Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm: Hiện nay có khá nhiều quan điểm quan niệm khác nhau về tình hình tội phạm, nhưng theo quan điểm của nhóm, nên xem xét tình thinh tội phạm q
Trang 1MỤC LỤC
Trang
I ĐẶT VẤN ĐỀ:……… 1
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:………1
1 Định nghĩa tình hình tội phạm:……….…1
2 Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:……… 2
3 Các đặc điểm của tình hình tội phạm……… 3
a) Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội……….3
b) Tình hình tội phạm là hiện tượng pháp lý hình sự………4
c Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp……… 5
d Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử…………5
e Tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao………6
f Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể……… 7
g Tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong 1 địa bàn và trong 1 khỏang thời gian xác định………7
4 Các nội dung của tình hình tội phạm……… 8
a) Thực trạng của tình hình tội phạm: ………8
b) Diễn biến của tình hình tội phạm: ……… 10
c) Cơ cấu và tính chất của tình hình tôị phạm:……… 12
III KẾT THÚC VẤN ĐỀ:……….……….… 14
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà Luật Hình sự ở ta xưa nay vẫn giảng dạy rằng: “Tội phạm là hiện tượng
xã hội có tính giai cấp và tính lịch sử… và trái pháp luật hình sự”, mà không hề nghĩ rằng, kiến thức đó là kiến thức tội phạm học vốn có trong “kho tàng” kiến thức của nhà Luật Hình sự Khái niệm “tội phạm” được dùng ở đoạn vừa trích dẫn không phải là khái niệm tội phạm trong Luật Hình sự Bởi khoa học Luật Hình sự không nghiên cứu tội phạm với tính cách là hiện tượng Và nay, khi tội phạm học
đã “đăng đàn”, nhà tội phạm học lại giải thích chính nội dung trên, nhưng bằng lời
lẽ rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm – sinh lý – xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử cụ thể và tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp…”, thì nhà
Luật Hình sự nghe không quen và thậm chí phủ nhận Thế nhưng, trong sâu thẳm của nhận thức luận, hai “Nhà” đang nói ở đây đều giảng giải về cùng một hiện tượng khách quan mà tội phạm học gọi là TÌNH HÌNH TỘI PHẠM –
“Kriminalitaet” Sau đây, em xin trình bày nhận thức về tình hình tội phạm.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Định nghĩa tình hình tội phạm:
“Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học Trong các
tài liệu tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ: tình hình tội phạm, tình hình các tội phạm về ma túy, tình hình các tội phạm về tham nhũng, tình hinhd tội phạm giết người,… Nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoạc một tội nào đó trong một khoảng thời gian, không gian nhất định)
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, “tình hình”được hiểu là: “Tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.
Nếu xem xét tình hình tội phạm trong xã hội, ta sẽ thấy nó không phải luôn luôn ở trạng thái tĩnh mà ngược lại, tùy từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng thái tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế động Mặt
Trang 3khác khi tìm hiểu về tình hình tội phạm học, ta sẽ thấy trong đó có nhiều sự kiện có quan hệ với nhau, ảnh hưởng với nhau ở mức độ nhất định
Theo TS Dương Tuyết Miên cho rằng, quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa về tình hình tội phạm đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học Kế thừa và phát triển quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, theo TS Dương Tuyết Miên thì nên hiểu tình hình tội
phạm như sau: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn”.
2 Các quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm:
Hiện nay có khá nhiều quan điểm quan niệm khác nhau về tình hình tội phạm, nhưng theo quan điểm của nhóm, nên xem xét tình thinh tội phạm qua cách nhận thức của 3 quan điểm lớn sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội pháp lý mang tính tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” Trong quan niệm về
tình hình tội phạm này có bộc lộ một cách nhìn nhận vấn đề không hợp lý, đó là: tình hình tội phạm mang tính giai cấp, trên thực tế không phải bao giờ mọi tội phạm trong xã hội cũng đều phát sinh từ xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng - giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, vẫn có những tội phạm phát sinh
có thể là do những mục đích, động cơ, hay hoàn cảnh khác nhau mà không thể quy chúng về cùng một nguyên nhân là mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giai cấp được Tuy nhiên có thể nói ưu điểm của nhận định này là nhìn nhận tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian và không gian nhất định là khá phù hợp bởi vì như vậy sẽ phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên dựa trên quan điểm duy vật
Trang 4biện chứng, vì rằng tình hình tội phạm không hề bất biến mà nó luôn vận động, luôn thay đổi theo thời gian và không gian nhất định Và nếu xem xét tình hình tội phạm dưới góc độ pháp lý cũng là một điểm hợp lý của quan niệm này
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu
cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định” Theo quan niệm này, dường như tác giả đã có sự
đồng nhất giữa tình hình tội phạm và khái niệm tội phạm Ở đây cần có sự phân biệt rõ rằng tình hình tội phạm là một thuật ngữ của tội phạm học và tìm hiểu về tình hình tội phạm phải dưới góc độ nghiên cứu của tội phạm học chứ không phải
là dưới góc độ của luật hình sự; và trên thực tế, luật hình sự cũng chỉ đề cập đến tội phạm và các vấn đề liên quan như hình phạt và các chế định liên quan đên tội phạm
và hình phạt chứ không hề đề cập đến khái niệm tình hình tội phạm, cho nên không thể đánh giá tình hình tội phạm mang tính trái pháp luật được Ngoài ra, quan niệm này cũng thể hiện sự hạn chế khi đánh giá tình hình tội phạm mang tính giai cấp (vì
lý do như đã phân tích ở trên) Ưu điểm của quan điểm này cũng là ở chỗ: khi xem xét tình thình tội phạm là xem xét nó trong một không gian và thời gian nhất định, phù hợp với quy luật phát triển chung
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận
động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc loại tội phạm) đă xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định Tình hình tội phạm được thực hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tinh hình tội phạm, trên cơ
sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa sát với thực tiễn” Quan điểm này đã đưa ra cách nhìn nhận đầy đủ nhất về tình
hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học
3 Các đặc điểm của tình hình tội phạm
a Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội: Đây là thuộc tính quan trọng
và căn bản
Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình
sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động
Trang 5qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan
hệ xã hội tiêu cực
Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội
Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội : kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …
Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể : khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội
b Tình hình tội phạm là hiện tượng pháp lý hình sự
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt
Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong
xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế
Ví dụ : Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới
Ý nghĩa:
Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự, cần phải dựa vào những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác
Trang 6Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội
c Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp
Bộ luật hình sự là sản phẩm của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp, được thể hiện ở 3 vấn
đề sau:
Nguồn gốc giai cấp : tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong mọi xã hội lòai người mà nó chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện sở hữu tư nhân, của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sự ra đời của nhà nước và pháp luật
là khi có những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
Nội dung của tình hình tội phạm : chính giai cấp thống trị trong xã hội sẽ qui định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình đồng thời chhính giai cấp thống trị có tòan quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các họat động điều tra truy tố xét xử các hành vi phạm tội và người phạm tội
Khi tương quan về lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội thay đổi thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi Và khi những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong
xã hội được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ
Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm thì phải xem xét nó trong sự tương quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng ngừa tội phạm phải kết hợp với đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội
d Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có
sự thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung
Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cáchình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế
xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi
Trang 7Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau
Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp
từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan công cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau
Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để
có thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó
có thể dự đóan được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử
Ví dụ Phải có hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm do đây là xu thế hiện đại : cựu thủ tướng Thái lan làThaksin quyết định cư trú ở Ả rập Xê út do nước này chưa ký hiệp ước dẫn độ với Thái lan
e Tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao
So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt )
Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe
Thiệt hại về tinh thần :
Ví dụ Hành vi vi phạm đạo đức không gây thiệt hại nhiều mặt như vậy, có thể chỉ cần điều chỉnh bằng
Hành vi gây thương tích dưới 11% thì chỉ bị phạt hành chính
Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng
Trang 8ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế họach của quốc gia cũng như từng địa phương
Ví dụ Kế họach phòng chống tội phạm phải được xem là kế họach cấp nhà nước à chương trình hỗ trợ Tết cho người nghèo của nhà nước do thiếu cơ chế phòng chống tội phạm nên đã xảy ra nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện
f Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể.
Thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất, giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể cũng như tác động qua lại của chúng
Tình hình tội phạm được nhận thức ở mức độ chung khái quát và biện chứng
từ những hành vi phạm tội cụ thể Sự biến đổi của 1 tội phạm cụ thể sẽ kéo theo sự thay đổi của nhóm tội lọai tội và tình hình tội phạm nói chung trong xã hội
Ví dụ Tội phạm ma túy tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội xâm phạm tài sản, xâm phạm tính mạng sức khỏe Tội phạm tham nhũng gia tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội khác như hành chính, trật tự công cộng, kinh tế
Phòng ngừa tội phạm trong xã hội cân có sự kết hợp giữa những biện pháp phòng ngừa chung với biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất
g Tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong 1 địa bàn và trong 1 khỏang thời gian xác định
Tình hình tội phạm xuất hiện gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của địa bàn của lĩnh vực họat động cụ thể và trong 1 khỏang thời gian xác định Tính không gian thời gian sẽ xác định tính cụ thể của khái niệm tình hình tội phạm
Ví dụ: Phỉ chỉ xuất hiện ở khu vực biên giới, hải đảo, cao nguyên
Nhận thức về tình hình tội phạm cần phải xuất phát từ đặc điểm địa bàn và thời gian phát sinh tình hình tội phạm Phòng ngừa tội phạm cũng cần phải phát huy khả năng và lợi thế vốn có của từng địa bàn có tình hình tội phạm đang tồn tại
Ví dụ Phòng ngừa tội phạm trong ngành hải quan ( buôn lậu, hối lộ ) khác với ngành kiểm lâm ( phá rừng, tiếp tay cho lâm tặc )
Trang 94 Các nội dung của tình hình tội phạm:
Các nội dung – bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có quan hệ, ảnh hưởng đến nhau ở mức độ nhất định, tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm – tình hình tội phạm Các bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm bao gồm: Thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm Các bộ phận hợp thành này có hai loại:
+ Đặc điểm về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm
+ Đặc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
a Thực trạng của tình hình tội phạm:
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời phải dựa vào số liệu
về tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn Sở dĩ phải có sự kết hợp này vì không
phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và bị xử lý hình sự Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy, không bị xử lý về hình sự
• Vấn đề thứ nhất – Tội phạm rõ:
Hiện nay, nhin chung, đa phần các tài liệu tội phạm học lưu hành ở Việt Nam đều cho rằng tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và có trong thống kê hình sự Như vậy, thời điểm để xác định tội phạm rõ là khi tội phạm
bị đưa ra xét xử về hình sự và có trong thống kê hình sự hay nói cách khác, con số
về tội phạm được thống kê chính thức bởi cơ quan Tòa án là tội phạm rõ Số liệu này được cơ quan Tòa án thống kê hàng năm Sở dĩ có quan điểm về thời điểm xác định tội phạm rõ như vậy là vì các tài liệu này đều cho rằng thống kê xét xử hình sự của Tòa án có tính chính xác cao, ổn định vì đây là giai đoạn cuối cùng của quá
Trang 10tình chứng minh Mặt khác, thực tế cũng cho thấy số người bị Tòa án xử oan là hãn hữu
Tuy nhiên, theo TS Dương Tuyết Miên lại có quan điểm khác về tội phạm
rõ mà thực chất chính là thời điểm xác định tội phạm rõ Thời điểm được coi là tội phạm rõ khá sớm ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có
sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm pháp luật Sở dĩ xác định thời điểm tội phạm rõ như vậy vì Tiến sĩ cho rằng thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự của Tòa án vì nhân tố quan trọng phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính
là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế
Mặc dù số liệu xét xử của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá
về thực trạng về tình hình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án được đưa ra xét xử hình sự
Từ đó, cơ quan chức năng sẽ đánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có những cải cách cần thiết thúc đẩy công tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả
• Vấn đề thứ hai – Tội phạm ẩn:
Thuật ngữ tội phạm ẩn do Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học, toán học, xã
hội học của Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 Chính Adolphe Quetelet là người
đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “dark figure of crime” và là người dày công nghiên
cưu tội pham ẩn cũng như vấn đề thống kê tội phạm
Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm không chỉ dựa vào con số
về tội phạm rõ mà còn phải dựa vào việc đánh giá về tội phạm bởi số liệu tội phạm
rõ chỉ phản ánh được phần nào tình hình tội phạm Nhiều nhà tội phạm học cho rằng, số lượng tội phạm ẩn lớn hơn 6 đến 10 lần tội phạm rõ Điều này có nghĩa là
số lượng tội phạm “nằm trong bóng tối” không bị trừng trị bởi pháp luật chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số tội pham, dẫn đến việc các nhà tội phạm học và xã hội học đưa ra thuật ngữ tội phạm ẩn và nghiên cứu về nó
Có nhiều quan niệm về tội phạm ẩn nhưng đa số nhắc tới hai đặc tính của nó
Đó là: