1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

LẬP TRÌNH GIA CÔNG PHAY CƠ BẢN TRÊN SOLIDCAM 2013

90 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 21,13 MB

Nội dung

Sau khi thực hiện một trong những bước trên, hộp thoại New Milling Part xuất hiện Hộp thoại New Milling Part Mỗi khi các bạn tạo một CAM-Part mới, các bạn phải điền tên của file mới tạo

Trang 2

MỤC LỤC

I CAM MANAGER 1

1.1 Tổng quan 3

1.2 Hiển thị toolpath cho các nguyên công 5

II CAM - PART 6

2.1 Khởi tạo một Cam-part phay mới 7

2.2 Hộp thoại Milling part data 8

2.3 Hệ trục tọa độ 10

2.3 Phôi và chi tiết 24

2.4 Thiết lập part 31

2.5 Quản lý cam-parts 32

III TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI DAO VÀ THƯ VIỆN DAO 38

3.1 Các loại dao 38

3.2 Các hệ thống đài dao 41

IV GEOMETRY 46

4.1 Biên dạng khoan 46

4.2 Biên dạng Contour 52

V CÁC NGUYÊN CÔNG 71

5.1 Giao diện 71

5.1.1 Tìm hiểu tổng quan 71

5.1.2 Template 73

5.1.3 Mục parameters 79

Trang 3

I CAM MANAGER

1.1 Tổng quan

Cây SolidCAM Manager là một trong những giao diện chính của SolidCAM Nó nằm bên tay trái màn hình của SolidWorks (tương tự như Feature Manager, Property Manager hay là Configuration Manager)

SolidCAM Manager chứa những mục chính như sau:

Trang 4

 CAM-Part header

Đây là nơi hiển thị tên hiện hành của SolidCAM CAM-Part Phải chuột vào nó, các bạn có thể tùy chỉnh hay quản lý các thuộc tính của Cam-Part Các mục như: Machine, CoordSys Manager, Stock model, Target model and Settings là những mục thuộc phần CAM-Part header Nhấp đúp chuột vào CAM-Part header, lập tức hộp thoại Milling Part Data xuất hiện

 Tool header

Đây là nơi hiển thị tên của phần Tool hiện hành Nhấp phải chuột vào nó, các bạn có thể sử dụng, tùy chỉnh quản lý thư viện dao Nhấp đúp chuột vào Tool header, hộp thoại Part Tool Tablesẽ xuất hiện

 Machining Process header

Đây là nơi hiển thị tên của phần Machining Process Table Nhấp phải chuột vào nó, các bạn có thể sử dụng, tùy chỉnh quản lý phần này

 Fixtures header

Đây là nơi hiển thị tất cả các đồ gá được sử dụng Các bạn có thể thấy được tất cả các đồ gá được sử dụng bằng cách nhấp con trỏ chuột vào biểu tượng “+” gần Fixtures header Các bạn có thể hiển thị phần fixtures managing menu bằng việc phấp phải chuột vào Fixtures header

 Operations header

Đây là nơi hiển thị tất cả các SolidCAM Operations Menu operations managing xuất hiện khi các bạn phấp phải chuột vào Operations header Để hiện thị các nguyên công trong phần Operations header, các bạn nhấp chọn vào biểu tượng “+”

để thấy được các toolpath đã thiết lập

Trang 5

1.2 Hiển thị toolpath cho các nguyên công

SolidCAM cho phép các bạn hiển thị các toolpath trong phần CAM-Part operations

từ cây SolidCAMManager Các toolpath có thể xoay, phóng to nhỏ hoặc di chuyển.Với mỗi nguyên công được hiển thị trong SolidCAM Operations, các bạn có thể cho hiển thi chúng hoặc ẩn nó đi trên phần làm việc của SolidWorks bằng các tick vào ô vuông gần mỗi toolpath

Khi mà một trong những toolpath được tick vào ô vuông một lần nữa, thì dấu tick cũ

sẽ mất đi, đồng thời phần đường chạy dao trên chi tiết sẽ được ẩn đi trên phần làm việc của SolidWorks

Hiển thị toolpath cho tất cả các nguyên công

Các ô vuông gần mục Operations header cho phép các bạn có thể hiển thị tất cả các đường chạy dao của Cam-Part

Bằng cách tick vào mỗi ô vuông, các bạn chọn tất cả các nguyên công để hiển thị chúng trên phần làm việc của SolidWorks

Trang 7

2.1 Khởi tạo một Cam-part phay mới

Sau khi khởi động SolidWorkS xong, các bạn làm theo các bước sau đây:

Hoặc các bạn có thể làm như sau:

Hoặc đơn giản hơn, các bạn làm như sau:

1 Nhấp chọn biểu tượng Milling trên thanh SolidCAM New

Sau khi thực hiện một trong những bước trên, hộp thoại New Milling Part xuất hiện

Hộp thoại New Milling Part

Mỗi khi các bạn tạo một CAM-Part mới, các bạn phải điền tên của file mới tạo này, đồng thời phải chỉ đúng đường dẫn tới file cần gia công ở mục Model name

1 Trên thanh SolidWorks CommandManager, nhấp chọn vào tab SolidCAM Part

2 Ở thanh công cụ, nhấp chọn vào mũi tên xuống ở biểu tượng New

3 Chọn Milling

1 Nhấp chọn vào mục SolidCAM trên thanh tiêu để của SolidWorks

Xuất hiện menu chính của SolidCAM

2 Chọn New trong menu này

3 Xuất hiện một menu phụ, các chọn chọn milling.

Trang 8

Name

Ở phần này, các bạn có thể gõ tên của file vào Tuy nhiên, thông thường SolidCAM

sẽ mặc định tên của file nên nếu không thật sự cần thiết, các bạn có thể để nguyên

2.2 Hộp thoại Milling part data

Trong hộp thoại này, các bạn có thể tùy chỉnh thông tin, cài đặt các hệ thống, thông

số theo ý của mình để phù hợp nhất với ý đồ gia công

Hộp thoại có các mục như sau:

Trang 9

o Imachining Data

CNC-Machine

Lựa chọn máy CNC theo ý đồ gia công của bạn

Trang 10

Default GCode numbers

Trang 11

Mỗi CAM-Part đều cần ít nhất một gốc hệ trục tọa độ cho chi tiết Mỗi khi cạn tạo lập một CAM-Part mới, các bạn phải tạo lập gốc hệ trục tọa độ của chi tiết trước khi các bạn có thể lưu dữ liệu về CAM-Part này

Để tạo lập gốc hệ trục tọa độ của chi tiết, các bạn làm như sau:

Nhấp chuột vào ô Define trong mục Coordinate System của hộp thoại Milling Part Data

 Nếu đây là gốc hệ trục tọa độ đầu tiên của chi tiết, hộp thoại CoordSys sẽ xuất hiện Hộp thoại này cho phép bạn có thể tạo lập các gốc hệ trục tọa độ

 Nếu đây không phải là gốc hệ trục đầu tiên của chi tiết được tạo lập, thì hộp thoại CoordSys Manager sẽ xuất hiện Hộp thoại này cho phép các bạn quản lý các gốc hệ trục tọa độ của chi tiết

SolidCAM thay đổi hệ trục tọa độ theo hướng nhìn Machine Isometric Hệ trục mới này phù hợp vói các loại máy CNC, với trục Z hướng lên trên Dưới dây thể hiện sự khác biệt của các hệ trục tọa độ trong môi trường SolidWork và SolidCAM

SolidWorks Coordinate System SolidCAM Coordinate System

Sử dụng thanh CAM Views để quan sát các các nhìn của hệ trục tọa độ trong SolidCAM

advancecad.edu.vn

Trang 12

Coordsys Dialog Box

Hộp thoại này cho phép bạn thiết lập một hệ trục tọa độ 3-, 4-, 5-trục trên chi tiết của bạn

Trang 13

SolidCAM cho phép bạn tạo lập hệ trục tọa độ bằng một trong những cách sau:

Trang 14

Pick face

Tick vào mục Pick face, gốc hệ trục tọa độ sẽ nằm trên mặt phẳng nào đó nếu mặt phẳng đó được chọn

Change to opposite/Change to original

Công dụng của nút này dùng để thay đổi hướng của hệ trục tọa độ của chi tiết Place CoordSys origin to:

