1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của môi trường giáo dục nhà trường đến sự phát triên nhân cách học sinh

22 5,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 70,85 KB

Nội dung

Theo Bách khoa Toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức, thứ hai làmột hệ thống giá trị có

Trang 1

A Phần mở đầu

Mỗi người sinh ra và lớn lên đều cần không gian sống tối thiểu, để sinh hoạt, vuichơi, nghỉ ngơi, sản xuất… Không gian đó chính là môi trường vật chất, tinh thần;hay nói cách khác đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Ở mỗi giai đoạn phát triển của con người, môi trường tác động đến nhân cách cómức độ khác nhau Nhiều nhà khoa học cho rằng lứa tuổi quan trọng hình thành nhâncách đó là từ 0 đến 3 tuổi Trẻ em tiếp xúc với thế giới khách quan thông qua các giácquan, vì vậy có câu nói “bé lên ba, cả nhà học nói” Tiếp nối lứa tuổi Mầm non là trẻ

em tuổi thiếu niên, học sinh tiểu học, trung học cơ sở lứa tuổi từ 6 đến 15, và học sinhtrung học phổ thông tuổi thanh niên 16 đến 18 Sinh viên ở các trường Đại học, Caođẳng tuổi từ 18 đến 23 đó là giai đoạn trưởng thành Ở lứa tuổi này, các thanh niên tiếptục được giáo dục và tự giáo dục để phát triển, hoàn thiện dần nhân cách Sự phát triển,hoàn thiện được biểu hiện tập trung về mặt xã hội, vì vậy dễ dàng nhận thấy thanh niênrất nhiệt tình, hào hứng tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí cả những hoạt độngkhông phù hợp với bản thân họ Điều này dẫn đến tình trạng có một số ít sinh viênthiếu ý thức, hoạt động quậy phá không rõ nguyên nhân, có những biểu hiện lệch lạctrong cuộc sống…

Nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay, đòi hỏi cấpbách là chất lượng nguồn nhân lực Trong ba nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực thìnguồn nhân lực quan trọng và quyết định nhất Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Tất cả các trường học, bậc học phảicăn cứ vào tâm sinh lý lứa tuổi để có biện pháp giáo dục phù hợp Macarenco, nhàgiáo dục vĩ đại Xô Viết đã từng nói “Không có trẻ em hư, chỉ có phương pháp giáodục không đúng” Trẻ em, thanh thiếu niên sẽ bất hạnh nếu không được sống, lớn lên,phát triển trong môi trường tự nhiên, xã hội tốt, không được hưởng nền giáo dục tiêntiến và phương pháp tích cực

Xuất phát từ thực tế và tình yêu nghề, yêu thế hệ trẻ, bản thân mạnh dạn chọn đề

tài “Tìm hiểu sự ảnh hưởng của môi trường Xã hội đến việc hình thành và phát triển nhân cách Sinh viên bậc Cao đẳng, Đại học” để nghiên cứu và vận dụng vào

công tác thực tế của mình

Kết cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận phần nội dung gồm có 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Vai trò và đặc điểm của môi trường giáo dục Xã hội trong việc hìnhthành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của Sinh viên bậc Cao đẳng, Đại học

- Chương 3: Biện pháp xây dựng môi trường Xã hội tích cực cho Sinh viên bậc Caođẳng, Đại học

Trang 2

- Chương 4: Biện pháp phối hợp môi trường giáo dục Gia đình – Nhà trường – Xã hội.

- Chương 5: Liên hệ thực tế tại trường Cao đẳng Bách Việt

GVHD: PGS.TS Trần Thị Hương SVTH: Nguyễn Thanh Lâm 2

Trang 3

B Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lý luận

1.1 Nhân cách và sự phát triển nhân cách

1.1.1 Khái niệm nhân cách

-Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có được trong hệthống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trịvật chất và tinh thần Những thuộc tính đó bao hàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức,thẩm mỹ, thể chất…

-Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêngtrong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loàingười sáng tạo, với xã hội và bản thân

-Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ quan hệqua lại của người đó với người khác, với tập thể, với xã hội và cả thế giới xung quanhtrong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại, tương lai Nó là một thứ giá trị đượcxây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặctrưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại

mang tính xã hội sâu sắc Nhà tâm lý học Xô Viết, X.L.Rubinstein cho rằng: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt không lập lại, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có

ý thức”.

Theo Bách khoa Toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất

là con người với tư cách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức, thứ hai làmột hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá thể trở thành một nhân cách

Do cấu trúc nhân cách rất phức hợp nên một số nhà nghiên cứu giáo dục thườngnhấn mạnh đến các thuộc tính liên cá nhân (phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phúcủa cá nhân với cộng đồng, xã hội) các thuộc tính nội cá nhân (phản ánh những néttính cách tính cách riêng, độc đáo trong cuộc sống nội tâm); các thuộc tính siêu cánhân (phản ánh những phẩm chất, năng lực sáng chói có ý nghĩa xã hội, trở thành mộtnhân cách bất tử)

Mặt dù các quan điểm, định nghĩa trên có khác nhau, xuất phát từ mục đíchnghiên cứu riêng, nhưng nhìn chung có sự thống nhất khi xem xét nhân cách, đó là:-Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hìnhthành bằng hai con đường chủ yếu là hoạt động và giao lưu

-Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng bao gồm hai mặt: Mặt tự nhiên và mặt xãhội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân cáchmỗi con người

Trang 4

-Nhân cách là tổng hợp những phẩm chất, năng lực không thành bất biến của cánhân mà nó thường xuyên giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn luyện, bồi dưỡng để nhâncách ngày càng hoàn thiên hơn.

1.1.2 Khái niệm sự phát triển nhân cách

Con người sinh ra chưa có nhân cách Chính trong quá trình sống, hoạt động,giao lưu… mà con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình bằng conđường xã hội: Lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của loài người

1.1.2.1 Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển được hiểu là:

-Là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất

-Sự phủ định cái cũ và xuất hiện cái mới

-Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẫn bên trong của sự vật hiệntượng

1.1.2.2 Sự phát triển nhân cách khác với sự phát triển cá nhân

Sự phát triển cá nhân bao gồm các mặt phát triển sau:

-Sự phát triển về mặt thể chất: Đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơbắp, sự hoàn thiện các chức năng giác quan, sự phối hợp các chức năng vận động của

Sự phát triển cá nhân là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh thể chất và tinhthần, các sức mạnh bản chất con người Vì nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lý củamỗi người nên sự phát triển nhân cách phải được hiểu sự phát triển mặt tâm lý xã hộicủa con người

Trong các sách giáo dục học trước đây, một số tác giả có sự hiểu biết lẫn lộn giữa sựphát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân Nếu quan niệm như vậy thì có thể hiểukhái niệm cá nhân là khái niệm nhân cách Nhưng thực tế, hai khái niệm này khôngphải là một

Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không chỉ về lượng mà cả nhữngbiến đổi về chất trong mỗi nhân cách Đó là quá trình nảy sinh cái mới và hủy diệt cáicũ

GVHD: PGS.TS Trần Thị Hương SVTH: Nguyễn Thanh Lâm 4

Trang 5

1.1.2.3 Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố

Nhân cách hình thành và phát triển chịu sự tác động của nhiều yếu tốnhưng giữ vai trò chủ đạo trong đó là yếu tố là yếu tố sinh thể, yếu tố môi trường, giáodục và hoạt động cá nhân

Yếu tố sinh thể

Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương, bằngthịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội cụ thể Ngay từlúc trẻ em ra đời, mỗi đứa trẻ đã có những đặc điểm hình thái – sinh lý của một conngười bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền Những thuộc tính sinh học cóngay từ lúc đứa trẻ ra đời được gọi là những thuộc tính bẩm sinh Những đặc điểm,những thuộc tính sinh học của cha, của mẹ được ghi lại trong hệ thống gen truyền lạicho con cái và được gọi là di truyền

-Yếu tố sinh thể bao gồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu sinh lý,đặc điểm cơ thể, đặc điểm của hệ thần kinh và các tư chất

Những yếu tố sinh học này có vai trò như thế nào trong sự hình thành và pháttriển nhân cách ? Theo quan điểm của tâm lý học Mácxít thì di truyền với các đặcđiểm sinh học nêu trên không quyết định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển củanhân cách con người Mặc dù những đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng mạnh đếnquá trình hình thành tài năng, xúc cảm, sức khỏe thể chất, trong giai đoạn đầu củaquá trình phát triển con người nhưng nó chỉ đóng vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát

triển nhân cách.

Yếu tố môi trường

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hộixung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người Có thể phânthành hai lại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

-Nhân tố tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên_ hệ sinh thái phục vụ cho cáchoạt động sống của con người Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí đất đai, động vật,thực vật, khí hậu…

Vai trò: Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môitrường nhất định Hoàn cảnh tự nhiên vốn có sự tác động tới sự hình thành và pháttriển nhân cách của con người, chính hoàn cảnh sống đã được in đậm dấu ấn trong tâm

lý thông qua khâu trung gian là phương thức sống

-Nhân tố xã hội: Bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội-lịch

sử, văn hóa, giáo dục được thiết lập Con người hòa nhập với xã hội thông qua nhân tốnày

Trang 6

Vai trò: Nhân tố xã hội có có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và pháttriển nhân cách Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá nhân lớn lêntrong trạng thái động vật, không thể trở thành một con người, một nhân cách Nhâncách đó là một sản phẩm của xã hội.

Vai trò: Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân

cách, thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xãhội - lịch sử đã được kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần củanhân loại Giáo dục có thể đem lại cho con người những cái mà các yếu tố bẩm sinh –

di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được và nó có thể phát huy tối đacác mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách nhưcác yếu tố sinh thể (bẩm sinh di truyển), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội Giáodục có thể bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyềnkhông bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên, giáo dục uốn nắnnhững sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó so với các chuẩn mực, do tác động tựphát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xãhội giáo dục có thể đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục có thể “hoạch định nhâncách trong tương lai” để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triểncủa xã hội

Yếu tố hoạt động cá nhân

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Hoạt động của con người làhoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng và được thực hiệnbằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định

Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con ngườinhững phẩm chất tâm lý nhất định Quá trình tham gia hoạt động làm cho con ngườihình thành những phẩm chất đó Vì thế, nhân cách của họ được hình thành và pháttriển

Vai trò: Hoạt động của cá nhân quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành vàphát triển nhân cách con người, thông qua quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóatrong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành Hoạt động để lại những dấu

GVHD: PGS.TS Trần Thị Hương SVTH: Nguyễn Thanh Lâm 6

Trang 7

ấn lên chính con người, tâm lý được hình thành và phát triển trong hoạt động và bằnghoạt động Mỗi một dạng hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định,đòi hỏi con người thực hiện nó và tạo điều kiện cho con người thực hiện các yêu cầu

đó nên mỗi cá nhân cần rèn luyện phát huy những tài năng của bản thân

Mối quan hệ giữa hoạt động và sự phát triển nhân cách là mối quan hệ biệnchứng Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của hoạt động khác nhau, mà hoạt động cóthể tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách ở những mức độ khác nhau Nói chung,hoạt động càng phong phú, phức tạp sẽ càng thuận lợi và tạo điều kiện cho cá nhânphát triển hơn Mặt khác, cá nhân càng phát triển thì càng có thể tham gia vào các hoạtđộng phức tạp hơn

*Các nhân tố này tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách, không phải

có giá trị song song hoặc bằng nhau hoặc đối lập nhau Vì vậy, khi xem xét mối quan

hệ giữa các yếu tố thúc đẩy đến sự hình thành và phát triển nhân cách cần phải thật sựkhách quan, đúng đắn và khoa học

1.1.3 Đặc điểm phát triển nhân cách của sinh viên bậc Đại học, Cao đẳng.

- Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Khi bước chân

vào giảng đường đại học, Cao đẳng các tân SV phải đối mặt với những thay đổi to lớn

cả về nếp sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập tại trường CĐ, ĐH Chính vìvậy, trở thành SV đồng nghĩa với việc các em phải nhanh chóng thích nghi với điềukiện, hoàn cảnh sống mới, môi trường và phương pháp học tập mới Sự thích nghi nàyhoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủcủa các em…

- Sự phát triển nhận thức của SV: Nếu như trong môi trường học tập phổ thông,

HS được trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáothì trong môi trường học tập ở bậc CĐ, ĐH, SV được trang bị những kiến thức chuyênngành để có thể trở thành người lao động, người chuyên gia trong lĩnh vực mình đượcđào tạo Hoạt động nhận thức của SV luôn phải đi liền với tính tự giác, chủ động cao.Nếu như trước kia, các em được các thầy cô hướng dẫn, giảng giải kỹ càng các kiếnthức phổ thông thì trong môi trường CĐ, ĐH, phương pháp truyền thụ theo kiểu “đọc– chép” không còn phổ biến nữa mà chủ yếu là trang bị cho các em những kỹ năng tựhọc tập, tự trau dồi tri thức thông qua hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm,… Đây làmột đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của SV và có ảnhhưởng to lớn tới sự phát triển về mặt chuyên môn, nhân cách nghề nghiệp của SV saunày

- Tự ý thức của SV: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của SV cũng phát triển

hoàn thiện hơn Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri

Trang 8

thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn Đây

là cơ sở thuận lợi để các em có thể rèn luyện, khắc phục những mặt hạn chế, phát huynhững mặt mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân mình Trong tự đánh giá của

SV, cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giá quá cao bản thân mình gây ra sự tự tin tháiquá, kiêu ngạo, như vậy các em dễ gặp những “cú sốc” khi công việc diễn ra khôngnhư mong muốn; hoặc đánh giá quá thấp bản thân gây nên tình trạng tự ti, không pháthuy hết được năng lực, sở trường của bản thân

- Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đa số SV tại các trường CĐ, ĐH có độ tuổi từ 18 – 25.

