Thứ hai, phương thức kiện đòi lại tài sản cũng như các phương thức kiện đòi dân sự khác đều tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp có thể chủ động thự
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU.
Pháp luật được coi là coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệquyền sở hữu, đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lí các quyềnnăng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một các bình thường nhất Bảo vệ quyền sở hữuchính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngănngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình.Bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước ta xác nhận và quy định phạm vi nhữngquyền năng của một chủ sở hữu với tài sản của họ Mặt khác, Nhà nước dùng phápluật như một công cụ pháp lí để bảo vệ các quyền năng đã được pháp luật công nhận
và ngăng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật Kiện đòi lại tài sản là một trongnhững phương thức để chủ sở hữu có thể bảo vệ quyền sở hữu với tài sản Để làm rõ
hơn nữa, em xin chọn đề tài “Kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự”
trong bài tập học kì này
Trang 2B NỘI DUNG.
I MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN.
1 Khái quát về kiện đòi lại tài sản.
1.2. Đặc điểm của kiện đòi lại tài sản.
Kiện đòi lại tài sản mang đặc điểm chung của phương thức kiện:
Thứ nhất, phương thức kiện đòi lại tài sản mang tính thực tế và được áp dụng
rộng rãi Bởi lẽ các các hành vi xâm phạm quyền sở hữu diễn ra khá phổ biến, đa dạng
và không phải hành vi nào cũng thỏa mãn cấu thành tội phạm để áp dụng các quy địnhtrong Bộ luật hình sự hay áp dụng một chế tài của Luật hành chính
Thứ hai, phương thức kiện đòi lại tài sản cũng như các phương thức kiện đòi
dân sự khác đều tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp có thể chủ động thực hiện quyền của mình theo thủ tục khá nhanh chóng vàthuận tiện
Thứ ba, phương thức kiện đòi lại tài sản là phương thức mang lại hiệu quả cao
cho người thiệt hại, nó tạo điều kiện khắc phục thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu,người chiếm hữu hợp pháp
Ngoài ra, phương thức kiện đòi lại tài sản có đặc điểm đặc thù sau:
Một là, kiện đòi lại tài sản là biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu Nó được áp
dụng trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bị mất quyền chiếmhữu đối với tài sản của mình Kiện đòi lại tài sản giúp chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp lấy lại được tài sản của mình
Hai là, người bị kiện phải là người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật đối với tài sản tranh chấp
Ba là, đối tượng của kiện đòi lại tài sản phải là vật có thực, đang tồn tại thực tế
và vật đặc định
Bốn là, giữa nguyên đơn và bị đơn trong quan hệ tài sản không có quan hệ hợp
đồng, nghĩa là vật rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ,hoặc theo ý chí của họ nhưng người thứ ba nhận được tài sản thông qua hợp đồng vớinhững người không có quyền định đoạt tài sản
1.3 Vai trò của kiện đòi lại tài sản.
Trang 3Thứ nhất, việc luật hóa các quy định về sở hữu nói chung, kiện đòi lại tài sản
nói riêng thành một chế định tương đối đầy đủ và hoàn thiện như hiện nay không chỉthể hiện trình độ lập pháp ngày càng tiến bộ của Nhà nước ta mà còn thể hiện đườnglối chính sách của Đảng ta trong việc bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thểtrong xã hội
Thứ hai, các quy định này là căn cứ pháp lý để Tòa án áp dụng trong quá trình
giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế, đảm tính thống nhất, công bằng vànghiêm minh của pháp luật
Thứ ba, kiện đòi lại tài sản cũng nằm trong mục đích chung của pháp luật là
giáo dục mọi thành viên trong xã hội Các quy định về kiện đòi lại tài sản giúp ngườidân nâng cao hiểu biết của người dân trong việc bảo vệ quyền sở hữu của mình, tránhcác hành vi vi phạm…
Thứ tư, các quy định về kiện đòi lại tài sản thể hiện sự điều chỉnh kịp thời của
pháp luật đối với những quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, là căn cứ để chủ sởhữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án xét xử khi có hành vi vi phạm
2 Khái lược về kiện đòi lại tài sản theo pháp luật Việt Nam.
2.1 Các quy định của pháp luật về kiện đòi lại tài sản trước năm
1995.
a Kiện đòi lại tài sản trong pháp luật VN thời kì phong kiến.
