- Bên được bảo hiểm xã hội: là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.. Khi người lao động đã thực hiện
Trang 1ĐỀ BÀI
1 Phân tích bản chất, chức năng của Bảo hiểm xã hội
2 Anh C ( sinh năm 1970), chị N ( sinh năm 1975), kết hôn năm 1995, đều là công nhân nhà máy đường S từ năm 1997 Tháng 5/ 2010, anh C bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tỉnh TH Sau 2 tháng điều trị, anh được xác định suy giảm 64% khả năng lao động Trong thời gian anh điều trị tai nạn lao động, chị N sinh con thứ 3
Yêu cầu:
1 Hãy giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho anh C, chị N?
2 Giả sử sau các sự kiện trên, anh C và chị N đều bị mất việc làm Gia đình chị
do phải nuôi 3 con nhỏ và một mẹ già nên rất khó khăn, được xác định là hộ nghèo Ngoài các quyền lợi về bảo hiểm xã hội trên, gia đình anh C, chị N còn được hưởng chế độ an sinh xã hội nào không? Nếu được hưởng thì chế độ cụ thể là gì?
Trang 2BÀI LÀM
A MỞ ĐẦU.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong lao động sản xuất, không phải lúc nào chúng ta cũng có sức khỏe, gặp may mắn, thuận lợi để tồn tại và phát triển Trái lại những rủi ro từ nguyên nhân khách quan, chủ quan… thường làm cho con người giảm hoặc mất thu nhập, ốm đau, bị tai nạn, tuổi già Và khi rơi vào những tình huống như vậy, nhu cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên để hòa nhập vào cộng đồng trở thành một vấn đề cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc Có thể nói, bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm phát huy được hiệu quả rất cao trong những tình huống đó, nó đã nhanh chóng góp phần san sẻ, khắc phục, tương trợ giữa các nhóm người lao động trong xã hội
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 7 Do hiểu biết của em về đề tài này còn hạn chế, nên bài làm của em không thể tránh được sai sót Mong Thầy, cô góp ý
để bài làm và kiến thức của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
B NỘI DUNG
I Khái quát chung về bảo hiểm xã hội.
1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là: “ sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm
xã hội” ( Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2006)
2 Cấu thành Bảo hiểm xã hội.
Trong quan hệ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội được cấu thành từ ba đối tượng đó là: bên thực hiện bảo hiểm xã hội, bên tham gia bảo hiểm xã hội và bên được bảo hiểm
xã hội
- Bên thực hiện bảo hiểm xã hội: do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức
thực hiện từ Trung ương đến địa phương
Trang 3- Bên tham gia bảo hiểm xã hội: là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội để
bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được hưởng bảo hiểm xã hội Đó
có thể là người sử dụng lao động và người lao động, đôi khi là Nhà nước
- Bên được bảo hiểm xã hội: là người lao động hoặc thành viên gia đình họ
khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
Như vậy, giữa các bên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Chính vì đó mà việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên được đặt trong mối liên hệ thống nhất
*** Các chế độ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các yếu tố sau:
- Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội ( những người lao động có ttham gia bảo hiểm)
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội ( như tuổi, mức suy giảm hoặc mất khả năng lao động, mức đóng góp, thời gian đóng)
- Mức trợ cấp;
- Thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
Hiện nay, ở nước ta có thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội sau:
- Chế độ bảo hiểm ốm đau và nghỉ dưỡng sức;
- Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ bảo hiểm thai sản;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
- Chế độ tử tuất;
- Chế độ bảo hiểm y tế
II Bản chất, chức năng của Bảo hiểm xã hội.
1 Bản chất của Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Khi trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống bảo hiểm xã hội có
Trang 4điều kiện ra đời và phát triển Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém thì không thể có hệ thống bảo hiểm xã hội vững mạnh được Ngược lại, kinh tế càng phát triển thì hệ thống bảo hiểm xã hội ngày càng đa dạng, các chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng, các hình thức bảo hiểm ngày càng phong phú Bảo hiểm xã hội mang một số bản chất sau:
Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội là sự chia sẻ hậu quả của những “ rủi ro xã hội” Sự
chia sẻ này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội Do đó, có thể nói bảo hiểm xã hội cũng là quá trình phân phối lại thu nhập Bảo hiểm xã hội là việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và an toàn của xã hội
Thứ hai: bảo hiểm xã hội mang bản chất kinh tế và bản chất xã hội
- Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người
lao động và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những rủi ro, bất trắc trong
xã hội
- Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của bảo hiểm xã hội, người lao động
chỉ phải góp một khoản nhỏ trong phần thu nhập của mình cho quỹ bảo hiểm
xã hội nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chaats đủ lớn để trang trải những rủi ro xảy ra
Tính kinh tế và tính xã hội của bảo hiểm xã hội không tách rời mà đan xen, có mối quan hệ với nhau Khi đề cập tới sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là nói đến tính xã hội của bảo hiểm xã hội và ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải cho mọi rủi ro xã hội thì đã đề cập tới tính kinh tế của bảo hiểm xã hội
2 Chức năng của bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội có những chức năng cơ bản sau:
Trang 5Thứ nhất: bảo hiểm xã hội có chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
sự thiếu thu nhập của người lao động và gia đình họ Có thể nói, đây là chức
năng cơ bản thể hiện rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của bảo hiểm xã hội Khi người lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ ( đóng góp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật) thì họ có quyền được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội khi phát sinh những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già, chết… đã làm thu nhập của họ bị giảm sút hoặc mất hẳn Bảo hiểm xã hội chỉ có ý nghĩa kinh
tế khi những thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ được bù đắp, trợ giúp theo quy định của bảo hiểm Đồng thời chỉ khi thực hiện tốt chức năng này, bảo hiểm xã hội mới thực sự khuyến khích, thực sự có sức cuốn hút đối với người lao động để họ tham gia bảo hiểm xã hội
Thứ hai: Chức năng phân phối lại thu nhập Chức năng này thể hiện khi
người lao động tham gia bảo hiểm đã thực hiện san sẻ rủi ro của chính bản thân mình theo thời gian Điều đó có nghĩa là, họ đóng phí bảo hiểm xã hội thường kèm với một tỉ lệ nào đó của thu nhập từ nghề nghiệp và trong một thời gian dài, để đến khi họ ốm đau, nghỉ hưu… số tiền đó được tồn tích tại quỹ bảo hiểm xã hội có thể bảo đảm một phần nhu cầu chi tiêu của họ Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng tham gia đóng phí bảo hiểm xã hội để bảo hiểm để bảo hiểm cho người cho người lao động mà họ thuê mướn theo thời gian của hợp đồng lao động Sự phân phối trong bảo hiểm xã hội còn thể hiện ở chỗ người lao động khỏe đóng góp cho người lao động ốm đau, người lao động trẻ đóng góp để cho người lao động đã hết tuổi lao động được hưởng
Ngoài ra, bảo hiểm xã hội còn thực hiện chức năng đó là góp phần tạo ra sự
san sẻ, tương trợ giữa các nhóm lao động Người lao động hàng tháng chỉ phải
trích một tỷ lệ nhỏ từ thu nhập đóng góp cho quỹ bảo hiểm xã hội nhưng với số đông người tham gia sẽ có một nguồn tiền lớn đủ trang trải cho những người không may gặp rủi ro Do vậy, bảo hiểm xã hội đã tạo ra sự đoàn kết, tương trợ và sự gắn kết lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm xã hội
Trang 6Người sử dụng lao động tuy không trực tiếp được hưởng các trợ cấp bảo hiểm
xã hội nhưng khi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, họ không còn lo lắng phải chi phí những khoản tiền đền bù cho người lao động, nếu không may xảy ra các rủi ro từ nghề nghiệp Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có thể yên tâm, tạo điều kiện cho sự ổn định của quan hệ lao động và sự phát triển doanh nghiệp
III Bài tập tình huống.
1 Hãy giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho a C, chị N?
Như tình huống đã đưa, anh C ( sinh năm 1970), chị N ( sinh năm 1975), kết hôn năm 1995 và đều là công nhân của nhà máy đường S từ năm 1997 Tháng 5/2010, anh C bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Sau 2 tháng điều trị, anh được xác định suy giảm 64% khả năng lao động Và cũng trong thời gian điều trị tan nạn lao động, vợ của anh sinh con thứ 3 Theo đó, anh C và chị N sẽ được hưởng một số quyền lợi về bảo hiểm xã hội sau đây:
Thứ nhất: anh C sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau:
- Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì đối tượng được hưởng
chế độ ốm đau là: “ người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của
Luật này bao gồm:
a, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b, Cán bộ, công chức, viên chức;
…
D, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân”;
Như vậy, với tình huống đã đưa ra, anh C, chị N là người làm việc cho nhà máy đường S theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó mà anh C thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau
Trang 7- Điều kiện hưởng chế độ ốm đau: Khoản 1 Điều 22 Luật BHXH 2006 quy định
điều kiện để hưởng chế độ ốm đau như sau: “ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và
có xác nhận của cơ sở y tế” Trong tình huống này ta thấy, anh C là công nhân của nhà
máy đường S, trên đường đi làm anh đã bị tai nạn giao thông Kết quả là anh phải vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tỉnh TH, sau 2 tháng điều trị, anh được xác định suy giảm 64% khả năng lao động Do đó, anh C có đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau: điểm a khoản 1 Điều 23 Luật BHXH 2006 quy
định: “ làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng
bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên” Trong tình
huống này, anh C là công nhân nhà máy đường từ năm 1997 đến tháng 5/2010, tức là anh
C có thời gian đóng bảo hiểm 13 năm ( dưới 15 năm), nên anh C được hưởng ba mươi
ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
- Mức hưởng chế độ ốm đau của anh C Theo khoản 1 Điều 25 thì anh C được
hưởng mức bảo hiểm theo chế độ ốm đau mà anh C được hưởng là bằng 75% mức tiền
lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Ngoài ra, anh C còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 26 Luật BHXH thì sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn
yếu thì anh C được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày trong một năm Mức hưởng một ngày bằng 25 % mức lương tối thiểu chun nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung
Thứ hai: anh C được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Điều 38 Luật BHXH quy định: “ đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này” Như vậy, theo quy định của điều luật trên, anh C thuộc đối tượng quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH: “ người làm việc theo hợp đồng lao động
Trang 8không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” Nên anh
C thuộc đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động: Điều 39 Luật BHXH 2006 quy
định: “ Người lao động được hưởng chế dộ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau
đây: 1 Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a, tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này” Như vậy, theo tình huống trên thì anh C thuộc trường hợp bị tai nạn trên tuyến
đường đi làm và bị suy giảm khả năng lao động lớn hơn 5 % ( suy giảm 64%), nên anh C
có đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
- Anh C sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng Điều 43 Luật BHXH quy định
như sau: “ 1 Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng trợ cấp hằng tháng.
2 Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị” Theo quy định này thì anh C thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31%
trở lên ( 64%) nên anh C được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng Mức trợ cấp hàng tháng của anh là: 96 % ( 30 % mức lương tối thiểu chung + ( 33%.2%) = 96 %)
Trang 9- Thời điểm anh C được hưởng trợ cấp là thời điểm anh C điều trị xong, ra viện ( khoản 1 Điều 44 Luật BHXH 2006)
- Ngoài ra, anh C còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của mình
sau khi điều trị tại bệnh viện Sau khi điều trị, nếu sức khỏe của anh C còn yếu thì anh
được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ
sở tập trung ( Điều 48 Luật BHXH 2006)
Thứ ba: chị N sẽ được hưởng chế độ thai sản Điều 27 Luật BHXH quy định đối
tượng áp dụng chế độ thai sản như sau: “ Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 2 của Luật này”, như vậy chị N là người thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản vì chị N là người làm việc cho nhà máy đường S, tham gia bảo hiểm hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản: “ 1 Người lao động được hưởng chế độ thai
sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2 Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi” Theo quy định này, chị N thuộc trường hợp là lao động nữ sinh con và đã
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong mười hai tháng trước khi sinh con nên chị N có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật
Trang 10- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: giả sử, trong trường hợp này, - chị N làm
công việc trong nhà máy đường S với điều kiện lao động bình thường thì chị sẽ được nghỉ
và hưởng chế độ thai sản là 4 tháng; - Nếu chị N làm việc trong nhà máy S thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca thì chị N sẽ được hưởng chế độ sinh con là
5 tháng;
- Nếu chị N sinh đôi thì ngoài thời gian nghỉ việc được quy định theo pháp luật thì chị sẽ được nghỉ thêm 30 ngày nữa ( Khoản 1 Điều 31 Luật BHXH 2006)
- Mức hưởng chế độ thai sản của chị N: chị N sẽ được hưởng bằng 100% mức
bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc Thời gian chị N nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian chị N đóng bảo hiểm xã hội Thời gian này nhà máy đường S và chị N không phải đóng bảo hiểm xã hội ( Điều 35 Luật BHXH) Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36 của Luật BHXH thì chị N
có thể đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con nếu có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm có hại cho sức khỏe của mình và được nhà máy đường S đồng ý
- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: Nếu sau thời gian hưởng chế
độ thai sản theo quy định tài điều 31 của Luật BHXH mà sức khỏe của chị N còn yếu thì chị N được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày trong một năm Mức hưởng một ngày bằng 25 % mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình mình; và được hưởng 40 % mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung ( Điều 37 Luật BHXH 2006)
2 Giả sử sau các sự kiện trên, anh C và chị N đều bị mất việc làm Gia đình chị do phải nuôi 3 con nhỏ và một mẹ già nên rất khó khăn, được xác định là hộ nghèo Ngoài các quyền lợi về bảo hiểm xã hội trên, gia đình anh C còn được hưởng các chế
độ an sinh xã hội khác Cụ thể như sau:
- Thứ nhất: Anh C và chị N sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Điều 80 Luật BHXH quy định đối tượng áp dụng luật nảo hiểm thất nghiệp như
sau: “ Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối người lao động quy định tại khoản 3 và