1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nạn đói năm 1945

33 5,9K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 8,62 MB

Nội dung

Nạn đói năm 1945

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

Bài thuyết trình tiểu luận

MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI: NẠN ĐÓI NĂM 1945

LỚP: DHTN9CTT

TÊN NHÓM: NHÓM 4

GVHD: NGUYỄN MINH TIẾN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng chúng em, không sao chép của bất cứ ai.

Nhóm 4

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh Nhưng chúng ta cũng không thể quên những đau thương, mất mát của dân tộc mình Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt với hơn 2 triệu đồng bào đã chết trong sự đày đọa đến tận cùng của cái đói.

Năm đó, 1945, cũng là năm Ất Dậu, cách đây tròn một vòng quay 69 năm của vũ trụ.

Ngoại trừ một “nghĩa trang người chết đói” nằm khuất đâu đó giữa các ngõ Hà Nội, ngoại trừ vài bài báo “điểm tin” vào các dịp kỷ niệm, ngoại trừ những bức ảnh của cụ Võ An Ninh, hình như số phận bi thương của hàng triệu con người đã bị chúng ta bỏ quên Hiện nay, Đất Nước đã độc lập,tự do và hạnh phúc,các bạn trẻ luôn sống trong cơm no áo ấm mà ‘ vô tình’ quên lãng đi nỗi đau không gì có thể bù đắp đó Bởi vậy, nhóm xin làm đề tài tiểu về nạn đói năm 1945 Bài học bi thương đó của lịch sử cần phải được mọi người ghi nhớ.

Người Nhật sau năm 1945 đã luôn dạy nhau hãy nhìn vào thất bại của mình trong Thế chiến thứ 2 để vươn lên Hi vọng qua bài học lịch sử về nạn đói năm 1945, chúng ta cũng rút ra được điều gì đó có ích hơn.

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Chúng em chọn “Nạn đói năm 1945” để hiểu thêm về nguyên nhân và diễn biến cũng như những hậu quả mà nạn đói mang lại Qua đó giúp giới trẻ thanh-thiếu niên hiểu hơn và có lối sống lành mạnh,trân trọng những gì mình đang có Nhưng quan trọng nhất là hướng về và tưởng nhớ những con người chịu ‘ nỗi đau dân tộc’ ấy Mong rằng qua đó các bạn sẽ có cái nhìn sâu săc và đúng đắn hơn về vấn đề này hay ít nhất là có chút gì đọng lại đáng để suy ngẫm

Trang 5

3 Nội dung nghiên cứu

Tiểu luận gồm 4 chương, mỗi chương trình bày những ý cụ thể như sau: Chương 1 Vài nét khái quát về nạn đói năm 1945

Chương 2 Nguyên nhân gây ra Nạn đói năm 1945.

2.1 Nguyên nhân tự nhiên ( gián tiếp)

2.2 Nguyên nhân trực tiếp

2.2.1 Nguyên nhân từ phía Pháp 2.2.2 Nguyên nhân từ Nhật và Hoa Kỳ Chương 3 Thực trạng của Nạn đói 1945

Chương 4 Hậu quả của Nạn đói năm 1945

Trang 6

4 Kết quả nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi ta thấy được Nạn đói năm 1945 là nỗi đau rất lớn của dân tộc mà không bao giờ có thể quên được và khi nhắc đến là mang theo nỗi sợ hãi hung không chỉ cho đồng bào trong nước mà cả các bạn bè trên Thế Giới

Trang 7

5 Kết luận – Đề xuất

Nạn đói năm 1945 đã để lại cho dân tộc 1 nỗi ‘ám ảnh kinh hoàng’, 1 ‘nỗi đau da diết’ Là Công dân Việt Nam chúng ta không được phép quên về ‘thảm họa’ này Chúng ta cần phải có ngày kỉ niệm về sự mất mát này để tưởng nhớ về những những con người thương đau đó và để sau này con cháu có thể thấu hiểu được những gì dân tộc,ông bà,cha mẹ mình đã trải qua

Trang 8

NỘI DUNG

Chương 1: VÀI NÉT KHÁT QUÁT VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.

Thi sĩ Bàng Bá Lân đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó qua bài thơ “ĐÓI”như dưới đây:

“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi

Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!

