1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng giáo dục của john dewey trong tác phẩm dân chủ và giáo dục và giá trị vận dụng trong việc đổi mới giáo dục việt nam hiện nay

96 1,6K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

NGHỆ AN, 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY TRONG TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC” VÀ GIÁ TRỊ VẬN DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI

Trang 1

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY TRONG TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC”

VÀ GIÁ TRỊ VẬN DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

NGHỆ AN, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY TRONG TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC”

VÀ GIÁ TRỊ VẬN DỤNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: LL&PPDHBM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Mã số: 601401.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Thế Định

Trang 3

NGHỆ AN, 2015

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian qua, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo,

cô giáo trường Đại học Vinh, tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục chính trị cùng toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức chính trị quý báu, hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu.

Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Thế Định, người đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn cho tôi được hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Cao học khóa 21 và gia đình Xin trân trọng cảm ơn!

Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn 2

Mục lục 3

A MỞ ĐẦU 4

B NỘI DUNG 10

Chương 1 John Dewey và những tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của John Dewey 10

1.1 Khái lược về cuộc đời, sự nghiệp, và tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” của J Dewey

1.2 Những tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của J Dewey 22

Chương 2 Nội dung cơ bản của tư tưởng giáo dục John Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” 35

2.1 Bản chất, mục tiêu và nội dung của giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo Dục” của J Dewey 35

2.2 Quan niệm của J Dewey về phương pháp giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” 45

2.3 Quan niệm về giáo dục trong xã hội dân chủ trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” của J Dewey 51

Chương 3 Giá trị vận dụng quan điểm của John Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” trong việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay 65

3.1 Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục ở Việt nam hiện nay 65

3.2 Quan điểm của J Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” với việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay 75

C KẾT LUẬN 94

D DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96

E DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh.Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” là bút tích bất hủ trên tấm văn biaTiến sĩ năm 1484 tại Văn Miếu, suốt hơn 500 năm qua nó tồn tại, nhắc nhở vàminh chứng về vai trò và chính sách đối với người hiền tài của dân tộc vì một lẽ

sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài Bậc “Vạn thế sưbiểu” của giáo dục Việt Nam xưa Chu Văn An cũng đã từng nhận định: “Xemtrong sử sách, chưa thấy có nước coi thường sự học mà tiến bộ” Giáo dục chính

là nền tảng phát triển của mỗi quốc gia, trình độ giáo dục luôn được coi là mộttrong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ phát triển của một xãhội, đóng một vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo lao động vàbồi dưỡng nhân tài” cho đất nước Đặc biệt đối với một nước vẫn đang còn nghèonhư Việt Nam, muốn đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì không còncách nào khác là phải đầu tư cho giáo dục, cho đào tạo nguồn lực con người Giáodục là chìa khóa để khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới đangdiễn ra mạnh mẽ chưa từng có, đi cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, hội nhậpkinh tế quốc tế và hướng tới nền kinh tế tri thức đã đặt ra một vấn đề trọng yếu

là nếu Việt Nam không muốn bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trênthế giới thì phải coi trọng đến sự nghiệp giáo dục để có một nền giáo dục tiêntiến, có hiệu quả đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe để cạnh tranh,vươn lên phát triển, và là khâu đột phá quan trọng bậc nhất để vượt qua nhữngthách thức

Nhận thức rõ được yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, Cương lĩnh xây

dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011)

được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo,

khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân

Trang 7

lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”, giáo dục là động lực phát triển, thực hiện công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cải cách, đổi mới giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ

hệ thống giáo dục quốc dân trong việc trực tiếp giáo dục và đào tạo ra nguồnnhân lực trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên, cải cách và đổimới một nền giáo dục phải dựa trên tính khoa học, phù hợp, không đánh mất bảnsắc dân tộc mà vẫn mang giá trị thời đại, đây thực sự là một yêu cầu không hề dễdàng đáp ứng

Thực tế, cải cách và đổi mới giáo dục nước ta trong nhiều thập kỷ qua đã

có những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, đổi mới giáo dục hiện nay của đất nướccòn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt trong xây dựng nền tảng lý luận chomột triết lý giáo dục, do đó việc tham khảo các nhà triết học giáo dục với triết lýgiáo dục, tiên tiến, đã thành công, được kiểm nghiệm trong thực tiễn, ảnh hưởngsâu rộng trên thế giới và những giá trị có thể đem vào vận dụng của nó là rất cầnthiết và hữu ích Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định việc “kế thừa, phát huynhững thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm của thế giới” là rất quan trọng

Triết học giáo dục của J Dewey là một minh chứng tiêu biểu J Dewey(1859 – 1952) là nhà triết học giáo dục lỗi lạc của Hoa Kỳ thế kỷ XX, nhữngnguyên lý giáo dục của ông hiện nay vẫn như ngọn cờ dẫn đường cho giáo dục ởHoa Kỳ - nền giáo dục phát triển hàng đầu, đáng mơ ước của bất kỳ quốc gianào trên thế giới Do vậy, việc nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc nhữngnguyên lý giáo dục của ông là cần thiết

Triết học giáo dục của J Dewey được thể hiện thông qua những tác phẩm

như Trường học và xã hội (The School and Society, 1899), Cách chúng ta nghĩ

Trang 8

(How We Think, 1910), Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938) và đặc biệt trong Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education, 1916)

là cuốn sách tập hợp lại “toàn bộ quan điểm triết học” của ông, những tư tưởngmang tính triết học về giáo dục được ông thể hiện tập trung trong tác phẩm nàymột cách toàn diện Các tác phẩm trên đã đặt nền móng cho tư tưởng giáo dụctiến bộ không chỉ ở nước Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới Nhấn mạnhtầm quan trọng đặc biệt của nhà trường và giáo dục nhà trường trong tiến trìnhphát triển xã hội, J Dewey khẳng định, nhà trường là nơi trẻ em được tập dượtcuộc sống của một xã hội dân chủ với lý tưởng đề cao tự do và phẩm giá của conngười, tính đa dạng trong cá tính và năng lực cá nhân nhằm hòa nhập tốt hơnvào nên văn hóa chung của nhân loại Những trải nghiệm giáo dục xuất phát từquan niệm về dân chủ trong giáo dục sẽ giúp các cá nhân trở thành những côngdân tích cực của xã hội, tham gia đóng góp tài năng và sức lực của mình vào sựnghiệp xây dựng một đất nước, đồng thời chủ động trong đời sống của riêngmình Đây là điều mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học tập và trang bị cho bản thân

Giáo dục luôn là đề tài hấp dẫn và mang tầm chiến lược lâu dài cho việcnghiên cứu Ngày nay, khi toàn xã hội bước vào nền kinh tế tri thức, cạnh tranhbằng chất xám, vấn đề giáo dục lại được quan tâm đặc biệt hơn nữa ở bất cứquốc gia nào thì nghiên cứu nó càng quan trọng hơn Không còn quá mới mẻ vớiđộc giả, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một tác phẩm nghiên cứu hệ thống,thuần túy về tư tưởng giáo dục của J Dewey mà đặc biệt là tư tưởng giáo dục

trong Dân chủ và giáo dục Về cơ bản, có những công trình trong nước và nước

ngoài như sau:

Cuốn Mấy trào lưu triết học phương Tây của Phạm Minh Lăng (Nxb Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984) Trong tác phẩm này, tác giả đã

đề cập đến thực dụng luận như là một trong ba trào lưu triết học phương Tâyhiện đại

Cuốn Lịch sử triết học phương Tây và Triết học Mỹ do Bùi Đăng Duy và

Trang 9

Nguyễn Tiến Dũng đồng tác giả (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006)nói đến tư tưởng giáo dục của J Dewey một phương tiện để hình thành giá trịđạo đức, xây dựng dân chủ trong xã hội nhưng còn chung chung

Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008) của Đỗ Minh Hợp,

Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tác phẩm này giới thiệu khái quát về thựcdụng luận và các đại diện tiêu biểu trong hệ thống lịch sử triết học phương Tâyhiện đại

Triết lý giáo dục của J Dewey trong Dân chủ và giáo dục ( Luận văn

Thạc sĩ của Thân Thị Hạnh, mã số 60 22 80), trình bày tương đối bao quát vàđầy đủ về triết lý giáo dục của J Dewey trong “Dân chủ và giáo dục”

Ngoài ra, các tác giả nước ngoài có Triết học phương Tây hiện đại của Lưu Phóng Đồng (Nxb Lý luận chính trị, 2004), Lịch sử triết học và các luận

đề (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004) do Samuel Enock Stumpf, Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (Nxb Thế giới, 2004) của Văn

phòng Giáo dục Quốc tế, UNESCO Nhìn chung, các tác phẩm này chỉ đề cậpsâu đến chủ nghĩa thực dụng hay toàn bộ hệ thống tư tưởng của J Dewey

Như vậy, đã có nghiên cứu về J Dewey và triết lý giáo dục của ông, tuynhiên những nghiên cứu cho thấy tính ứng dụng của những tư tưởng giáo dục đó

và đặc biệt vận dụng Tư tưởng giáo dục của J Dewey trong “Dân chủ và giáodục” trong việc đổi mới giáo dục thì không nhiều

Với những lý do trên, tác giả chọn làm đề tài: “Tư tưởng giáo dục của J Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” và giá trị vận dụng trong việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay” cho nghiên cứu của luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là kiến giải và trình bày một cách khái quát nội dung

tư tưởng giáo dục của J Dewey trong Dân chủ và giáo dục, từ đó rút ra giá trị vận

dụng của tư tưởng này đối với việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Trang 10

3 Nhiệm vụ của luận văn

- Làm rõ những điều kiện, tiền đề, quá trình hình thành tư tưởng giáo dục

của J Dewey, đặc biệt trong Dân chủ và Giáo dục.

- Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng giáo dục J Dewey trong Dân

chủ và Giáo dục.

- Xác định những giá trị vận dụng của tư tưởng giáo dục J Dewey trongtác phẩm đối với việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng giáo dục của J Dewey trong Dân

chủ và Giáo dục, trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản: bản chất, nội dung

và phương pháp giáo dục, nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục vì có liên hệđến phần vận dụng cho việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của nghiên cứu được khai triển trên nền tảng các quan điểmcủa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm củaĐảng về vấn đề giáo dục và đào tạo con người

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nhưphương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển, phương pháp logic – lịch sử,phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh

6 Giả thuyết khoa học

Nếu như tư tưởng giáo dục của J Dewey trong Dân chủ và Giáo dục có

nhiều giá trị thì sự nắm vững và vận dụng tư tưởng đó vào đổi mới giáo dục ViệtNam hiện nay sẽ đưa đến kết quả

7 Những đóng góp mới của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu một cách có hệ thống

những tư tưởng giáo dục của J Dewey trong Dân chủ và Giáo dục, từ đó đóng

Trang 11

góp thêm tri thức vào mảng nghiên cứu về J Dewey – triết học giáo dục cũngnhư triết học chính trị xã hội của ông tại Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn gợi mở một vài giá trị vận dụng tư tưởng giáo

dục của J Dewey trong Dân chủ và Giáo dục đối với việc đổi mới giáo dục Việt

Nam hiện nay, để qua đó có thể làm tài liệu mang tính tham khảo cho việc xâydựng nền giáo dục phù hợp ở nước ta, cho những nghiên cứu tiếp về vấn đề này,cho học sinh, sinh viên và một số môn khoa học xã hội khác,…

Trang 12

B NỘI DUNG Chương 1 JOHN DEWEY VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA JOHN DEWEY 1.1 Khái lược về cuộc đời, sự nghiệp, và tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” của J Dewey

1.1.1 Khái lược về cuộc đời, sự nghiệp của J Dewey

J Dewey sinh ngày 20/10/1859 trong một gia đình bán tạp hóa tại thànhphố Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ Hai năm trước khi xảy ra nội chiến,trong suốt những năm tháng ấu thơ ông sống cùng cha mẹ tại Lake Champlain.Cha J Dewey kinh doanh tạp hóa và là một con chiên ngoan đạo Người mẹ, trẻhơn cha J Dewey tới 20 tuổi, là người có công không nhỏ trong quá trình địnhhình nên tinh thần trách nhiệm cao trong lối sống của nhà triết học

Năm 1875, J Dewey vào học ở Đại học Vermount và nhận bằng cử nhân

ở đây vào năm 1879 Sau khi tốt nghiệp, ông đã lần lượt dạy học từ các trườngtrung học tới đại học tại Pennsylvania và Vermount, sau đó ông chuyển hẳn sangnghiên cứu triết học

Năm 1882, J Dewey vào học bậc sau đại học ở Đại học Jonh Hopkins –trường đi tiên phong trong giáo dục sau đại học theo mô hình Đức tại Mỹ Tạiđây, J Dewey đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của George Sylvester Morris (1840– 1889), một nhà duy tâm theo chủ nghĩa Hegel mới trong thời gian giảng dạy ở

đây Hai năm sau (1884), ông đã lấy bằng tiến sĩ năm 1884 với luận văn Tâm lý

học của Kant.

Thời kỳ 1879 – 1884 có thể coi là thời kỳ bắt đầu sự nghiệp triết học của

J Dewey dưới sự dẫn dắt của G.S.Morris Sau khi nhận học vị tiến sĩ, ông theoG.S.Morris đến đại học Michigan để nhận chức Chủ nhiệm khoa Triết học.Trong thời kỳ này ông không chỉ say mê nghiên cứu triết học mà còn say mê

Trang 13

nghiên cứu cả tâm lý học Việc nghiên cứu tâm lý học lại thúc đẩy J Deweynghiên cứu giáo dục học

Tại Michigan, cuộc hôn nhân với Alice Chipman đã chuyển hướng niềmhứng thú của J Dewey sang giáo dục, đặc biệt đã khiến ông soạn thảo bài viết

My pedagogic creed (Cương lĩnh sư phạm của tôi) Từ đây, J Dewey bắt đầu

quan tâm đến giáo dục công, Ông là thành viên sáng lập của câu lạc bộMichigan Schoolmaster trong nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các trường trunghọc công lập với các giảng viên đại học

Năm 1894 - 1904, J Dewey chuyển đến Đại học Chicago và giảng dạy tạiđây trong 10 năm Đây là thời gian quan trọng trong sự nghiệp tư tưởng của ông.Tại đây ông sáng lập phân khoa giáo dục độc lập của Trường Sư phạm Thựchành thuộc Đại học Chicago (tháng 1 năm 1896), nơi các lý thuyết và thựcnghiệm giáo dục do tâm lý học và triết học đề xuất có thể được áp dụng và thửthách Trường Sư phạm Thực hành thu hút sự chú ý rộng rãi và nâng cao danhtiếng cho Đại học Chicago như trung tâm đầu tiên của tư tưởng giáo dục tiến bộ.Những tư tưởng và đề xuất của J Dewey trong thời gian này đã tác động mạnh

mẽ đến lý thuyết và thực hành giáo dục ở Mỹ Mọi khía cạnh trong những quanđiểm của ông đều được ngành giáo dục hưởng ứng, theo đó nhà trường cần phảiloại bỏ cách giảng dạy truyền thống, chú trọng nhiều hơn đến cuộc sống thực tếthay vì quá tập trung vào sách vở như trước đây, không cần quan tâm nhiều tớitruyền đạt tri thức lý luận, nên quan tâm đến đào tạo kỹ năng thực hành J.Dewey thường nhấn mạnh khẩu hiệu: giáo dục là cuộc sống, không phải là sựchuẩn bị cho cuộc sống Ở trường đại học Chicago, J Dewey cùng một số ngườicùng chí hướng thành lập một trường phái triết học thực dụng mang tên “Trườngphái Chicago” đánh dấu bước chuyển toàn diện của tư tưởng J Dewey

Từ năm 1904, J Dewey về làm việc tại Đại học Columbia Năm 1929 ông

về hưu Mặc dù ông tiếp tục giữ cương vị giáo sư danh dự của Đại họcColumbia cho đến năm 1939 – đây là thời kỳ thực dụng luận của ông phát triển

Trang 14

hưng thịnh nhất; ông vẫn hoạt động cống hiến không ngừng cho đến khi qua đờivào năm 1952 trong ngôi nhà của mình ở New York

Có thể nói trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình, J Dewey đã triển khaimột cách mạnh mẽ, say mê tư tưởng triết học của mình Tài năng của ông thểhiện ở rất nhiều lĩnh vực, tiêu biểu nhất là trong giáo dục

J Dewey là nhà thực dụng rất có ảnh hưởng đến thời đại, không nhữngvậy ông còn là nhà tâm lý học, nhà xã hội học, một chính khách và là một nhàgiáo dục học vĩ đại Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của ông baotrùm đời sống trí tuệ Mỹ suốt thế kỷ XX

J Dewey là nhà triết học thực dụng lớn sau Peirce và James Ông đã cónhững cống hiến giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng khôngchỉ ở nước Mỹ mà còn trên khắp thế giới

Các tác phẩm gây ảnh hưởng nhất của ông là những tác phẩm bàn về giáodục, dân chủ, đạo đức học, tôn giáo và nghệ thuật

Tác phẩm biểu hiện tập trung tư tưởng của J Dewey là Lôgic học: Lý

thuyết thẩm tra (Logic: The Theory of Inquinry, 1938), tác phẩm được nhiều

người ưa chuộng nhất là Tái cấu trúc triết học (Reconstruction in Philosophy, 1920), tác phẩm gây được ảnh hưởng nhất là Trường học và xã hội (The shool

and society, 1899) Ngoài ra, ông còn viết nhiều tác phẩm quan trọng khác như:

Chúng ta tư duy như thế nào (How we think, 1910), Dân chủ và giáo dục

(Demonracy and Education, 1916), Nhân tính và ứng xử (Human Nature and Conduct, 1922), Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938),…

Trong những tác phẩm này, J Dewey đều chủ trương xây dựng một nền

giáo dục dân chủ gắn lý luận với thực tiễn, đặc biệt trong tác phẩm Dân chủ và

giáo dục (Demonracy and Education, 1916) Gần một trăm năm đã trôi qua, tư

tưởng giáo dục của Dân chủ và giáo dục vẫn tiếp tục được các nền giáo dục hiện

đại trên thế giới học hỏi

Trang 15

Trong các tác phẩm của J Dewey tư tưởng triết học chính trị - xã hội là

cơ sở để luận giải rõ hơn quá trình hình thành và diễn biến tư tưởng của J.Dewey về dân chủ nói chung và dân chủ trong giáo dục nói riêng

Triết học chính trị và triết học xã hội là hai nhánh rất gần gũi nhau củatriết học Trên thế giới có nhiều những định nghĩa rất khác nhau về hai nhánhtriết học này Có học giả cho rằng triết học xã hội nghiên cứu sự tương tác vàcác mối liên hệ tồn tại giữa con người với xã hội, hoặc triết học xã hội là triếthọc về mối quan hệ giữa con người – xã hội trong đó xã hội là tập hợp các cánhân cùng chia sẻ quan điểm thống nhất về cùng một vấn đề Triết học chính trịđược xem như là nền tảng cho khoa học chính trị, nghiên cứu các vấn đề về bảnchất và quyền lực nhà nước, tự do, công lý, quyền, luật pháp Nhìn chung đốitượng nghiên cứu chính của triết học chính trị - xã hội là xã hội con người, cáchành động thực tế của con người trong xã hội, vai trò của cá nhân đối với xã hộicũng như vai trò của chính phủ đối với cá nhân và các nhóm xã hội

Triết học chính trị - xã hội của J Dewey được xây dựng trên nền tảng sựkết hợp các phạm trù như cá nhân, tự do, kiểm soát xã hội và hiệu quả xã hội,bên cạnh đó cũng là sự thể hiện cách tiếp cận thực nghiệm của triết gia này dựatrên phương pháp thẩm tra vào nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội thựctiễn Các khái niệm nền tảng này có mối quan hệ chặt chẽ với quan niệm dânchủ trong giáo dục của J Dewey, đồng thời cũng giúp ta luận giải rõ hơn quátrình hình thành và diễn biến tư tưởng của J Dewey về dân chủ nói chung vàdân chủ trong giáo dục nói riêng

1.1.2 Khái quát chung về tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” của J Dewey

J Dewey sống trong thời đại của Chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển với nềnkinh tế chiếm vị trí to lớn trên thế giới Lúc này giai cấp tư sản Mỹ đã xây dựngmột nền chính trị tự do, dân chủ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản Tìnhhình châu Âu và Mỹ từ giữa thế kỷ XIX đã có nhiều đổi mới và đang chuyểnmình mạnh mẽ Với yêu cầu phát triển về văn hóa xã hội đã đòi hỏi một sự phản

Trang 16

ánh mới trong phương thức tư duy, trong triết học Và đặc biệt nó đặt ra yêu cầuphải xây dựng một triết lý giáo dục mới để định hình cho nền giáo dục Mỹ, tạođiều kiện cho nước Mỹ phát triển.

Từ yêu cầu thực tiễn được đặt ra như vậy ở J Dewey đã hình thành vàphát triển tư tưởng của mình Khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp triết học dần dầnthúc đẩy ông nghiên cứu về giáo dục Ông nhận thấy hầu hết các trường học ở

Mỹ khi đó đều đi theo con đường giáo dục truyền thống không còn phù hợp vớimột xã hội đang biến đổi dần dần Việc tìm kiếm một triết lý giáo dục mới trởthành mối bận tâm của J Dewey, kích thích sự suy tư của ông về vấn đề này.Khi giảng dạy triết học và làm trưởng khoa ở Đại học Chicago ông đã đề xuấtnhững tư tưởng cơ bản của thuyết công cụ làm nền tảng cho triết lý về giáo dục

và đã bắt đầu hình dung ra mô hình trường học phù hợp Từ những kinh nghiệm

có được khi giảng dạy và sự nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tác phẩm

Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education) ra đời là sản phẩm tư tưởng

của J Dewey về giáo dục, nó là sự chuẩn bị lâu dài của ông khi tư tưởng về giáodục đã ở giai đoạn chín muồi

Dân chủ và giáo dục là một tác phẩm được J Dewey trình bày hết sức rõ

ràng và súc tích Thể hiện tư tưởng của mình về vấn đề giáo dục Tác phẩm dàyhơn 300 trang, bao gồm: Lời nói đầu và 26 chương, J Dewey ghi rõ nội dungtiêu đề của mỗi chương

Tác phẩm được J Dewey xuất bản vào năm 1916, những năm tháng thuộc

kỷ nguyên tiến bộ của nước Mỹ, vào lúc nước Mỹ đang trong giai đoạn sôi sụcvới cuộc cách mạng sản xuất và công cuộc kiến thiết một đất nước hiện đại hóa.Nhà trường kiểu cũ đã không thể đáp ứng những đòi hỏi đi liền với công cuộcphát triển của đất nước “Dân chủ và giáo dục” là biên bản đánh dấu cuộc chiatay vĩnh viễn với nhà trường cổ truyền

Tác phẩm của J Dewey đã được dịch tại rất nhiều nước Nhật Bản ngay

từ những năm đầu thế kỷ XX đã dịch gần như toàn bộ các tác phẩm cùa

Trang 17

J.Dewey Tại Việt Nam, năm 2008 nhà xuất bản Tri thức mới bắt đầu giới thiệu

J Dewey qua bản dịch tiếng Việt cuốn Democracy and Education (Dân chủ và

giáo dục, bản dịch tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn).

Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh một triết học giáo dục mới.Triết học giáo dục này đề cao tính đa dạng trong cá tính cũng như năng lực ở trẻ

em, đề xướng sự phát triển trí tuệ mang tính xã hội và năng lực phán xét ở trẻ

em để chúng có thể tham gia tích cực vào đời sống xã hội vì mục đích chung củacộng đồng Theo J Dewey, trẻ em không thể bị xem là những công dân dự bị đểnhà trường và xã hội buộc phải giáo dục, thuần hóa ở hiện tại để chuẩn bị chotương lai theo quan niệm truyền thống Ngược lại, trẻ em cần được hạnh phúcngay trong nhà trường, ngay trong lúc chúng đang sống những tháng năm đẹp đẽcủa tuổi học trò Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo nềngiáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phánđối với các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức trước đó có thể gây cản

trở cho quá trình thực hiện đầy đủ lý tưởng dân chủ Tác phẩm Dân chủ và giáo

dục ra đời, J Dewey được xem như là cha đẻ của trào lưu cải cách giáo dục –

đoạn tuyệt với mô hình nhà trường truyền thống và xây dựng một triết lý giáodục mới cho nền giáo dục công dân nước Mỹ

Ngay từ Lời nói đầu của tác phẩm J Dewey đã viết : “Cuốn sách này là

kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liềnvới một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề củahoạt động giáo dục Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạocủa nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tínhphê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển của đạo đức Các lý luận đó

đã được phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục cóhiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiệnđầy đủ cái lý tưởng dân chủ Như [nội dung] cuốn sách này sẽ dần dần bộc lộ,triết lý được trình bày ở đây gắn với sự trưởng thành của dân chủ với sự phát

Trang 18

triển của phương pháp thực nghiệm trong các môn khoa học, các khái niệm vềtiến hóa của khoa sinh học, và sự tái tổ chức lại nền công nghiệp, đồng thời chỉ

ra những thay đổi trong nội dung và phương pháp của giáo dục do sự đòi hỏi của

những phát triển đó” [5, tr.15].

Với J Dewey ông đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của giáo dụcnhà trường, cho rằng cần phải có một triết lý giáo dục mới trong điều kiện xã hội

đã thay đổi, sao cho nó phù hợp với bước phát triển của xã hội Không đơn giản

khi J Dewey đặt tên cho tác phẩm của mình là Dân chủ và giáo dục Hạt nhân

quan trọng xuyên suốt tác phẩm đó chính là tính dân chủ, một xã hội dân chủ thìtrước hết phải thể hiện ở tính dân chủ trong giáo dục

Trong tác phẩm J Dewey đề cập đến việc giáo dục phải gắn với thực tiễn,chủ trương xây dựng một nền giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết gắn bóchặt chẽ với thực tiễn Vậy có cái gì đáng quan tâm đến tác phẩm này vì việcchủ trương học đi đôi với hành không phải chỉ đến J Dewey mới có Ta sẽ thấy

trong Dân chủ và giáo dục, chủ trương này được xây dựng với tinh thần “Giáo

dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself).

“Giáo dục chính là bản thân cuộc sống” và do vậy J Dewey khẳng địnhkhông có giáo dục chung cho tất cả mọi người Ông đưa ra vai trò, bản chất,mục tiêu, chức năng của giáo dục cũng như chủ trương xây phương pháp giáodục mới Nhà giáo dục người Mỹ này đã nhấn mạnh đến tính chủ thể và ở đâyngười học chính là chủ thể trong hoạt động giáo dục Hay nói cách khác, giáodục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc

Tóm lại, Dân chủ và giáo dục của J Dewey là một hệ thống quan điểm

khá toàn diện và sâu sắc, nó vẫn còn có những giá trị cho đến ngày nay

1.2 Những tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của J Dewey

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đếquốc chủ nghĩa, đặc biệt nước Mỹ đã trải qua những thay đổi to lớn Đất nước

Trang 19

dần phát triển và trưởng thành, những biến đổi về tình hình kinh tế đã kéo theonhiều sự thay đổi trên các lĩnh vực chính trị,văn hóa, xã hội và khoa học.

Sau cuộc nội chiến (1861 – 1865), chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển mộtcách vượt bậc Nước Mỹ do đặc điểm lịch sử nên không gặp phải sự cản trở củathế lực phong kiến đã phát triển khá thuận lợi Mỹ là nước sớm chú trọng đến sựphát triển khoa học công nghệ nên sớm đầu tư cho việc phát minh khoa họccông nghệ, điều đó cho phép Mỹ có thể áp dụng kĩ thuật tiến tiến nên năng suấtlao động khá cao

Những điều kiện thuận lợi trên đã cho phép nền kinh tế Mỹ phát triển cótính đột phá và đạt những thành tựu to lớn Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳtiến bộ trong lịch sử phát triển nước Mỹ Ngành công nghiệp trở thành đầu tàulôi kéo sự đi lên của các ngành khác với quá trình tập trung hóa cao độ và sựhình thành các tập đoàn công nghiệp và các công ty tập trung Nông nghiệp với

sự áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ và được sự hỗ trợ của chínhphủ cho đầu ra các sản phẩm, kết hợp với dự án hợp tác nghiên cứu với cáctrường đại học, các viện nghiên cứu đã cho ra đời những nông sản phẩm chất tốt

và có khả năng nuôi trồng cao, khiến nông nghiệp không chỉ phục vụ được nhucầu của đại đa số người dân trong nước mà còn có thể xuất khẩu Trong bối cảnhvận dụng học thuyết kinh tế tự do của Adams Smith (17230-1790), nhà nướckhông can thiệp vào các hoạt động kinh tế mà để nền kinh tế tự điều tiết theoquan hệ cung – cầu và “bàn tay vô hình” của thị trường với niềm tin, nếu chínhphủ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển, hầu hết các tầng lớp cưdân khác sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển đó Hàng loại các tập đoàn tài chính,ngân hàng lớn lần lượt ra đời “Từ năm 1865 đến năm 1894, Mỹ từ nước đứngthứ tư trên thế giới đã vươn lên hàng đầu về sản xuất công nghiệp” [25]

Tuy nhiên, đó là mặt hiệu quả của nền kinh tế, song song cùng những pháttriển là kéo theo những mâu thuẫn trong nội tại của nó như hiện tượng các ngành

Trang 20

công nghiệp lần lượt rơi vào tay một số nhà tư bản kếch sù, liên minh với nhauthành những Tơrớt – một hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ

Sự phát triển của nên kinh tế trong thời kỳ này cũng đã tác động khôngnhỏ tới đời sống chính trị Đảng Cộng hòa chiếm được lòng tin của dân chúng,

có được sự ủng hộ quan trọng về chính trị trong suốt thời gian cầm quyền Tuynhiên, người dân vẫn tiếp tục mong muốn về một chính quyền dân chủ hơn, hạnchế các tập đoàn công nghiệp và kiểm soát tư bản độc quyền, giảm tệ nạn ở cácthành phố và thừa nhận các tiêu chuẩn đạo đức của tầng lớp trung lưu, chủ yếu

là đội ngũ lao động “cổ cồn trắng” với số lượng ngày càng đông đảo theo sựphát triển của các siêu đô thị và mạng lưới công nghiệp dịch vụ đa dạng Từnhững mong muốn của người dân, mô hình dân chủ ở các tiểu bang dần chuyểnsang hình thức dân chủ trực tiếp Người dân trực tiếp bầu thượng nghĩ sĩ, thaycho việc thượng nghị sĩ được cơ quan lập pháp bang lựa chọn Thời kỳ này,cũng là thời kỳ phụ nữ được trao quyền bầu cử, là kết quả tích cực cho quá trìnhđấu tranh giải phóng phụ nữ kéo dài hàng thập niên ở Mỹ

Tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng một cách mạnh mẽ đã bắt đầu có dấuhiệu sa sút từ những năm 1920 Ngay sau đó, Nước Mỹ phồn vinh và thịnhvượng trong hơn một thế kỷ từ thời lập quốc đã bị thử thách nghiêm trọng trongcuộc Đại suy thoái kinh tế (Great Depression) từ 1929 – 1933 Cuộc suy thoáigần như đã phá hoại hoàn toàn nền kinh tế Mỹ non trẻ Hàng loạt thế lực tàichính hùng mạnh sụp đổ, lạm phát tiền tệ, các ngân hàng vỡ nợ, các tập đoàncông nghiệp liên tục phá sản, nông sản được sản xuất với số lượng lớn nhưngkhông tìm kiếm được đầu ra dần trở nên rẻ mạt, trong khi các hàng hóa khác trởnên khan hiếm và trở nên hết sức đắt đỏ, hàng trăm người không tìm được việclàm, đời sống người dân trở nên hết sức khó khăn…

Sự khủng hoảng của nền kinh tế đã tạo ra thử thách lớn đối với bối cảnhchính trị nước Mỹ lúc này Khi đó mối quan tâm hàng đầu của nước Mỹ là : làmsao để thoát khỏi khủng hoảng và khôi phục lại nền kinh tế phát triển thịnh

Trang 21

vượng như trước đây Nơi từng được gọi là mảnh đất của những vận hội và niềm

hy vọng giờ đây trở thành miền đất đầy âu lo và tuyệt vọng Cuộc bầu cử tổngthống năm 1932 với sự thắng lợi của ứng viên Đảng Dân chủ Franklin Roosevelt(1882 – 1945) một lần nữa khẳng định niềm tin của người dân Mỹ với những tínđiều về dân chủ Quá trình thực hiện kinh tế mới (New Deal) của tổng thốngRoosevelt với bản chất từ bỏ chủ nghĩa tư bản phi điều tiết, trở lại kiểm soát hệthống kinh tế của đất nước với việc đưa ra hàng loạt cải cách luật pháp bang vàliên bang, tạo việc làm cho thanh niên qua các dự án công cộng, hỗ trợ cácdoanh nghiệp, cắt giảm sản lượng và trợ cấp cho nông nghiệp….Việc can thiệpvào thị trường của chính phủ Mỹ đã dần đưa kinh tế Mỹ trở về quỹ đạo vốn có,xây dựng một liên minh chính trị vững chắc và thu hút sự quan tâm của ngườidân đối với chính phủ Kết quả là, cuộc suy thoái chính thức kết thúc năm 1941khi nước Mỹ có ý định tham chiến vào Thế chiến lần thứ hai

Đây cũng là thời kỳ chứng kiến bước chuyển mình của Mỹ từ một nướcvới nền cộng hòa non trẻ sang một nước đế quốc với xu hướng mở rộng tầm ảnhhưởng ra khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ-La tinh với hàng loạt nhữngquyết sách như mua lại Alaska từ Nga (1867), kiểm soát Puerto Rico, Guam,Cuba và quần đảo Philippines ( sau khi thắng Tây Ban Nha năm 1898), sáp nhậpquốc đảo Hawaii (1893), xây dựng kênh đào Panama (1914) nhằm đáp ứngnhững toan tính về vị trí địa lý… Đồng thời Mỹ cũng dần từ bỏ thế đứng trunglập hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập Mỹ trong ngoại giao thời Chiến tranh thếgiới thứ nhất để chính thức bước vào Chiến tranh thế giới thứ hai sau sự kiệnTrân Châu Cảng Đây cũng là giai đoạn chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới pháttriển như vũ bão dù chịu sự tác động không nhỏ của suy thoái kinh tế, các thếlực Châu Âu và Nhật Bản cùng cạnh tranh nhằm tranh giành quyền ảnh hưởngtại Châu Á già cỗi và đầy mệt mỏi trong những ngày tháng cuối cùng của chế độphong kiến

Trang 22

Văn hóa – xã hội cũng chiu sự tác động không nhỏ do sự biến đổi của nềnkinh tế Trong trật tự công nghiệp mới, ranh giới thành thị và nông thôn càng trởnên sâu sắc Thành phố trở thành trung tâm đầu não quy tụ tất cả các nguồn lựcnăng động nhất: doanh nghiệp, tổ chức tài chính, lực lượng lao động….Đại suythoái cũng khiến tình trạng phân hóa sâu sắc của nhóm người nghèo và ngườigiàu nắm giữ phần lớn của cải trong xã hội trở nên nghiêm trọng hơn Tình trangbất bình đẳng giới vẫn tiếp diễn khi công nhân nữ chỉ nhận được số lương bằng

¼ công nhân nam và nạn phân biệt chủng tộc cực đoan đối với người Mỹ da đenvẫn kéo dài dai dẳng cho tới những thập niên 1950 của thế kỷ XX, thời kỳ nở rộphong trào đòi quyền công dân cho phụ nữ và người Mỹ gốc Phi ở các bangmiền Nam Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Tây với những miền đất củangười da đỏ trong những năm cuối thế kỷ XIX và di chứng của quá trình sửdụng lao động nô lệ da đen ở các bang phía Nam đã gây nên những xung độtkhông đáng có giữa cư dân bản địa và những người khai hoang

Trong khi đó, tự do tín ngưỡng và tôn giáo vẫn được đảm bảo từ thời lậpquốc Giáo dục công những năm cuối thế ký XIX đã được triển khai rộng khắp

và miễn phí Hệ thống giáo dục được xây dựng đảm bảo tiêu chí phổ cập, toàndiện, chuyên nghiệp và phi tập trung hóa

Về triết học, chủ nghĩa Heghel mới bùng phát trên đất Mỹ với mục tiêukhôi phục triết học Heghel nhằm giải quyết vấn đề cũng như thách thức chính trị

- xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Điều này đã

có ảnh hưởng không nhỏ tới nền học thuật nước Mỹ trong những năm 1860 Mộtthời gian sau, dòng triết học này đã bị triết học thực dụng phê phán và thay thế

Triết học thực dụng ra đời trong những năm 1871 đến 1874 tại câu lạc bộSiêu hình, thuộc đại học Havard do Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) vàmột số thành viên khác sáng lập Sau này được William James (1842 – 1910)phát triển John Dewey (1859 – 1952) được biết đến là người đã nêu cao ngọn

cờ thực dụng trên hầu hết những khía cạnh của cuộc sống

Trang 23

Khoa học kỹ thuật cũng có bước phát triển toàn diện, trong đó có ảnhhưởng lớn nhất đối với khoa học Mỹ phải kể đến là Thuyết Tiến hóa củaDarwin mà chính chủ nghĩa thực dụng đã lấy lý thuyết này làm căn cứ khoa học.

Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học tự nhiên thìcũng đòi hỏi khoa học nhân văn cũng phải thay đổi theo Chính bối cảnh kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội ấy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự ra đời triết họcchính trị - xã hội của J Dewey nói chung và sự phát triển những suy tư về dânchủ trong giáo dục của ông nói riêng

1.2.2 Những tiền đề tư tưởng

J Dewey sống trong một giai đoạn chứng kiến những thay đổi mạnh mẽcủa lịch sử nước Mỹ với những biến động nhất định trên nhiều lĩnh vực từ kinh

tế tới chính trị, văn hóa, xã hội Điều này đã để lại dấu ấn tương đối rõ nét trongquá trình vận động và biến chuyển triết học J Dewey nói chung và chính quanđiểm về dân chủ trong giáo dục của ông nói riêng

Trong sự hình thành tư tưởng giáo dục của mình, bên cạnh điều kiện kinh

tế - xã hội nước Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra, sự cộng hưởng vớitiền đề tư tưởng giúp cho tư tưởng đó trở thành một hệ thống lý luận J Deweycũng có những tư tưởng kế thừa từ trong nền triết học và đặc biệt là tư tưởngtriết học của Wilhelm von Humboldt và hai bậc tiền bối trong chủ nghĩa thựcdụng đó là Charles Sander Peirce và William James

Sự ảnh hưởng của Wilhelm von Humboldt đối với tư tưởng giáo dục của J.Dewey

Wilhelm von Humboldt (1767 - 1835) là một trong những đại biểu củathời đại Khai sáng Đức Ông là người đương thời của các hệ thống triết học lớncủa Đức từ Kant đến Heghel Là người sáng lập ra Đại học Humboldt (Berlin,Đức) Wilhelm von Humboldt thường được biết đến với tư cách là một nhà giáodục, người khởi xướng tư tưởng cải cách giáo dục dưới thời nước Đức bị quânđội Napoleon chiếm đóng Hiện nay, những nghiên cứu về Humboldt đồng thời

Trang 24

cũng coi ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, chúgiải học và triết học ngôn ngữ Những tác phẩm chính của Humboldt đã đượcdịch sang tiếng Anh bao gồm: Học thuyết và giáo dục con người (Theory ofHuman Education) (1789), Các bài luận về Mỹ học I (Essays in Aethetiics I: OnGoethe’s Herrmann und Dorothea) (1799), Nhiệm vụ và Phạm vi của Chỉnh thể(The spheres and Duties of Government) (1854)…

Có thể nói, mô hình đại học Humboldt có một ý nghĩa rất quan trọng đến

hệ thống giáo dục đại học thế giới ngày nay Theo mô hình này đại học khôngchỉ là trung tâm đào tạo nhân tài, mà còn là trung tâm khoa học và văn hóa, với

tự do học thuật được coi là quan trọng nhất

Với Humboldt giáo dục là một tiến trình và kết quả của việc đào luyện cánhân từ bên trong Humboldt đã ra sức đề xướng sự tự do học thuật và phác thảomột cấu trúc hoàn toàn mới mẻ cho toàn bộ nền giáo dục Cấu trúc này đã pháthuy tác dụng và còn đầy đủ tính thời sự cho đến ngày nay Đó chính là công laolịch sử của Humboldt Cụ thể là việc thiết kế nội dung cho hệ thống giảng dạy:chia làm ba cấp học: tiểu học, trung học và đại học với sự phân biệt rõ rệt ranhgiới và tính chất của mỗi cấp Trong đó đại học có chức năng nghiên cứu và đàotạo trí thức dứt khoát không được phép là trường phổ thông cấp 4 Ông nhấnmạnh đại học phải chia làm hai bộ phận rõ rệt: nghiên cứu và giảng dạy tri thứctrong tính phổ quát của nó và hình thành một cộng đồng khoa học giữa thầy vàtrò vì tri thức chỉ có thể có được thông qua tìm tòi, trao đổi, đối thoại Một điểmkhác nữa trong lý tưởng giáo dục của Humboldt là quan niệm cho rằng cònngười là sinh vật nỗ lực học tập và làm việc suốt đời vì thế việc đào luyện(bildung) con người là một tiến trình không kết thúc và không thể dừng lại giữađường

Lý tưởng giáo dục của Humboldt xoay quanh từ “bildung” – một từ tiếngĐức mang rất nhiều hàm ý, thường được dịch ra tiếng Anh đơn giản là

“education”, trong khi thực tế nó gần gũi hơn với từ “formation” hay “paideia”

Trang 25

trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là giáo dục con người, giáo dục nhân tính cho mỗi

cá nhân để cá nhân có thể tham gia vào quá trình cùng chung sống với các thànhviên khác trong xã hội Trong lý luận giáo dục của mình, ngược lại với quanđiểm của Heghel về nhiệm vụ giáo dục công dân của nhà nước, Humboldt phêphán mọi nỗ lực của nhà nước và xã hội muốn gò ép cá nhân theo những địnhhướng và mục đích của riêng mình Theo Humboldt, nhiệm vụ chính của nhànước là đảm bảo an ninh và tích cực hỗ trợ nhưng không can thiệp quá sâu vàogiáo dục Ông viết: “Giáo dục sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn nếu được mởrộng ra phạm vi và không ảnh hưởng của những thúc bách bên ngoài” [37] Ôngkhẳng định, vai trò của nhà nước là phải làm cho “giáo dục cá nhân được miễnphí ở khắp mọi nơi có thể, trước hết là cho các công dân” [37] Theo ông, khôngnhững phải đảm bảo giáo dục miễn phí cho mọi công dân, nhà nước còn phảibảo vệ quyền lợi được giáo dục của trẻ em, chống lại những ép buộc vô lý nhằmhạn chế việc học hành của trẻ em từ phụ huynh theo tinh thần khai sáng của triếthọc giáo dục do Rousseau khởi xướng

Yếu tố trung tâm trong triết lý giáo dục của Humboldt là việc đào luyệnnhân cách một cách toàn diện và khuyến khích phát triển cá tính thông qua việc đàotạo (văn hóa) tổng quát Lý thuyết giáo dục tân - nhân bản này kiên quyết khôngnhượng bộ trước áp lực của mọi thế lực chính trị và kinh tế, khẳng định nhiệm vụthen chốt của nhà trường là : đào tạo con người còn nhỏ trở thành con người trưởngthành chứ không phải đào tạo con ông thợ giày thành ông thợ giày TheoHumboldt, con người còn là một sinh thể nỗ lực học tập và rèn luyện suốt đời Vìthế, tự học – tự giáo dục (self – education) là một tiến trình không thể kết thúc

Trong những nỗ lực cải cách giáo dục của mình, với mong muốn tạo sứcmạnh tinh thần cho người Đức, Humboldt đã đề xuất thành lập và trao quyền tựchủ tài chính cho bộ giáo dục và các trường đại học ở Đức Tuy nhiên, đề xuấtcủa ông đã không được thực thi Cống hiến lớn nhất của ông là thành lập Đạihọc Berlin sau này mang tên ông Mô hình trường đại học Humboldt được xây

Trang 26

dựng theo mô hình giảng dạy kết hợp nghiên cứu, trường đại học phải thiết lậpchương trình giáo dục tổng quát, trường đại học phải dạy mọi loại khoa học,không đơn thuần tập trung vào dạy nghề Trường đại học phải hình thành mộtloại cộng đồng khoa học và các quan hệ giữa thầy và trò, trong đó sinh viêntham gia vào quá trình học tập đồng thời tự nghiên cứu riêng theo hướng dẫn và

hỗ trợ của giảng viên

Như vậy, việc chú trọng hướng giáo dục đến nghiên cứu khoa học và khẳng định trong giáo dục đại học, giảng viên và sinh viên có quyền tự donghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểmduyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế Những lý tưởnggiáo dục của Humboldt đã gợi mở cho J Dewey xây dựng tư tưởng giáo dục củamình mà vẫn còn giá trị cho đến ngày nay

Sự ảnh hưởng của Charles Sanders Peirce đối với tư tưởng giáo dục của

J Dewey

Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, toán học và tựnhiên học, ông sinh ra trong một gia đình tri thức Cha ông là nhà toán học têntuổi tại đại học Harvard Trong suốt thời gian hơn năm mươi năm tâm huyết vớicông việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Peirce đã có nhiều cống hiến quantrọng trên nhiều lĩnh vực không chỉ riêng triết học, logic học mà còn các ngànhkhoa học tự nhiên như toán học, vật lý học và lịch sử khoa học Với lý luận

“hoài nghi – niềm tin” được trình bày trong hai tác phẩm Củng cố niềm tin (The

fixation of belief) (1877) và Làm thế nào để tư tưởng trở nên sáng tỏ (How to make our ideas clear) (1878), ông được coi là người đặt viên gạch đầu tiên cho

chủ nghĩa thực dụng, trong đó bao gồm nội dung như lý thuyết về mục đích củachủ nghĩa thực dụng, lý thuyết về ký hiệu, lý thuyết về ý nghĩa, và lý thuyết vềniềm tin Chính những lý thuyết ấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng giáo dụccủa J Dewey

Trang 27

Do chịu sự tác động của quan niệm tiến hóa của chủ nghĩa Darwin xã hộithịnh hành trong những năm cuối thế kỷ XIX, Peirce đưa ra lý luận hoài nghi –niềm tin (doubt – belief) nhằm nhấn mạnh tác dụng của hành động đối với sựsinh tồn của con người Về bản chất, lý luận này của ông là quá trình phát triểncủa nhận thức con người từ trạng thái băn khoăn khi đối mặt với những tìnhhuống mới lạ của cuộc sống đến trạng thái rõ ràng, nhận thức toàn diện bản chấtcủa sự vật Từ đó, con người có thể đưa ra những hành động cụ thể phù hợp vớihoàn cảnh đã được nhận thức Peirce gọi trạng thái nhận thức rõ ràng đó là

“niềm tin” Theo nghĩa rộng hơn, niềm tin là tri thức cuối cùng mà con ngườiđạt được về bản chất sự vật Từ cách suy nghĩ như trên, Peirce cho rằng conngười cần có những phương pháp hợp lý để củng cố niềm tin hay đạt tới tri thứcđúng đắn Ông phân loại các phương pháp đó gồm phương pháp quyền uy,phương pháp cưỡng ép, phương pháp tiên nghiệm và phương pháp khoa học

Trong các phương pháp trên thì theo ông chỉ có phương pháp khoa học làphương pháp tốt nhất để xác định niềm tin vì nó có thể kiểm nghiệm được trongthực nghiệm và cho rằng, tiêu chuẩn cơ bản để xác định niềm tin chính là lấyhiệu quả thực tế làm cơ sở

Phương pháp khoa học của Peirce gồm 3 bước như sau: giả thuyết(abduction), suy luận (deduction) và quy nạp (induction) Giả thuyết là bước đầutiên, được ông định nghĩa là “quá trình hình thành các giả thuyết giải thích”.Bước giả thuyết chủ yếu dựa trên quan sát các dữ kiện thực tế nhằm xác địnhnhững gì chúng ta cho là đúng dựa trên nguyên tắc chung nhất định Bước thứhai là suy luận Ta tiến hành bước này dựa trên những giả thuyết từ bước thứnhất, từ đó đoán ra các tình huống có thể xảy ra mà bản thân ta phải đối mặttrong tương lai Bước cuối cùng của quá trình này là quy nạp Bước này được sửdụng nhằm đánh giá các dự đoán về độ tin cậy và giá trị của các giả thuyết đượctạo ra qua giả thuyết và suy luận, từ đó tiến hành các thử nghiệm và kiểm chứngcần thiết để đạt tới tri thức khách quan, khoa học

Trang 28

Chính lý thuyết này đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của J Dewey khixây dựng lý thuyết về bản chất, phương pháp của giáo dục Bên cạnh đó, chính

lý thuyết chân lý cũng ảnh hưởng đến J Dewey trong việc xác định mục tiêugiáo dục Từ quan điểm của Peirce cho rằng chân lý là quan niệm lấy hiệu quảthực tế để xác định niềm tin của mọi người, là quan niệm giúp con người thànhcông hay nói cách khác là thành công là tiêu chuẩn của chân lý, từ đó J Dewey

đi đến xác định mục tiêu của giáo dục là: Trên cơ sở một chế độ chính trị xã hộidân chủ, ông đi đến khẳng định mục tiêu của giáo dục là tạo điều kiện phát triểncho mọi người là như nhau, ai cũng có quyền tự do như nhau trong việc thựchiện và theo đuổi mục tiêu của mình để đến được sự thành công

Sự ảnh hưởng của William James đối với tư tưởng giáo dục của J Dewey

W James (1842 – 1910) là nhà tâm lý học, triết học tiền bối của chủnghĩa thực dụng, người được coi là sự phát triển và hệ thống hóa chủ nghĩa thựcdụng lên một bước mới James sinh ra trong một gia đình khá giả ở New Yorks

Sự nghiệp của ông bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của thời đại hoàng kim của triếthọc Mỹ với việc tiếp cận triết học từ tâm lý học Những tác phẩm của ông có thể

kể đến như Những nguyên tắc của tâm lý học (Principles of Psychology) (1867),

Các loại kinh nghiệm tôn giáo (The Varieties of Religious Experience) (1902), Chủ nghĩa thực dụng tên gọi mới của một phương pháp tư duy cũ (Pragmatism:

A new name for some Olds Ways of Thingking) (1907)….Trong đó tác phẩm

Nguyên tắc tâm lý học gây nhiều ảnh hưởng tới J Dewey Sự ảnh hưởng lớn

nhất trong triết học của James đối với tư tưởng giáo dục của J Dewey chủ yếu làthuyết tâm lý học, lý luận dòng ý thức và chủ nghĩa thực dụng James

James đã giải thích ý thức tâm lý của con người là một cơ năng của cơ thểsống thích nghi với môi trường chứ không phải sự thực tâm lý là do tri giác hayquan niệm cô lập hợp thành

Lý luận dòng ý thức là một trong những phương diện trọng tâm trong tâm

lý học của James “Dòng ý thức” (The stream of consciousness) đồng nghĩa với

Trang 29

khái niệm “kinh nghiệm thuần túy” và “dòng cuộc sống” (the stream of life).Theo James “Tôi gọi dòng cuộc sống là kinh nghiệm thuần túy, chính dòng cuộcsống này là chất liệu, vật chất cung cấp cho chúng ta sau này phạm trù phản tư

và tính khái niệm của nó” [38] Qua đó, ta có thể nhận thấy, kinh nghiệm, theoJames không chỉ là khoa học, là văn hóa hay các đối tượng vật lý trong thế giới

sự vật khách quan, nó là hoạt động suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, tâm thức của cánhân Do đó ta không thể cắt nghĩa mà chỉ có thể cảm nhận kinh nghiệm Khitrình bày cách hiểu cụ thể về “ dòng ý thức” ông đưa ra một số đặc trưng sau:

Thứ nhất: Tư tưởng là tư tưởng của cá nhân

Thứ hai: Tư tưởng vĩnh viễn là biến đổi, thay đổi liên tục và không baogiờ tĩnh tại

Thứ ba: Tư tưởng có thể dịch chuyển từ người này qua người khác thôngqua giao tiếp và truyền đạt

Thứ tư: Tư tưởng có tính độc lập tương đối với ý thức nên hai tâm thức cóthể trải nghiệm cùng một sự vật

Thứ năm: Tư tưởng có tính lựa chọn, liên quan đến lợi ích và hứng thúcủa mọi người

Từ lý luận về tâm lý học và lý luận dòng ý thức và đặc biệt là cái màJames đề cập đến nữa đó là liên quan đến vấn đề hứng thú của mọi người dườngnhư đã mở ra một hơi hướng mới cho J Dewey khi xác định tư tưởng giáo dụccủa mình khi đề cao vai trò của kinh nghiệm, đề cao vai trò của người học, lấyngười học làm chuẩn, và giáo dục chính là cuộc sống hiện tại của mỗi người

Bên cạnh đó những tư tưởng về phương pháp của chủ nghĩa thực dụng là

đề cao vai trò của phương pháp khoa học của James hay tư tưởng về chân lýcũng có những tác động nhất định trong việc hình thành tư tưởng giáo dục củaông

Tư tưởng giáo dục của J Dewey được xây dựng và phát triển dựa trên sự

kế thừa có chọn lọc từ các nhà tư tưởng trước đó chứ không phải là sự pha trộn

Trang 30

hay sao chép lại, mà tư tưởng giáo dục của ông được ra đời theo đúng quy luậtlogic nội tại của nó, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn lịch sử của xã hội Mỹcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đặt ra, từ đó thúc đẩy tư duy đổi mới mà cụthể trong đề tài này là đổi mới giáo dục là cấp thiết và ông quyết tâm đổi mới hệthống giáo dục Mỹ để đi đến xã hội hiện đại.

Kết luận Chương 1

J Dewey triết gia người Mