công viên rất “thoải mái” Người Ba Tư

cổ đặt tên công viên kiểu này là Paradise (thiên đường cho các loài thú) Việc quy hoạch công viên cân xứng, đều đặn một cách cứng nhắc, để bù vào đó, người ta đã chia công viên thành nhiều phần riêng biệt hình tứ giác không đều nhau Ngoài ra còn có những đường cây xanh lớn và các kênh nước chạy dọc trục vườn có vòi phun trang trí (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Tóm lại, nghệ thuật vườn – công viên Lưỡng Hà và Ba Tư đã để lại những vốn quý để ứng dụng cho vườn – công viên hiện đại Đó là không gian bậc thang, vườn treo trên mái Zigurat của đền đài, sân trên địa hình dốc, lối bố cục cân xứng mà tinh tế của vườn Ba Tư, phóng khoáng tự do của vườn Lưỡng Hà và việc sử dụng cây trồng, mặt

nước, đặc biệt trong tạo hình nước (Hàn Tất Ngạn, 2000)

1.1.2.3 Vườn Ấn Độ

Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), nghệ thuật vườn Ấn Độ nổi bật với hai đặc điểm chính:

 Bố cục hình học chặt chẽ với mặt nước ở giữa tòa nhà

 Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo

Thế kỷ III TCN đến thế kỷ VI SCN, Phật giáo là Quốc giáo Ấn Độ Thời kỳ này, công viên ngoại ô được xây dựng với chức năng nghỉ ngơi suy tưởng theo tinh thần Phật giáo Đến thế kỷ XVI, Hồi giáo phát triển mạnh dưới thời các Hoàng đế Mogol thì

ý nghĩa nghỉ ngơi suy tưởng của vườn bị thay đổi Ở Ấn Độ lúc này xuất hiện các đền thờ Hồi giáo Đền có hình tròn ở vòm mái và tường xây theo mặt bằng hình tứ giác hoặc bát giác, dẫn đến đền là một con đường rợp bóng cây, hai bên có kênh nước, đáy lát bằng đá hoa óng ánh nên thơ với những vòi phun nước trang trí Khi còn sống người chủ dùng nhà làm nơi tổ chức những ngày lễ hội, lúc chết, chủ được mai táng dưới vòm nhà trung tâm – ngôi nhà trở thành lăng mộ (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

Trang 20

Lăng Taj Mahal ở Agra là một tuyệt tác của thể loại này Công trình nguy nga được xây bằng đá cẩm thạch, do đó người ta còn gọi Hoàng Lăng là “hòn ngọc của Ấn Độ” Mặt tường được chạm trổ gây cảm giác như ren thêu của món đồ nữ trang Vị trí lăng không phải ở trung tâm mà ở cuối vườn trên một sân cao bên bờ sông Trước mặt công trình là một con kênh hẹp, đáy được lát toàn đá hoa Dọc con kênh là các bồn hoa

và dãy cây bách xanh đen tương phản mạnh mẽ với Hoàng Lăng có màu trắng Con kênh phía trước là chiếc gương soi bóng công trình, làm cho Hoàng Lăng thêm lung linh, đồ sộ với chiều cao được nhân lên Toàn bộ khu vườn phía trước sân có bố cục cân xứng đều đặn qua kênh nước, làm cho Lăng thêm trang nghiêm Toàn bộ vườn Lăng khoảng 17 ha gồm ba khu: cổng, vườn và Lăng mộ (Hàn Tất Ngạn, 2000)

1.1.2.4 Vườn Trung Quốc

Nghệ thuật vườn cảnh Trung Quốc bắt nguồn từ hội họa phong cảnh và được xem

là “bức tranh phong cảnh ba chiều” Vườn cảnh Trung Quốc không phải là một sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản phẩm của trí tưởng tượng, tái tạo một thiên nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc tinh túy hơn thiên nhiên thật Tính đồ sộ, mênh mông của vườn – công viên Trung Quốc thì không đâu sánh nổi Trung Quốc là quê hương của nghệ thuật vườn mô phỏng tự nhiên (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất nước làm cơ sở sáng tạo Việc tạo cảnh vườn luôn thay đổi rất thích hợp cho người vừa đi dạo vừa ngắm Lối đi dạo thường có mái che (trường lang) để sử dụng được cả bốn mùa Nghệ thuật tạo cảnh dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ; dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng lặng; cánh rừng thông xanh thẫm xen lẫn rừng lá màu sáng tràn ánh nắng Thủ pháp còn dùng hiệu quả của âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, âm thanh thác đổ,… Đặc biệt còn có thủ pháp mở rộng không gian: dùng cận cảnh để tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản chiếu, dùng tấm lát đường từ thô tới mịn, màu sắc từ nóng đến lạnh, vòi phun nước cao ở ngoài thấp dần vào trong,…Tất cả các thủ pháp trên đã gây được ảo giác hư hư thực thực, như xa như gần (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980)

1.1.2.5 Vườn Nhật Bản

Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung Quốc nhưng để phù hợp với thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ thuật phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng: phong cảnh vườn cổ Nhật không phải để đi vào ngắm

mà chỉ để ngồi thưởng thức Vì vậy không gian vườn chan hòa với không gian bên trong nhà Vườn được xem như một phần của nhà Nghệ thuật vườn Nhật độc đáo nhất

là tạo cảnh khô Người Nhật đã dùng thủ pháp tượng trưng cao: đá được sắp xếp cẩn

Trang 21

thận tượng trưng cho những hòn đảo trong sông “khô” bằng sỏi hay cát, hay tượng trưng cho núi trên nền là rêu (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980)

Do đất đai ít nên qui mô vườn Nhật thường nhỏ Để có được một hình ảnh thực của thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé lại có dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ vách đá, phủ lên cây để gây cảm giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Trong mỹ thuật, xuất hiện ba nguyên tắc nghệ thuật mới: “shin”, “gyo”, “so” được sử dụng trong hội họa; Ikebana (tiếng Nhật có nghĩa là “sự giữ gìn hoa cho cuộc sống thứ hai”) và nghệ thuật vườn – công viên Trong nghệ thuật vườn – công viên, nguyên tắc “shin” phản ánh sự chân thực và chính xác việc thể hiện cảnh Nguyên tắc bán tượng trưng là phong cách “gyo”, còn nguyên tắc “so” là sự tượng trưng thuần túy,

cô đọng cực độ nhưng hình thức hết sức truyền cảm (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Mẫu mực cho nguyên tắc “so” là vườn Ryoan-ji nổi tiếng trên thế giới với diện tích chỉ có 218,8 m2 Chỉ với hai yếu tố cát trắng và đá nhưng khu vườn đã thể hiện sự sinh động cảnh quan đất nước Nhật – một nước có nhiều đảo trên biển cả mênh mông:

15 hòn đá hình dạng khác nhau được sắp xếp thành 5 quần đảo trên sóng biển cát trắng

ở toàn bộ nền vườn, sóng được tượng trưng bằng cách cào cát trắng theo hình sóng lượn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

1.1.2.6 Vườn Pháp

Theo Hàn Tất Ngạn (1999), thì tư tưởng chuyên chế cực độ của Vương Triều Luis 14 đã phản ánh trong các xu hướng nghệ thuật vườn – công viên thế kỷ XVII Tiêu biểu là biệt thự Vaux – le – Vicomte và công viên Vessaille do nghệ sĩ Andre le Nôtre thể nghiệm Đặc điểm của khu vườn kiểu Pháp là sự đăng đối trong bố cục và việc sử dụng các yếu tố hình khối tạo không gian trong vườn công viên chủ yếu trên nền đất tương đối phẳng Mặt nước là nhân tố nhấn trục bố cục của vườn, tùy thuộc vào tính chất và chức năng của mỗi khu vực mà mặt nước có thể tĩnh hoặc động Mặt nước tĩnh thường nằm phía trước lâu đài nhằm soi bóng và in hình lâu dài

1.1.2.7 Vườn Anh

Thế kỷ XVII, chủ nghĩa lãng mạn trị vì nghệ thuật, giai cấp Tư sản Anh giữ vai trò trụ cột nền kinh tế - chính trị Các nhà kiến trúc cảnh quan đã phá bỏ tính nghiêm túc hình học của chủ nghĩa cổ điển Pháp, tiếp thu nghệ thuật vườn Trung Quốc kết hợp với cảnh quan của đất nước mình để hình thành nên phong cách riêng của vườn Anh – công viên tự nhiên có bố cục tự do Nhà lý luận và thực tiễn nghệ thuật phong cảnh Reptơn đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghệ thuật phong cảnh Anh

Nguyên lý cơ bản của Reptơn về nghệ thuật vườn là:

Trang 22

- Vườn chỉ là biến đổi một vài điểm cảnh nhỏ mà người xem không để ý

- Các đường ranh giới thẳng của những đám cây không cho ta phối cảnh Nếu

ta chặt bớt ở chỗ này vài ba cây, chỗ kia trồng thêm một vài cây ta sẽ có một phối cảnh đẹp và sâu

- Về bố trí, Reptơn quan niệm mỗi cảnh vật thiên nhiên hoặc các bức tranh đều có 3 phần:

+ Phần 1 là cận cảnh thường là tạo cảnh thiên nhiên sẵn có tự nhiên

+ Phần 2 là trung cảnh tạo phối cảnh sâu

+ Phần 3 là viễn cảnh là cảnh quan thiên nhiên không thay đổi

Vườn công viên đặc trưng: Công viên Stowe, vườn nhà vua Anh ở Luân Đôn, công viên công cộng ở Liverpool,…(Hàn Tất Ngạn, 1999)

1.1.3 Vài nét về nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam

Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), nghệ thuật vườn Việt Nam gắn liền với nền kiến trúc Việt Nam Có thể khẳng định rằng nghệ thuật vườn Việt Nam đã có từ rất lâu đời và trải qua rất nhiều giai đoạn

