1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ BiỂU TƯỢNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ TÌNH XUÂN QuỲNH

25 769 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 622 KB

Nội dung

 Giải mã thế giới biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn tính đặc sắc, độc đáo của thơ tình Xuân Quỳnh, trên cơ sở đó chỉ ra sự thống nhất trong

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Thị Thủy

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuân Quỳnh là một hiện tượng thơ nổi bật của giai đoạn

đổi mới Khi còn sinh thời cho tới lúc qua đời, đời tư và đời thơ Xuân Quỳnh luôn thu hút sự quan tâm của người yêu thơ

và giới nghiên cứu Điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đa phần các tác giả hoặc tập trung vào cuộc sống sau trang viết hoặc giảng bình giá trị của những bài thơ

cụ thể… mà ít quan tâm đến thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.

Giải mã thế giới biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh

chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn tính đặc sắc, độc đáo của thơ tình Xuân Quỳnh, trên cơ sở đó chỉ ra sự thống nhất trong nét đa dạng hình tượng cái tôi của nhà thơ.

Chúng tôi mong ước kết quả của khóa luận sẽ như một nén

Trang 3

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi chỉ xin điểm diện những công trình nghiên cứu có đề cập tới thế giới biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh Đáng chú ý là ý kiến của các tác giả Vương Trí Nhàn, Chu Văn Sơn, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Thuận, Lê Thị Ngọc Quỳnh Những bài viết của các tác giả này hoặc là động chạm tới một vài biểu tượng nổi bật (sóng, hoa) hoặc xâu chuỗi các biểu tượng để tìm ra thông điệp đằng sau chúng (cánh chuồn- bàn tay- tổ ấm; hoa dại- cỏ dại…).

Trang 4

III ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 5

VI CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

PHẦN

MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG PHẦN KẾT LUẬN

Chương I : Khái quát

về biểu tượng

Chương II : Một số đặc điểm nội dung của các biểu tượng chủ đạo trong thơ tình Xuân

Quỳnh

Chương III : Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG

1 Khái niệm biểu tượng và các cấp độ biểu tượng

- Định nghĩa về biểu tượng trong từ điển Lerpetit Lerousse

- Quan niệm của TS Nguyễn Thị Ngân Hoa

Nói một cách giản dị: biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một ký hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được

Do đó, nó là một sự vật có hình ảnh mang tính thông điệp 1.1 Hình ảnh

1.2 Hình tượng

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 7

2 Nguyên tắc giải mã biểu tượng

Muốn giải mã biểu tượng ta phải tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà thơ, tìm hiểu ý đồ nghệ thuật sáng tác, tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, cá tính sáng tạo của chủ thể trong sự nghiệp sáng tác Hẹp hơn, ta phải nắm cho được hoàn cảnh ra đời của bài thơ có chứa biểu tượng, xác định đề tài, phân tích cho được mối quan hệ tiềm ẩn giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của biểu tượng

Trang 8

3 Giới thuyết chung về thế giới biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh

Tiếp cận thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp sự phong phú,

đa dạng về đề tài, sự vật được phản ánh Thế giới biểu tượng trong thơ tình Xuân Quỳnh luôn đồng hành với mạch cảm xúc trôi chảy, đồng thời cũng là chìa khóa để

mở cửa, thâm nhập vào thế giới tâm hồn nữ sĩ

Trong số những biểu tượng được đề cập, một số biểu tượng có chung một ý nghĩa biểu đạt, nói cách khác, do chúng cùng xuất hiện trong một trường liên tưởng mà các biểu tượng này có khả năng xâu chuỗi lại để tạo nên một lớp ý nghĩa tương đồng.

(Xin xem ở Bảng thống kê khảo sát trong luận văn ).

Trang 9

CHƯƠNG II:MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG CHỦ ĐẠO TRONG

THƠ TÌNH XUÂN QUỲNH

1 Biểu tượng như một mã khóa mở ra cánh cửa của đời sống riêng tư với những khát khao hạnh phúc đời thường

Đọc thơ tình Xuân Quỳnh, ta dễ dàng nhận thấy những hình ảnh thơ đã trở thành biểu tượng nghệ thuật mang dấu ấn của một hồn thơ vừa tinh tế, mẫn tiệp, vừa giản dị, bao dung.

Trang 10

1.1 Biểu tượng hoa

Dễ nhận thấy, Xuân Quỳnh rất yêu hoa, đặc biệt là những loài hoa nhỏ bé, khiêm nhường, không ganh đua về hương sắc Đó là hoa cúc, tường vi, hoa sam, hoa cỏ may, hoa mướp và vô vàn những loài hoa không tên khác

Với Xuân Quỳnh, hoa không chỉ là đối tượng để miêu tả

mà còn là biểu tượng của cái “tôi” thứ hai, là sự phân thân

và nhập thân của Xuân Quỳnh Sự xuất hiên của biểu tượng hoa làm cho thế giới biểu tượng thiên nhiên trong thơ chị thêm hương sắc.

Trang 11

1.2 Biểu tượng cỏ

Cùng với hoa, cỏ góp thêm hương sắc làm cho bức tranh thiên nhiên thêm đa dạng, sinh động Cỏ cũng mang thân phận, thấm đẫm cảm xúc, chứa đựng lý tưởng sống của nhà thơ Cũng vì vậy Xuân Quỳnh xem cỏ là một sinh mệnh sống, đặt cỏ vào môi trường tự nhiên để phóng chiếu những mong ước bình dị, giản đơn về một cuộc sống bình yên.

Trang 12

1.3 Biểu tượng trái tim

Trong thơ Xuân Quỳnh, hình ảnh trái tim xuất hiện tuy không nhiều nhưng nó mang một ý nghĩa thẩm mỹ và nội dung triết lí nhân sinh sâu sắc.

Từ nét nghĩa rất thực, trái tim đã mang nét nghĩa chuyển để nói hộ nhà thơ những mong ước giản dị về lẽ tồn tại - ở đó chị hy vọng sẽ có thể sánh bước cùng người mình tin cậy đến cuối nẻo đường đời.

Với biểu tượng trái tim, Xuân Quỳnh đã ngân lên những giai điệu tình yêu trong trẻo và thánh thiện, ca hát về một tình yêu vượt ra ngoài giới hạn thường tình của lẽ sinh tử.

Trang 13

1.4 Biểu tượng bàn tay

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét về đôi bàn tay của Xuân Quỳnh: “Đôi bàn tay giống như gương mặt Trương Chi” - đôi bàn tay xấu xí, thô nhám nhưng lại là đôi bàn tay dựng tổ ấm, đôi bàn tay biết yêu thương, biết chia sẻ.

Theo thống kê trong gần 60 lần nhắc đến hình ảnh bàn tay thì 2/3 trong số lần “bàn tay” mang thông điệp yêu thương

Đôi bàn tay ấy đã đi cùng Xuân Quỳnh qua bao thăng trầm của cuộc đời để rồi chính chị nhận ra nó là gia tài

Trang 14

Có thể nói, Xuân Quỳnh đã gửi gắm vào hình tượng

“sóng” những khát vọng tình yêu mãnh liệt, vô cùng của tuổi trẻ đầy sôi nổi trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc trần thế cho riêng mình.

Trang 15

2 Biểu tượng như một dự cảm về cuộc đời giông bão, bất trắc

Thơ tình Xuân Quỳnh bàng bạc một cảm xúc thương thân khiến người đọc không dễ gì dửng dưng được với những nỗi niềm thân thiết mà ngòi bút đầy trực cảm của chị đụng tới Đó là lý do ta hay bắt gặp trong thơ chị những sinh vật yếu mềm, cần được chở che, những tạo vật luôn làm cho người ta nghĩ tới sự chia xa, khơi gợi những nỗi niềm lẻ loi.

Trang 16

2.1 Biểu tượng cánh chuồn

Cánh chuồn gợi sự mỏng manh, nhỏ nhoi, trơ trọi, chấp chới giữa không gian thiên nhiên vô định giống như thân phận con người nhỏ bé, cô độc với một nỗi lòng đắn đo, luôn lo sợ, bất an trước những ngày giông bão của cuộc đời.

Hơi khác biệt so với các biểu tượng khác, cánh chuồn xuất hiện chỉ ba lần trong thơ Xuân Quỳnh nhưng sức ám ảnh của nó thật dữ dội Có thể coi đây là một biểu tượng đặc biệt trong thế giới nghệ thuật thơ chị.

Trang 17

2.2 Biểu tượng con đường

Con đường đi vào thơ Xuân Quỳnh trở thành biểu tượng cho không gian đời sống xã hội và không gian tâm lí con người Con đường vừa là nơi hội ngộ, gặp gỡ của tuổi trẻ đầy những khát khao, ước mơ, đồng thời cũng là con đường đời đầy đắng cay, cách trở

Biểu tượng con đường với ý nghĩa bản thể đi vào thơ thành một sinh thể có hồn gắn chặt với cuộc đời chị Trong đa phần các nét nghĩa biểu đạt nổi bật, nó chính là

lộ trình vượt thoát qua chông gai để chạm đến hạnh phúc.

Trang 18

2.3 Biểu tượng nhà ga

Với tần số xuất hiện 21/5 tập thơ, hình ảnh nhà ga trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ được xem là biểu tượng cho sự đợi chờ, bến đỗ mà còn gửi gắm cả những

dự cảm, bất ổn, âu lo của một tâm hồn cô đơn.

Biểu tượng nhà ga mang đến cho thơ tình Xuân Quỳnh nét đẹp hiện đại Bằng biểu tượng này, tác giả đã

có điều kiện lắng mình trong suy nghĩ để chiêm nghiệm

về những nỗi quanh co của tình yêu, của cuộc đời.

Trang 19

2.4 Biểu tượng gió

Xuân Quỳnh hay nói về gió như một cách mượn gió mang

đi bốn phương những suy tư về lẽ đời Gió đã đi ra từ đời sống thực: “Mây trắng bay đi cùng với gió/ Lòng như trời biếc lúc ban sơ” để chở tải những thông điệp của tâm trạng:

Anh đi trời nổi cơn giông

Trận gió mạnh từ phía anh thổi tới

(Ngày mai trong cơn mưa)

Cánh gió tình yêu của Xuân Quỳnh mạnh mẽ nhưng cũng thật khiêm nhường, thậm chí yếu đuối đến tội nghiệp Âu cũng

là nỗi lòng muôn thủa của một người đàn bà đa sầu đa cảm.

Tóm lại, với một hành trình thơ không dài nhưng Xuân Quỳnh đã tạo dựng được cho thơ mình một thế giới biểu tượng riêng Giải mã hệ thống biểu tượng trong các tập thơ tình của

Trang 20

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU

TƯỢNG TRONG THƠ TÌNH XUÂN QUỲNH

1 Ngôn ngữ thơ tự nhiên trong sáng

Đưa vào thơ ngôn ngữ đời thường, tự nhiên mà vẫn không làm giảm đi chất thơ, giảm đi sức hấp dẫn của những câu thơ là điều thành công trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ cho riêng mình của Xuân Quỳnh.

Trang 21

2 Ngôn ngữ giàu nhạc tính

Nhạc điệu trong thơ Xuân Quỳnh là nhạc điệu của trái tim được truyền tải bởi một hình thức ngôn từ mềm mại, uyển chuyển.

2.1 Nhạc điệu biểu hiện trên bề mặt câu chữ (nhạc bên

ngoài)

2.2 Nhạc điệu thể hiện bên trong ngôn ngữ (Nhạc bên trong)

Trang 22

3 Phát huy vai trò của yếu tố trực cảm, dự cảm, tiềm thức trong thơ

Có thể nói, phủ lên toàn bộ các tập thơ của Xuân Quỳnh bàng bạc một cảm xúc thương thầm khiến người đọc không dễ gì dửng dưng với những nỗi niềm mà ngòi bút đầy trực cảm nữ tính của chị đụng tới.

Yếu tố trực cảm, dự cảm và tiềm thức là một điệu hồn thơ rất đặc biệt của Xuân Quỳnh tạo cho giọng thơ khi khắc khoải, lúc thảng thốt, ngơ ngác, lúc day dứt dằn vặt, khi lại xót xa bối rối… tạo nên dấu ấn khó quên trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Trang 23

4 Nữ tính hóa các mã biểu tượng

Nữ tính hóa các mã biểu tượng là việc đưa vào trong thơ những tình cảm, những nghĩ suy về tình yêu, về cuộc đời mang bản chất giới.

4.1 Biểu tượng thiên nhiên mang phẩm chất nữ tính 4.2 Biểu tượng đời sống mang phẩm chất nữ tính

Trang 24

Như nhiều nhà thơ khác, Xuân Quỳnh xây dựng biểu tượng làm phương tiện nghệ thuật để biểu đạt những cảm xúc, tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống và con người

Một số biểu tượng chủ đạo trong thơ tình Xuân Quỳnh mà khóa luận chúng tôi đi vào phân tích hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ chị với những cung bậc tình yêu đa dạng - một tình yêu với sức mạnh có thể vượt qua mọi giới hạn khắc nghiệt của thời gian, không gian để đạt đến độ tuyệt đích

Trang 25

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC

BẠN!

Ngày đăng: 03/02/2016, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w