Những thây ma thất thểu đầy đường,

Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!”

Trang 9

Suốt chiều dài lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam phải chịu một tai họa thảm khốc có tính cách xã hội và nhân văn như thế, xét về số người chết đói và ở trên một địa bàn qui mô của vùng bị tai họa.

“Khắp đường xá những xác đói rên nằm Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp, Giữa đống giẻ chỉ còn đôi hố mắt Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;

Những cánh tay gầy quờ quạng khua khoa Như muốn bắt những gì vô ảnh.

Dưới mớ tóc rối bù và kết bánh, Một làn da đen xạm bọc xương đầu.

Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu,

Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc.

Già trẻ gái trai không còn phân biệt,

Họ giống nhau như là những thây ma, Như những bộ xương còn dính chút da, Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí!”

Trang 10

Chương 2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NẠN ĐÓI NĂM 1945

2.1 Nguyên nhân tự nhiên (gián tiếp)

- Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại

vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần Mùa đông năm 1944 - 1945 khắc nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới

- Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ.

Trang 11

2.2 Nguyên nhân trực tiếp

2.2.1 Nguyên nhân từ phía Pháp

Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân Pháp bắt sưu thuế nặng nề Các loại thuế phong kiến như thuế đinh, thuế thân, vẫn được áp dụng Cách thức thu thuế sử dụng mạnh biện pháp tra tấn đánh đập bắt buộc người nông dân phải nộp đủ, không miễn giảm đối với các hộ đói nghèo khiến cho nông dân bắt buộc phải bán tài sản hoặc lương thực để nộp thuế nên không có lương thực dự trữ Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt

và người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi Hậu quả là trước Đại chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc gia châu Á khác Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ Khi Đại chiến thế giới bùng nổ, Pháp bị yếu thế Tại Đông Á, Nhật Bản bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật Bản gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương Việt Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật tranh giành quyền kiểm soát kinh tế Người ta nói đến lý do là Nhật Bản bắt dân Việt Nam trồng đay thay trồng lúa gạo để phục vụ chiến tranh, nhưng thực ra Pháp đã tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ Sản lượng lúa gạo và hoa màu quy ra thóc tại miền Bắc giảm xuống rất mạnh do diện tích canh tác bị thu hẹp

Trang 12

2.2.2 Nguyên nhân của Nhật và Hoa Kỳ

- Trong Đệ nhị Thế chiến Việt Nam bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng nên bị quân Đồng Minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc các tuyến đường vận tải để tấn công quân Nhật Bản Kết quả là hệ thống giao thông ở Đông Dương bị hư hại nặng Tính vào thời điểm năm 1945 thì đường sắt Xuyên Đông Dương không còn sử dụng được nữa và đường thiên lý Bắc Nam cũng bị phá hoại Đường biển thì quân Đồng minh đã gài thủy lôi ở cửa biển Hải Phòng khiến hải cảng chính ở Bắc Kỳ cũng không thông thương được

- Vì chiến cuộc lượng gạo chở bằng thuyền từ trong Nam ra Bắc bắt đầu giảm từ 126.670 tấn (1942) xuống còn 29.700 tấn (1943), và đến năm 1944 chỉ còn 6.830 tấn.[2] Tàu bè chở gạo ra bắc chỉ ra được đến Đà Nẵng Khi không quân Đồng minh mở rộng tầm oanh kích thì tàu chở gạo phải cập bến ở Quy Nhơn rồi cuối cùng chỉ ra được đến Nha Trang Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim phải huy động những phương tiện thô sơ chuyển vận gạo từ Nam ra Bắc bằng xe bò hay thuyền nhỏ Cùng lúc đó thì lượng gạo tồn kho ở Sài Gòn lên cao vì không xuất cảng sang Nhật được khiến chủ kho phải bán rẻ dưới giá mua Hơn 55.000 tấn gạo phải bán tháo cho các xưởng nấu rượu vì nguy cơ gạo ứ đọng sẽ mốc trong khi nạn đói hoành hành ở ngoài Bắc