1.1.3.1 Vườn cung đình

Vườn này xây dựng trên cơ sở nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên: bố cục tự do, đắp núi (giả sơn), cây trồng không được cắt xén,…Chức năng của vườn là nơi dạo chơi, nghỉ ngơi của vua quan triều đình Nơi đây cũng là chỗ cho các thi sĩ cung đình sáng tác và bình thơ (Hàn Tất Ngạn, 2000)

1.1.3.2 Vườn tôn giáo tín ngưỡng

Theo Hàn Tất Ngạn (2000), chủ yếu có ba loại:

Đặc điểm của quần thể kiến trúc đền có nhiều khoảng trống bao gồm sân vườn trước, trong và sau Nói chung các vườn trong khu vực đền đều được trồng cây trang trí, có hoa thơm (đặc biệt là ở sân vườn trong) Không gian vườn đều kín và độc lập

Trang 23

Vườn chùa có không gian kín, nhiều cây rậm rạp, bên trong có lối mòn đi lại Các khoảng trống trong chùa gồm: sân trước, sân vườn trong và sau chùa Sân trước thường

có chậu hoa, cây cảnh và gác chuông Vườn sau chùa thường trồng cây lấy quả để thờ cúng

1.1.3.3 Vườn lăng

Vườn lăng của các triều đại phong kiến nước ta có thể chia thành hai loại: vườn lăng chỉ có ý nghĩa tôn nghiêm và vườn lăng mang cả chức năng nghỉ ngơi – giải trí Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), mỗi triều đại phong kiến nước ta có bố cục vườn lăng khác nhau Bố cục vườn lăng có ba loại

- Bố cục quy củ hình học:

 Bố cục đăng đối quy tụ ở tâm: Lăng vua nhà Lý, Trần

 Bố cục đối xứng qua một trục dọc (trục Thần Đạo): Vườn lăng vua Lê Thái Tổ

- Bố cục tự do: Lăng vua Tự Đức

- Bố cục tự do kết hợp đối xứng qua 1 trục đối đối xứng: Vườn lăng vua Minh Mạng

Một ảnh hưởng nữa của Nho giáo trong bố cục phong cảnh là thuyết phong thủy Thuyết này thể hiện rất rõ trong các vườn lăng thời Nguyễn Theo thuyết phong thủy, khi chọn đất xây dựng phải dựa vào yếu tố “sơn thủy chi giao”, nước chảy ngang qua trước mặt từ trái sang phải Do đó, các lăng nhà Nguyễn đều nằm trên vùng “vạn niên cát địa”, lăng thường tựa vào sườn đồi, trước mặt là nước hoặc có sông chảy qua, xa xa

có núi án, hai bên có thể có đồi, gò, hoặc rừng cây tượng trưng cho tả thanh long, hữu bạch hổ (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006) Vườn lăng không những là thiên đàng của thế giới bên kia mà còn là nơi nghỉ ngơi – giải trí của vua khi còn sống Bởi vậy, vườn lăng vừa mang ý nghĩa tôn nghiêm lại vừa mang chức năng nghỉ ngơi – giải trí xuất hiện chủ yếu vào triều Nguyễn Có hai vườn lăng tiêu biểu nhất cho xu hướng này và còn lại tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay là vườn lăng Minh Mạng và vườn lăng Tự Đức (Hàn Tất Ngạn, 2000)

Vườn lăng Minh Mạng được xây dựng trên núi Cẩm Kê, làng An Bằng, cách Huế

12 km, theo bố cục đăng đối hoàn chỉnh (kiểu vườn quy củ thế kỷ XVII) với tổng diện tích 26 ha Vườn đã biểu hiện trọn vẹn chủ đề tư tưởng quyền bất khả xâm phạm của vua chúa bằng sự thống nhất hoàn chỉnh của bố cục Trục trung tâm được bố trí một cách nghiêm túc với những kiến trúc đăng đối hai bên Ngoài chủ đề tư tưởng trên, vườn lăng còn biểu hiện một cách độc đáo tâm hồn người Việt Nam, đầu óc thẩm mỹ

Trang 24

và sáng tạo của các nghệ nhân, nhân dân trực tiếp làm Đó là sự kết hợp tài tình cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980)

Vườn lăng Tự Đức được xây dựng trên núi Dương Xuân, làng Dương Xuân Thượng, cách Huế 8 km, diện tích 25 ha Do ảnh hưởng tư tưởng tư sản phương Tây, vua Tự Đức đã kết hợp lăng của bản thân với nơi nghỉ ngơi khi còn sống Vì vậy, lăng

Tự Đức có nhiều sắc thái của một vườn nghỉ yên tĩnh ở Á Đông Để biểu hiện được chủ đề của Tự Đức, các nghệ nhân xưa đã tạo cảnh vườn vừa mang tính chất kín đáo (những vườn kín có thành bao quanh) vừa mang tính chất phóng khoáng của thiên nhiên: những đường dạo quanh theo bờ hồ, rừng đồi thông nhỏ,… nghệ nhân cũng gửi gắm tâm hồn nghệ thuật của mình bằng những đường nét dân gian như kiến trúc cổng vào khu lăng đẹp một cách giản dị, đứng đắn, như nội dung vườn kín: vườn bao quanh công trình, mảnh vườn xinh xắn có một lối đi duy nhất thẳng lát gạch Vườn chỉ trồng một hoặc vài cây bóng mát to làm rợp bóng gần hết sân vườn Kiểu vườn này ta đều thấy hầu hết trong các nhà ở dân gian, giản dị, ấm cúng và phù hợp với khí hậu nước ta (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1980)

1.1.3.4 Vườn nhà ở dân gian

Theo Đàm Thu Trang (2006), kinh nghiệm dân gian trong kiến trúc cảnh quan thể hiện sự gắn kết hài hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, trong việc bố cục sân vườn và bố trí cây xanh với công trình kiến trúc và rõ rệt nhất được thể hiện trong khuôn viên của ngôi nhà ở cổ truyền cũng như trong không gian của các làng xóm

Còn theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), vườn thường có 3 phần:

- Vườn trước: có bố cục không gian mở để hứng gió mát Vườn thường trồng vài cây cao, những khóm (hoa hồng, nhài, sói,…) và đôi khi trồng cây thuốc, rau thơm, cây ăn quả như chanh, na,…

- Vườn bên: vườn có bố cục tự do với cây có tán lớn để che nắng đầu hồi (thường là mít, tre,…)

- Vườn sau: thường có bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng những loài cây lấy quả, lấy gỗ

Ngoài ra, vườn nhà ở dân gian còn có giàn dây leo ở cầu ao trước bếp, ở sân Cây leo giàn thường là thiên lý, gấc, bầu,…

1.2 CÁC LỢI ÍCH CỦA CÂY XANH

Một cách tổng quát, nhận thức về vai trò của mảng xanh trong môi trường sống

có thể tóm tắt trong 4 nhóm công dụng:

Trang 25

- Mảng xanh cải thiện khí hậu

- Công dụng về kỹ thuật học môi sinh

- Công dụng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan…

- Các công dụng khác: cung cấp gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo ra những mảng xanh cho các khu vực vui chơi cho trẻ em, khu dạo mát, thư giãn cho người lớn, nơi tập thể dục và đôi khi cây xanh còn được dùng như một chỉ dẫn về các biến cố lịch sử…

Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu về bố trí mảng xanh cho khu sân trong Trung tâm Triển lãm Thương mại Quốc tế, ta tập trung tìm hiểu những công dụng chính của mảng xanh có liên quan như sau:

1.2.1 Tác dụng cải thiện khí hậu

Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, chuyển động của không khí và ẩm độ Ở ngoài trời chúng ta chỉ có thể dùng cây xanh để tạo ra những vùng tiểu khí hậu một cách hiệu quả để có được sự tiện nghi cho chúng ta

1.2.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ

Cây to, cây bụi và cỏ điều hoà nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào sự kiểm soát bức xạ mặt trời Lá cây ngăn chặn phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời Hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng lá, mức vươn dài của cành và cách phân cành

Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hoà nhiệt độ không khí vào mùa hè thông qua sự hô hấp Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hoà không khí tự nhiên Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ độ ẩm Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí trung bình mỗi máy có công suất 2500kcl/giờ, chạy 20giờ/ngày

1.2.1.2 Chắn gió và hạn chế sự di chuyển không khí

Cây cao và thấp kiểm soát gió bằng cách cản trở, định hướng, làm lệch hướng, và lọc gió Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió tuỳ thuộc vào kích thước loài, hình dạng, mật độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí của cây xanh

Trang 26

ngày và ấm hơn vào ban đêm Cây xanh ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của

nước trên mặt đất Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu tránh xói mòn và rữa trôi đất

1.2.2 Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh

- Các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn

- Các cành cây rung động có tác dụng hấp thu, ngăn chặn âm thanh

- Các lông tơ trên lá giữ và hứng các hạt ô nhiễm

- Các khí khổng trong lá để trao đổi khí

- Hoa và lá có mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi

- Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió

- Lá và cành cây làm giảm cường độ mưa

- Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất

- Mật độ lá dày ngăn ánh sáng

- Lá thưa lọc được ánh sáng

- Các cành có gai ngăn được sự di chuyển không mong muốn của con người

1.2.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc

Thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét một cách động

về chức năng trong thiết kế kiến trúc Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự hút tầm nhìn…

1.2.4 Các công dụng khác

Sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao, cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuộc sống lao động và sinh hoạt văn hóa của con người

1.3 CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT VƯỜN – CÔNG VIÊN

1.3.1 Bố cục cân xứng

Vườn – công viên theo xu hứớng bố cục cân xứng được đặc trưng bằng việc tổ chức không gian theo dạng hình học của những đường đi, đường bờ nước, thảm cỏ, bồn hoa, cây bóng mát – trang trí Vị trí của chúng đối xứng qua hệ thống trục bố cục (đối xứng một trục hoặc đối xứng hai trục) Quy luật này thường áp dụng trên địa hình

Trang 27

bằng phẳng, tác phẩm mang ý nghĩa trang nghiêm Các yếu tố tạo cảnh thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh trưởng hay được cắt xén tạo hình (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

tự nhiên (Hàn Tất Ngạn, 2000)

1.3.3 Bố cục hình học kết hợp tự do

Tổ chức không gian vừa theo dạng hình học đối xứng vừa theo dạng tự do Dạng

bố cục này thường xử lý đăng đối trên trục chính có những công trình, còn bao cảnh theo bố cục tự do Các cảnh quan theo kiểu bố cục này thường theo nguyên tắc cận cảnh đối xứng, viễn cảnh tự do (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

1.3.4 Trung tâm và trục bố cục chính phụ

Một số nơi trong vườn – công viên tập trung công trình có chức năng quan trọng hay có giá trị thẩm mỹ cao, đã chi phối cách tạo cảnh của toàn bộ khu vực lân cận Các trung tâm và yếu tố tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau thông qua hệ thống trục bố cục

Có thể trùng với đường đi hoặc chỉ là trục ảo bao gồm trục bố cục chính và phụ Trục

bố cục có thể thẳng hay cong, theo dạng hình học cân xứng hoặc tự do, chính hay phụ tùy thuộc vào chủ đề, tư tưởng của vườn – công viên và điều kiện địa hình (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

Hàn Tất Ngạn (2000), cho rằng trung tâm công viên thường là các công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, hình tượng nghệ thuật độc đáo, có tính tư tưởng cao Các trung tâm phụ có ý nghĩa hỗ trợ cho trung tâm chính và làm phong cảnh ở các vùng mà ảnh hưởng của trung tâm chính không tới Việc phân định trung tâm chính phụ sẽ thu hút chú ý đến những điểm cảnh nhất định, thưởng thức nghệ thuật phong cảnh có trình tự

và định hướng hơn

1.4 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN

1.4.1 Quy luật hài hòa

Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm hài hòa đồng nhất

và hài hòa tương tự Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề mặt hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho

Trang 28

tất cả các không gian Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu

tố tương tự nhau về hình dáng và không gian, nó biểu hiện sự thống nhất đa dạng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1997)

1.4.2 Quy luật cân bằng

1.4.2.1 Cân bằng đối xứng

Cân bằng đối xứng được tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu

tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô) Nó cố định và có thể dự đoán được, tạo nên cảm giác ngay ngắn, trang trọng và thuyết phục của tự nhiên Tuy nhiên, cách bố trí này thường đơn điệu và thiếu biến hóa (Hà Nhật Tân, 2003)

1.4.2.2 Cân bằng không đối xứng

Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), cân bằng không đối xứng được lập nên do

sự bố trí không đối xứng nhưng cân xứng do các yếu tố bố trí có sức hút bằng nhau (tạo cân bằng trong thị lực cho người thưởng ngoạn) Nó thường không định hình, linh động và tự nhiên, tạo ra cảm giác động và lạ

1.4.2.3 Cân bằng đối tâm

Đó là cách bố trí những phần tử đối xứng nhau xung quanh một trục trung tâm

Từ bất kỳ góc độ nào trong khu vực chúng ta cũng thấy nổi bật khu vực chính, kiểu bố trí này chỉ thích hợp khi xây dựng các đài phun nước, bồn hoa chính, hạn chế bố trí ở những sân vườn có diện tích nhỏ (Huỳnh Thị Nhẫn, 2008)

1.5.3 Quy luật tương phản

Là quy luật biểu hiện sự đối lập của các yếu tố hình khối và hiện tượng Trong phong cảnh vườn – công viên là sự tương phản của bóng râm với khoảng sáng rực rỡ rừng thưa hay sân bãi, của màu xanh lá với màu đỏ hoa, đường nét hình học của kiến trúc công trình với dáng dấp mềm mại, uyển chuyển của mảng cây, đường bờ mặt nước,… Việc bố trí xen kẽ giữa chúng nhằm mang đến sự tươi vui cho khu vườn Tuy nhiên, nếu sử dụng tương phản quá mức sẽ làm cho sân vườn trở nên rối Nếu lượng tương phản ngang nhau sẽ gây nên “tranh chấp” phá vỡ hài hòa chung của vườn – công viên Vì thế, trong thực tế một số lớp cảnh trung gian được bố trí xen kẽ, nối các yếu tố

và hiện tượng tương phản (Hàn Tất Ngạn, 2000)

1.5.4 Quy luật cân đối và nhất quán

Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa bộ phận và toàn thể, giữa ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính Cân đối về mặt bố cục và các thành phần tạo cảnh Tuy nhiên, về mặt hình khối, màu sắc cần có sự nhất quán

Trang 29

giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính – phụ (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006)

Ngoài việc sử dụng các quy luật trong thiết kế chúng ta còn cần vận dụng những xảo thuật nhằm làm tăng sự chú ý về thị lực Đối với những công viên rộng sẽ đem đến cho người ta cảm giác thoáng đãng nhưng có những công viên nhỏ không thể bố trí với đầy đủ các phân khu chức năng chỉ có thể bố trí các dạng tiểu cảnh Tuy là tiểu cảnh nhưng phải đảm bảo sự hài hòa hợp lý, những điểm nhấn trong bố cục của toàn tiểu cảnh đó (Huỳnh Thị Nhẫn, 2008)

Huỳnh Thị Nhẫn (2008), cho rằng việc sử dụng những xảo thuật cần thiết sẽ làm tăng kích thước của tiểu cảnh, vật thể và làm tăng diện tích của cả khu vườn – công viên thông qua cách sử dụng những xảo thuật về màu sắc đậm nhạt, ánh sáng hoặc sự tương phản về màu sắc

Những gam màu nóng quang độ lớn hơn trung bình và cường độ mạnh khiến vật trở nên to hơn trong khi đó các màu lạnh cường độ thấp sẽ có tác dụng ngược lại Các khoảng cách khoảng trống của bãi cỏ sẽ lớn hơn, tường rào sẽ bé đi và rộng hơn khi ánh sáng chiếu vào yếu và có màu lạnh, cường độ thấp Các cặp màu tương phản: tím - vàng, đỏ - lục, cam – lam Gam màu nóng là đỏ, cam , vàng; Gam màu lạnh là lục, lam , tím (Huỳnh Thị Nhẫn, 2008)

1.6 PHÂN LOẠI CÂY XANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.6.1 Phân loại cây xanh

1.6.1.1 Phân loại theo mục đích sử dụng

 Làm tường che chắn tầm nhìn khi thiết kế các phòng sinh hoạt ngoài trời

 Sử dụng cây có hình dáng đặc biệt để nhấn mạnh cửa ra vào, hoặc trang trí tô điểm trên nền cây che phủ

 Làm hàng rào ngăn cản sự đi lại, có xén tỉa hoặc trồng tự do

 Che phủ nền cho hoa viên

 Sử dụng cho cây leo lên các giàn

1.6.1.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành

 Cây đại mộc (cao trên 20 - 25 m)

Trang 30

 Cây trung mộc (10 - 20 m)

 Cây tiểu mộc (dưới 10 m)

1.6.2 Các yếu tố liên quan

 Không gian sinh trưởng, đất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Khoảng không gian sinh trưởng này phải phụ thuộc rất nhiều vào các công trình ngầm, hệ thống cáp trên không và các công trình kiến trúc

 Thổ nhưỡng: thường bị thay đổi theo chiều hướng xấu do các hoạt động xây dựng gây ra

 Khí hậu: bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa,…

 Sự ô nhiễm: ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai,…

 Sự tác động của các yếu tố khác: sâu bệnh, đặc điểm sinh trưởng, đặc biệt là

sự tác động của con người

1.7 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC HUYỆN THỚI LAI – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.7.1 Vị trí và giới hạn

Huyện có diện tích tự nhiên 25.580,56 ha, dân số 122.452 người

Phía Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn

Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang

Phía Nam giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang

Phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn

1.7.2 Khí hậu thỗ nhưỡng

1.7.2.1 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ứng với gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 – 4 (năm sau) ứng với gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc

Nhiệt độ không khí: trung bình năm 26,7oC, cao nhất 37,6oC, thấp nhất 17,8oC

Độ ẩm: trung bình năm 82%, trung bình tháng 76 – 86%

Mưa: tập trung vào mùa mưa (tháng 5 – 11), lượng mưa trung bình năm 1.829

mm, số ngày mưa trung bình 114 ngày

Trang 31

Gió: hướng Đông (Đông Nam và Đông Bắc) từ tháng 11 – 4, hướng Tây Nam từ tháng 5 – 11, tốc độ gió bình quân 1,8 m/s, lớn nhất là 3,5 m/s

Nắng: năng lượng bức xạ năm khoảng 100 kcal/cm2, số giờ nắng 7,1 h/ngày, bình quân năm 1000 – 2000h

1.7.2.2 Thủy văn và tài nguyên nước

Sông Hậu là nguồn nước mặt chủ yếu của thành phố Cần Thơ Phần sông Hậu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là ranh giới phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ, bắt đầu từ xã Thới Thuận (Thốt Nốt) đến xã Phú Hữu (Châu Thành) dài khoảng

65 km Sau khi được phân bố, nguồn nước rất lớn từ sông Tiền qua Vàm Nao đã gia tăng lưu lượng hai sông xấp xỉ như nhau (bình quân tháng trong năm khoảng 7.000 m3/s Tổng lưu lượng nước đáng kể trên được dẫn qua hàng loạt hệ thống kênh rạch nối từ sông Hậu vào các kênh Rạch Sỏi, Vàm Cống, Thốt Nốt, Thơm Rơm, rạch Ô Môn, sông Cần Thơ, kênh Xà No, kênh Cái Côn… Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi giao thông thủy và cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như tạo đất

Chế độ thủy triều 2 lần/ngày

Mùa kiệt vào tháng 4, lưu lượng nước sông Hậu 1.970 m3/s

Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 9, lưu lượng nước sông Hậu đến 38.000 m3/s, hàm lượng phù sa 0,27 – 0,37 kg/m3 (Lê Mỹ Hạnh, 2002, được trích dẫn bởi Trần Thanh Thuận, 2011)

1.7.2.3 Địa hình và thổ nhưỡng

Địa hình có dạng thoái dần theo hai hướng Nam và Tây Nam Độ cao tuyệt đối biến động từ 0,6 – 1,6 m Địa hình khu vực này bằng phẳng thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển

Thành phố Cần Thơ có 4 nhóm đất chính, gồm: đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất xáo trộn (đất lên líp, thổ cư…) Trong đó, đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất (4.878 ha),

kế đến là đất xáo trộn (55.047 ha), xếp vị trí thứ 3 là đất phèn (79.221 ha) và có diện tích lớn nhất là đất phù sa (146.144 ha), chiếm 49,33% diện tích tự nhiên Đất phù sa phân bố dọc theo sông Hậu dài trên 60 km, khoảng phân bố cách sông từ 8 – 20 km, trung bình 15 km Đây là loại đất tốt nhất trong các loại đất cho phép đa dạng hóa cây trồng

Trang 32

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Địa điểm: Viện chăm sóc da FOB tọa lạc tại 21 ấp Thới Thuận B, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

Diện tích: 6284 m2

Bảng vẽ mặt bằng khu đất

Máy ảnh, máy scan, máy in, máy tính, thước dây, sổ ghi chú…

Các phần mềm đồ họa: AutoCad 2007, Photoshop CS5, Sketchup 2013

Thời gian dự kiến tháng 11/2013 đến tháng 05/2014

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế

Xác định:

 Vị trí giới hạn của khu vực thiết kế

 Diện tích cây xanh thảm thực vật

 Diện tích xây dựng

 Điều kiện tự nhiên của khu vực thiết kế (hướng nắng, hướng gió, độ ẩm và lượng mưa…)

 Các công trình lân cận

2.2.2 Thiết lập mô hình thiết kế

 Phân tích nhu cầu của người sử dụng

 Quy hoạch cây xanh trên các khu chức năng

 Lựa chọn loại cây có đặc tính sinh lý phù hợp (so sánh hình thái để phân loại thực vật, cây xanh hoa kiểng, giúp lựa chọn cây phù hợp)

 Hoàn thiện bản vẽ mặt bằng của khu vực thiết kế

 Dựa trên bản vẽ mặt bằng xây dựng bản vẽ phối cảnh hoàn thiện

 Dựa trên các thông tin khảo sát đưa ra 2 phương án thiết kế và các bản vẽ phối cảnh hoàn chỉnh

2.2.3 Thuyết minh ý tưởng

Trình bày ý tưởng của mình một cách khoa học, có minh họa bằng hình ảnh và bảng biểu

Trang 33

2.2.4 Dự toán kinh phí

Bảng dự toán bao gồm các hạng mục: chi phí cây xanh, chi phí vật tư xây dựng, chi phí vận chuyển, nhân công xây dựng và một số chi phí khác

Trang 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ

Là khoảng đất khá rộng, có 4 công trình nhà trong khu đất

Vị trí nằm cạnh lộ, phía sau và hai bên tiếp giáp với nhà dân

3.1.2 Khí hậu thổ nhưỡng

Hướng nắng từ Đông sang Tây nên các khu đều chịu ảnh hưởng nắng như nhau, riêng khu C buổi chiều chịu ảnh hưởng nhiều của nắng nên bố trí nhiều cây xanh che chắn

Gió Đông Nam và Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Gió Đông Nam là gió mát, cần bố trí cảnh quan thông thoáng để đón luồng gió này Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, cần bố trí cây hạn chế luồng gió này (Hình 3.1)

Hình 3.1 Sơ đồ nắng và gió

Trang 35

Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, cây xanh Nền đất nơi này cao ráo, không có hiện tượng ngập úng Đất ở khu vực này chủ yếu là đất phù sa, thích hợp cho việc trồng cây

3.1.3 Hiện trạng xây dựng

Đường và lối đi: trục đường chính dẫn thẳng vào trong khá rộng (Hình 3.2, 3.3)

Có hệ thống thoát nước dọc theo khu đất

Trong khu đất trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng và cây ăn trái

Hai bên sân trước là khu vực khách ngồi đợi và phòng khám (Hình 3.4, 3.5) Sân sau khá thoáng được trồng chủ yếu là cau ăn trầu và rau (Hình 3.6)

Phía cuối khu đất cạnh sân sau là vườn cây với 2 ao cá cung cấp nước tưới Cây xanh khu vực này chủ yếu là dừa, bưởi, xoài (Hình 3.7)

Khó khăn:

- Các công trình nhà xây dựng ngẫu nhiên, không theo quy hoạch

- Số lượng cây xanh đa dạng nhưng cây ăn trái chiếm số lượng lớn

- Tốn chi phí cho việc di dời và cắt bỏ những cây không còn phù hợp

Thuận lợi:

- Giáp với lộ lớn thuận lợi việc di chuyển vật tư xây dựng

- Tận dụng được một số loại cây phù hợp với thiết kế cảnh quan

Khuôn viên Viện chăm sóc da FOB trước đây là nhà ở, xung quanh là đất vườn nên hệ thống cây xanh ở đây chủ yếu là cây ăn trái được trồng phía sau vườn Sân trước và dọc lối vào có trồng một số cây kiểng dưới đất và trong chậu

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất khu vực thiết kế

Trang 36

Hình 3.3 Lối vào khu vực thiết kế Hình 3.4 Sân trước khu vực thiết kế

Hình 3.2 Cổng vào Viện chăm sóc da FOB

Trang 37

Bảng 3.2 Danh sách hiện trạng các loại cây xanh phổ biến trong khu vực thiết kế

vị

Số lượng

1 Cau ăn trầu Areca catechu Sân trước và sau Cây 46

2 Cau bụng trắng Veitchia merillii Wendl Sân trước Cây 12

5 Dừa Cocos nucifera Dọc hàng rào, sân

6 Cau vàng Chrysalidocarpus

lutescens Sân trước Cây 2

Trang 38

3.2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỐ TRÍ CẢNH QUAN

3.2.1 Đề xuất quy hoạch chung

Bố trí cây xanh mới kết hợp tận dụng cây xanh sẵn có

Cải tạo nền phù hợp với phương án thiết kế mới

Bố trí thêm trục đường chính và đường dạo

Trồng cây bóng mát và cây có hoa lá đẹp tạo không khí thư giãn thoải mái cho khách hàng trong thời gian ngồi chờ, chăm sóc sắc đẹp cũng như người nhà

Xây dựng thêm chòi nghỉ và bố trí nhiều ghế

Mang thiên nhiên gần gũi đến với con người

Xây dựng mô hình cảnh quan sử dụng ko cần quá nhiều chủng loại cây để tránh trường hợp khó khăn trong việc chăm sóc duy trì cảnh quan

3.2.2 Phân khu thiết kế

Qua khảo sát, để thuận tiện trong việt bố trí thiết kế và gọi tên nên khu đất được chia thành 3 khu chính (Hình 3.8)

Khu A: Khu sân trước khi bước vào

Là khu mặt tiền của Viện FOB nên khu vực này cần cảnh quan đẹp, rực rỡ, tạo nhiều điểm nhấn để thu hút quan khách, tạo sự thích thú, khám phá tiếp những cảnh quan bên trong Ngoài vẻ đẹp rực rỡ nhiều tiểu cảnh thì việc tạo cảnh theo phong cách trang nghiêm cũng có thể sử dụng trong khu này

Khu B: Sân sau dọc theo khuôn viên

Khu này nằm phía sau, cách xa lộ giao thông nên yên tĩnh, thích hợp cho việc bố trí các chòi nghỉ phục vụ việc nghỉ ngơi, ngồi ngắm cảnh

Khu C: Vườn đi dạo

Với diện tích khá rộng và là khu vực khía sau của khu đất, nơi này thích hợp cho việc tạo cảnh quan phục vụ việc đi dạo ngắm cảnh

Trang 39

Toàn bộ ý tưởng thiết kế cảnh quan Viện chăm sóc da FOB đều hướng về mục đích tạo ra một không gian nghỉ ngơi, thư giản để các khách hàng chủ yếu là phái đẹp đến đây sẽ cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn sau những ngày làm việc vất

vả, mệt nhọc trong cuộc sống Khách hàng vừa có thể tận hưởng cảnh quan tươi mát, không khí trong lành, yên tĩnh kết hợp với những dịch vụ chăm sóc của FOB Vì thế, qua thời gian nghiên cứu, phân tích đã đề xuất ra hai phương án với hai phong cách

vườn cảnh nông thôn Việt Nam và vườn Nhật

3.3 THUYẾT MINH DỰ TOÁN CHI PHÍ CHO MÔ HÌNH

3.3.1 Phương án 1: Phối cảnh theo phong cách vườn cảnh nông thôn Việt Nam theo bố cục tự do

Với mong muốn tái hiện, gợi “hồn” về những cảnh vật thanh bình yên ả của làng quê Việt Nam nên việc sử dụng các yếu tố chủ đạo là bãi cỏ rộng, đá, cây ở dạng tự nhiên, mặt nước rộng kết hợp với chòi nghỉ Cải tạo một cách sáng tạo phong cảnh tự nhiên, tận dụng cái đẹp của từng dáng cây Bố cục chủ yếu là các cây xanh cho bóng mát rộng, xen lẫn là các tiểu cảnh có tác dụng điểm xuyết cho bối cảnh Mật độ cây xanh hợp lí tạo không gian thoáng, sử dụng các loại kiểng lá có màu sắc đa dạng, tạo cảnh quan mới mẻ, không nhàm chán

Các khu bố trí hoàn toàn mới kết hợp với mặt bằng hiện trạng ta phân làm 3 khu

A, B, C (Hình 3.9, 3.10 và Hình 3.11)

- Khu A: Khu vực mặt tiền trước phòng chăm sóc da và khu giải khát

- Khu B: Khu vực nghỉ ngơi và ngắm cảnh

- Khu C: Khu đi dạo ngắm cảnh

Hình 3.8 Các khu vực sẽ được tiến hành thiết kế

Trang 40

24

Hình 3.9 Sơ đồ phân khu phương án 1

Ngày đăng: 16/02/2016, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w