Nguyên nhân tiếp theo khiến cho môi trường làng nghề bị ô nhiễm đó là do sự phát triển bộc phát, sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức thủ công truyền thống là chính, việc đầu tư xây dựng hệ th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Hằng
Hà Nội, 2015
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tên đề tài 1
2 Lý do chọn đề tài 1
3 Lịch sử nghiên cứu 2
4 Mục tiêu nghiên cứu 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phạm vi nghiên cứu 6
7 Mẫu khảo sát 7
8 Câu hỏi nghiên cứu 7
9 Giả thuyết nghiên cứu 7
10 Phương pháp nghiên cứu 7
11 Dự kiến kết quả thu được 9
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN 10
CHƯƠNG 1.Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 10
1.1 Ô nhiễm môi trường và các khái niệm liên quan 10
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường 10
1.1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường 15
1.2 Làng nghề và ô nhiễm môi trường 19
1.2.1 Khái niệm làng nghề 19
1.2.2 Đặctrưng của làng nghề 22
1.2.3 Phương thức sản xuất tại làng nghề và ảnh hưởng của nó đến môi trường 23
1.3 Cộng đồng dân cư nhân tố quan trọng trong hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề 27
1.3.1 Khái niệm cộng đồng dân cư 27
1.3.2 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của cộng đồng dân cư 29
Trang 41.3.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và sức khỏe cộng động 311.3.4 Trách nhiệm, mức độ tham gia bảo vệ môi trường làng nghề của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
HUYỆN Ý YÊN, NAM ĐỊNH 38 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Ý Yên 38
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử phát triển làng nghề huyện Ý Yên 382.1.2 Đặc điểm sản xuất, vị trí địa lý, quy mô của các làng nghề huyện Ý Yên402.1.3 Ảnh hưởng của làng nghề đến sự phát triển kinh tế, xã hội đến cộng đồng dân cư huyện Ý Yên 41
2.2 Phương thức sản xuất và nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 43
2.2.1 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề thủ công mỹ nghệ Mây tre đan (gọi tắt Làng nghề Mây, tre, đan) từ phân tích quy trình sản xuất và báo cáo của chính quyền địa phương xã Yên Tiến, huyện Ý Yên 432.2.2 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Đúc, dát đồng, cơ khí (làng nghề Đúc đồng) từ phân tích quy trình sản xuất và báo cáo của chính quyền địa phương xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, 462.2.3 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đồ gỗ từ phân tích quy trình sản xuất và báo cáo của chính quyền địa phương xã Yên Ninh, huyện
và đời sống của cộng đồng dân cư, 552.3.3 Mức độ tham giacủa cộng đồng dân cư trong hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề 592.3.4 Chính sách, hoạt động và sự quan tâm của chính quyền địa phương đến ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên 62
Trang 5CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ CHỦ YẾU LÀ GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THÔNG QUA TẦN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ THAM GIA, TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 68
3.1 Một số nhân tố trong làng nghề là nguyên nhân tác động đến mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề tại huyện Ý Yên 68
3.2 Định hướng, thay đổi nhận thức, quan điểm của cộng đồng dân cư trong mối quan hệ làng xóm với cơ sở sản xuất 70
3.3 Nhóm giải pháp tham gia bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị - xã hội 71
3.4 Nhóm giải pháp tham gia của dòng họ trong việc bảo vệ môi trường làng nghề 73
3.5.Một số khuyến nghị về công tác quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên 74
KẾT LUẬN 76
1 Đóng góp của luận văn 76
2.Hạn chế của Luận văn 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 82
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
S ơ đồ 1.1 Sự tương tác giữa các thành phần trong môi trường 12
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất Mây, tre, đan và ô nhiễm môi trường 44
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất Đúc đồng và ô nhiễm môi trường 47
Sơ đồ 2.3 Vòng tròn tác động giữa con người và ô nhiễm môi trường 55
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh sách làng nghề huyện Ý Yên 39
Bảng 2.2 Danh sách số lượng cơ sở sản xuất nghề huyện Ý Yên 40
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động huyện Ý Yên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 -2011 42
Bảng 2.4 Tỉ lệ lực lượng lao động nông thôn huyện Ý Yên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 - 2011 42
Bảng 2.5.Bảng phân loại máy móc, công cụ dùng trong quy trình sản xuất 50
đồ Gỗ, mộc 50
Bảng 2.6 Giới hạn âm cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) – dBA (Để đo mức âm tổng hợp ở nhiều tần số khác nhau người ta sử dụng đơn vị dB tương ứng với đặc tính tần số tương đối A, kí hiệu chung là dBA) 50
Bảng 2.7 Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng 51
Bảng 2.8 Khối lượng chất thải của một xưởng sản xuất gỗ mộc có quy mô vừa 51
Bảng 2.9 Ý kiến nhận xét mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề của cộng đồng dân cư 53
Bảng 2.10 Mối quan hệ giữa làng nghề với các dạng ô nhiễm môi trường qua ý kiến của cộng đồng dân cư 53
Bảng 2.11 Một số nhóm bệnh đặc trưngtại làng nghề 56
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo ngành huyện Ý Yên 43Biểu đồ 2.2 Nhận xét mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề của cộng đồng
dân cư 58 Biểu đồ 2.3 Mức độ tương quan giữa dạng ô nhiễm môi trường và làng nghề qua ý kiến của cộng đồng dân cư 54 Biểu đồ 2.4 Ba biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa loại làng nghề và nhóm bệnh 57
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1 Một số chính sách để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mây, tre, đan xã Yên Tiến 66 Hộp2.2 Ý kiến nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương xã Yên Xá về phản ứng của cộng đồng dân cư và hiện trạng xử lý nước thải của làng nghề đúc đồng 66 Hộp 2.3 Ý kiến đánh giá, nhận xét của chính quyền địa phương xã Yên Ninh về thực trạng, nguyên nhân và chính sách quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề Gỗ, mộc 67
Trang 8- Tính cấp thiết của đề tài:
Chính sách đổi mới của kinh tế, định hướng phát triển làng nghề tại vùng nông thôn đã mang lại cho luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công – truyền thống tại Việt Nam Trong 10 năm trở lại đây, làng nghề phát triển nhanh chóng cả
về số lượng và quy mô, tính đến năm 2013 cả nước có khoảng 1500 làng nghề, làng nghề này được phân bố đều ở cả 3 miền, tại Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 800 làng nghề, phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tây có 280 làng nghề, Thái Bình có 187 làng nghề, Bắc Ninh có 59 làng nghề, Hải Dương có 65 làng nghề, Nam Định có 90 làng nghề, Thanh Hóa có 127 làng nghề Số lao động làm nông nghiệp trong các làng nghề chiêm một tỉ lệ thấp dưới 30% tổng số lao động tại làng nghề Như vậy phát triển làng nghề kéo theo sự phát triển, thay da đổi thịt kinh tế nông thôn là một định hướng đúng, nhưng một sự phát triển cần phải cân đối trong quy hoạch và quản lý chặt chẽ ngay từ phía nhà nước, thì mới tạo nên sự chắc chắn và bền vững Tuy nhiên hiện nay trong hệ thống quản lý làng nghề Việt Nam đang có sự chồng chéo, không đồng nhất cụ thể: Chính phủ quy định Bộ NN&PTNT quản lý các hộ,
cá nhân; Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chất thải; Bộ Công thương quản lý
DN ở nông thôn, nhưng mỗi tỉnh lại phân công khác nhau dẫn đến phân tán, chồng chéo (27 tỉnh, thành phân cho sở NN&PTNT, 22 tỉnh, thành là sở Công thương, còn lại là thuộc các sở KH&ĐT, LĐTB&XH, liên minh HTX)…điều này khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường của các làng nghề chưa cao
Nguyên nhân tiếp theo khiến cho môi trường làng nghề bị ô nhiễm đó là do sự phát triển bộc phát, sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức thủ công truyền thống là chính, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất khó thực hiện do kinh phí quá lớn
so với doanh thu của mỗi xưởng sản xuất, nên chất thải làng nghề không qua quá trình xử lý đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư làng nghề và vùng phụ cận
Trang 9trạng ô nhiễm môi trường, nhưng do đặc thù sản xuất hộ gia đình phân tán nên việc quản lý chất thải của xưởng sản xuất rất khó Hiện nay gần như dân cư làng nghề vẫn có thái độ coi trọng vấn đề kinh tế hơn là quan tâm tới hậu quả của việc xả thải
ra môi trường Theo Tôi đây là nguyên nhân chính khiến vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng Và để cải thiện môi trường làng nghề, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương, thì cộng đồng dân cư tại làng nghề và chủ mỗi xưởng sản xuất cần phải nhận thức được tác động động tiêu cực mà ô nhiễm môi trường mang tới, và cùng chung tay vào hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề Đây là lý do Tôi chọn đề tài “ Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Nam Định (nghiên cứu trường hợp huyện Ý Yên)
- Đóng góp lý luận: Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn đóng góp thêm
vào hệ thống phương pháp giải quyết ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng theo hướng tiếp cận đưa ra những giải pháp nhằm thay đổi thái
độ và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư tích cực, tự giác tham gia hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
- Đóng góp cho hoạt động thực tiễn: Qua việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm
môi trường làng nghề huyện Ý Yên, Nam Định, Tác giả muốn thông qua những số liệu thống kê nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, nhận thức bảo
vệ môi trường của người dân làng nghề hiện nay, giúp nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cộng đồng dân cư có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, dòng họ, cá nhân, gia đình trong việc giảm tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến đời sống, sức khỏe của người dân
3 Lịch sử nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường làng nghề nói riêng là vấn
đề được xã hội và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Quan tâm đến vấn đề môi trường làng nghề có:
- Sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, tác giả Đặng Thị Kim Chi, NXB
Khoa học kĩ thuật, 2005, cuốn sách là công trình nghiên cứu tổng quan nhất về ô nhiễm môi trường làng làng nghề Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng
Trang 103 nghề Việt Nam hiện nay Tác giả đã phân loại các làng nghề Việt Nam thành 5 nhóm nghề chính và đưa ra hiện trạng môi trường các làng nghề Qua đó cũng nêu
rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam Tác giả đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu trường hợp ô nhiễm môi trường tại 3 làng nghề ở Bắc Ninh: Làng nghề sản xuất giấy Dương Ô, làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội, và làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tác giả đã chứng minh được nồng độ ô nhiễm bụi, nhiệt, không khí, nước… tùy thuộc vào loại hình sản xuất của làng nghề Và tác giả cũng chỉ ra được tại những làng nghề ô nhiễm thì tuổi thọ trung bình của người dân
sẽ giảm hơn so với những làng nghề thuần nông khác
- Báo cáo môi trường quốc gia: Môi trường làng nghề Việt Nam, Tổng cục mô trường (2008) Khác với cách phân loại nhóm làng nghề của Đặng Kim Chi, trong
báo cáo đã phân loại làng nghề thành 6 nhóm làng nghề và báo cáo cũng khẳng định được tầm quan trọng của làng nghề trong quá trình chuyển dịch cơ cấu – kinh tế nông thôn theo hướng kinh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cải thiện đáng kể thu nhập, đời sống của người dân góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm, phát triển thu nhập Tuy nhiên một thực trạng đang tồn tại ở các làng nghề là phát triển kinh tế không đi kèm với bảo vệ môi trường, và ô nhiễm môi trường đang trở thành thách thức lớn đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho nông thôn Trong chương 2, chương 3 của báo cáo, đã nêu lên hiện trạng, nguyên nhân và cách thức xử lý ô nhiễm và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế
- xã hội của cộng đồng dân cư ( các loại bệnh phổ biến, đặc trưng cho từng loại ô nhiễm trong mỗi làng nghề) Bên cạnh đó Báo cáo cũng nêu lên những bất cập, khó khăn trong công tác quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam hiện nay, và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý môi trường làng nghề; Quy hoạch tập trung cơ sở sản xuất làng nghề Báo cáo đã đưa ra số liệu ô nhiễm rất chi tiết cho từng loại hình làng nghề và thể hiện được hiện trạng ô nhiễm môi trường chung cho các làng nghề Việt Nam Giải pháp báo cáo đưa ra cũng mang tính khái quát cao, chung cho tất cả các làng nghề Báo cáo đã mang đến cho tôi cái nhìn tổng
Trang 114 thể về môi trường làng nghề Việt Nam, từ đó tôi có những định hướng cụ thể hơn cho luận văn của mình
- Bên cạnh việc phản ánh thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề thì những nghiên cứu dưới đây đã đi sâu nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư, mà biểu hiện là các loại bệnh phổ biến trong các làng nghề:
+ Nghiên cứu tỉ lệ dị dạng bẩm sinh của người dân ở một số làng nghề cơ khí tỉnh Nam Định, Đỗ Đình Xuân, Tạp Chí Y học thực hành, số 5 – 2009, tr44-48 Tác
giả điều tra tỷ lệ dị dạng bẩm sinh của 10.000 người dân (5044 nữ và 4956 nam) có
độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng địa lý của tỉnh Nam Định: Huyện ý Yên, huyện Nam Trực, huyện Xuân Trường (5000 người dân làng nghề và
5000 người dân vùng đối chứng) Kết quả cho thấy: Tỷ lệ Dị Dạng Bẩm Sinh của vùng làng nghề cơ khí cao hơn vùng đối chứng 4,17 lần Đề tài nghiên cứu này đã chứng minh được tác động âm tính, cộng đồng dân cư làng nghề cơ khí phải gánh chịu , bằng những luận cứ xác thực Đề tài đã đã đưa ra cảnh báo sự nguy hiểm, loại bệnh mà người dân làng nghề cơ khí sẽ mắc phải cao Đề tài là tiền đề cơ sở, để tác giả triển khai, lập bảng hỏi khảo sát tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên đến cộng đồng dân cư Do đề tài tiếp cận dưới gốc độ nghiên cứu Y học, khác với hướng tiếp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề thông qua vai trò của cộng đồng dân cư, của tác giả trong luận văn
Hướng tiếp cận giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề gắn với cộng đồng dân
cư
- B.S Bạch Quốc Khang, Bùi Xuân Toái, Nguyễn Thị Thu Quế (2005), Sổ tay
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng dân cư, NXB Nông nghiệp Nhóm tác giả đã đưa ra kinh
nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc gắn tính cộng đồng với việc sử dụng hình thức gây sức ép đối với nhóm gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường bằng một số hình thức: Tác động để cộng đồng dân cư đòi đền bù ô nhiễm từ các nhà máy gây ô nhiễm; Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thông qua ý kiến của cộng đồng dân cư Hình thức này đã được một số nước Trung Quốc, Columbia, Philipin, Malayia, thực hiện và mang lại hiệu quả Tuy vậy văn hóa, đặc trưng của làng nghề tại Việt Nam, và tại Ý Yên có ảnh hưởng rất lớn đến hành động cộng
Trang 125 đồng dân cư làng nghề, là điều mà nhóm tác giả chưa gắn với thực tiễn tại Việt Nam, khi đưa ra các giải pháp kinh nghiệm của các nước
- Bảo vệ ô nhiễm môi trường bằng việc giải quyết xung đột ô nhiễm môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề
Tiếp cận giải quyết xung đột môi trường dưới góc độ lý thuyết có các tác giả:
+ Tác giả Hồ Bá Thâm với sách: Mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm: Thực trạng,
xu hướng và giải pháp, 2011, đã nghiên cứu và đưa ra được những dạng xung đột
cơ bản của các nhóm xã hội trong một số lĩnh vực, tác giả cũng đưa ra cách nhận dạng và giải quyết mâu thuẫn Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả mang tính chất khái quát mà không đi sâu vào lĩnh vực mẫu thuẫn làng nghề cụ thể
+Sách: Xã hội học môi trường, Vũ Cao Đàm, Tác giả tiếp cận xung đột môi
trường dưới góc độ xã hội học, trong tác phẩm tác giả đã đưa ra một cách khá đẩy
đủ và chi tiết cách nhận dạng và giải quyết xung đột môi trường về lý thuyết Vì vậy đây sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọng để triển khai nghiên cứu vào thực tiễn
Bên cạnh đó có một số những đề tài sau đã ứng dụng giải quyết ô nhiễm môi trường thông qua việc quản lý xung đột mâu thuẫn hoặc nhận dạng ô nhiễm môi trườn thông qua mâu thuẫn giữa nhóm xã hội trong làng nghề
+ Luận văn: Quản lý xung đột môi trường trong phát triển làng nghề bằng xây
dựng khu sản xuất tách biệt và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường (nghiên cứu làng nghề Sơn Mài Hạ Thái – Hà Nội), Thân Trung Dũng, 2009 Tác giả đã tiếp
cận giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề bằng việc quản lý xung đột môi trường của nhóm xã hội tại làng nghề và xây dựng khu sản xuất tách biệt với cộng đồng dân cư và lập quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường, nhưng là tiếp cận dưới góc độ người quản lý
+ Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề đồng bằng Sông
Hồng: Thực trạng và xu hướng biến đổi, Đặng Đình Long, NXB Nông Nghiệp,
2005.Tác giả đề tài đã đi đến kết luận ”chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay là rất xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế; Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của người dân đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường
Trang 136 Ngoài ra còn có nhiều những đề tài khác nhau đưa ra hướng giải quyết cho ô nhiễm môi trường làng nghề, bằng xây dựng mô hình xử lý nước thải tập trung, công nghệ xử lý nước thải hoặc phát triển làng nghề theo hướng du lịch Mỗi đề tài đưa ra một hướng giải quyết riêng cho vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Trong đề tài này hướng giải quyết tôi hướng đến đó là những giải pháp có sự tham gia của cộng đồng dân cư
4 Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn hướng tới mục tiêu chứng minh cộng đồng dân
cư có vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định đến sự thành công của hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở xem xét một số vấn về lý luận về ô nhiễm môi trường và trách
nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể sinh sống trong làng nghề để tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã và đang ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng dân cư tại các làng nghề huyện Ý Yên về các mặt: cuộc sống sinh hoạt
và bệnh tật mà cộng đồng dân cư mắc phải
- Thái độ quan tâm của cộng đồng dân cư đến việc khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề, những ý kiến, hoạt động bảo vệ môi trường họ đã tham gia nhằm tạo sức ép với chính quyền trong việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
- Tìm giải pháp để cộng đồng dân cư chứng minh vai trò của mình thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường thực tế
6 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề thì cần
sự chung tay, góp sức của chính quyền, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư Tuy nhiên trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu đối tượng: Vai trò của cộng đồng dân cư trong hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề Cụ thể như sau:
+ Chương 1: Tác giả đi tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề, cộng đồng dân cư và vai trò của cộng đồng dân cư để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn tại chương 2 và chương 3 của đề tài + Chương 2: Tác giả tiến hành tìm hiểu, khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại huyện Ý Yên, Nam Định, và ý thức, thái độ của cộng đồng dân cư
Trang 147 trong việc tham gia vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên giai đoạn 2009 – 2013
+ Chương 3: Dựa trên những đánh giá và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên tại chương 2, Tác giả đưa ra một số giải giải pháp để các tổ chức chinh trị - xã hội, dòng họ, cá nhân, gia đình thể hiện vai trò bảo vệ môi trường làng nghề thông qua số lượng và chất lượng các hoạt động tham gia
- Phạm vi không gian: Làng nghề huyện Ý Yên, Nam Định,
- Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013
7 Mẫu khảo sát
- Khách thể nghiên cứu: Làng nghề thuộc huyện Ý Yên, Nam Định
- Mẫu khảo sát: Tác giả chọn hoạt động sản xuất và xử lý chất thải tại một số các làng nghề sau:
+ Làng nghề đúc đồng Tống Xá, huyện Ý Yên
+Làng nghề gỗ, mộc tại Ninh Hạ, La Xuyên, xã Yên Ninh
+ Làng nghề mây tre đan tại Cát Đằng, Đằng Chương, Thượng Thôn, xã Yên Tiến
8 Câu hỏi nghiên cứu
-Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hiện nay như thế nào?
- Cộng đồng dân cư có vai trò như thế nào trong hoạt động hạn chế và khắc phục
ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định?
9 Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại huyện Ý Yên, Nam Định đang rất nghiêm trọng về nguồn nước, không khí (bụi, mùi, nhiệt) và gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư
- Cộng đồng dân cư (gia đình, dòng họ, tổ chức chính trị - xã hội) là nhân tố quan trọng chi phối, quyết định sự thành công của hoạt động bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm do làng nghề gây ra
10 Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận xã hội học
- Phương pháp thu thập thông tin
Trang 158 + Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu từ sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của đồng nghiệp
có nội dung liên quan đến cộng đồng dân cư, ô nhiễm môi trường làng nghề, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, xung đột lợi ích và cách giải quyết
để làm luận cứ lý thuyết cho đề tài
Nghiên cứu phân tích tài liệu, chủ chương, chính sách, chương trình của nhà nước, chính quyền địa phương về làng nghề, ô nhiễm môi trường làng nghề, và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề từ phía chính quyền địa phương; Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề của phòng tài nguyên môi trường Ý Yên,… Trên cơ sở những dữ liệu ấy, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại Ý Yên, Nam Định và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề trong thời gian qua như thế nào?
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Tác giả tiến hành khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi đối với cộng đồng dân cư chịu tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề huyện Ý Yên theo mẫu đã chọn, để tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về tác động ô nhiễm môi trường mà họ đang sống và ý kiến, thái độ của họ đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề Dựa trên kết quả các bảng hỏi thu thập được tác giả tiến hành xử lý bằng SPSS, kết quả thu được sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá và tìm ra giải pháp để nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Nam Định Tác gỉa dự kiến thực hiện 100 bảng hỏi khảo sát tại làng nghề trên địa bàn huyện Ý Yên:
Đúc đồng – Tống Xá: 30 bảng hỏi
Mây tre đan tại Cát Đằng (15), Đằng Chương (15), Thượng Thôn (10) – Yên Tiến => Tổng 40 bảng hỏi
Gỗ mộc tại Ninh hạ (15), La Xuyên (15) =>Tổng 30 bảng hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với chuyên viên và trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện Ý Yên, cán bộ cấp xã tham gia công tác bảo vệ môi trường, và một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường để biết ý kiến của họ về thực trạng nhiễm môi trường làng nghề, hiệu quả của những biện pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
Trang 169 tại huyện Ý Yên, Nam Định hiện nay, và những đánh giá, ý kiến cá nhân của họ về tính khả thi của một số biện pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Trong đề tài Tác giả tiến hành nghiên cứu trường hợp 3 xã (mây, tre, đan xã Yên Tiến; đúc đồng Yên Xá; gỗ, mộc xã Yên Ninh), có sự tập trung làng nghề và ô nhiễm môi trường tại đây đang là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương và người dân tại huyện Ý Yên Trong mỗi xã Tác giả nghiên cứu trường hợp từ 2 đến 3 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường cao
để khảo sát bảng hỏi Việc lựa chọn này sẽ dựa trên đánh giá của báo cáo thống kê phòng Tài nguyên, môi trường huyện Ý Yên Tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên người dân, sống tại làng nghề đã chọn ở trên để thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi
=> Với những kết quả thu được từ phương pháp khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia chính là những luận cứ thực tiễn chứng minh giả thuyết của tác giả trong
+ Các khái niệm của đề tài
+ Phân loại ô nhiễm môi trường làng nghề và ảnh hưởng của nó đến đời sống của cộng đồng dân cư
+ Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề
Luận cứ thực tiễn
+ Những thông tin, số liệu thu thập được liên quan đến đề tài
+ Thông tin, số liệu thu thập được thông qua khảo sát thực địa bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu tại làng nghề
Trang 1710
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC HẠN CHẾ VÀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1.1 Ô nhiễm môi trường và các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Kinh tế công ngiệp phát triển, đặc biệt là sự phát triển không theo quy hoạch đã tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, gây cản trở cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lâu dài dẫn đến sự biến đổi môi trường trái đất (biến đổi khí hậu toàn cầu) Môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đã và đang được nghe, nói đến nhiều trong các diễn đàn, mỗi chúng ta cũng hiểu nôm na thế nào là môi trường? Đó là những gì xung quanh chúng ta sống Nhưng muốn có một cơ sở lý luận cho luận văn thì cách hiểu đơn giản đó là chưa đủ, vì vậy tác giả sẽ đưa ra một cách có hệ thống kiến thức, khái niệm về ô nhiễm môi trường dưới đây Và sau đó sẽ chọn hoặc đưa ra một cách hiểu làm cơ sở lý luận xuyên suốt đề tài
Thế nào là môi trường? Môi trường được phân chia như thế nào?Vì sao lại có ô nhiễm môi trường?, Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mà tác giả đặt ra và tìm kiếm câu trả lời trong phần này
- Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “ Môi
trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (condition) và ảnh hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random house College
Dictionnary – USA)
Theo cách hiểu trên, khi xem xét môi trường thì cần phải đưa ra một đối tượng cụ thể làm trung tâm (đối tượng này có thể là vật, người, cộng đồng, hoàn cảnh, hiện tượng,…) mà tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu tố tác động đến
sự tồn tại và phát triển của nó.Cách hiểu này đề cập đến mối quan hệ sự tác động qua lại của những yếu tố trong cùng một môi trường hoặc giữa vật thể trung tâm và những nhân tố khác xung quanh nó Theo cách hiểu này có thể hiểu môi trường bao gồm tất cả các loại môi trường (đất, nước, không khí) cả môi trường xã hội và nhân văn Đây là một điểm khác so với định nghĩa về môi trường trong Luật Bảo vệ môi
Trang 1811
trường Việt Nam (2005): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật” “Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”[20;3].Với việc coi con người là đối tượng trung tâm
của môi trường, và môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con người Định nghĩa này dễ làm cho người đọc hiểu nhầm về mối quan
hệ giữa môi trường và con người là mối quan hệ một chiều đó là con người là trung tâm tiếp nhận những tác động từ môi trường Nhưng trên thực tế thì quan hệ giữa con người và môi trường là quan hệ 2 chiều, con người nhận tác động từ môi trường
và con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố xung quanh trong môi trường sống của con người
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa: “Môi trường là tổng
thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì” 1 Theo định nghĩa này môi trường được phân làm 3 thành phần:
- Thành tố sinh thái tự nhiên: Có thể hiểu là những tài nguyên, yếu tố có sẵn trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái, trường vật lý,…)
- Xã hội – nhân văn: Là những yếu tố do con người tạo ra bao gồm: Dân số và những vấn đề về dân số, chính sách, phong tục, tổ chức cộng đồng, các vấn đề về sinh hoạt và xả thải
- Các điều kiện tác động: Hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội ví dụ như ( chương trình dự án phát triển kinh tế, xây dựng, quy hoạch, đô thị hóa, các vấn đề về công nghệ, kĩ thuật; Các dự án xã hội khắc phục, bảo vệ môi trường,…)
Sự tương tác của 3 thành tố trên tạo nên những hiệu ứng theo 2 hướng tích cực và tiêu cực của thành phần môi trường lên nhau Dưới đây là sơ đồ tác giả hình dung
về sự tương tác của 3 thành tố trên
1
http://idoc.vn/tai-lieu/giao-trinh-moi-truong-va-phat-trien-c1.html
Trang 1912 Theo sơ đồ trên thì thành tố sinh thái bao trọn 2 thành tố, mang lại những điều kiện sống cơ bản nhất cho 2 thành tố còn lại Hệ sinh thái tự nhiên có chức năng:
+ Cung cấp nơi sống cho con người;
+ Cung cấp năng lượng và nguyên liệu;
+Chứa đựng và tự làm sạch chất thải;
+ Lưu giữ thông tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học.2
Mọi hoạt động của xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động đều gây ảnh hưởng đến thành tố sinh thái tự nhiên và chịu sự chi phối tác động của các thành tố sinh thái tự nhiên Suy cho cùng thì mọi bản kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội do con người xây dựng dựa trên những điều kiện có sẵn của tự nhiên và mục đích của những bản kế hoạch đó là tác động, cải tạo hệ sinh thái tự nhiên để phục vụ mục đích sống cho chính con người Tuy nhiên khai thác và sử dụng như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của con người vừa bảo vệ được hệ sinh thái tự nhiên là những vấn đề xã hội cần nghĩ đến
- Hình tròn màu tím, tác giả có thể hiện miền giao giữa 3 thành tố, đó chính là vùng hoạt động phù hợp nhất cho 3 thành tố trong môi trường, tạo nên sự phát triển bền vững cho mỗi thành tố Nếu hoạt động của con người vượt ra ngoài ranh giới
2 Xin tham khảo ý kiến tác giả Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục
Thành tố sinh thái tự nhiên
Xã hội nhân văn
Các điều kiện tác động
Sơ đồ 1.1 Sự tương tác giữa các thành phần trong môi trường
Trang 2013 giao thoa đó, sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái tự nhiên
và cho chính cuộc sống của con người Hay theo từ ngữ chuyên môn thì tác động tiêu cực của con người tới hệ sinh thái tự nhiên được gọi là suy thoái và ô nhiễm môi trường
Theo Luật BVMT 2014 của Việt Nam thì: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”[20;3]
=>Như vậy ô nhiễm môi trường chính là quá trình tích lũy các yếu tố trong môi trường vượt quá giới hạn tự làm sạch của môi trường, gây nên những tác động tiêu cực cho cuộc sống, sức khỏe con người và làm giảm chức năng của môi trường
- Suy thoái môi trường: “Là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần
trong môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật”[20;3] Đối
tượng bị ảnh hưởng trong giải thích này không bao trùm hết các thành phần trong
hệ sinh thái tự nhiên (đất, khí quyển,…)
Tiếp cận theo chức năng của môi trường thì suy thoái môi trường là sự “ giảm
khả năng đáp ứng 4 chức năng của hệ thống môi trường”, biểu hiện cụ thể:“mất an toàn nơi cư trú; Cạn kiệt tài nguyên; ô nhiễm và suy thoái”[12;9].
Suy thoái và ô nhiễm môi trường là hai khái niệm có nhiều sự tương đồng với nhau, vì vật nếu không hiểu sẽ nghĩ 2 khái niệm này là một Thực chất thì suy thoái
và ô nhiễm môi trường có điểm giống nhau là cùng phản ánh sự biến đổi của môi trường và cuộc sống sức khỏe của con người bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực Tuy nhiên sự khác nhau giữa chúng là ở mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến con người
và thiên nhiên:
+ Ô nhiễm môi trường được xác định dựa vào bộ tiêu chuẩn môi trường mà các
cơ quan khoa học định sẵn Chỉ cần các yếu tố trong môi trường vượt qua giới hạn tiêu chuẩn môi trường đó thì được coi là ô nhiễm môi trường
+ Suy thoái môi trường dường như được xác định dựa vào những hậu quả mà chúng ta nhìn thấy được, cảm nhận được sau một thời gian dài các yếu tố tích tụ do
ô nhiễm môi trường tạo ra (Ví dụ như suy thoái đất)
Như vậy thì suy thoái môi trường thể hiện hậu quả do hoạt động làm tổn hại đến môi trường ở mức độ nghiêm trọng hơn so với ô nhiễm môi trường Tuy nhiên trong
đề tài này tác giả sử dụng cụm từ “ô nhiễm môi trường” trong những vấn đề chung
Trang 2114 của cả 2 từ suy thoái và ô nhiễm môi trường Trong phần thực trạng khi nói đến cấp
độ môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực, thì tác giả sẽ phân tích theo 2 cấp độ ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường, để làm rõ mức độ nghiêm trong của ô nhiễm môi trường tại địa phương
- Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường đến từ:
+ Môi trường tự nhiên: Biến động bất thường của thiên nhiên: hạn hán, lũ quét, động đất, lụt,
+Môi trường nhân tạo:
Sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên trong hệ sinh thái tràn lan, bừa bãi không theo quy hoạch trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…
Hệ thống chính sách quy hoạch phát triển thị trường, kinh tế yếu kém
Tập chung phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế không chú trọng tới vấn đề môi trường,
Vấn đề về dân số (bùng nổ dân số, nghèo đói, bất bình đẳng, )
Từ những hoạt động vô tình hoặc cố ý của con người đã đưa vào hệ sinh thái tự nhiên những tác nhân gây ô nhiễm thuộc nhóm chất vật lý, hóa học, sinh học thông qua nguồn nước, không khí, vật trung gian, tích tụ lại dẫn đến ô nhiễm môi trường
- Giải thích một số từ ngữ dùng trong luận văn
+ Quy chuẩn môi trường: “ Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong cacsm chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”[20;3]3
+ Tiêu chuẩn môi trường: “Là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”[20;3] Tiêu chuẩn môi trường có liên
quan mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm những 8 nhóm chính:
3
nguyen-va-moi-trng&catid=211:vietnam&Itemid=549 , Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quy chuẩn môi trường Việt Nam, ngày tồn tại 06/09/2011
Trang 22http://www.chicuctdc.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1482:danh-mc-qcvn-b-tai-15
1, Những quy định chung
2, Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển, nước ven biển, nước thải,…
3, Tiêu chuẩn không khí bao gồm khói bụi, khí thải,…
4, Tiêu chuẩn liên quan đến sử dụng đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp
5, Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
6, Tiêu chuẩn liên quan đến nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học
7, Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa
8, Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển, 4
+ Sự cố môi trường là những thiệt hại không mong đợi xảy ra bởi các quá trình tai biến vượt quá ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường Quá trình tai biến là những quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường, đó là một đặc tính vốn
có, phản ánh tính nhiễu loạn, bất ổn của bất cứ hệ thống môi trường nào 5
+ Phát triển bền vững: Là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của
họ
1.1.2 Các dạng ô nhiễm môi trường
Trong phần trên tác giả có đề cập 3 thành tố (hệ thống) cấu tạo nên môi trường
Vì vậy việc phân chia dạng ô nhiễm môi trường dựa vào 3 thành tố trên thì có: + Ô nhiễm môi trường tự nhiên: Đây là dạng ô nhiễm môi trường rất quen thuộc với mọi người Nó là dạng ô nhiễm mà sự tích tụ các chất độc hại trong hệ sinh thái
tự nhiên vượt quá giới hạn tiêu chuẩn môi trường gây hại cho cuộc sống của con người và hệ sinh thái tự nhiên Ví dụ như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,… + Ô nhiễm môi trường xã hội – nhân văn: Theo tác giả nếu đề cập đến ô nhiễm môi trường nói chung mà chỉ nói đến khía cạnh ô nhiễm môi trường tự nhiên thì chưa đủ, môi trường xã hội nhân văn là một trong 3 hệ cấu tạo nên môi trường, và
nó là trung tâm gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ chính những gì nó tác động
4 http://www.gree-vn.com/vanbanphapluat.htm, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam, ngày tồn tại 15/6/2014
5 Xem thêm Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục
Trang 2316 đến môi trường (hệ sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội, nhân văn, các điều kiện tác động) Vì thế theo tác giả những hành vi, hoạt động trong môi trường xã hội nhân văn theo chiều hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng có thể coi
là một dạng ô nhiễm môi trường Ví dụ Hiện nay chúng ta thấy xuất hiện đến hiện tượng suy đồi văn hóa trong xã hội, biểu hiện của vấn đề này rất đa dạng, có thể là những hành vi sai lệch trong cách ứng xử với cộng đồng (hành vi sử dụng chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc đối với hàng tiêu dùng và bán cho người tiêu dùng, hay đó
là việc môt số người coi lợi ích kinh tế lên hàng đầu, vì vậy chà đạp lên những lợi ích của cộng đồng xung quanh đó là hành vi xả nước thải công nghiệp chưa qua xử
lý ra sông của Vedan,…); Hoặc những vấn đề về phong tục sinh hoạt, xả thải không đúng cách của người dân cũng gây tác động xấu tới môi trường,… Đối với dạng ô nhiễm môi trường xã hội này thì hiện nay chưa có một bộ tiêu chuẩn cụ thể quy định, mà việc xác định chúng mang tính chất định tính hoặc thông qua một số đối tượng trung gian, thông qua hậu quả nó gây ra cho hệ sinh thái tự nhiên
+ Sự yếu kém các điều kiện tác động: Sự thiếu quy hoạch trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cách hiểu sai lầm về việc chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội, trình độ công nghệ kĩ thuật kém,… đã và đang là một dạng ô nhiễm, một nguồn gây ô nhiễm tới môi trường
- Phân chia theo thành phần của hệ sinh thái tự nhiên có:
+ Ô nhiễm môi trường nước:
Theo hiến chương Châu Âu về nước có định nghĩa “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hại cho con người, côngnghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”
Nguồn gây ô nhiễm nước có thể do nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo Tuy nhiên nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước vẫn đến từ nguồn nhân tạo (do con người tạo ra) và có thể phân chia nguồn nhân tạo gây ô nhiễm nước như sau:
Chất thải sinh hoạt
Từ hoạt động công nghiệp, nông - lâm – ngư nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp
Rác thải y tế
Trang 2417 Chất thải từ những hoạt động trên được thải trực tiếp ra môi trường nước trước khi được xử lý, thì nó sẽ mang theo rất nhiều những tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể được phân chia thành từng nhóm:
Các yếu tố vật lý: PH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số (chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan), độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng
Yếu tố hóa học: BOD, COD, NO3-, NO2-, P, CO2, SO22-, Cl-, các hợp chất phenol, hóa chất bảo vệ thực vật, lignin, kim loại nặng
Các yếu tố sinh học: E.Con.Coliform, Streptococus feacalis, tổng số vi khuẩn
kỵ khí và háo khí6
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm Có thể phân loại ô nhiễm môi trường đất theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm
Theo nguồn gốc phát sinh gồm: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo (do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp,…)
Theo tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành nhóm sau:
Ô nhiễm do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của vi khuẩn), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs13)
Ô nhiễm do tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v )
Ô nhiễm do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v ).7
Chất ô nhiễm vào đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít Đầu vào có nhiều
vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp xả thải vào đất, mà cũng có thể không mời mà đến Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó Hiện tượng này khác xa với hiện
6
http://www.gree-vn.com/vanbanphapluat.htm,Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về
nước thải, ngày tồn tại 15/6/2014
7
http://www.gree-vn.com/vanbanphapluat.htm, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ quy chuẩn Việt Nam về
giới hạn ô nhiễm trong chất và chất thải nguy hại, ngày tồn tại 19/6/2014
Trang 2518 tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng
tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức + Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác
Cũng giống như ô nhiễm đât, ô nhiễm nước, có nhiều cách phân loại ô nhiễm không khí theo những tiêu chí khác nhau Tuy nhiên nếu phân dạng dựa vào bản chất của các chất gây ô nhiễm thì có thể phân thành 3 loại:
Bản chất hóa học: Ô nhiễm khí; ô nhiễm bụi
Bản chất lý học: Ô nhiễm nhiệt; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm phóng xạ
Bản chất sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây bệnh,…
=> Ô nhiễm không khí xảy ra từ 2 nguồn đó là do hiện tượngthiên tai từ hệ sinh thái
tự nhiên (mưa bão, núi lửa, cháy rừng,…), tuy nhiên nguồn chính gây ô nhiễm không khí vẫn đến từ con người, do hoạt động kinh tế xã hội của con người (hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông,…) gây nên Nguồn ô nhiễm không khí xảy ra do quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí Hoặc do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió
=>Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người
Ngoài ra còn có một số cách phân loại ô nhiễm môi trường khác sau:
- Phân loại dựa vào vùng kinh tế
+ Ô nhiễm môi trường thành thị
+ Ô nhiễm môi trường nông thôn
- Phân loại dựa vào nhóm ngành kinh tế
Trang 2619 + Ô nhiễm môi trường công nghiệp
+ Ô nhiễm môi trường nông nghiệp
+ Ô nhiễm môi trường làng nghề: là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,…) và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm Do quy mô sản xuất nhỏ phân tán, đan xen với khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát ( Note: Khái niệm làng nghề, ô nhiễm môi trường làng nghề sẽ được tác giả làm rõ hơn trong phần 1.2.1 và 1.2.3)
Việc phân loại ô nhiễm môi trường dựa vào các tiêu chí chỉ mang tính chất tương đối và mục đích là thuận tiện cho quá trình đối chiếu so sánh từ phần trong luận văn, trên thực tế thì những loại ô nhiễm này có thể nói là có mối quan hệ tác động, bao hàm lẫn nhau
- Theo Bùi Xuân Đính: “Làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người dân Việt,
có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lện thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả thổ ngữ riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử
Xét theo góc độ văn hóa: Làng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa (tục lệ, câu hát, nghề, ) mang bản sắc riêng của một nhóm dân cư
Xét trên góc độ địa lý: Làng chính là địa vực, không gian sinh sống một nhóm dân cư
Trong sự phân chia hệ thống hành chính hiện nay ở nước ta dừng lại ở cấp đơn vị nhỏ nhất là xã (trung ương, tỉnh, huyện, xã) Nhưng trên thực tế tại các vùng nông thôn miền Bắc, thì Làng là đơn vị hành chính không chính thức nhỏ hơn cấp xã Và trong mỗi làng này cũng có sự phân chia rõ ràng về ranh giới sinh sống của người dân, và cũng có tổ chức đảng (chi bộ), chính quyền địa phương (thôn trường, đội
Trang 2720 trường), … Nếu dựa trên thực tế thì làng cũng được coi là một tổ chức có người đứng đầu, có điều lệ hoạt động của làng (chính thức và không chính thức), và các thành viên dân cư sinh sống trong làng
=> Trong luận văn này tác giả hiểu làng như sau: Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ sinh sống, sản xuất của một tập hợp cư dân sinh có tổ chức, và có mối quan hệ khăng khít với nhau
- Nghề: Là một dạng hình thức lao động của con người thông qua quá trình học nghề (chính thức hoặc phi chính thức), thông qua những kiến thức, kĩ năng đó con người tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để đáp ứng nhu cẩu của bản thân
và xã hội Và Nghề theo cách hiểu trong luận văn của tác giả, nó là hình thức hoạt động phi nông nghiệp diễn ra tại các vùng nông thôn theo hình thức lao động thủ công là chủ yếu
- Làng nghề
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm làng nghề.Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu hoạt động mà có những cách hiểu khác nhau về khái niệm làng nghề
+ Xét trên phương diện văn hóa – lịch sử: “Làng nghề là nơi lưu giữ những giá
trị vật chất và tinh thần, tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay
có mối liên hệ mật thiết với nhau để tạo ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian.”[15]
+ Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm và có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài 8
Theo G.S Trần Quốc Vượng để một làng được gọi là làng nghề thì cần phải “nổi
8Trần Quôc Vượng, 1996,Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế,
tr38 -39
Trang 2821 trội một nghề cổ truyền” Như định nghĩa này nội hàm nói về nghề truyền thống, có lịch sử hàng ngàn năm
+ Thông tư 116 /2006/TT- BNN về hướng dẫn một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thông: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bản xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.” Cách hiểu này thì làm ruộng, chăn nuôi cũng được coi là một loại làng nghề Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn chỉ xét nghề phi nông nghiệp
Dù có nhiều cách hiểu về làng nghề, nhưng để thuận tiện cho việc xác định phạm
vi nghiên cứu về nội dung cũng như địa lý, tác giả xin lấy khái niệm làng nghề theo quy định tạm thời của cục Chế biến nông lâm sản và Ngành nghề nôn thôn: “ Làng nghề là (thôn,ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng
Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35 – 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề (thu nhập làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ), đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương”
- Nghề truyền thống: là làng có các nghề thủ công có từ trước thời pháp thuộc đến nay (từ khi hình thành đến nay khoảng hơn 100 năm trở lên) Các nghề này được truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn và hoàn thiện qua nhiều thế hệ làm nghề Các nghề truyền thống có bao gồm cả những nghề có được cải tiến hoặc
sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống
- Như vậy tiêu chí của làng nghề truyền thống thì nó cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của làng nghề và có lịch sử hình thành hơn 100 năm.Sản phẩm của làng nghề truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao, được truyền từ đời này sang đời khác (trước hết là truyền nghề trong nội bộ gia đình, dòng họ) Một số làng nghề truyền thống nổi bật như: Đúc đồng tống xá, chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), lụa Hà Đông,…
- Làng nghề mới là những làng nghề có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa, học hỏi từ làng nghề truyền thống, hoặc do sự du
Trang 2922 nhập trong quá trình hội nhập giữa các cùng và các nước Hiện nay bên cạnh việc duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống thì nhà nước đã và đang có chính sách khuyến khích sự phát triển những làng nghề mới tại nông thôn để nâng cao thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nông thôn
1.2.2 Đặctrưng của làng nghề
- Tên làng nghề: Làng nghề nếu là làng nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển thì nghề nào nổi tiếng nhất được lấy đặt tên cho làng Nếu trong làng có nhiều nghề không phải nghề truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên làng sẽ căn cứ vào nghề có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng nghề
- Nguồn lao động: Đặc trưng nhận thấy dễ nhất là làng nghề tồn tại ở nông thôn, phát triển đi lên từ nền nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen với nhau Vì vậy lao động trong làng nghề xuất thân từ nông dân, qua quá trình rèn luyện, học nghề trở thành thợ làng nghề Vì vậy nên nguồn lao động (thợ) tại làng nghề mang đầy đủ tính cách đặc trưng của người nông dân Họ làm việc theo mùa vụ, không có tác phong công nghiệp về kỉ luật, giờ giấc chặt chẽ, nhưng ở họ có sự chịu khó, cần cù, khéo léo và sự đam mê nghề
- Sản phẩm làng nghề: Với nguồn lao động làm nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, vì vậy sản phẩm làng nghề mang tính chất thủ công là chính Sản phẩm làng nghề được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo, và sự sáng tạo của người thợ Sản phẩm này không mang tính công nghiệp, mà mỗi sản phẩm mang mỗi nét dấu ấn riêng của người thợ làng nghề, cũng như những nét văn hóa đặc trưng của người dân làng nghề Có thể nói sản phẩm làng nghề là một bức tranh thu nhỏ phản ánh văn hóa,tập tục, và những nét rất riêng chỉ có trong làng nghề này mà không có được ở những làng nghề khác dù sản xuất cùng một loại sản phẩm Đặc trưng này càng được thể hiện rõ hơn ở những sản phẩm từ làng nghề truyền thống
- Cơ cấu tổ chức: Với nguồn lao động là người nông dân, qua quá trình học hỏi, đào tạo thành những người thợ trong làng nghề, nên cơ cấu tổ chức trong làng nghề dừng lại ở mức độ sơ khai, đơn giản theo mô hình quản lý, giám sát (thợ cả) – người thợ làm nghề Quy mô tổ chức của cơ sở làm nghề mang tính chất hộ gia đình vàphần lớn tại làng nghề người chủ cơ sở sản xuất nghề cũng chính là người thợ
Trang 3023 cả.Hiện nay tại các làng nghề các hộ sản xuất đã phát triển theo mô hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân Sự liên kết, giằng buộc giữa thợ cả - thợ, chủ - thợ thể hiện chủ yếu ở những quy tắc bất thành văn nghiêng về tình nhiều hơn lý Vấn đề
tổ chức tuyển dụng nhân lực hay đào tạo lao động làm nghề dựa chủ yếu trên mối quan hệ dòng họ, hàng xóm láng giềng và theo hình thức truyền nghề, theo thầy (phó cả) vừa học nghề và làm luôn Vì vậy mà lao động trong làng nghề cần có sự kiên nhẫn khi theo học nghề Việc phân loại cấp bậc lao động trong làng nghề dựa vào các tiêu chí chính: Kinh nghiệm, tay nghề, thời gian gắn bó với nghề, đóng góp của họ cho sự phát triển làng nghề Dựa vào tiêu chí này thì thợ trong làng nghề được phân cấp như sau: Thợ, thợ giỏi, nghệ nhân.9
- Cơ sở vật chất: Do nguồn vốn, tính chất, đặc điểm san phẩm làng nghề nên cơ
sở vật chất tại làng nghề mang tính chất thô sơ, chưa được đầu tư, thường xưởng làm nghề cũng là nhà ở, và năm trong khu dân cư Nguồn nhiên liệu phục vụ cho làng nghề là nguồn nhiên liệu tại chỗ, vì hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều
- Đầu ra của sản phẩm làng nghề: Sản phẩm làng nghề tại Việt Nam hiện nay vẫn mang tính chất thị trường trong nước Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm làng nghề đã xây dựng được thương hiệu đối với thị trường xuất khẩu
1.2.3 Phương thức sản xuất tại làng nghề và ảnh hưởng của nó đến môi trường
Một trong những đặc trưng cơ bản của làng nghề là công cụ sản xuất thô sơ, mang tính chất thủ công, chủ yếu là những công cụ sản xuất tự chế, hay đó là cơ sở sản xuất truyền từ đời này qua đời khác Phương thức sản xuất tại làng nghề được đánh giá dựa vào 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Max đã từng nói
“lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất” Vì lực lượng sản xuất chính là cơ
sở nền tảng cho những sự phát triển khác Nếu lực lượng sản xuất tốt thì thúc đẩy kéo theo sự phát triển của quan hệ sản suất hoặc ngược lại Và sau đó quan hệ sản xuất cũng sẽ tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong các làng nghề cũng không nằm ngoài quy luật ấy
9
Xem thêm Bộ Công nghiệp, Thông tư 01/2007/TT–BCN ngàỳ 1/1/2007 về Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình,
thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân , nghệ nhân ưu tú
Trang 3124
a, Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất tại làng nghề là sự kết hợp 2 yếu tố: Lực lượng lao động (những người làm nghề) và tư liệu sản xuất (công cụ lao động và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.)
Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Lực lượng sản xuất nói lên năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình trinh phục tự nhiên Nó là sự kết hợp giữa lao động sống và lao động quá khứ Như vậy thì quá trình phát triển của lao động tại làng nghề hiện tại cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lao động làng nghề tương lai
- Lực lương lao động: Lực lượng lao đông ở đây bao gồm cả những người chủ cơ
sở sản xuất (vì đặc trưng của làng nghề, đó là phần lớn những người chủ cơ sở sản xuất cũng xuất thân từ những người thợ làm nghề) và người thợ Năng lực của lực lượng lao động làng nghề thể hiện ở thể lực, học vấn, kinh nghiệm, kĩ năng, trình
độ tay nghề
+ Yếu tố thể lực của lực lượng lao động: Vốn xuất thân từ người nông dân, lao động chân tay là chủ yếu, vì vậy người thợ trong lao động làng nghề có thể lực, sức khỏe tốt.Thích hợp với mô hình sản xuất theo kiểu thủ công tại làng nghề
+ Học vấn: Lực lượng lao động tại các làng nghề chủ yếu là người nông dân nghèo, vì vậy phần lớn mới được xóa mù chữ, học hết lớp 9, có một số ít học hết cấp 3 và đại học Điều này ảnh hưởng lớn đến nhận thức của lực lượng lao động nói chung và của người chủ xưởng sản xuất nói riêng Đó là họ mới chỉ dừng lại tầm nhìn trước mắt đó là những vấn đề lợi ích kinh tế mà chưa chú ý đến vấn đề phía sau đó là sự tác động của hoạt động làng nghề đến môi trường, nó có ảnh hưởng gì, như thế nào đến họ và những người xung quanh, cũng như thế hệ tương lai thì ngay
từ đầu họ đã không nhận thức được Với hình thức đào tạo theo kiểu truyền nghề, thì những người thợ chỉ được tiếp cận, đào tạo với kĩ năng nghề nghiệp như là làm thế nào để ra một sản phẩm tốt? Sử dụng chất liệu, nguyên liệu nào để làm ra sản phẩm đó? Nguồn lấy nguyên liệu ở đâu?… Lực lượng lao động được học tất cả những kiến thức nghề nghiệp, biết được phải lấy nguyên vật liệu từ hệ sinh thái tự nhiên, nhưng họ không được học cách khai thác nguồn đó như thế nào cho đúng cách Chính nhận thức của những người làm nghề là nguyên nhân chính khiến ô nhiễm môi trường làng nghề trở thành đề tài nóng như hiện nay
Trang 3225 + Kĩ năng, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của lực lượng lao động làng nghề: Với tác phong làm việc theo lối tiểu nông và kinh nghiệm đã trở thành ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của lực lượng lao động Ưu điểm đó chính là sự cần cù, chịu khó của lực lượng lao động mà họ tỉ mỉ học tập và làm nên những sản phẩm thủ công độc đáo Tuy nhiên với tác phong làm việc mùa vụ, bừa bãi cộng thêm lối sản xuất dựa vào kinh nghiệm tích lũy không chỉ ảnh hưởng tới năng suất lao động trước mắt, mà lâu dần hình thành tư duy làm việc không khoa học của lực lượng lao động Tư duy này ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn, sự quy hoạch hệ thống nhà xưởng, đầu tư công nghệ… của chủ cơ sở sản xuất, gián tiếp gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên theo hướng chiều hướng tiêu cực bởi lối tư duy và tác phong làm việc tiểu nông
- Tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng xuất lao động trong tổ chức Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động (công cụ lao động và phương tiện lao động) và đối tượng lao động (đối tượng lao động có sẵn
và đối tượng qua chế biến)
+ Tư liệu lao động: Trình độ phát triển của tư liệu lao động tại cơ sở sản xuất trong làng nghề hiện nay vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, một phần nữa
do đặc tính của sản phẩm làng nghề cần nhiều yếu tố thủ công, vì thế mà công cụ sản xuất, cơ sở vật chất nhà xưởng, máy móc vẫn dừng lại ở mức rất thô sơ, không
có quy hoạch Với công cụ sản xuất tự chế ( như lò nung gốm dùng nhiên liệu bằng than và củi – Bát Tràng, lò luyện kim, lò đúc đồng – Tống xá, ao ngâm nứa, tre tại làng sản xuất hàng thủ công mây che đan, …), những tư liệu sản xuất thô sơ không
có hệ thống xử lý chất thải, khí thải, nước thải, mà trực tiếp xả thải vào hệ sinh thái
tự nhiên gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất Cộng thêm việc xây dựng nhà xưởng, kho, bãi xen kẽ ngay trong khu dân cư sinh sống Vì vậy mà chất thải này đã ảnh hưởng ngay và trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng dân cư làng nghề và xã hội Một mặt tiêu cực nữa do tư liệu lao động lạc hậu gây ra, đó là nguồn nhiên liệu cung cấp cho hệ thống tư liệu lao động lạc hậu tại các làng nghề chủ yếu khai thác từ nguồn tài nguyên tự nhiên (đất, than, đồng, gỗ, ) Trong khi đó việc vận hành công cụ lao động,lạc hậu này cần cung cấp số lượng nguồn nhiên vật liệu nhiều nhưng lại không mang lại năng suất cao, cùng với đó là sự khai thác bừa bãi, không tính tái tạo trong nhận thức của chính những người làm nghề, đã gây thất thoát một lượng lớn tài nguyên tự nhiên, dẫn đến những vấn đề suy thoái nguồn tài
Trang 3326 nguyên quốc gia Hiện nay thì chính phủ đã có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất làng nghề đầu tư công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải để giảm những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên, tuy nhiên chỉ có một số ít cơ sở làm được điều đó Trong khi đó những tác động tiêu cức cho môi trường vẫn đang diễn ra hàng ngày tại các làng nghề
+ Đối tượng lao động tại các làng nghề chủ yếu là khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên Xuất phát điểm để tạo nên đặc trưng riêng của làng nghề chính là nguồn nhiên liệu có sẵn tại làng nghề, do quá trình lao động, con người đã biến nguồn nhiên liệu ấy thành sản phẩm nhất định nào đó, từ đó họ phát triển cách làm sản phẩm đó trong làng và khi cách làm sản phẩm đó trở nên phổ biến trong làng, thì được gọi là làng nghề Đặc điểm này là điểm mấu chốt tạo tính riêng biệt cho sản phẩm nhưng cũng là một nhược điểm khó khắc phục của làng nghề Vì không thể sử dụng nguồn nguyên liệu khác thay thế nguyên liệu có sẵn tại làng nghề Điều này dẫn đến sự hệ quả là nguồn nhiên liệu tại làng nghề bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và suy thoái Ví dụ như làng Gốm Bát Tràng, họ sử dụng nguyên liệu đất sét, nhưng phải là đất sét Trúc Sơn và Cao Lanh, nếu thay thế bằng loại đất khác sẽ không chịu được nhiệt độ, và sẽ làm thay đổi chất lượng sản phẩm
- Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trong đó quan hệ về tư liệu sản xuất sẽ quyết định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan
hệ phân phối sản phẩm và quan hệ xã hội khác
+ Quan hệ về tư liệu sản xuất: Việc mỗi làng nghề sở hữu một nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên, cùng với quá trình nghiên cứu, người thợ làng nghề đã sở hữu bí quyết làm nghề riêng Đối với làng nghề thì việc sở hữu được những bí quyết làm nghề (đặc biệt là đối với làng nghề truyền thồng) thì chính là người sở hữu tư liệu sản xuất Bí quyết nghề ở đây có thể nằm ở tỉ lệ pha chế nguyên liệu, có thể nằm ở nhiệt độ,… Chính vì sự đặc biệt trong quan hệ về tư liệu sản xuất mà hình thành nên quan hệ quản lý tổ chức quản lý sản xuất theo hình thức truyền nghề, dẫn theo sự khép kín trong mô hình tổ chức sản xuất và sự hạn chếvề năng lực tìm kiếm kênh phân phối sản phẩm làng nghề, ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận thu về của chủ
cơ sở sản xuất Khi nguồn thu thấp, thì việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng sẽ bị hạn chế, và việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải của cơ sở sản xuất tại làng nghề là vấn đề nằm ngoài khả năng tài chính của họ
+ Mối quan hệ dòng họ: Dòng họ là nguồn gốc tạo nên làng, và làng nghề tại Việt Nam hiện nay Mối quan hệ dòng họ vừa hữu hình, vừa vô hình chi phối những
Trang 3427 mối quan hệ sản xuất khác trong làng nghề Không ngẫu nhiên nhiên ông cha ta có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã” Tình cảm khăng khít này đã thể thể hiện ở sự giúp đỡ, bảo vệ che trở nhau trong hoạt động sản xuất hàng ngày của những người cùng họ Mối quan hệ dòng họ này như con dao 2 lưỡi đối với việc duy trì, phát triển làng nghề Nếu người trong dòng
họ đặc biệt là trưởng họ nhận thức đúng, có tầm nhìn, chấp nhận loại bỏ những hủ tục, những đặc tính bảo thủ, gia trưởng thì đây sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường Tuy nhiên nếu như các dòng họ vẫn còn đang coi trọng uy danh, đặt vấn đề kinh tế dòng họ là trên hết, và nếu vẫn còn sự so đo, tính toàn giữa dòng họ này với dòng họ khác trong cùng một làng, thì thực trạng vấn đề môi trường tại làng nghề sẽ vẫn tiếp tục diễn ra nhờ sự bao che, bảo vệ, làm ngơ không lên tiếng của những người trong dòng họ và cũng là một bộ phận của cộng đồng dân cư làng nghề
+ Tình làng nghĩa xóm: Với tư tưởng “bán anh em xa mua láng giềng gần”, hiện nay cộng đồng dân cư tại làng nghề, mặc dù đang là những đối tượng chịu hậu quả trực tiếp do ô nhiễm môi trường từ những cơ sở sản xuất gây nên, nhưng họ vẫn chấp nhận sống chung cùng ô nhiễm với tư tưởng “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau” Một bộ phận lên tiếng nhưng dừng ở mức độ nói chuyện, nhắc nhở kín với nhau Lối suy nghĩ, hành động này của cộng đồng dân cư đã gián tiếp dung túng, tiếp tay cho cơ sở sản xuất trong làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh những lý do về quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội thì mối quan hệ về kinh tế, vai trò cơ sở làm nghề đối với vấn đề kinh tế của cộng đồng dân cư cũng là một phần nguyên nhân khiến cộng đồng dân cư chấp nhận sống chung với ô nhiễm môi trường vì mục đích phát triển kinh tế gia đình
1.3 Cộng đồng dân cư nhân tố quan trọng trong hoạt động hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
1.3.1 Khái niệm cộng đồng dân cư
Cụm từ “cộng đồng dân cư” trong luật bảo vệ môi trường vẫn chưa được quy định cụ thể Thực chất Luật BVMT xác đối tượng áp dụng của luật là: cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng không
có sự phân biệt rõ ràng giữa cộng đồng và những thành phần không thuộc cộng đồng Có nhiều cách hiểu khác nhau về cộng đồng:
Trang 3528 Theo từ điển Xã hội học (nguyên bản tiếng Đức) của G.Endrweit và G.Trommsdorff thì cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng đồng yêu đương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có tính cội nguồn
Theo UNESCO, cộng đồng là một tập hợp người cùng sống trong một khu vực địa lý hoặc trong cùng một đơn vị hành chính, có chung lợi ích và các điều kiện tồn tại và hoạt động Khái niệm này tiếp cận cộng đồng có thể là một thôn, làng, xã,… Nếu tiếp cận theo mô hình tam giác quản lý môi trường của Nguyễn Đình Hòe gồm: Chính quyền – người gây ô nhiễm – cộng đồng Theo cách hiểu này, thì cộng đồng là nhóm dân cư trong xã hội không phải là những người gây ô nhiễm môi trường, không phải người quản lý (chính quyền địa phương) Nhóm dân cư này chịu
sự ô nhiễm và suy thoái môi trường do người gây ô nhiễm gây ra, và chịu sự quản
lý nhà nước của các cấp chính quyền Họ có quyền lợi chung về môi trường, có trách nhiệm và sáng kiến trong bảo vệ môi trường.Tuy nhiên theo đặc trưng tại các làng nghề ở Việt Nam, thì có tới hơn 70% số gia đình trong làng nghề có cơ sở sản xuất nghề (nguồn gây ô nhiễm) Vì vậy nếu phân chia cộng đồng dân cư theo Nguyễn Đình Hòe là điều không thể áp dụng cho trường hợp làng nghề tại Việt Nam Vì thế trong luận văn này khái niệm cộng đồng dân cư của tác giả vẫn bao gồm cả các cơ sở sản xuất nghề trong làng.Vì vậy trong Luận văn, nội hàm khái niệm cộng đồng dân cư được tác giả hiểu bao gồm các thành phần:
+ Cá nhân, gia đình: “Gia đình là một tập hợp những người gắn bó với nhau do
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.”[22;8]
+ Dòng họ: là tập hợp nhiều gia đình có cùng huyết thống do cùng một người sinh ra (tổ, thủy tổ)
+ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp đó là loại tổ chức được hình thành theo sáng kiến của nhà nước, theo quy định của Nhà nước Có nghĩa là trong một số lĩnh vực Nhà nước thấy cần phải có một tổ chức hỗ trợ mình trong quá trình giải quyết một
số công việc của xã hội nên thành lập nên loại hình tổ chức này, chính vì vậy để tham gia tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước và tổ chức này sẽ được đặt dưới sự giám sát quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Tuy
Trang 3629 vậy vẫn thể hiện được đây là một tổ chức xã hội như có hoạt động tự quản, cơ cấu nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính chất quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện Ví dụ như Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,…
+ Tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Hội Phụ nữ; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh Việt Nam; Liên đoàn lao động Việt Nam các cơ sở bên dưới gọi là công đoàn; Hội nông dân Việt Nam
1.3.2 Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, đời sống của cộng đồng dân cư
Hình thành và phát triển tại vùng nông thôn, làng nghề đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế , lưu giữ bảo tồn những giá trị tinh thần Đặc biệt trong những năm qua khi Đảng, nhà nước có chủ chương, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề, cùng với chủ chương hiện đại hóa công nghệ truyền thống và truyền thống hóa công nghệ hiện đại tại các làng nghề, đã tạo bệ phóng thúc đẩy tích cực sự phát triển kinh tế làng nghề, vì vậy mà sự phát triển làng nghề đến ngày nay đóng góp vai trò rất quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thể hiện ở một số nội dung sau:
- Tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ, yêu cần nhiều lao động, tuy nhiên khi mùa vụ kết thúc thì lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp này trở nên dư thừa Vì vậy việc phát triển làng nghề tại vùng nông thôn là một giải pháp tối ưu, tạo việc làm cho nguồn lao động nông thôn dư thừa này Đặc điểm của sản xuất làng nghề là hộ gia đình, không yêu cầu trình độ học vấn, và phương pháp học nghề theo kiểu truyền nghề, vì thế nó không đòi hỏi nhiều kĩ thuật, kiến thức chuyên môn cao ở người lao động, nên những nguồn lao động nông nghiệp dư thừa này đều có thể chuyển sang làm nghề Đến năm 2011, khu vực NT có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của các năm 2001 và 2006 lần lượt là 6% và 8%) Số lượng làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề (trong đó có 976 làng nghề truyền thống) so với 1077 làng nghề của năm 2006 và 710 làng nghề của năm 2001 Các làng nghề đã thu hút 327 nghìn hộ và 767 nghìn lao động thường xuyên (năm 2006 là 256 nghìn hộ và 655 nghìn lao động) Bình quân 1 làng nghề có
248 hộ và 580 lao động so với 238 hộ và 609 lao động năm 2006 Vùng có nhiều xã
có làng nghề và số lượng làng nghề nhiều nhất là ĐBSH: 485 xã (chiếm 50,5% tổng
số xã có làng nghề cả nước), 706 làng nghề (chiếm 53% số làng nghề cả nước) và
Trang 3730
222 nghìn hộ tham gia với 505 nghìn lao động Kế đến là BTBDHMT có 237 xã với
305 làng nghề, 46,7 nghìn hộ tham gia với 108 nghìn lao động thường xuyên Vùng ĐBSCL có 117 xã, 132 làng nghề, thu hút hơn 31 nghìn hộ với gần 93 nghìn lao động thường xuyên Số liệu điều tra trên, đã minh chứng cho việc phát triển làng nghề đã trực tiếp giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, cùng với đó khi làng nghề phát triển nó cũng kéo theo nhiều hoạt động dịch vụ liên quan phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo thông qua tạo cơ hội việc làm Thu nhập lao động làm nghề cao hơn lao động nông nghiệp thuần nông từ 1,4 đến 3,6 lần
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn: Thông qua việc mở rộng, phát triển và tái phát triển làng nghề đã và đang thu hút số lượng lớn lao động nông thôn tham gia làng nghề ngày càng đông, năm sau cao hơn năm trước, số lao động thường xuyên trong làng nghề cũng tăng, khiến cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh, thể hiện số liệu thống kê cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm: Năm 2006 có 22928,9 nghìn người lao động trong ngành nông lâm thủy sản, đến 2011 giảm còn 20 558,3 nghìn người Con số này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển dịch theo xu hướng từ lao động ngành nông nghiệp sang những ngành công nghiệp nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ Tuy còn hơi chậm, xong nó thể hiện những nỗ lực trong chính sách đa dạng hóa kinh tế nông thôn (chú trọng đào tạo nghề và phát triển làng nghề cho lao động nông thôn) đã bước đầu mang lại kết quả tích cực.10
- Là nơi lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: Trải qua hơn 4000 năm lịch
sử, trải qua bao cuộc xâm lấn và chiến tranh, đô hộ của Trung Quốc, hơn 1000 năm pháp thuộc, nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét giá trị tinh hoa truyền thống của dân tộc cho đến ngày nay, đó là nhờ vào hình thức sinh sống theo mô hình làng, xã khiến cho giá trị vật chất và tinh thần dân tộc không bị xâm lấn hóa, mai một Việc duy trì và phát triển các làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống cho đến ngay nay là một minh chứng rõ ràng nhất Vì trong mỗi sản phẩm làng nghề tại mỗi địa phương khác nhau lại thể hiện được nét văn hóa vùng miền riêng thông qua chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã, từng chi tiết hoa văn trên sản phẩm, và nó cũng mang sắc thái riêng, thể hiện sự sáng tạo cũng như bí kíp nghề của từng người thợ, nghệ
10 Tổng cục thống kê Việt Nam, Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản Việt Nam 2011
Trang 3831 nhân trong nghề Ngoài việc tạo ra sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhiều làng nghề đã hình thành liên kết có tính cộng đồng theo từng nhóm làng nghề, duy trì truyền thống, lễ hội Thông qua hoạt động sản xuất và hoạt động văn hóa làng nghề, cộng đồng dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ trở nên gắn bó hơn, thân thiết hơn trong cuộc sống, góp phần đẩy lùi những tiêu cực của văn hóa ngoại lai không lành mạnh
Phát triển làng nghề mới và khôi phục làng nghề truyền thống đã và đang làm thay đổi diện mạo, kinh tế tại các làng quê Việt, tuy nhiên khi phát triển tràn lan, không có quy hoạch, chỉ chú trọng đầu đầu tư vào sản xuất thì hệ quả mà các làng nghề gây ra đối với môi trường thực sự rất nghiệm trọng và đáng báo động Những hậu quả này không ai khác phải hứng chịu mà chính là những người thợ, cộng đồng dân cư làng nghề là những người đầu tiên chịu tác động tiêu cực trực tiếp đó là những vấn đề về sức khỏe (bệnh tật, ung thư, biến đổi gen, ) làm rối loạn cuộc sống của người dân, và nó cũng gây ảnh hưởng và tổn thất rất lớn để lại cho thế hệ tương lai
1.3.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và sức khỏe cộng động
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất từng loại làng nghề Ô nhiễm môi trường làng nghề được thể hiện ở dạng ô nhiễm chính sau: Ô nhiễm môi trường không khí (bụi, mùi, nhiệt), ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm chất thải rắn Dưới đây là một số những nét khái quát về vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề
- Do cơ sở sản xuất nghề nhỏ lẻ, lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, vì vậy chất thải được phân tán trong khu vực làng, xã, đan xen với khu sinh hoạt của người dân, gây khó khăn trong công tác kiểm soát, xử lý ô nhiễm
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, nó tác động trực tiếp tới môi trường nước, đất, không khí trong khu vực làng nghề và các vùng lân cận khác
- Ô nhiễm môi trường làng nghề thể hiện ở các chỉ số của các môi trường vượt quá tiêu chuẩn quy định nhà nước cho phép Hoặc hiện nay một số nước đang áp dụng việc đánh giá chất lượng môi trường dựa trên kết quả thu thập ý kiến của cộng đồng dân cư nơi đó, xem làng nghề đó tác động tiêu cực như thế nào đến đời sống của cộng động về các mặt như: sức khỏe, chất lượng môi trường sống,…
Trang 3932
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư Mỗi loại ô nhiễm môi trường khác nhau thì mang đến cho cộng đồng dân cư những loại bệnh khác nhau
- Làm thay đổi môi trường sống và sản xuất của cộng đồng dân cư
Ô nhiễm môi trường làng nghề đã và đang làm xáo trộn, chao đảo cuộc sống của cộng đồng dân cư trong làng nghề: Thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt, sống chung cùng tiếng ồn, các loại mùi, đất sản xuất bị thoái hóa, bạc màu,… Từ những tác động này đã gây nên những thiệt hại về kinh tế không thể tính hết được mà cộng đồng dân cư làng nghề phải gánh chịu
Ô nhiễm môi trường làng nghề gây nên bệnh tật, mà đối tượng bị bệnh lại tập trung vào lao động chính trong gia đình, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập chính của gia đình, ngoài ra chi phí chữa bệnh cũng là một tổn hại tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư Nếu mắc phải bệnh ung thư, việc mất đi lao động chính khiến tương lai của những đứa trẻ trong gia đình bị đe dọa
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của thế hệ sau này Và chúng ta cũng cần đặt ra những câu hỏi mang tầm vĩ mô hơn đó là: Vì sao trái đất lại nóng lên? Tại sao hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều? Thế hệ mai sau sẽ sử dụng nguồn nước nào để sinh sống, sử dụng đất bạc màu sản xuất như thế nào để có năng suất cao?,… Nhà quản lý, cơ sở sản xuất,
và chính những cộng đồng dân cư làng nghề cần phải hiểu, nhận thức đúng thực trạng đang diễn ra thì mới có thể tìm được giải pháp khắc phục thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề bức xúc này
1.3.4 Trách nhiệm, mức độ tham gia bảo vệ môi trường làng nghề của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương,
a Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương,
Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đã và đang hàng ngày gây nên bệnh tật, ảnh hưởng tới chất lượng sống người dân làng nghề, vì vậy cần có những biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề này Theo tác giả giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề cần sự chung tay của cộng đồng dân cư, chủ cơ sở sản xuất, và chính quyền Vậy mỗi nhóm đối tượng này có trách nhiệm như thế nào đối với ô nhiễm môi trường làng nghề?
Trang 4033
“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân”[21;4]
- Trách nhiệm của cơ sở sản xuất:
+ Nhận thức được sự nguy hại của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của gia đình
và cộng đồng dân cư,
+ Có những kế hoạch sản xuất, khai thác sử dụng nguồn nguyên vật liệu hợp lý cùng với đó là đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm chất thải gây ô nhiễm môi trường, + Chấp hành và thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường,
+ Hợp tác, phối hợp với chính quyền và cộng đồng dân cư xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường đang tồn tại
- Trách nhiệm của chính quyền địa phương
Trong luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề của các cấp chính quyền địa phương như sau:
“4 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề được quy định như sau:
a) Lập và triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng nghề;
5 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện có làng nghề được quy định như sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề; b) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề
6 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có làng nghề được quy định như sau: a) Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng nghề b) Bố trí ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề
c) Chỉ đạo tổ chức, đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn;
d) Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
đ) Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, có kế hoạch di dời
cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư”[21;70]