1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Câu hỏi thực vật học

18 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Câu hỏi thực vật học

Câu 1 : các thể ẩn nhập trong tế bào1.Các thành phần không phải chất nguyên sinh là sản phẩm trao đổichất của thành phần nguyên sinh nằm trong tế bào chất như không bàochứa dịch tế bào, các hạt tinh bột, hạt alơron, các giọt dầu và các sản phẩmtrao đổi chất cuối cùng như các tinh thể vô cơ, chúng nằm vùi trong tế bàochất nên gọi là thể vùi hay thể ẩn nhập. Vách tế bào là sản phẩm trao đổichất của thành phần nguyên sinh, nhưng nó nằm ngoài màng sinh chất,nên không được coi là một thành phần của tế bào chất. Các thành phầnnguyên sinh và không phải chất nguyên sinh (trừ các sản phẩm bài tiết,các tinh thể vô cơ) là các thành phần cơ bản của tế bào thực vật chúng tácđộng qua lại với nhau tạo ra tế bào sống.Thể ẩn nhập là các sản phẩm thứ sinh được tạo ra do tổng hợp thứcấp hoặc do sự phân giải qua sự trao đổi chất trong đời sống tế bào. Chúnglà những sản phẩm dự trữ hay thải bả thường có cấu trúc đơn giản hơnchất nguyên sinh. Các sản phẩm thứ sinh được nghiên cứu nhiều nhất làcác hạt tinh bột, xenluloza, chất béo, protein . và chất vô cơ ở dạng tinhthể và các chất hữu cơ thuộc sản phẩm phân giải như tanin, nhựa, gôm,cao su, ancaloit mà chức năng của chúng chưa được hiểu biết đầy đủ. Cácchất thứ sinh nằm trong không bào, trong vách tế bào và có thể phối hợpvới các thành phần của chất nguyên sinh tế bào.2. Hạt tinh bột Hạt tinh bột là những chất tổng hợp thứ sinh chính của chất nguyên sinh, tinh bột tồn tại như một nguyên liệu dự trữ trong thể nguyên sinh, chất này có những phân tử chuổi dài mà những đơn vị cơ bản của chúng là gốc glucoza, mất một phân tử nước và có công thức C6H10O5. Các phân tử tinh bột đều có cấu tạo từ một số lớn các nhóm monosaccharit, kết hợp với nhau thành chuỗi dài và thẳng (amiloza) hoặc phân nhánh (amilopectin). Các phân tử tinh bột của các loại khác nhau, đều có công thức phân tử tổng quát là (C6H10O5)n. Các lạp không màu có chức năng tổng hợp các tinh bột thứ cấp để dự trữ, gọi là lạp bột. Những thay đổi hình thái, kích thước của các hạt tinh bột thường rất đa dạng, có thể sử dụng chúng để góp phần xác định đặc tính các loài cây . Chẳng hạn kích thước hạt tinh bột khoai tây là 70 - 100μm, lúa mì là 30 - 40μm, ngô là 12 - 18μm và hình thái cấu tạo rất khác nhau. Các hạt tinh bột ở nhiều cây có sự phân lớp đồng tâm rõ rệt, vì sự luân phiên các lớp khúc xạ nhiều hay ít do sự ngậm nước hay không ngậm nước của các phân tử tinh bột. Các lớp này sắp xếp quanh một cái rốn mà vị trí của chúng ở trung tâm hoặc lệch tâm. Các hạt bán kép có hai hay nhiều rốn nhưng nằm chung trong một màng của lạp không màu. Tinh bột phổ biến trong cơ thể thực vật nhưng thường có trong mô mềm dự trữ của hạt, mô mềm của các mô dẫn thứ cấp ở thân và rễ, mô mềm của các cơ quan dự trữ như thân, rễ, củ, thân hành . 3. Hạt alơrôn Hạt alơrôn là thành phần chính trong chất nguyên sinh, nhưng chúng cũng tồn tại như những chất thứ sinh, tạm thời không hoạt động, xem như là chất dự trữ. Chúng tồn tại ở dạng kết tinh hoặc vô định hình. Protein vô định hình có thể tạo ra các chất định hình hoặc vô định hình như ở Tảo, Nấm, noãn cầu hạt trần. Protein kết tinh phối hợp những thuộc tính keo, vì vậy chúng có dạng tinh thể. Protein vô định hình quen thuộc là gluten, nó là một chất liên kết với tinh bột ở nội nhũ lúa mì, ở nhiều hạt, phôi nhũ, nội nhũ hoặc ngoại nhũ có chứa protein dự trữ ở dạng hạt alơron. Các hạt này có thể là đơn hoặc có chứa các thể vùi dạng cầu (á cầu) và dạng tinh thể của protein. Những dạng tinh thể protein hình khối lập phương có trong tất cả tế bào mô mềm ở vùng ngoại vi củ khoai tây . Nguồn gốc của các thể vùi protein đã được nghiên cứu chủ yếu bằng cách theo dõi sự phát triển các hạt alơrôn, protein đầu tiên nằm trong không bào, protein cô đặc lại chuyển thành alơron. 4. Giọt dầu Chất chất dầu phân bố rộng rải trong cơ thể cây và chúng tồn tại với một lượng nhỏ trong tế bào cây. Thuật ngữ chất béo không chỉ dùng để diễn đạt các este của axit béo với glyxerol mà còn liên quan với những chất được tập hợp dưới tên lipit. Dầu được coi là chất béo lỏng. Các chất sáp, suberin và cutin có bản chất là chất béo và thường xuất hiện như những chất bảo vệ ở trong và trên vách tế bào. Phophatit và sterol cũng có liên quan với chất béo. Chất béo và dầu là các thể vùi, thường là nguyên liệu dự trữ trong hạt, bào tử, phôi, trong các tế bào mô phân sinh và đôi khi nằm trong mô vĩnh viễn. Chúng xuất hiện như những thể rắn hoặc thông thường là những giọt nhỏ kích thước khác nhau hoặc phân tán vào tế bào chất hoặc được tập hợp thành khối lớn. Về mặt nguồn gốc, chất béo hoặc hình thành trong tế bào chất (không bào dầu) hoặc hình thành trong lạp không màu (lạp dầu). Tinh dầu là một chất dễ bay hơi, có mùi thơm, thường thấy phổ biến trong cây như ở Tùng bách, chúng có trong tất cả các mô của các loài cây khác, chúng chỉ phát triển ở cánh hoa, vỏ quả, lá hoặc trong quả. 5. Tanin Tanin là một nhóm các chất phenol, thường có liên quan với glucozit. Với nghĩa hẹp, tanin chỉ là một loại hợp chất phenol đặc biệt, có trong lượng phân tử cao. Những chất khan nước của tanin như phlobaphen là những chất vô định hình có màu vàng, màu đỏ hoặc màu nâu. Chúng xuất hiện như những khối hạt nhỏ, thô hoặc mịn hoặc như các thể với kích thước khác nhau. Tanin đặc biệt phong phú trong nhiều lá cây có ở phloem và chu bì của thân, rể, ở quả chưa chín, có ở vỏ hạt và các khối u bệnh lý như các mụn cây. Tuy nhiên, dường như không có mô nào là không có tanin hoàn toàn và chúng còn tìm thấy ở mô phân sinh của các cây một lá mầm, thường rất nghèo tanin. Ở các tế bào riêng lẽ, tanin nằm trong nguyên sinh chất và cũng có thể xâm nhập vào vách chẳng hạn như mô bần. Trong chất nguyên sinh, tanin là một thành phần thông thường của không bào hoặc ở trong tế bào chất ở dạng giọt nhỏ và những giọt này hợp lại với nhau. Về chức năng, tanin được giải thích như những chất bảo vệ nguyên sinh chất chống lại sự khô héo, thối rửa hoặc hư hại do động vật, hoặc như những chất dự trữ gắn liền với sự trao đổi chất của tinh bột theo một phương thức chưa xác định nào đó, như những chất chống oxy hoá và như những chất keo bảo vệ và giữ vững tính đồng nhất của tế bào. 6. Tinh thể canxi oxalat và các chất vô cơ khác Tinh thể này thường thấy ở các không bào. Một số tinh thể canxi oxalat hình thành trong tế bào biểu bì, hay tế bào mô mềm. Một số tinh thể khác hình thành trong dị tế bào. Còn một số tinh thể của chúng lắng đọng trong vách tế bào. Các tinh thể thường nhỏ hơn tế bào chứa chúng, hoặc lấp đầy toàn bộ tế bào, thậm chí còn làm biến dạng tế bào. Các tinh thể hình kim thường nằm trong các tế bào dị hình lớn, khi trưởng thành là những tế bào chết, chứa đầy chất nhầy, có phồng lên, nhưng vách tế bào vẫn mỏng nên tế bào có thể bị vỡ và các tinh thể hình kim bị tống ra ngoài. Các tinh thể canxi oxalat có thể kết tinh đồng đều khắp mô hoặc bị giới hạn vào một vùng mô. Canxi cacbonat ít khi thấy tồn tại ở những tinh thể có hình dạng rõ rệt. Nang thạch và tinh thể canxi cacbonat nằm trong mô mềm và biểu bì. Ở mô biểu bì, chúng có thể tạo ra ở lông hoặc ở các nang thạch tế bào đã tăng trưởng. Silic được lắng đọng hầu hết trong vách tế bào, nhưng đôi khi hình thành trong khoang tế bào. Silic thường tồn tại ở dạng vô định hình câu 2 : mô phân sinh Mô phân sinh là mô tập hợp bởi những tế bào có khả năng phân chia để hình thành tế bào mới . Ðặc trưng của mô phân sinh là không chỉ tạo ra, bổ sung tế bào mới cho cơ thể thực vật mà còn làm chính chúng hoạt động mãi, như vậy có một số tế bào vẫn duy trì khả năng phân sinh trong suốt đời sống cá thể. Hiện tượng tập trung chức năng sinh sản tế bào vào một số phần cơ thể gắn với quá trình tiến hóa hoàn thiện chung của thực vật. Ở nhiều loài thực vật sinh trưởng là kết quả của hoạt động phân sinh, còn ngược lại ở động vật sự phân sinh các tế bào mới hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng thành nhất định của cá thể. Bắt đầu bằng sự phân chia của tế bào hợp tử, thực vật bậc cao thường sinh ra các tế bào mới và hình thành cơ quan mới cho tới khi chết. Những giai đọan đầu tiên của phôi, sự sinh sản tế bào xảy ra trong tòan bộ phôi. Nhưng khi phôi đã hình thành và phát triển thành cây con, thì những mô gắn liền với quá trình hình thành các tế bào mới gọi là mô phân sinh, nó được giới hạn nằm ở ngọn cây, tồn tại trong suốt đời sống của cây, còn những phần khác gắn liền với hoạt động trưởng thành. Vì vậy trong một cây, bao gồm các mô phân sinh và các mô trưởng thành ( mô vĩnh viễn). Hiện tượng tập trung mô phân sinh vào một số phần của cơ thể cây, gần như gắn liền với quá trình phát sinh chủng loại. Ở những thực vật bậc thấp nguyên thủy nhất, tất cả các tế bào có bản chất như nhau, tất cả các tế bào đều tham gia vào quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, trao đổi thông tin và sinh sản. Thuật ngữ mô phân sinh, nhấn mạnh hoạt động phân chia của tế bào. Sự tổng hợp chất sống mới là phần cơ bản của quá trình tạo các tế bào mới bằng sự phân chia. Ngoài mô phân sinh, các mô sống khác, cũng có thể sinh ra các tế bào mới, nhưng mô phân sinh là mô có hoạt động phân chia tế bào không có giới hạn vì nó không ngừng bổ sung tế bào cho cơ thể cây, mà còn làm cho chính chúng tồn tại theo tuổi thọ của loài, nghĩa là, một số sản phẩm của sự phân chia trong các mô phân sinh không phát triển thành các tế bào trưởng thành và vẫn giữ khả năng phân chia trong suốt đời sống cá thể, chúng thuộc mô phân sinh. Sự sinh sản tế bào, bao gồm ba yếu tố: sinh trưởng, di truyền và phát triển. Nhưng sự sinh sản tế bào xảy ra không có sự sinh trưởng như giao tử, bào tử, hoặc nếu không có sự sinh trưởng thì tế bào cũng có sự bổ sung thêm ở dạng chất nguyên sinh, chất cấu tạo vách tế bào tăng trưởng: Trong hoạt động phân sinh, quá trình sinh trưởng, có thể phân chia thành hai giai đọan: sinh trưởng với sự phân chia tế bào và sự tăng trưởng có giới hạn, sinh trưởng không có sự phân chia tế bào, nhưng sự tăng trưởng thể hiện rõ rệt. Có sự biến đổi dần dần từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Vì các mô phân sinh nằm ở đầu ngọn chồi, ngọn rễ chính, ngọn rễ bên, nên số lượng của chúng trong một cây rất lớn. Hơn nữa còn các mô phân sinh khác như tầng sinh mạch, tầng sinh bần, vòng dày . gắn liền với quá trình sinh trưởng thứ cấp về chiều dày của trục. Hoạt động phối hợp của tất cả mô phân sinh này tạo ra một cơ thể cây phức tạp. Các tầng phát sinh, mô phân sinh thứ cấp, bằng cách tăng thể tích của hệ thống dẫn nhựa và tạo ra mô bảo vệ, mô cơ, đã góp phần sinh trưởng thứ cấp, duy trì mở rộng theo bề ngang của cơ thể cây. Không phải tất cả mô phân sinh ngọn có mặt trên một cây nào đó đều nhất thiết phải hoạt động. Chẳng hạn sự hạn chế của mô phân sinh là phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chồi chính và chồi bên. Hoạt động cuả các tầng phát sinh cũng thay đổi về mặt cường độ. Cả mô phân sinh ngọn và các tầng phát sinh đều dao động theo mùa trong hoạt động phân sinh của chúng, hoặc giảm bớt hoàn toàn sự phân chia tế bào trong mùa đông ở các vùng ôn đới. 1. Sự tiến hóa của mô phân sinh - Ở thực vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có mô phân sinh, ở các loại tảo hình sợi tế bào có sự phân cực phân cắt theo một mặt phẳng . Ở đa bào bậc thấp hình tản các tế bào nằm theo chiều ngang và dọc có sự phân cắt theo hai mặt phẳng hình thành tản thực vật. Từ tản một lớp tế bào đến tản nhiều lớp. - Ở thực vật có chồi khi xuất hiện trên cạn đã có sự phân chia theo 3 mặt phẳng tạo thành thực vật chồi cành . Từ đây thực vật bắt đầu có mô phân sinh, một nhóm tế bào luôn đảm đương nhiệm vụ phân chia trong suốt đời sống cá thể gọi là nhóm tế bào khởi sinh. Nhóm tế bào khởi sinh phân chia taọ thành nhóm tế bào phân sinh phân hóa còn gọi là mô phân sinh ngọn hay đỉnh sinh trưởng, phân chia một thời gian nhất định rồi hình thành các mô vĩnh viễn. 2. Cấu tạo tế bào phân sinh Các tế bào phân sinh có đặc điểm: Màng sơ cấp rất mỏng, chất sống chiếm ưu thế so với chất không sống, không bào rất nhỏ, nhân lớn tròn vì không bị sức ép của không bào. Tỷ lệ chất nguyên sinh so với chất dự trữ ≥ 90 %. Chứa nhiều cơ quan tử, hoạt động tăng, do đó dẫn đến mâu thuẩn là tế bào nhỏ, khả năng sinh trưởng lớn, mối liên hệ giữa bề mặt và thể tích bị phá vở và quá trình phân chia tế bào xảy ra. Các mô phân sinh có cấu trúc tế bào khác nhau và về cơ bản khôngkhác với các mô sống trưởng thành. Trong thời gian phân bào mạnh, các tếbào phân sinh không có thể vùi thứ sinh và các lạp tồn tại ở giai đoạn tiềnlạp thể. Chúng có mạng lưới nội chất kém phát triển và trong thể tơ có cấutrúc bên trong ít phức tạp hơn. Như vậy mô phân sinh ít phân hóa. Nhữngtế bào ở tầng sinh bần có thể có lục lạp, và ở tầng sinh mạch có thể chứatinh bột và tanin, mô phân sinh phôi ở trạng thái nghỉ thường chứa cácchất dự trữ khác nhau. Mức độ không bào hóa ở các tế bào phân sinh rấtthay đổi. Các tế bào mô phân sinh ngọn chứa thể nguyên sinh đậm đặc.Nếu có không bào thì thường khó quan sát dưới kính hiển vi quang họchoặc ở trạng thái phân tán trong tế bào chất. Ở mô phân sinh ngọn nhiềucây Quyết và Hạt trần, một số tế bào có không bào rõ rệt. Tóm lại, kíchthước tế bào, mô phân sinh tỷ lệ thuận với không bào. Các tế bào mô phânsinh, có nhân lớn. Nhưng tỷ lệ giữa kích thước tế bào và kích thước nhân là rất thay đổi trong các mô phân sinh. Ở các tế bào phân sinh lớn thì có tỷ lệ nhân so với tế bào nhỏ hơn tế bào phân sinh nhỏ. Hình dạng, kích thước của các tế bào phân sinh cúng rất thay đổi. Ở mô phân sinh ngọn, tế bào phân sinh thường có kích thước đồng đều. Ở tầng sinh mạch thì các tế bào phân sinh có hình thoi. Chiều dày vách tế bào phân sinh cũng khác nhau, thông thường chúng có vách sơ cấp mỏng. Ở một số vùng của mô phân sinh ngọn, có thể có vách sơ cấp dày, và vùng lỗ sơ cấp rất rõ. Các tế bào phân sinh của tầng sinh mạch đôi khi vách dày rõ rệt với các vùng lỗ cấp một lõm sâu. Thông thường ở các mô phân sinh không có khỏang gian bào, nhưng chúng có thể sớm phát triển ở mô phân sinh dẫn xuất như ở rễ cây. Những đặc điểm sinh hóa rất khác nhau giữa các tế bào, giữa tế bào mô phân sinh và mô vĩnh viễn. Các mô phân sinh có tốc độ hoạt động trao đổi chất cao, thường có phản ứng mạnh với peroxydaza và thường giảm xuống sau khi phân bào kết thúc. 3. Phân loại mô phân sinh Mô phân sinh được mô tả như những mô tạo hình, thường bổ sung những tế bào mới cho cơ thể cây bằng sự phân chia. Một phần sản phẩm của sự phân bào vẫn giữ đặc tính phân chia, tức là tế bào khởi sinh và phần còn lại để phát triển thành các mô khác tức là các tế bào phân sinh dẫn suất của các tế bào khởi sinh. Trong quá trình phát triển này, các tế bào mô phân sinh dẫn xuất dần dần biến đổi về mặt hóa học, sinh lý, hình thái và mang các đặc tính tương đối chuyên hóa. Nếu các tế bào chuyên hóa, còn sống có thể thay thế hình thái, sinh lý do thay đổi các điều kiện bên ngoài hay bên trong dẫn tới sự phản phân hóa, trở lại khả năng phân chia, tạo thành mô phân sinh phản phân hóa và quá trình phân hóa lại, tạo ra các mô vĩnh viễn. Sự phân hóa mô phân sinh, dựa vào các vị trí của chúng trong cơ thểcây như mô phân sinh ngọn nằm ở chồi ngọn, ngọn rễ và mô phân sinhbên là mô phân sinh sắp xếp song song ở phía bên của cơ quan, như tầngphát sinh bần, tầng phát sinh mạch. Một cách phân loại mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp tùy thuộc bảnchất các tế bào sinh ra các mô phân sinh này. Mô phân sinh sơ cấp thuộcdòng dõi trực tiếp của tế bào phôi, luôn gắn liền với sinh trưởng. Mô phânsinh thứ cấp, có nguồn gốc từ mô vĩnh viễn sơ cấp, rồi lại tiếp tục hoạtđộng phân sinh. Như vậy sự phân loại mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp hiệnnay có hai quan điểm : dựa vào nguồn gốc và dựa vào thời gian xuất hiệncủa mô phân sinh trong một cây nào đó, hoặc trong một cơ quan nào đó.Mô phân sinh ngọn là mô phân sinh sơ cấp, mô phân sinh bên