 Corner of model box

Đây là mặt phẳng phía trên của chi tiết song song với mặt phẳng XY

 Tâm của mặt tròn xoay

Gốc tọa độ sẽ nằm ngay tại đường tâm của một khối trụ và trụ Z sẽ là trục nằm trùng với đường tâm này

Trang 15

 Top center of model box

Gốc hệ trục tọa độ của chi tiết nằm ngay tại tâm của mặt phẳng phía trên của chi tiết, trong đó trục Z sẽ vuông góc với mặt phẳng này

 Corner box projection on the Z-level of the face

Gốc tọa độ nằm ngay tại đỉnh của khối hộp bao quanh chi tiết

Trang 17

Normal to current view

Tùy chỉnh này cho phép các bạn tạo lập hệ trục tọa độ với trục Z vuống góc với mặt phẳng hình chiếu bằng trên màn hình hiện hành của máy tính Bạn có thể kết hợp với thanh CAM Views or các cách để chuyển góc xem; sau đó, nhấp chọn vào ô Capture current view CoordSys , ngay sau đó, mộ hệ trục tọa độ được tạo ra Hệ trục tọa độ này

sẽ nằm ngay gốc của hệ trục của SolidWorks, và có trục Z vuông góc với mặt phẳng được chọn

By 3 points (associative)

Trang 18

Tùy chọn này cho phép các bạn có thể tạo lập hệ trục tọa độ bằng cách chọn bất cứ ba điểm nào

 Origin (Model vertex)

Chọn một điểm là gốc hệ trục tọa độ trên màn hình làm việc

 X-direction (Model vertex)

Chọn một điểm để xác định trục X của hệ trục tọa độ

 Y-direction (Model vertex)

 Chọn một điểm để xác định trục Y của hệ trục tọa độ

Chỉnh sửa hệ trục tọa độ

Sau khi các bạn chọn xong mặt phẳng, các bạn có thể tùy chỉnh hệ trục tọa độ bằng cách tick vào các tùy chọn như dưới hình để tùy chỉnh gốc hệ trục tọa độ, thay đổi hướng trục X hoặc trục Y

Trang 20

Rotation around axis

Tùy chọn này cho phép các bạn có thể xoay hệ trục tọa độ một góc nào đó theo phương X hoặc phương Y hoặc phương Z

Quản lý hệ trục tọa độ

Các bạn có thể quản lý hệ trục tọa độ trong hộp thoại CoordSys Manager sau khi các bạn đã tạo ra được một hệ trục tọa độ Để hiện thị hộp thoại CoordSys Manager, các bạn nhấp con trỏ chuột vào nút Define trong Coordinate System của hộp thoại Milling Part Data hay có thể nhấp vào biểu tượng trên cây SolidCAM Manager

Trang 21

1 Các bạn phải chuột vào hộp thoại CoordSys Manager

Lệnh này cho phép các bạn có thể thay đổi, chỉnh sửa một hệ trục tọa độ nào đó đã

có sẵn Các bạn cũng có thể thay đổi vị trí của hệ trục tọa độ này

1 Các bạn nhấp chọn vào hệ trục tọa độ mà các bạn muốn chỉnh sửa

2 Hôp thoại CoordSys Data sẽ xuất hiện với những thông số mặc định của hệ trục tọa độ này Nếu cần thiết, các bạn có thể thay đổi các dữ liệu này

advancecad.edu.vn

Trang 22

Nếu thay đổi vị trí của một hệ trục tọa độ nào đó, bắt buộc các bạn

phải tính lại những nguyên công đã được thực hiện trên hệ trục tọa

độ này

Xem thông tin về hệ trục tọa độ

Lệnh này cho phép các bạn có thể xem các thông tin xác thực về hệ trục tọa độ hiện hành, tuy nhiên các bạn không thể chỉnh sửa những thông số này

Xóa hệ trục tọa độ

Lệnh này được dùng để xóa những hệ trục tọa độ đã có sẵn Các bạn chỉ có thể sử dụng được lệnh nảy khi và chỉ khi có nhiều hơn một hệ trục tọa độ trên file CAM-Part hiện hành của bạn Tương tự, các bạn không thể xóa được gốc mày đầu tiên hay hệ trục tọa độ nào đó đã được dùng cho các nguyên công đã được thiết lập

1 Các bạn nhấp chọn vào hệ trục tọa độ muốn xóa bỏ

Một hộp thoại thông báo xuất hiện

2 Nhấp chọn Yes để xác nhận

Trang 23

Sau khi lệnh này đã được xác nhận, tất cả các hệ trục tọa độ được chọn sẽ bị xóa

bỏ

Nếu có một vài hệ trục tọa độ nào đó không thể xóa được, SolidCAM sẽ hiện một bảng thông báo như sau:

Đổi tên hệ trục tọa độ

Lệnh này cho phép các bạn có thể thay đổi tên của hệ trục tọa độ đã chọn

Tên mặc định của hệ trục tọa độ

Lệnh này cho phép các bạn có thể trở về tên mặc định của một hệ trục tọa độ nào

Trang 24

2.3 Phôi và chi tiết

Việc xác đinh Stock model và Target model được dùng để tính toán lượng dư

Stock model là khối vật liệu nằm trên máy trước khi các bạn bắt đầu gia công, hay còn gọi là phôi

Stock model được sử dụng cho:

 SolidVerify, SolidVerify for 3D và Machine simulation;

 Tính toán lượng dư

Phôi sẽ không được tính toán, cập nhật theo chi tiết Nếu như chi

tiết bị thay đổi quá nhiều thì có thể phôi sẽ không phù hợp với chi

tiết nữa, các bạn có thể thấy được điều này trong quá trình mô

phỏng Tuy nhiên, các bạn có thể thay đổi phôi để phù hợp với chi

tiết bằng nhiều cách khác nhau

Chú ý rằng SolidVerify và SolidVerify for 3D sẽ không mô phỏng

Trang 25

gia công được nếu như việc thiết lập phôi chưa hoàn thành

Target model hình dáng hình học cuối cùng của chi tiết sau khi đã hoàn tất gia công

Target model được dùng cho:

 3D simulation;

 Tính toán lượng dư;

Trong quá trình gia công, lượng dư sẽ dần dần bị loại bỏ đi, hình dáng hình học của chi tiết sẽ được hình thành

Xác định phôi

Các tùy chỉnh trong Stock model cho phép các bạn có thể xác định được khối lượng vật liệu bị bỏ đi When Khi các bạn nhấp chọn vào nút Stock trong hộp thoại Milling Part Data, thì hộp thoại Model sẽ xuất hiện

Trang 26

Defined by

Tùy chọn này cho phép các bạn có thể xác định được hình dáng hình học của phôi

 Box

advancecad.edu.vn

Trang 27

Tùy chọn này cho phép các bạn có thể xác định được vùng bao quanh chi tiết của các bạn, vùng này sẽ là một hình khối bao quanh chi tiết được chọn.Khi các bạn nhấp chọn vào chi tiết, SolidCAM sẽ thiết lập mội khối 3D quanh chi tiết đó, và đó cũng sẽ là hình dáng của phôi được thiết lệp

Mục Expand box at cho phép các bạn có thể nới rộng thêm kích thước phôi theo các mặt và các phương với những giá trị tùy chọn theo ý muốn

 Extruded boundary

Stock boundary cho phép các bạn có thể xác định được phôi bằng cách chọn một biên dạng kín trên mặt phẳng XY Biên dạng này sẽ được dùn lên thanh khối theo phương Z để xác định hình dáng hình học của phôi

Trang 28

 3D Model

Tùy chon này cho phép các bạn có thể thiết lập được phôi theo hình dáng hình học 3D của chi tiết được chọn

Trang 29

 Cylinder

Tùy chọn này cho phép các bạn có thể thiết lập mội khối hình trụ bao quanh chi tiết được chọn.Sau khi các bạn nhấp chọn vào chi tiết, SolidCAM sẽ thiết lập ngay một khối hình trụ bao quanh nó, và khối hình trụ này sẽ là hình dáng hình học của phôi được thiết lập

Trang 30

Các bạn có thể nới rộng kích thước phôi theo các mặt và các phương khác nhau bằng mục Offsets Các bạn có thể nới rộng chiều dài theo phương Z (Z+ , Z-) hay có thể tăng giảm đường kính ngoài hay đường kính trong của chi tiết bằng mục External và Internal diameter

Xác định chi tiết

Các tùy chọn trong Target model cho phép các bạn có thể xác định được hình dáng hình học cuối cùng của chi tiết

1 Nhấp chọn vào Target trong hộp thoại Milling Part Data

2 Trong hộp thoại Model, các bạn nhấp chọn vào chi tiết

Nhấp chọn Ok để hoàn tất việc thiết lập này

Trang 31

advancecad.edu.vn

Trang 33

1 Chọn vào file CAM-Part bạn muốn mở

2 Sau đó nhấp đúp vào file đó hay nhấp chọn vào Open để mở file đó ra

Nếu các bạn mở một file CAM-Part được tạo ra bởi phiên bảng SolidCAM cũ hơn, các bạn nên sao lưu file này lại trong suốt quá trình mở file này

Trang 34

1 Nhấp chọn vào Add Directory

2 Chọn vào thư mục chứa những file CAM-Part cần tính toán

3 Nhấp chọn vào Calculate để bắt đầu xử lý

Copy

Lệnh này cho phép các bạn có thể sap chép được một file CAM-Part sang một nơi khác Hộp thoại Copy Part sẽ xuất hiện như sau

1 Chọn vào mơi mà các bạn muốn sao chép file CAM-Part nào đó

2 Chọn file CAM-Part cần sao chép từ danh sách

3 Chuyển các file CAM-Part cần sao chép sang ô ở giữa bằng cách nhấp vào các mũi tên

4 Chọn vào nơi mà các bạn muốn sao chép tơi

5 Nhấp vào Copy

Delete

Lệnh này dùng để xóa bỏ một hay nhiều file CAM-Part đã sẵn có Hộp thoại Part

to delete sẽ xuất hiện như sau

Trang 35

Trong phần Files of type sẽ lọc ra để chỉ hiển thị ra những file chỉ là CAM-Parts

1 Chọn vào file CAM-Part mà bạn muốn xóa bỏ> kết hợp với phím Ctrl để có thể chọn nhiều file cùng một lúc

2 Nhấp vào Delete

3 Một bảng thông báo sẽ xuất hiện như sau:

4 Nhấp chọn Yes to All để xác nhận xóa bỏ tất cả các file CAM-Part

Trang 36

Browse recent parts

Lệnh bày sẽ hiển thị hộp thoại Browse Recent Parts cho phép các bạn có thể thấy được nơi chứa những file CAM-Parts mà các bạn đã làm việc trước đó Khi file nào được chọn, một đường dẫn sẽ hiển thị dưới cùng của bảng

Trang 38

Hộp thoại này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về file CAM-Part này như tên, đường dẫn, kích thước, ngày tạo v v

III TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI DAO VÀ THƯ VIỆN DAO

3.1 Các loại dao

SolidCAM có những loại dao mặc định sau đây:

 End mill

 Ball nose mill

 Bull nose mill

Trang 39

Tạo thêm dao mới

Dựa vào một trong những loại dụng cụ đã có sẵn, Các bạn có thể tạo ra được một dụng cụ của bạn

1 Trên thanh tiêu đề của SolidWorks, các bạn nhấp chọn vào SolidCAM và chọn vào Tool Library > Tool type names

2 Hộp thoại Tool Type Names sẽ xuất hiện Hộp thoại này sẽ cho các bạn xem tên và kiểu của từng loại dụng cụ

3 Trong hộp thoại Tool Type Names, các bạn phải chuộ vào một loại dụng cụ đã có sẵn Ví dụ: End Mill

4 Một menu phụ sẽ xuất hiện, các bạn chọn Add

5 Một lạo dụng cụ mới sẽ được tạo ra Đặt tên của loại dụng cụ này

6 Mặc định, loại dụng cụ mới này sẽ là mũi Khoan Phải chuột vào DRILL và chọn loại dụng cụ khác trong danh sách

Trang 40

7 Sau khi các bạn hoàn thành việc chỉnh sửa, thiếp lập từ danh sách này, Nhấp Save để sưa lại thiếp lập của bạn

Thiết lập các loại dao

Các bạn có thể quản lý các loại dụng cụ từ danh sách này

1 Trong hộp thoại Tool Type Names , phải chuột vào tên của một loại dụng cụ có sẵn

2 Xuất hiện một menu phụ, các bạn có thể chon Add hay Remane từ menu này

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w