Trang 13

- Đối với Pháp và Nhật Bản thì cả hai đều chú tâm vào những mục tiêu khác cho nhu cầu chiến tranh của họ Chính Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ trước năm 1945 đã ra lệnh trưng thu thóc gạo để chở sang Nhật theo thỏa thuận với Đế quốc Nhật Bản Giá gạo thị trường lúc bấy giờ là 200 đồng bạc Đông Dương một tấn nhưng nông dân chỉ được trả 25 đồng.Bản thân lực lượng quân quản Nhật cũng thi hành chính sách "Nhổ lúa trồng đay", do cây đay là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất quân trang, quân phục

- Tình hình càng khó khăn thêm khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 năm 1945 nên bộ máy chính quyền của Pháp nhanh chóng tan rã Việc tiếp vận và phân phối sau đó càng bị tê liệt Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, đã manh nha từ đầu năm 1944 nay càng thêm trầm trọng Đế quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng ra chấp chính từ tháng 4 năm 1945 đã cố gắng huy động việc cứu đói cho dân ngoài Bắc nhưng những yếu tố chính trị, phương tiện và nhân sự phần nhiều vẫn nằm trong tay người Nhật nên Đế quốc Việt Nam không làm thuyên giảm được hậu quả ghê gớm của nạn đói

- Đa phần các kho thóc có khả năng cứu đói trực tiếp tại miền Bắc khi đó đều nằm trong tay quân đội Nhật Người Nhật và chính quyền đương thời vì mục đích chiến tranh đã thờ ơ trước sự chết đói hàng loạt của dân bản địa Các kho lương thực được tăng cường bảo vệ, hoạt động trưng thu và vận chuyển lương thực được bảo vệ tối đa Các kho thóc trở thành tâm điểm nơi người đói kéo về nhưng không được cứu đói đã nằm chết la liệt quanh đó

Trang 14

Theo giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học VN, ngoài các chính sách tô cao thuế nặng, Nhật còn đưa ra một “chương trình kinh tế chỉ huy” nhằm thực hiện một cách triệt để chủ trương phát xít của mình Cụ thể, bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này Cũng theo tài liệu trên, chiến tranh của đồng minh với Nhật tại Đông Dương khiến 50% hệ thống giao thông Nam - Bắc VN bị phá hủy, 90% phương tiện vận tải bị hư hỏng khiến việc đưa lương thực cứu trợ từ Nam ra Bắc càng thêm khó khăn Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói.

Trang 15

Chương 3: THỰC TRẠNG NẠN ĐÓI NĂM 1945

Đói từ Bắc Giang đói về Hà Nội,

Đói ở Thái Bình đói tới Gia Lâm

Rải bên đường những nấm mộ âm thầm

Được đánh dấu bằng ruồi xanh cỏ tốt

Có nấm mộ quá nông trơ hài cốt,

Mùi hôi tanh nồng nực khắp không gian

Sau vài trận mưa nước xối chan chan,

Oâi, thịt rữa xương tàn phơi rải rác!

Tại Hà Nội cũng như bao tỉnh khác,

Những thây ma ngày lết đết càng đông;

Đem ruồi theo cùng hơi hớm tanh nồng,

Rồi ngã gục khắp đầu đường cuối ngõ.”

Trang 16

Nạn đói xảy ra trong lúc chiến tranh nên hầu như các số liệu chính thức không được ai thống kê đầy đủ và chính xác Ở khắp nơi nhiều ban cứu đói riêng được lập ra, như tại làng Hoàng Nguyên, Phú Xuyên, Hà Đông, thầy Mai Xuân Hậu cùng với nhiều người tham gia vào ban cứu đói địa phương; thầy Nguyễn Khắc Xuyên ở giáo xứ Bút Đông, Duy Tiên, Hà Nam; thầy Nguyễn Khắc Đương ở Hội Đồng Hương Chánh làng Côi Mỹ, Hà Tĩnh

Tại làng Hòa Khê, Duy Tiên, Hà Nam là khu vực giáp ranh với huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông, thường xảy ra cảnh thương tâm của những người đói ăn, thiếu ruộng cày, phải đi lang thang đây đó để xin ăn Có người đói lả nằm ngã lăn bừa bãi khắp nơi giữa đường, trên đồng ruộng, trước cửa nhà…mòn mỏi rồi chết tất tưởi trong tình cảnh rách rưới, tứ cố vô thân Số người chết đông đảo đến nỗi chôn không xuể, khiến nhiều người bị nhiễm trùng và nạn ôn dịch đã xảy ra nhiều nơi

Ở bên kia làng Hòa Khê có con sông đào cũng mang tên Hòa Khê, nối sang bên đồng ruộng là Tè Mũ, Mai Trang, Thần Nữ bằng một cây cầu tre Vì quá nhiều người nằm chết la liệt ở hai bên bờ sông, những người còn khỏe mạnh trong làng rủ nhau đi qua bên kia sông thu lượm những xác chết lại, đào vội một hố lớn không sâu lắm ở bên kia cầu tre và đem chôn vùi như ma đuổi tất cả số người chết đói đó trong chiếc hố tập thể

Trang 17

“Mùi nhạt nhẽo nặng nề kinh dị,

Một mùi tanh lộn mửa thoảng mà kinh

(Mùi tanh hôi ám ảnh mãi bên mìnhKhiến cả tháng ăn không còn ngon bữa)

Những thây đó cứ xỉu dần tắt thở,

Nằm cong queo mắt vẫn mở trừng trừng,

Trông con ngươi còn đọng lệ rưng rưng,

Miệng méo xệch như khóc còn dang dở

Có thây chết ba hôm còn nằm đó,

Ruồi tám phương bâu lại khóc vo vo…

Rồi ven đường đôi nhát cuốc hững hờ

Đắp điếm vội những nấm mồ nông dối!”

Trang 18

Trong số người chết, có cả những người còn ngắc ngoải, chưa chết hẵn Có người còn rên lên: “Đừng chôn sống chúng tôi, để chúng tôi chết hẳn đã” Bất chấp những lời than vãn đó, những người khỏe mạnh cứ lấp đất vội vàng trên những thân thể còn chút hơi sống đó và tiếng kêu chỉ tắt hẳn khi những tảng đất định mệnh lấp đầy chiếc hố bên bờ sông!

Hình ảnh đó ám ảnh đám trẻ trong làng nhiều tháng trời và mùi hôi trong nấm mồ tập thể cứ theo ám ảnh hoài, trong những giấc mơ hãi hùng trên giường ngủ, hoặc trong những câu chuyện rùng rợn hù dọa nhau trên cửa miệng mọi người hằng ngày

Đầu cầu tre bên làng, một thanh niên gần chết nằm im lìm đầu xóm ngay giữa ngã ba đường, không còn hơi sức cử động Tuy là một thanh niên còn trẻ nhưng trông như một cụ già, quần áo tả tơi rách nát, nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương, để lộ nửa phần thân phía dưới Một đứa trẻ tinh nghịch, bẻ một cành tre đâm thọc Thân thể đáng thương kia chỉ giật giật nhè nhẹ, chắc có vẻ đau đớn lắm nhưng không phản ứng gì được Đám trẻ đứng xem gần đó, bịt mặt, với đôi mắt đỏ hoe, sợ hãi vội quay đi, chạy trốn về nhà

Trang 19

Có ông nhà giàu trong làng sai người giúp việc trong nhà, lấy gạo nấu cháo và hễ ai đến xin ăn thì múc cho một chén cháo đỡ đói Nhưng số người xin ăn quá đông, đến nỗi tối khuya vẫn còn người đến đập cửa xin

ăn Khi nghe tin có nơi những người ăn xin còn khỏe mạnh đã vào ăn cướp kho lẫm của những nhà giàu nên từ đó trở đi, ông phú hộ kia phải cửa đóng then cài

“Họ là những người quê non nước Việt,Sống cần lao bên ruộng lúa, đồng khoai

Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi,Nước Việt sống vì mồ hôi họ đổ.”

Tại Hà Nội, nhiều xác người chết đói nằm ngổn ngang trên các đường phố Mỗi sáng sớm người ta phải đem xe bò chở những xác chết đó đem đi chôn vội Có người đi ăn xin, đói lả giữa phố, đêm đến, nằm dựa lối cửa ra vào hay bờ tường các căn phố Khủng khiếp thay! Nhiều người sáng sớm vừa mở cửa thì xác chết đổ kềnh sang một bên, có khi ngã lăn vào phía bên trong nhà, khiến người nhà kinh hồn khiếp vía!

Ngày đăng: 14/02/2016, 00:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w