là mô phânsinh thứ cấp. Các mô phân sinh dẫn xuất từ mô khởi sinh, đã phân hóa một phần những vẫn còn giữ khả năng phân chia và các mô phân sinh này được tách riêng tùy theo hệ thống mô đã hình thành từ chúng. Những mô này là: lớp sinh bì phân hóa thành hệ thống biểu bì, tầng trước phát sinh sinh ra mô dẫn sơ cấp và mô phân sinh cơ bản hình thành hệ thống mô cơ bản. Mô phân sinh lóng dùng để chỉ một vùng mô sơ cấp đang phát triển mạnh, nằm hơi xa mô phân sinh ngọn, nằm xen vào giữa những vùng mô đã phân hóa ít nhiều. Trên cơ sở vị trí, các mô phân sinh lóng thường nhóm họp với mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. Các vùng sinh trưởng lóng chứa các yếu tố mô đã phân hóa và cuối cùng được chuyển hoàn toàn thành các mô trưởng thành. Các mô phân sinh lóng là những mô tìm thấy ở các lóng và bẹ ở cây Một lá mầm, đặc biệt là các cây thảo, cỏ tháp bút . Phần non nhất của ngọn chồi có nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn chưa phân thành lóng. Các phần này phát triển qua sự phân chia và mở rộng của các tế bào ở mấu. Các mấu chồng lên nhau, được tách rời nhau bằng sinh trưởng lóng, nằm xen giữa các mấu. Đầu tiên các tế bào phân chia ở khắp các lóng non, nhưng về sau hoạt động phân chia được giới hạn vào tương đối hẹp thường nằm ở gốc lóng. Sự kéo dài của lá cũng tương tự như vậy và sự phân chia cũng giới hạn vào vùng thấp nhất của bẹ lá. Sau khi lóng và bẹ lá đã hoàn thành sự kéo dài, các phần gốc của chúng vẫn giữ lại tiềm năng sinh trưởng trong một thời gian dài, mặc dù trong chúng đã có tế bào mô cơ và mô dẫn đã phân hóa hoàn toàn. Tất cả các chồi sinh dưỡng đều được phân đốt tạo thành mấu và lóng rồi kéo dài ra. Các mấu mang mầm lá đều được sinh ra liên tiếp sát nhau ở ngọn chồi, rồi bị tách xa nhau bằng sự phát triển lóng. 3.1. Căn cứ vào nguồn gốc có thể phân biệt 3.1.1. Mô phân sinh sơ cấp Có nguồn gốc trực tiếp từ tế bào hợp tử, giúp thực vật tăng trưởngtheo chiều cao như: mô phân sinh ngọn ở đầu thân, đầu rễ, mô phân sinhlóng v.v .Ở các đỉnh sinh trưởng của thân, các tế bào khởi sinh hoạt độngphân chia liên tục tạo thành nhóm tế bào phân sinh phân hoá gồm các lớpsinh bì, tầng trước phát sinh và mô phân sinh cơ bản. Sau này lớp sinh bìsẽ hình thành mô bì, tầng trước phát sinh hoạt động tạo thành mô dẫn vàmô phân sinh cơ bản sẽ tạo nên mô mềm cơ bản. Mô phân sinh ngọn ở đầu rễ hoạt động tạo thành chóp rễ và các phầncủa rễ. Tổng quát nó gồm các lớp sinh bì, lớp sinh vỏ và lớp sinh trụ. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết cấu tạo của Mô phân sinh ngọn ở đầuthân và đầu rễ khi học phần các cơ quan sinh dưỡng. 3.1.2. Mô phân sinh thứ cấp Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ những tế bào phản phân hóa, hoặc từ tầng trước phát sinh (như tầng phát sinh trụ) có khả năng phân chia giúp các cơ quan thực vật tăng trưởng về bề ngang như: tầng phát sinh vỏ (tầng phát sinh bần, lục bì), tầng phát sinh trụ (tầng phát sinh libe gỗ hay tượng tầng.) 3.2. Căn cứ vào vị trí có thể phân biệt 3.2.1. Mô phân sinh ngọn Mô phân sinh ngọn ở đầu thân hoặc đầu rễ 3.2.2. Mô phân sinh lóng Mô phân sinh lóng ở các lóng, tăng cường hoạt động phân sinh giúp thân tăng chiều cao nhanh chóng, đó là lọai mô phân sinh hoạt động chậm và phân hóa từ trên xuống. Tùy theo kích thước của lóng đối với mỗi loài nhất định mà mô phân sinh lóng ngừng hoạt động và phân hóa thành tế bào mô vĩnh viễn. Sự hoạt động này làm cho nhiều loại hòa thảo sinh trưởng cao rất nhanh, đây là đặc điểm thích nghi sinh học quan trọng. 3.2.3. Mô phân sinh bên Mô phân sinh bên là những mô phân sinh thứ cấp nằm dọc theo trục của thân hoặc của rễ giúp các cơ quan tăng trưởng bề ngang như tầng phát sinh trụ , tầng phát sinh vỏ. Ngoài ra còn có mô phân sinh đặc biệt gọi là thể chai (callus) là một khối tế bào mô mềm có màng sơ cấp dày lên nhanh chóng (hiện tượng tăng sản) để trám vết thương (được ứng dụng để ghép cành). Cần lưu ý là không phải tất cả các mô phân sinh ngọn trên cây đều cùng hoạt động. Ở một số cây sự sinh trưởng của chồi bên bị ức chế chừng nào mà chồi ngọn còn đang phát triển mạnh. Hiện nay người ta ứng dụng để bấm ngọn thân nhằm kích thích các chồi bên phát triển và bấm đầu ngọn rễ để kích thích hình thành nhiều rễ bên. Hoạt động của các mô phân sinh sơ cấp và thứ cấp đều giao động theo mùa, ví dụ mùa đông giá lạnh thì hoạt động phân sinh bị giảm rõ rệt. Tiến hóa về tổ chức ngọn. Số lượng, sự sắp xếp và hoạt động của các tế bào khởi sinh, tế bào dẫn xuất ở mô phân sinh ngọn đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Sau đây là các thuyết về tổ chức ngọn: + Thuyết tế bào ngọn: những khám phá về tế bào ngọn ở các ngành Quyết đã dẫn tới quan niệm cho rằng các tế bào ngọn cũng tồn tại ở các thực vật có hạt. Người ta giải thích tế bào ngọn như một đơn vị cấu trúc và hoạt động không đổi của các mô phân sinh ngọn, nó dẫn dắt toàn bộ quátrình sinh trưởng. + Thuyết phát sinh mô: những phát sinh về sau bác bỏ giả thuyếtvề sự có mặt khắp nơi của các tế bào ngọn riêng rẽ và thay vào đó bằngquan điểm nguồn gốc độc lập của các phần khác nhau của cơ thể thực vật.Thuyết phát sinh mô do Hanstein (1868,1870) phát triển trên cơ sở cácnghiên cứu sâu sắc về ngọn chồi, phôi của cây Hạt kín. Theo thuyết này,những phần chính của cây không phải mọc ra từ các tế bào bề mặt mà là từkhối mô phân sinh nằm tương đối sâu, và khối này bao gồm 3 phần, gọi làtầng sinh mô, các phần đó có thể được phân hóa do nguồn gốc của chúngvà do quy trình phát triển. Lớp ngoài cùng là tầng sinh bì, tầng thứ hai làtầng sinh vỏ, tạo ra vỏ cây, tầng thứ ba là tầng sinh trụ chiếm toàn bộ khốiphía trong của trục. Ba tầng này bắt đầu với một hoặc vài tế bào khởi sinhđược phân bố trong các lớp chồng lên nhau ở phần xa nhất của các môphân sinh ngọn. Thuyết phát sinh mô, thể hiện rõ ràng ở nhiều rễ, còn ởchồi ngọn không được sử dụng rộng rãi và bị phê phán. + Thuyết áo - thể của Schmidt (1924) đó là kết quả khảo sát trêncác ngọn chồi của cây Hạt kín. Theo thuyết này có hai vùng mô nằm trongmô phân sinh ngọn: vùng áo gồm một hoặc nhiều lớp. Ở cây hai lá mầmcó từ một đến năm lớp áo, cây một lá mầm có từ một đến bốn lớp áo. Vùng thể gồm một khối tế bào được bao phủ bởi vùng áo. Các kiểuphân chia tế bào tương phản ở vùng áo và vùng thể đã dẫn tới việc phânđịnh phân giới rõ rệt giữa hai phần này. Các lớp vùng áo có kiểu phân chiagiao tầng. Các tế bào vùng thể phân chia theo các mặt phẳng khác nhau vàsự phát triển thể tích của toàn bộ khối thể. Mỗi lớp của vùng áo và vùngthể đều có những tế bào khởi sinh riêng. Số lượng lớp của tế bào khởi sinhbằng số lượng lớp vùng áo cộng thêm một, tức là lớp tế bào khởi sinh củavùng thể. Quan niệm áo - thể đã được phát triển cho cây Hạt kín, nó tỏ rakhông thích hợp cho mô phân sinh ngọn cây Hạt trần. Câu 3 : Mô bì (mô che chở) 2.2. Mô bì thứ cấp 2.2.1. Chu bì Ở thực vật Hai lá mầm sống nhiều năm, khi cây trưởng thành xuấthiện mô bì thứ cấp gọi là chu bì, cấu tạo từ ngoài vào gồm: Các lớp tế bàobần tẩm suberin không thấm nước, khí, có màu nâu sẫm, giữa là tầng phátsinh bần vỏ lục còn gọi là tầng phát sinh vỏ, và trong cùng là lớp tế bào vỏ lục. Ở những cây Hai lá mầm sống lâu năm, thường cuối năm đầu tiên tầng phát sinh vỏ được hình thành do sự phản phân hóa của các tế bào biểu bì, trụ bì hoặc từ các tế bào mô mềm dưới biểu bì. Tầng phát sinh vỏ hoạt động kép tạo thành phía ngoài các lớp tế bào bần phía trong là các tế bào vỏ lục giúp cây tăng trưởng theo chiều ngang. Nhưng có trường hợp tầng phát sinh vỏ hoạt động đơn chỉ tạo ra bần mà không tạo ra vỏ lục. Các tế bào bần là những tế bào hình phiến chữ nhật có cùng vách xuyên tâm dần dần mất hết sinh chất, tẩm suberin và trở thành các tế bào chết, vì vậy các tế bào ở phía ngoài các lớp bần sẽ không nhận được các chất hữu cơ nuôi dưỡng do đó chết dần và bóc đi để lộ các lớp tế bào bần. Ở một số cây ví dụ Quecus suber các lớp tế bào bần dày vài cm dùng làm nút chai, vật cách điện v.v . Các tế bào vỏ lục là những tế bào sống, màng xenlulô, trong có chứa lục lạp. Trên vỏ thứ cấp của thân thường xuất hiện các nốt sần sùi đó là lỗ vỏ, thường được hình thành dưới các khí khổng ở biểu bì, không có cơ chế đóng mở, ở chỗ hình thành lỗ vỏ tầng phát sinh vỏ lại tạo ra các khối tế bào bổ sung hình cầu, đẩy rách phần vỏ và lồi ra ngoài tạo thành lỗ vỏ, giữa các tế bào bổ sung có các khoảng gian bào chứa và trao đổi khí, thoát hơi nước. Như vậy ở vỏ thứ cấp các lỗ vỏ giúp thực vật liên hệ trao đổi với môi trường bên ngoài. 2.2.2 Thụ bì Tầng phát sinh vỏ ở một số cây có vị trí cố định, hằng năm tạo thànhnhững lớp bần mới thay thế cho lớp bần cũ bị tróc đi. Nhưng ở nhiều câythân gỗ sống lâu năm, tầng phát sinh vỏ không cố định và mỗi năm mỗidời vào trong tạo ra chu bì mới, ngăn cản việc vận chuyển chất dinh dưỡngđến nuôi các tế bào ở bên ngoài. Vì vậy, chu bì phía ngoài sẽ bị chết, đó làlớp vỏ chết. Tập hợp tất cả các chu bì tạo thành thụ bì. Có hai loại: - Thụ bì vòng: Tầng phát sinh vỏ nằm thành vòng bao quanh thân,bần và mô mềm nằm xen kẽ nhau (ví du: ở Nho) . - Thụ bì vảy: Tầng phát sinh vỏ xếp thành từng phiến riêng rẻ làm vỏbị nứt nẻ ( ví dụ ở sồi, thông ). Câu 4 : Các yếu tố dẫn truyền của gỗ sơ cấp gồm: + Quản bào: là những tế bào chết không còn nguyên sinh chất,màng dày hướng tâm. Tùy theo sự dày lên thứ cấp người ta phân biệt quản bào vòng, quản bào xoắn, quản bào thang, quản bào mạng, quản bào điểm,quản bào núm. Quản bào vòng và xoắn là nguyên thủy nhất. Quản bào không bị xuyên thủng màng tế bào mà chỉ có các cặp lỗtrên các vách chung của chúng, dẫn truyền bằng cách thẩm thấu qua những phần không dày lên, tốc độ dẫn truyền chậm trong lòng quản bào hẹp, với lưu lượng dẫn truyền ít. Ở Quyết và Hạt trần hệ dẫn chủ yếu là quản bào với tốc độ sinh trưởng chậm, do đó kém tiến hóa. Ở thực vật hạt kín, quản bào vẫn còn ở phần non. Trong quá trình tiến hóa, quản bào chuyên hóa theo 2 hướng: Quản bào hình thành mạch: Chủ yếu từ quản bào thang, ít từ quảnbào mạng, điểm. Quá trình hòa tan các màng ngăn, các lỗ bao gồm phiếntế bào trương lên, màng ngăn bị hủy và chất nguyên sinh tiêu đi. Dạng trung gian là quản bào dạng mạch. Quản bào hình thành sợi gỗ: Các quản bào giảm chức năng dẫn nước, vách dày lên, khoang hẹp lại, số lượng lỗ núm giảm đi do đườngviền của núm mờ đi tạo thành lỗ đơn. Dạng trung gian là quản bào dạngsợi. + Mạch thông: Là một hệ thống ống gồm những tế bào chết có nhiềuthành phần họp lại, màng bên dày lên theo nhiều hình dạng khác nhauhình thang, hình mạng v.v . Các màng ngang đã thủng lỗ, quá trình tiếnhóa từ: -Thủng lỗ kép sang thủng lỗ đơn -Vách xiên sang vách ngang -Mạch dài nhỏ sang mạch to ngắn, làm tăng tốc độ và lưulượng dẫn truyền. Ở thực vật hạt trần tiến hóa cao như họ Ma hoàng, bắt đầu có mạch thông nhưng thủng lỗ kép. Mạch thông tiến hóa hơn quản bào vì tốc độ dẫn truyền nhanh hơn với lưu lượng nhiều hơn. Mạch điểm với tiết diện tròn, đường kính rộng chiều cao ngắn, lỗ thủng đơn nằm thẳng góc với trục dọc tế bào, là dạng tiến hóa nhất của các loại mạch. Khi tiến đến thực vật hạt kín, quản bào được thay thế bằng mạch thông, giúp thực vật hạt kín chiếm ưu thế trong quá trình chọn lọc đáp ứng yêu cầu sống mạnh mẽ của chúng. Câu 5 : Mô tiết (cấu trúc tiết) Mô tiết hay còn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chuyên hóa làm chức năng bài tiết. Quá trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất dường như không có ích trong sự trao đổi chất và ít nhiều tách rời khỏi thể nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể thực vật. Cấu trúc liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chuyên hóavà vị trí sắp xếp trong cơ thể . Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài và bên trong: [...]... bào vào một số phần cơ thể gắn với quá trình tiến hóa hồn thiện chung của thực vật. Ở nhiều lồi thực vật sinh trưởng là kết quả của hoạt động phân sinh, còn ngược lại ở động vật sự phân sinh các tế bào mới hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng thành nhất định của cá thể. Bắt đầu bằng sự phân chia của tế bào hợp tử, thực vật bậc cao thường sinh ra các tế bào mới và hình thành cơ quan mới cho tới... Ở thực vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có mơ phân sinh, ở các loại tảo hình sợi tế bào có sự phân cực phân cắt theo một mặt phẳng . Ở đa bào bậc thấp hình tản các tế bào nằm theo chiều ngang và dọc có sự phân cắt theo hai mặt phẳng hình thành tản thực vật. Từ tản một lớp tế bào đến tản nhiều lớp. - Ở thực vật có chồi khi xuất hiện trên cạn đã có sự phân chia theo 3 mặt phẳng tạo thành thực. .. bào được thay thế bằng mạch thông, giúp thực vật hạt kín chiếm ưu thế trong q trình chọn lọc đáp ứng yêu cầu sống mạnh mẽ của chúng. Câu 5 : Mơ tiết (cấu trúc tiết) Mơ tiết hay cịn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chun hóa làm chức năng bài tiết. Q trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất dường như khơng... và tế bào bụng của rãnh cổ túi noãn và một tế bào bên trên hình thành nhiều tế bào chồng lên nhau của rãnh cổ túi nỗn. Kích thước cổ và rãnh túi nỗn giảm đều đặn từ Rêu đến Quyết, thực vật Tiền hạt, Hạt trần và tất cả thực vật có túi nỗn tiêu biểu. Khi nỗn cầu chín, các vách của tế bào rãnh gel hố. Sự hấp thụ nước từ bên ngồi, làm cổ túi noãn phồng lên và làm tách ra 4 tế bào tầng cuối của cổ túi nỗn,... được loại ra từ sự trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất dường như khơng có ích trong sự trao đổi chất và ít nhiều tách rời khỏi thể nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể thực vật. Cấu trúc liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chun hóa và vị trí sắp xếp trong cơ thể . Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài... lưu lượng dẫn truyền. Ở thực vật hạt trần tiến hóa cao như họ Ma hồng, bắt đầu có mạch thơng nhưng thủng lỗ kép. Mạch thơng tiến hóa hơn quản bào vì tốc độ dẫn truyền nhanh hơn với lưu lượng nhiều hơn. Mạch điểm với tiết diện trịn, đường kính rộng chiều cao ngắn, lỗ thủng đơn nằm thẳng góc với trục dọc tế bào, là dạng tiến hóa nhất của các loại mạch. Khi tiến đến thực vật hạt kín, quản bào được... vách tế bào, nhưng đơi khi hình thành trong khoang tế bào. Silic thường tồn tại ở dạng vô định hình câu 2 : mơ phân sinh Mơ phân sinh là mơ tập hợp bởi những tế bào có khả năng phân chia để hình thành tế bào mới . Ðặc trưng của mô phân sinh là không chỉ tạo ra, bổ sung tế bào mới cho cơ thể thực vật mà cịn làm chính chúng hoạt động mãi, như vậy có một số tế bào vẫn duy trì khả năng phân sinh trong... thân và lá hình thành các Hùngbj0 49bsinh Sinhvienvinh.com Sinhvienvinh.com Ống rây: Do nhiều thành phần họp lại, nối liền nhờ một màng ngang thủng lỗ gọi là phiến rây. Phiến rây phát triển mạnh ở thực vật hạt kín, tiến hóa hơn tế bào rây có mạng lưới nội chất xuyên qua nhiều hơn, lưu lượng dẫn truyền nhiều và nhanh hơn. Trong q trình tiến hóa phiến rây nhiều vùng rây phát triển thành phiến rây... những phần không dày lên, tốc độ dẫn truyền chậm trong lòng quản bào hẹp, với lưu lượng dẫn truyền ít. Ở Quyết và Hạt trần hệ dẫn chủ yếu là quản bào với tốc độ sinh trưởng chậm, do đó kém tiến hóa. Ở thực vật hạt kín, quản bào vẫn cịn ở phần non. Trong q trình tiến hóa, quản bào chuyên hóa theo 2 hướng: Quản bào hình thành mạch: Chủ yếu từ quản bào thang, ít từ quản bào mạng, điểm. Q trình hịa tan...Hùngbj0 49bsinh Sinhvienvinh.com Hùngbj0 49bsinh Sinhvienvinh.com 2.2. Mơ bì thứ cấp 2.2.1. Chu bì Ở thực vật Hai lá mầm sống nhiều năm, khi cây trưởng thành xuất hiện mơ bì thứ cấp gọi là chu bì, cấu tạo từ ngoài vào gồm: Các lớp tế bào bần tẩm suberin khơng thấm nước, khí, có màu nâu sẫm, giữa là tầng . tản thực vật. Từ tản một lớp tế bào đến tản nhiều lớp. - Ở thực vật có chồi khi xuất hiện trên cạn đã có sự phân chia theo 3 mặt phẳng tạo thành thực vật. hóa hoàn thiện chung của thực vật. Ở nhiều loài thực vật sinh trưởng là kết quả của hoạt động phân sinh, còn ngược lại ở động vật sự phân sinh các tế bào

Ngày đăng: 18/08/2012, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w