1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật trước nó

9 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 174,19 KB

Nội dung

Ngay từ khi nhà nước tư sản ñược thành lập, hàng loạt các chế ñịnh của pháp luật tư sản cũng ñược ra ñời, ñó là phương tiện ñể bảo vệ chế ñộ tư hữu tư bản, ñịa vị cũng như quyền lợi của

Trang 1

K IL

.C O

M

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng tư sản ñã mở ñầu lịch sử thế giới cận ñại bằng hàng loạt các

cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì … và có ảnh hưởng lớn ñến tiến

trình lịch sử của thế giới Sự ra ñời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình

phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra ñời của pháp

luật tư sản

Có thể nói sự ra ñời của pháp luật tư sản ñã ñánh dấu một bước ngoặt lớn

trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại Từ ñây loài người ñược biết ñến một

bản hiến pháp, trong ñó quy ñịnh những quyền và tự do của công dân mà trước ñây

chưa bao giờ dám nghĩ ñến

Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày ñầu hình thành nên pháp

luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc ñẩy sự phát triển xã hội

Trong xã hội hiện ñại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những

mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp phần làm nên một thế giới hoà

bình, sự phát triển bền vững và ñảm bảo “mọi người sinh ra ñều có quyền bình

ñẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc…” như trong bản hiến pháp nước Mỹ năm

1787

Ngay từ khi nhà nước tư sản ñược thành lập, hàng loạt các chế ñịnh của pháp

luật tư sản cũng ñược ra ñời, ñó là phương tiện ñể bảo vệ chế ñộ tư hữu tư bản, ñịa

vị cũng như quyền lợi của giai cấp tư sản

So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản ñã có những tiến bộ vượt bậc

về nội dung và kĩ thuật lập pháp, cách thức quy ñịnh, ban bố và thi hành lẫn việc

pháp ñiển hoá và phân loại Chúng ta có thể nhìn nhận những tiến bộ của pháp luật

tư sản dưới các góc ñộ sau ñây:

1 Hình thức biểu hiện

Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, ñược ghi trong các văn

bản pháp luật một cách rõ ràng Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức

Trang 2

K IL

.C O

M

phong phú, ñiển hình nhất cần phải kể ñến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị

ñịnh trong khi ñó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và

ñược ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh…của nhà vua

Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa

Đức trị với Pháp trị và hoà ñồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm ñạo ñức

thì pháp luật tư sản chủ yếu là các ñạo luật và luật Giai cấp tư sản không cho rằng

việc dùng ñạo ñức ñể răn ñe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị

2 Nguồn luật

Pháp luật tư sản giai ñoạn tư bản tự do cạnh tranh gồm có hai hệ thống pháp

luật: Thứ nhất là hệ thống hệ thống pháp luật lục ñịa gồm pháp luật của Pháp, của

các nước tư bản ở lục ñịa châu Âu và các nước thuộc ñịa của Pháp và thứ hai là hệ

thống pháp luật Anh- Mỹ và các nước thuộc ñịa của hai nước này như Úc,

Canada…Nếu như nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật lục ñịa là các bộ luật

mới ñược xây dựng thì nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Anh- Mĩ là tiền

lề pháp và các bộ luật kế thừa từ pháp luật phong kiến

Việc hệ thống hóa luật lệ ở Anh, Mỹ, Úc, có ñộ chính xác cao và rất khoa học,

ñược sắp xếp theo một trình tự ñặc biệt

Pháp luật tư sản Pháp và ñiển hình là bộ luật Napôlêông là ñại diện tiêu biểu cho

sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp Cuộc cách mạng tư sản Pháp là sự chống phong

kiến một cách triệt ñể nên ñiều ñầu tiên là pháp luật xoá bỏ các quan hệ phong

kiến.Từ ñây dân chúng có quyền tự do kinh doanh, quyền tự do trong hôn nhân,cho

phép ly hôn…

3 Cách thức phân loại

Giai cấp tư sản phân loại pháp luật thành hai ngành lớn: công pháp và tư pháp

Ngành công pháp bao gồm Luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật tố

tụng hình sự Ngành tư pháp bao gồm: luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật lao

ñộng, luật thương mại,tư pháp quốc tế…

Trang 3

K IL

.C O

M

Việc pháp ñiển hoá ở Pháp ñã trở thành mẫu mực cho pháp luật tư sản, những

bộ luật ñã ñược xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao và rất ña dạng như bộ luật dân

sự 1804, bộ luật hình sự 1810, bộ luật thương mại 1807…

Các chế ñịnh trong mỗi bộ luật ñược trình bày một cách lôgíc, rõ ràng và ñược

sắp xếp theo từng chế ñịnh cụ thể Chẳng hạn như trong bộ luật dân sự, các chương,

các ñiều, các quy phạm pháp luật ñược sắp xếp theo từng chế ñịnh của dân luật, bộ

luật cũng nêu ñầy ñủ và diễn ñạt chuẩn xác các nguyên tắc của dân luật, các khái

niệm pháp lí ñược ñịnh nghĩa ngắn gọn, chuẩn xác, ngôn ngữ của bộ luật trong

sáng dễ hiểu

5 Sự ra ñời của hiến pháp

5.1 Hiến pháp - ñạo luật cơ bản của nhà nước tư sản

Sự ra ñời của hiến pháp trong xã hội tư sản ñánh dấu một tiến bộ lớn lao trong

lịch sử lập pháp, là ñạo luật cơ bản của nhà nước tư sản Ngành luật hiến pháp chỉ

mới có từ khi nhà nước tư sản ra ñời Từ trước ñến nay nhà nước ở chế ñộ chiếm

hữu nô lệ và chế ñộ phong kiến không hề biết ñến hiến pháp và không thể có hiến

pháp bởi vì trong các chế ñộ ñó quyền lực của nhà vua là vô hạn Trong xã hội

phong kiến chuyên chế, nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và

“ thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành không giới hạn Trong xã hội tồn

tại một nền thống trị hà khắc tuỳ tiện Điều ñó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến

ñương nhiên không có và cũng không cần thiết ñến một bản hiến pháp quy ñịnh tổ

chức quyền lực nhà nước

Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng dẫn

ñến sự bất bình và các cuộc chống ñối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức

Giai cấp tư sản vốn là một bộ phận dân cư trong các giai cấp bị áp bức, cũng phải

gánh chịu ách thống trị của phong kiến chuyên chế Đồng thời trong lòng xã hội

phong kiến giai cấp tư sản lại là người ñại diện cho một phương thức sản xuất mới

ra ñời và ñang dần dần lớn mạnh

Trang 4

K IL

.C O

M

Quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ñược xác lập và

ngày càng phát triển mặc cho sự cản trở, hạn chế của quan hệ sản xuất phong kiến

Giai cấp tư sản dần dần trở thành giai cấp có ñịa vị ñộc lập về kinh tế, sớm trưởng

thành về ý thức giải phóng, chống ñối chế ñộ chuyên chế Họ ñứng lên phất ngọn

cờ tự do, dân chủ bình ñẳng ñể tập hợp quần chúng lao ñộng ñông ñảo bị áp bức,

bóc lột ñể lật ñổ chế ñộ phong kiến và nền thống trị ñã trở nên phản ñộng nhằm xác

lập quyền thống trị của mình Khẩu hiệu lập hiến ra ñời trong bối cảnh ñó

5.2 Nội dung của lập hiến tư sản

5.2.1 Chế ñịnh về tổ chức bộ máy nhà nước

Được thể hiện ở chỗ: yêu cầu xây dựng một bản hiến pháp là cơ sở pháp lý cơ

bản hạn chế quyền hành vô hạn của vua bằng cách lập ra một cơ quan ñại diện

quyền lực (Nghị viện) gồm các ñại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra, cùng nhà vua

thực hành quyền lực nhà nước và bảo ñảm các quyền tự do dân chủ của công dân

hoặc xoá bỏ chế ñộ quân chủ mà lập ra nền cộng hoà tư sản

Dù ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy ñịnh của bốn loại cơ quan chủ yếu

trong nhà nước là Nghị viện, chính phủ, toà án và người ñứng ñầu nhà nước (vua,

tổng thống) Tuỳ ở từng nước, các hình thức nhà nước ñược tổ chức khác nhau theo

hình thức quân chủ nghị viện, cộng hoà nghị viện hay cộng hoà tổng thống Chẳng

hạn như Nhật Bản là nhà nước nhà quân chủ nghị viện Nhật Bản, nhà nước cộng

hoà tổng thổng Hợp chủng quốc Hoa Kì,…

Cùng với khẩu hiệu lập hiến, thuyết phân chia quyền lực mà ñiển hình là thuyết

“ tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ ( Pháp, thế kỉ XVIII ) ñã ñược phổ biến

rộng rãi nhằm thực hiện nguyên tắc ñối trọng, kiềm chế và kiểm tra lẫn nhau giữa

ba cơ quan khác nhau trong việc tổ chức thực hiện các quyền lực này, qua ñó tạo

nên sự cân bằng quyền lực, tránh làm quyền và nhờ ñó các quyền của người dân

mới ñược ñảm bảo

Khi ñã giành ñược chính quyền trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản

Trang 5

K IL

.C O

M

thi quyền lực ñối với toàn xã hội Hiến pháp ñược dùng ñể thể chế hoá quyền thống

trị của giai cấp tư sản dưới hình thức các quy ñịnh hiến pháp về tự do, dân chủ,

bình ñẳng và cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước theo lối phân quyền

Hiến pháp còn ghi nhận các quyền tự do, dân chủ mà trước hết là quyền tự do về

kinh tế là phù hợp với quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa Trong quan hệ kinh

doanh, hợp ñồng cần phải có sự bình ñẳng, ngang quyền về mặt lợi ích và ñược

ñảm bảo sự bình ñẳng trước pháp luật, tự do ý chí ñược thể hiện thành các quyền tự

do dân chủ

5.2.2 Chế ñịnh về quyền và nghĩa vụ của công dân

Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra ñời ñã ñem lại rất nhiều những quyền lợi cho

dân chúng mà trước ñây họ chưa từng ñược có

Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản ñược xác ñịnh bằng các quyền

tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với ñịa vị pháp lí của người nông dân dưới

chế ñộ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế ñịnh này bao giờ cũng

ñược coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản ñã mang lại cho nền văn minh của

nhân loại

Trong chế ñịnh về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền cơ bản

của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, quyền tự

do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp…

Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả xâm

phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn hại cho

họ

5.2.3 Về chế ñộ bầu cử

So với chế ñộ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương pháp

bầu cử ñể lập ra các cơ quan nhà nước của chế ñộ tư bản là một phương pháp dân

chủ, là một bước tiến bộ lớn lao Nó loại trừ quan niệm là quyền lực nhà nước xuất

pháp do trời ñịnh sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu giống trong hoàng

Trang 6

K IL

.C O

M

tộc, họ sinh ra ñể cai trị, buộc những người dân phải phục tùng và tuân theo Tuy

nhiên những yêu cầu trong chế ñịnh này quy ñịnh những cử tri phải là người có số

tài sản lớn nhất ñịnh, có trình ñộ văn hoá nhất ñịnh, ñiều kiện về tuổi tác, …

6 Các chế ñịnh trong dân luật

Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình ñẳng của các công

dân trong những quan hệ dân luật

6.1 Chế ñịnh về quyền tư hữu tư sản

Quyền tư hữu ñược coi là quyền tự nhiên của con người, ñó là quyền thiêng liêng

bất khả xâm phạm Tất cả những vấn ñề liên quan tới cơ sở xác ñịnh quyền sở hữu,

việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu ñược quy ñịnh cụ thể

Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm ñó, một mặt pháp luật tư sản

quy ñịnh các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế ñộ tư hữu,

mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại ñến nó

Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền ñịnh ñoạt, quyền chiếm hữu, và quyền sử

dụng.Các quyền này ñược bảo vệ ñặc biệt, luật tránh mọi quy ñịnh làm phương hại

ñến quyền tư hữu

Bộ luật ñược chia vật sở hữu thành hai loại: ñộng sản và bất ñộng sản

Chế ñịnh quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có ñộ hoàn thiện cao Ở chừng

mực nhất ñịnh, sự hoàn thiện này tạo ra ñược sự an toàn, ổn ñịnh cho những người

có tài sản về phương diện pháp lý Nhà nước tư sản ñặc biệt quan tâm ñến việc bảo

vệ quyền sở hữu bởi trước tiên ñiều này liên quan tới các nhà tư sản, những người

chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội

6.2 Chế ñịnh hợp ñồng và trái vụ tư sản

Chế ñịnh hợp ñồng trong pháp luật tư sản ñược coi là một chế ñịnh hoàn thiện và

ít mang dấu ấn chính trị Chính vì lí do ñó nên chế ñịnh hợp ñồng trong pháp luật

các nước tư sản có mức tương ñồng cao, có thể nói ñó là chế ñịnh pháp luật có tính

nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản

Trang 7

K IL

.C O

M

Loại hợp ñồng này là hình thức trao ñổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản Dân luật

xác ñịnh quyền tự do và bình ñẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia hợp ñồng

Các bộ luật dân sự ñều quy ñịnh rõ những ñiều kiện ñảm bảo thực hiện hợp ñồng

Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp ñồng trong trường hợp có sự ñồng ý của tất cả

các bên ñã tham gia kí kết hợp ñồng

Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do ñể trì hoãn việc thực hiện hợp ñồng

chứ không phải là căn cứ ñể huỷ bỏ hợp ñồng

Ở giai ñoạn ñầu, giai ñoạn tư bản tự do cạnh tranh nguyên tắc tự do hợp ñồng

ñược tuân thủ triệt ñể, ñược nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt ñể

6.3 Chế ñịnh về hôn nhân và gia ñình

So với pháp luật phong kiến, ở chế ñịnh này có những tiến bộ ñáng kể Trong

pháp luật tư sản quy ñịnh những người kết hôn phải ñạt một ñộ tuổi nhất ñịnh, họ

tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong xã hội phong kiến

Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình ñẳng trong gia ñình, pháp luật bảo

vệ gia ñình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá thú

7 Chế ñịnh của luật hình sự

Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật hình

phong kiến Mọi công dân ñều bình ñẳng trước pháp luật, không có quy ñịnh về tội

chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn về nhân quyền và

dân quyền của nước Pháp ñã ñề ra

Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt dã man hơn, thể hiện tính nhân ñạo

của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho

những tội không nặng

8 Chế ñịnh tố tụng và tổ chức tư pháp

Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản ñó là quyền tư pháp ñã tách

khỏi quyền hành pháp Quan chức hành pháp không ñược nắm quyền xét xử mà

quyền này ñược trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng ñược tách thành

tố tụng hình sự và tố tụng dân sự

Trang 8

K IL

.C O

M

Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý ñể bảo vệ cho hệ thống tư pháp thực hiện chức

năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau Chẳng hạn ở

Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia ñã ñược thay thế bằng hệ thống toà án

tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà giải

KẾT LUẬN

Pháp luật tư sản ñã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản

ñể quản lí xã hội Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn, tuy

nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế ñộ tư hữu và bóc lột mà pháp

luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản Xét

ở góc ñộ tích cực, chúng ta phải khẳng ñịnh rằng cùng với sự thay ñổi của nhà nước

tư sản, pháp luật tư sản ñã dần trở thành một công cụ ñiều tiết có hiệu quả của toàn

xã hội Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

mà chúng ta ñều nhận thấy

Sự ổn ñịnh của xã hội tư sản hiện ñại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và

tính hiệu quả của pháp luật Nó góp phần thúc ñẩy cho một xã hội không ngừng

phát triển và một thành tựu khác ñó là giá trị toàn cầu hoá của nó

Trang 9

K IL

.C O

M

Những tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật trước nó

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Hình thức biểu hiện 1

2 Nguồn luật 2

3 Cách thức phân loại 2

4 Pháp ñiển hoá 2

5 Sự ra ñời của hiến pháp 3

5.1 Hiến pháp - ñạo luật cơ bản của nhà nước tư sản 3

5.2 Nội dung của lập hiến tư sản 4

6 Các chế ñịnh trong dân luật 6

6.1 Chế ñịnh về quyền tư hữu tư sản 6

6.2 Chế ñịnh hợp ñồng và trái vụ tư sản 6

6.3 Chế ñịnh về hôn nhân và gia ñình 7

7 Chế ñịnh của luật hình sự 7

8 Chế ñịnh tố tụng và tổ chức tư pháp 7

KẾT LUẬN 8

Ngày đăng: 23/01/2016, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w