Các triều đại phong kiến đã có những quy định nhất định về chế độ sở hữu vàcách thức bảo vệ quyền sở hữu Bộ luật Hồng Đức ( nhà Lê) và Bộ Hoàng Việt luật lệ( nhà Nguyễn) là hai bộ luật tiêu biểu cho thời kì phong kiến Trong Luật Hồng Đức,
để đảm bảo quyền sở hữu đất đai, pháp luật quy định cụ thể các hành vi xâm chiếmhoặc bán trộm đất đai đều bị trừng phạt và phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu ( Điều
382, Điều 386) Bộ luật cũng quy định về thời hiệu đòi lại tài sản trong một số trườnghợp: với ruộng đất cầm mà chủ ruộng đất xin chuộc lại thì phải trong niên hạn ( 30năm), nếu quá niên hạn mà xin chuộc không được Trái lẽ…thì sẽ phải “ phạt 50 roi,biếm một tư”( Điều 384)…
b Kiện đòi lại tài sản trong thời kỳ Pháp thuộc.
Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, dưới sự ảnh hưởng của Bộ luật Napoleon
1804, thực dân Pháp đã ban hành và thi hành ở Việt Nam ba bộ luật tương ứng với ba
xứ : bộ dân luật Giản yếu Nam Kì (1883), Bộ Hoàng Việt Trung Kì ( 1936), Bộ dânluật Bắc kì ( 1931) Pháp luật về sở hữu trong thời kì này vẫn chủ yếu là nhằm bảo vệcho chế độ chính quyền của thực dân Pháp, các quyền lợi của người dân chưa đượcchú trọng
c Kiện đòi lại tài sản sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến năm 1959.
Nhân dân ta giành được chính quyền từ tay đế quốc, phong kiến, Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà cần phải xây dựng chính quyền nhân dân và chuẩn bị đối
Trang 4phó với ngoại xâm, vì thế những năm 1945 đến 1959 Nhà nước ta chưa tập trung vàoxây dựng hệ thống pháp luật mới Cho nên, trong lĩnh vực dân sự áp dụng các qui địnhtrong các Bộ luật dân sự của chế độ cũ để giải quyết các tranh chấp trong xã hội mớinhưng phải tuân theo nguyên tắc của Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số qui lệ và
chế định trong dân luật Điều 1 qui định: ” Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân “.
d Kiện đòi lại tài sản trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Nền kinh tế của Việt Nam lạc hậu và gồm nhiều thành phần kinh tế, muốn xóa
bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN thì cần phải có thời gian để cải tạo quan hệ sảnxuất phong kiến, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, vì vậy Nhà nước ta thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế ba năm và chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện kế hoạchnăm năm lần thứ nhất, nhằm đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN đối với các thànhphần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, những người lao động riêng lẻ khác.Đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, dần dần đưa họ vào làm ăn tập thể, pháttriển kinh tế theo con đường của CNXH Để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể trongcác thành phần kinh tế khác nhau an tâm lao động sản xuất, Nhà nước công nhận vàbảo hộ quyền sở hữu của người lao động riêng lẻ và quyền sở hữu của các nhà tư bảnđối với các tư liệu sản xuất họ đang được phép sản xuất kinh doanh
Như vậy pháp luật của nhà nước ta ghi nhận và bảo vệ quyển sở hữu tài sản củacác chủ thể Nếu quyền sở hữu bị xâm phạm, thì cho phép chủ sở hữu khởi kiện yêucầu toà án bảo vệ quyền lợi cho mình Toà án sẽ căn cứ vào đường lối chính sách củaĐảng để giải quyết tranh chấp về sở hữu
e Kiện đòi lại tài sản từ những năm 1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Nhiệm vụ chính của nhân dân miền Bắc là tập trung sức người, sức của để chiviện cho đồng bào miền Nam, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Vì vậy, trong thời gian này, các giao lưu dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt củanhân dân như mua bán lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác, Nhànước phân phối theo chỉ tiêu Thời kỳ này các quan hệ dân sự chủ yếu mang tính hànhchính, cho nên tranh chấp dân sự hầu như không xảy ra Tuy nhiên, trong giao lưu dân
sự có các giao dịch như mua bán nhà ở, đất đai, cho vay thóc gạo…Nếu có tranh chấp
về những hợp đồng này thì việc giải quyết bằng biện pháp hoà giải ở hợp tác xã Đốivới những tranh chấp dân sự không hoà giải được thì giải quyết tại Toà án Để thốngnhất đường lối giải quyết các tranh chấp về dân sự, TANDTC tổng kết kinh nghiệmxét xử và ban hành văn bản hướng dẫn TAND các cấp về đường lối xét xử
f Năm 1986:
Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối phát triển kinh tế của nước ta theo hướngxoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN Nền kinh tếcủa nước ta phát triển dựa trên các quan hệ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu
tư nhân Nhà nước coi hình thức sở hữu tư nhân là cần thiết trong suốt thời kỳ quá độlên CNXH Sau năm năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI (1986), công cuộc đổi mới
do Đảng đề xướng đã đạt được những thành tựu quan trọng Để tiếp tục thực hiệnđường lối đổi mới đó, Đại hội VII (1991) của Đảng đề ra định hướng phát triển kinh
Trang 5tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn mới và tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theohướng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra hướng sửa đổi Hiến pháp 1980
và tăng cường sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế, văn hoá, hình sự,dân sự, hành chính…
Trong lĩnh vực dân sự, nhà nước ban hành hệ thống các pháp lệnh: Pháp lệnh
về Quyền sở hữu công nghiệp 1989, Pháp lệnh về Thừa kế 1990, Pháp lệnh về Nhà ở
1991, Phấp lệnh về Hợp đồng dân sự 1991, Pháp lệnh về Quyền tác giả 1994 Mụcđích của việc xây dựng hệ thống pháp lệnh về dân sự nhằm chuẩn bị cho việc xâydựng Bộ luật dân sự 1995 Vì thế khi xây dựng BLDS, các pháp lệnh trên đã đã đượcxây dựng thành các phần cơ bản của Bộ luật dân sự 1995
Như vậy trước Bộ luật dân sự 1995, hệ thống pháp luật dân sự không có vănbản pháp quy qui định về quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu của công dân, các tổchức được quy định trong Hiến pháp và rải rác trong các văn bản pháp luật khác Vìcác quy định về quyền sở hữu chưa được xây dựng thành một chế định pháp luật trong
hệ thống pháp luật dân sự, cho nên việc giải quyết các tranh chấp về tài sản được ápdụng các nguyên tắc chung của pháp luật luật dân sự đó là Nhà nước bảo hộ quyền sởhữu của công dân theo Điều 27 Hiến pháp 1980 và Điều 58 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2001)
2.2 Kiện đòi lại tài sản trong BLDS năm 1995.
Lần đầu tiên chế định sở hữu được qui định trong Bộ luật dân sự 1995 tại Phần
thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu và Chương VI quy định về bảo vệ quyền sở hữu.
Điều 284 BLDS qui định:
“ Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp qui định tại khoản 1, Điều 255 của Bộ luật này”.