Có thể nói đây là giai đoạn đẹp nhất của đời người Thế giới xúc cảm, tình cảm của SVbiểu hiện khá phong phú, sinh động trong đời sống hàng ngày phản ánh một thế giớinội tâm tinh tế và nhạy cảm Trong đời sống xúc cảm, tình cảm của SV, điều khôngthể không nói tới là tình yêu đôi lứa Nếu so với HS thì tình yêu trong thời kỳ SV nảysinh khi các em đã có sự trưởng thành cả về vị thế xã hội và hoàn thiện về tâm sinh lý.Chính vì thế, nó là tình cảm thiêng liêng, lãng mạn đối với SV và là động lực quantrọng để các em học tập, rèn luyện Trong tình yêu đôi lứa của SV cũng cần có sự địnhhướng đúng đắn của nhà trường, đoàn thanh niên để tình yêu của các em luôn gắn liềnvới trách nhiệm của bản thân cũng như để tình yêu đó phù hợp với hoàn cảnh, điềukiện học tập của mình

- Động cơ và định hướng giá trị của SV: Động cơ và định hướng giá trị của SV cũng

có sự phát triển phong phú đa dạng Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấnđấu của các em có thể là những yếu tố tâm lý chủ quan như hứng thú, lý tưởng sống,tình yêu với môn học… cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân như học tập

vì gia đình, vì thành tích… Mặt khác, trong môi trường tập thể, SV dần chấp nhậnnhững phong cách, lối sống, giá trị sống của người khác và hướng đến những giá trịsống mình cho là phù hợp Có thể nói, việc định hướng giá trị sống cho SV là việc làmcần thiết để hướng các em vào những mục đích, giá trị sống cao đẹp

Có thể nói, sinh viên là lứa tuổi sung mãn nhất của đời người, các em có sức khỏe dồidào, nhiều ước mơ hoài bão, tuổi trẻ và cả quãng đời dài đang ở phía trước Điều cầnnhấn mạnh là việc các em có phát triển hết các khả năng, điều kiện của mình haykhông phụ thuộc nhiều vào định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động,học tập rèn luyện của các em Nếu có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và có chí hướngvươn lên trong rèn luyện, học tập các em sẽ trở thành những chuyên gia, những tríthức trong tương lai

GVHD: PGS.TS Trần Thị Hương SVTH: Nguyễn Thanh Lâm 8

Trang 9

Chương 2: Vai trò và Đặc điểm của môi trường giáo dục Xã hội trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của Sinh viên bậc Cao đẳng, Đại học.

2.1 Khái niệm môi trường Xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người.

Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như:Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, giađình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướnghoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thểthuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vậtkhác

2.2 Vai trò:

- Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọngđặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng khôngthể phát triển được Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tựnhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển củacác em

- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môitrường nhất định Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện vàđiều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp các em chiếm lĩnh được cáckinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình

- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cánhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vàomức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường Nói về mối quan hệ này, C.Mác đãviết : “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sángtạo ra hoàn cảnh”

2.3. Đặc điểm

Sự phát triển con người nói chung, nhân cách nói riêng chỉ có thể phát triển đúngquy luật khi mỗi cá nhân tự nhận thức đúng đắn, giải quyết hài hòa mối quan hệ cánhân-xã hội xét trên phương diện lợi ích C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Chừng nàocon người còn ở trong xã hội hình thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào còn có sựchia cắt lợi ích riêng và lợi ích chung… thì chừng đó bản thân con người sẽ trở thànhmột lượng xa lạ, đối lập với con người và nô dịch con người chứ không phải là bị xãhội thống trị”

2.3.1 Tác động tích cực

Xã hội ngày càng tiến bộ thì các sinh viên có nhiều hơn những điều kiện để pháttriển như sự phát triển của khoa học công nghệ, sự giao lưu văn hóa của các dân tộc

Trang 10

trong nước và ngoài nước, có sự tiếp xúc với cuộc sống cộng đồng được nhiều hơn…những điều đó tạo môi trường thuận lợi cho các em hình thành và phát triển nhân cách.Sinh viên phải được sống trong xã hội mà mọi cá nhân, tổ chức đều tạo nhữngđiều kiện tốt nhất cho các em phát triển, bởi vì các em là nguồn nhân lực trẻ của đấtnước Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đào tạo, bồi dưỡng,giáo dục, nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng và nâng cao ý thức trách nhiệm côngdân Chăm lo, phát triển và phát huy tài năng của các em; tạo điều kiện cho các em họctập nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, chuyên môn, tay nghề; có cơ chế, chính sáchgiải quyết việc làm, tạo vốn cho các em mưu sinh, lập nghiệp khi ra trường; xây dựng

cơ sở vật chất các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, giúp các em rèn luyện, nâng caothể chất; lãnh đạo phát triển các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên,khơi sức sáng tạo, khả năng cống hiến để thanh niên vươn lên chiếm lĩnh những đỉnhcao khoa học, kỹ thuật, đi đầu trong giải quyết những vấn đề bức bách của xã hội

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng phát biểu: “Các ngành, các địa phương, các trường học phải xem các gương mặt trẻ tiêu biểu như tấm gương cần phải nhân rộng, tạo thành phong trào trong thanh niên, từ đó đẩy lùi tệ nạn tiêu cực”

Hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyện (Tiếp sức mùa thi,Mùa hè Xanh, Xuân Tình Nguyện…) của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh đã trởthành nét đẹp của tuổi trẻ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Các

em đã có nhiều chiến dịch tình nguyện chung sức vì cộng đồng tại các địa phương đãgóp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo; tham gia các hoạt động văn hoá, giáodục, y tế, chăm sóc thiếu niên nhi đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống

tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; tổ chức các hoạt động đền ơn đápnghĩa Những hoạt động đó sẽ giúp các em có một thế giới quan tốt cho sự hoàn thiênnhân cách

2.1.2 Tác động tiêu cực

Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũbão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị của con người vừa phát triển tốt,song cũng không tránh khỏi nhưng thử thách khốc liệt về văn hóa, có những dấu hiệusuy thoái về đạo đức đến mức báo động Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh hưởng trựctiếp đến giá trị đạo đức của sinh viên Nhiều sinh viên hiện nay chạy theo xu hướngthực dụng, thích hưởng thụ, dễ a dua, đau đòi, các em thích diễn viên Hàn Quốc, ănmặc, kiểu tóc, hình thức bề ngoài… đua đòi ăn chơi mà quên đi những bản sắc văn hóatốt đẹp của đất nước mình Các em hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mangtính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiệnnhân cách “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tớitập ”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ ”

GVHD: PGS.TS Trần Thị Hương SVTH: Nguyễn Thanh Lâm

10

Trang 11

Khoa học công nghệ phát triển, sinh viên tiếp xúc với internet và học rất nhiềuđiều hữu ích từ nó Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều mặt tiêu cựcnhư có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của conngười Việt Nam Sinh viên xem nhưng thiếu người định hướng và giáo dục nên sẽ dễnhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội Hơn nữa, việc thường xuyên chơigame online và sống trong ảo giác sẽ gây ra những hành vi dần ảnh hưởng đến đạođức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêucực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ.

Tốc độ lan truyền thông tin trên Intenet nhanh chóng là một tiện ích, các trangmạng xã hội như Facebook, Twiter… lại được các em sử dụng rất nhiều, nhưng nómang lại hệ quả khó lường Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắtcác thành tựu kỹ thuật mới, các bạn trẻ rất am hiểu việc sử dụng các công cũ kỹ thuậtnhư điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng … Thếnhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim,bức ảnh được gửi lên mạng Ngày nay, chỉ một chuyện nhỏ trong lớp cũng có thể dễdàng được quay phim lại bằng điện thoại di động, cũng nhanh chóng được chuyển tảilên mạng, có hàng ngàn đến hàng triệu lượt người xem Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễbắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát cáctiến bộ của công nghệ

Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú Những mặt trái của sựphát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức Con người vì lợinhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau,… Môi trường sống xungquanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâuvào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức… Do vậy, các em

ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó, ảnh hưởng đến sự hình thành và pháttriển nhân cách

Phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trườngcũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện,phấn đấu, một bộ phận sinh viên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng longại, như phai nhạt lý tưởngchạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạođức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặcphản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật

Xã hội càng phát triển thì có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, các em phầnnhiều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh hình thành những thói hư, tật xấu:-Hút thuốc lá: Ở trên lớp các em thấy bạn bè mình hút thuốc, khi về nhà thì gặpnhững người lớn trong gia đình hút nên cũng tập tành theo vì các em muốn chứng tỏmình là người lớn

Ngày đăng: 24/01/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w