Theo tinh thần của điều 284, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp cóquyền đòi lại tài sản trong trường hợp sau đây:
Thứ nhất, chủ sở hữu không chuyển tài sản của mình cho bất cứ người thứ hai nào, mà người đó đang chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu Trường hợp này người đang chiếm hữu tài sản có thể thực hiện hành vi
bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật…Hoặc hành vi chiếm hữu ban đầu là có căn cứnhư thông qua hợp đồng, hoặc nhặt được tài sản đánh rơi, bỏ quên…nhưng khôngchịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, do đó hành vi thực tế chiếm hữu tài sản là không cócăn cứ (bất hợp pháp)
Thứ hai, chủ sở hữu chuyển tài sản cho người khác thông qua giao dịch như cho mượn, gửi giữ…người chiếm hữu hợp pháp không chuyển cho người thứ ba nhưng người thứ ba thực tế đang chiếm hữu vật Trường hợp này người chiếm hữu
hợp pháp có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ để bảo vệquyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình
Thứ ba, chủ sở hưũ chuyền tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp chuyển tài sản cho người thứ ba không được sự đồng ý của chủ
Trang 6sở hữu Trường hợp này, người thứ ba có thể ngay tình hoặc không ngay tình đều phải
trả lại tài sản cho chủ sở hữu
Như vậy, căn cứ pháp lý để chủ sở hữu đòi lại tài sản trong các trường hợp hợptrên là chủ sở hữu không chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác, thìtrong mọi trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đều phải trả lại tàisản cho chủ sở hữu Căn cứ thực tế để chủ sở hữu đòi lại tài sản là người đang chiếmhữu tài sản làm cho chủ sở hữu không khai thác, sử dụng được tài sản của mình Vìvậy, cần cho phép chủ sở hữu tự bảo vệ tài sản của mình hoặc yêu cầu toà án giảiquyết
Bộ luật dân sự 1995, được xây dựng vào thời kỳ đất nước ta đang bắt đầu đổimới, chúng ta đang chuẩn bị xây dựng hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyềnXHCN, vì vậy trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân chưa cao, cho nên pháp luậtcần phải bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản để tránh những trường hợp lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản như như người mượn, thuê tài sản bán cho người thứ ba…sẽgây thiệt hại cho chủ sở hữu Vì thế trong tất cả các trường hợp chủ sở hữu đều cóquyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ ngay tình hoặc không ngaytình
II KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN TRONG BLDS NĂM 2005.
1 Chủ thể tham gia quan hệ kiện đòi lại tài sản.
1.1 Nguời khởi kiện:
Theo Điều 256 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
247 của Bộ luật này Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo quy định này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là người
có quyền khởi kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, sử dụng, người được lợi từ tàisản không có căn cứ pháp luật
Tuy nhiên, trên thực tế, việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể được thực hiện bởibất kì chủ thể nào trong khi pháp luật chỉ bảo vệ quyền cho các chủ thể chiếm hữu nếuviệc chiếm hữu đó trên cơ sở pháp luật quy định Xuất phát từ lý do này, Điều 183BLDS 2005 quy định về các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2 Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
Trang 74 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định”
Như vậy, quyền chiếm hữu của người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp phápđược pháp luật thừa nhận và bảo vệ Do đó, khi quyền sở hữu, quyền chiếm hữu bịxâm phạm họ có quyền yêu cầu Tòa án xét xử để đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp của mình từ người đang chiếm hữu không có căn cứ phápluật
Khi tham gia tố tụng, người kiện đòi tài sản phải là chủ sở hữu của vật và phảichứng minh quyền sở hữu của mình với vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp.( Điều 79 BLTTDS 2004) Nếu nguyên đơn là người chiếm hữu hợp pháp thông quahợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phù hợp với ý chí của chủ sở hữu thì người đóphải chứng minh được mình là người có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang bị bịđơn chiếm giữ bất hợp pháp
Theo đó, về nguyên tắc, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật khôngngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp Khi lấylại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không phải bồi thường một khoảntiền nào, trừ trường hợp người chiếm giữ hợp pháp ngay tình bỏ ra chi phí hợp lí đểsửa chữa tài sản, làm tăng giá trị của tài sản
1.2 Người bị kiện.
Người bị kiện trong vụ kiện đòi lại tài sản phải là người đang chiếm hữu khoog
có căn cứ pháp luật đối với tài sản Việc xác định ai là người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật đối với tài sản là điều kiện tiên quyết để xác định ai là người bị kiệntrong vụ án kiện đòi lại tài sản Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải đưa racác căn cứ chứng minh người bị kiện là người đang chiếm hữu không có căn cứ phápluật với tài sản của mình Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòitài sản với người có hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng hiên không có tài sản đó nữa.Trong trường hợp chủ sở hữu không xác định được ai là người đang thực tế chiếm hữutài sản hoặc tài sản đã bị tiêu hủy thì chủ sở hữu có thể áp dụng phương thức kiện yêucầu bồi thường thiệt hại
Người bị kiện là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản cóthể là người đã có hành vi trái pháp luật như: trộm cắp tài sản hoặc nhặt được tài sảnđánh rơi, bỏ quên mà không thông báo công khai…Người bị kiện là người chiếm hữukhông có căn cứ pháp luật đối với tài sản có thể là người thứ ba đã nhận chuyển giaotài sản qua người không có quyền định đoạt tài sản
Trang 8Tóm lại, khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ýchí của họ thì những người đang chiếm hữu thực tế đều phải trả lại tài sản Theo quy
định tại khoản 1 Điều 60 BLDS ngoài việc trả lại tài sản những người này còn :…” phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.
2 Đối tượng của kiện đòi lại tài sản.
Trong BLDS năm 2005, tài sản được quy định tại Điều 163 BLDS “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Tuy nhiên, do đặc thù của phương thức kiện đòi lại tài sản, không phải tất cảnhững tài sản được liệt kê là đối tượng của kiện đòi lại tài sản Đối tượng của kiện đòilại tài sản phải là vật có thực, đang tồn tại trên thực tế
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, bao gồm cả động, thực vật, vật với ýnghĩa là vật lý ở mọi trạng thái ( rắn, lỏng, khí) Vật được coi là tài sản phải là vật hữuhình, cảm nhận được bởi năm giác quan của con người Tuy nhiên không phải bộ phậnnào của thế giới vật chất cũng được coi là vật Có những bộ phận của thế giới kháchquan ở dạng này được coi là vật, ở dạng khác thì không phải là vật
Theo các quy định của BLDS năm 2005 thì vật được xác định là tài sản khôngchỉ là những vật đang tồn tại thực mà còn bao gồm cả những vật chắc chắn sẽ hìnhthành trong tương lai Theo đó, trong các giao dịch dân sự thì các chủ thể không chỉ cóquyền dùng tài sản là vật có thực mà có thể dùng các vật hình thành trong tương lailàm đối tượng giao dịch Tuy nhiên, trong kiện đòi lại tài sản, đối tượng chỉ bao gồmcác vật có thực và đang tồn tại trên thực tế Trong trường hợp vật không còn tồn tại do
đã mất hoặc bị tiêu hủy thì không thể áp dụng phương thức kiện đòi tài sản được màcần phải áp dụng phương thức kiện yêu cầu đền bù thiệt hại
Pháp luật Việt Nam quy định tiền là một loại tài sản riêng biệt Loại tài sản này
có những đặc điểm pháp lý riêng biệt khác với vật Tiền có tính năng khác là khichuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo chuyển giao quyền sở hữu, trừ trường hợpkhi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong gói tiền lại Tuynhiên, cần chú ý, tiền chỉ được coi là tài sản riêng biệt nếu đó là loại tiền đang đượclưu thông tại một quốc gia trong thời điểm hiện hành Do đó, khi tiền bị chiếm hữukhông có căn cứ pháp luật về mặt bản chất chủ sở hữu không thể kiện đòi lại tài sảnthông thường được mà thực chất là yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo pháp luật hiện hành, những loại giấy tờ có giá ghi danh và cấm chuyểnnhượng không được coi là giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao dịchdân sự Bởi lẽ, mất chúng không phải là mất tiền, chúng chỉ đơn giản là những giấy tờ
có giá trị minh chứng cho quyền sử dụng, quyền yêu cầu, quyền định đoạt hay quyền
sở hữu chung mà thôi Chỉ chấp nhận giấy tờ có giá không ghi danh và có thể chuyểngiao, cầm cố, thế chấp…và mất nó coi như mất tiền Giấy tờ có giá với tư cách là một
Trang 9loại tài sản trong giao dịch dân sự, là loại tài sản hữu hình, được xếp vào tài sản đôngsản và nó thể được coi là đối tượng của kiện đòi lại tài sản
Quyền tài sản được quy định tại Điều 181 BLDS năm 2005 là những quyền giátrị đươc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự Đó có thể là quyềnđối với tài sản hoặc quyền mà khi thực hiện nó, chủ sở hữu có được tài sản Quyền tàisản là tài sản vô hình, do đó không thể thực hiện được quyền chiếm hữu đối với tàisản này như đối với các loại tài sản khác Căn cứ vào đặc điểm của phương thức kiệnđòi lại tài sản thì quyền tài sản không phải là đối tượng của kiện đòi lại tài sản Khiquyền tài sản bi xâm hại thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ của vi phạm mà chủ sởhữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể áp dụng phương thức kiện yêu cầu chấm dứthành vi xâm phạm hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại
Khi xác định đối tượng của kiện đòi lại tài sản, trong thực tế giải quyết các vụ
án có nhiều tranh cãi về các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấychứng nhận quyền sở dụng đất, giấy đăng kí xe moto, bằng tốt nghiệp…có phải là đốitượng của kiện đòi lại tài sản? Nhiều vụ án đã không được thụ lý vì Tòa án cho rằngđây không phải là đối tượng của kiện đòi lại tài sản Vấn đề này hiện vẫn còn tồn tạinhiều cách hiểu khác nhau Các loại giấy tờ trên bản thân chúng là bất động sản nênnếu có tranh chấp thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án
Như vậy, trong trường hợp quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối vớitài sản bị xâm phạm thì tùy thuộc vào đối tượng tài sản mà chủ sở hữu, người chiếmhữu hợp pháp có thể sử dụng phương pháp kiện đòi lại tài sản hoặc phương thức kiệndân sự khác để bảo vệ quyền chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của mình
3 Các trường hợp kiện đòi lại tài sản.
3.1 Kiện đòi tài sản là động sản không phải đăng kí quyền
sở hữu.
Điều 174 BLDS năm 2005 chia tài sản thành bất động sản và động sản theocách liệt kê và loại trừ, dựa trên đặc tính có thể di rời được hay không có thể đưa rakhái niệm động sản và bất động sản Động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc dirời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định Tùy thuộc vào tính chất, giátrị của tài sản cũng như cơ chế pháp lý điều chỉnh mà động sản phải đăng kí quyền sởhữu hoặc không phải đăng kí quyền sở hữu
Trên thực tế, đối với tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu rấtkhó xác định tài sản đó thuộc về ai nếu chúng không có dấu hiệu đặc biệt mà chỉ riêngvật đó mới có Khi tham gia giao dịch có người thứ ba có thể nhận được tài sản làđộng sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ những người không có quyền định đoạttài sản hoặc từ những người không có quyền định đoạt tài sản mà không biết Do vậy,chiếm hữu của người thứ ba trong những trường hợp này là chiếm hữu ngay tình hoặckhông ngay tình
Trang 10Điều 257 BLDS 2005 quy định:”Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng
có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
Có thể nói, quy định này đã điều chỉnh một cách hài hòa quyền lợi của chủ sởhữu và người chiếm hữu ngay tình Trong trường hợp do người lấy cắp, lừa đảo…chiếm giữ hoặc do người chiếm hữu, sử dụng tài sản theo ý chí chủ sở hữu thì việcchủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản là đương nhiên Tuy nhiên, đối với trường hợpkhông có căn cứ pháp luật nhưng ngya tình, ở mức độ nhất định họ vẫn được phápluật bảo vệ Theo đó, chủ sở hữu tài chỉ có thể kiện đòi lại tài sản là động sản khôngphải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp sau:
Một là, tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu rời hỏi chủ sở hữu
theo ý chí, người thứ ban ngay tình có được tài sản này thông qua hợp đồng không cóđền bù với người không có quyền định đoạt với tài sản
Hợp đồng đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thựchiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận từ bên kia một lợi ích tương ứng Ví dụ như hợpđồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ…Hợp đồng không đền
bù là chỉ một bên nhận được lợi ích từ bên kia và không phải thanh toán một lợi íchvật chất tương ứng Ví dụ: hợp đồng tặng cho di sản, hợp đồng mượn tài sản…
Trường hợp này có nghĩa là khi chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho ngườichiếm hữu hợp pháp ( tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của người sở hữu) thôngqua hợp đồng cho thuê, cho mượn, cầm cố…sau đó người chiếm hữu hợp pháp địnhđoạt tài sản đó cho người thứ ba ngay tình thông qua hợp đồng không có đền bù màkhông được sự cho phép của chủ sở hữu thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản
Quy định này cho phép chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản trong trường hợp này đãgóp phần ngăn chặn các hành vi lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của chủ sởhữu Vì trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do mối quan hệ quen biết, tin tưởng nhau
mà chủ sở hữu đã chuyển giao tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữucủa mình cho người khác mà không áp dụng các biện pháp đảm bảo cần thiết Do vậy,khi người chiếm hữu hợp pháp này định đoạt tài sản cho người thứ ba ngay tình,người chủ sở hữu sẽ gặp nhiều rủi ro
Quy định cho phép chủ sở hữu kiện đòi tài sản từ người thứ ba chiếm hữu ngaytình có được tài sản thông qua hợp đồng không đền bù xuất phát từ tính chất của loạihợp đồng này và được coi là hợp lý Về mặt lí luận, người thứ ba ngay tình có được tàisản thông qua hợp đồng không đền bù nên khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu họ không
bị thiệt hại gì
Trang 11Hai là, tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu rời hỏi chủ sở hữu
ngoài ý chí chủ sở hữu: tài sản bị chiếm đoạt trái pháp luật như bị trộm cắp, cướp giật,lừa đảo…; người thứ ba ngay tình có được tài sản từ người không có quyền định đoạttài sản thông qua hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không đền bù thì người thứ bangay tình vẫn phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản
Quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật tàisản của chủ sở hữu Tuy việc chiếm hữu của người thứ ba ngay tình nhưng cách thứctài sản rời khỏi chủ sở hữu là ngoài ý chí của chủ thể nên người thứ ba chiếm hữungay tình thông qua hợp đồng có đền bù vẫn phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu
Quy định của Điều 257 BLDS năm 2005 nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữutrong trường hợp cụ thể, đó là người thứ ba chiếm hữu ngay tình tài sản là động sảnkhông phải đăng kí quyền sở hữu Nếu người thứ ba chiếm hữu mà không ngay tìnhthì dù họ nhận được tài sản thông qua hợp đồng không đền bù hay có đền bù thìđương nhiên họ vẫn có quyền kiện đòi lại tài sản Tuy nhiên, bên cạnh những điểmtích cực trên, có thể thấy điều luật này vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết, không phù hợpvới thực tiễn khi chỉ cho phép chủ sở hữu có quyền này mà không quy định ngườichiếm hữu hợp pháp có quyền này Bên cạnh đó, điều luật cũng chỉ quy định quyềnđòi lại tài sản từ người thứ ba chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua hợpđồng là chưa hoàn thiện, bởi hợp đồng dân sự chỉ là một giao dịch dân sự Do đó, cần
có sự sửa đổi, bổ sung
3.2 Kiện đòi tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu
và bất động sản.
Động sản phải đăng kí quyền sở hữu là các tài sản là động sản Nhà nước quyđịnh phải đăng kí quyền sở hữu Các tài sản này thường là các tài sản có ảnh hưởngđến trật tự an toàn xã hội; hoặc những tài sản hạn chế chủ thể có quyền sở hữu; hoặcnhững tài sản mà việc đảm bảo quyền sở hữu sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thựchiện việc đăng kí quyền sở hữu
Bất động sản được hiểu là các tài sản không thể di rời được trong không gianhoặc khi tách ra không còn công dụng tổng thể của tài sản nữa
Như vậy, khác với tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu, đốivới tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu, bất động sản, việc xác định ai làchủ sở hữu tương đối dễ Chính vì vậy, khi tham gia vào giao dịch dân sự có tính chất
là chuyển dịch tài sản mà tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bất độngsản thì người nhận chuyển dịch phải kiểm tra người chuyển dịch cho mình có phải làngười chủ sở hữu với tài sản đó không Ngoài ra, khi giao dịch hoàn tất, người nhậnchuyển dịch còn phải tiến hành các thủ tục sang tên theo quy định Theo đó, Điều 258BLDS 2005 quy định, đối với tài sản là động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bấtđộng sản thì theo nguyên tắc người thứ ba ngay tình phải trả lại cho chủ sở hữu khi bịkiện đòi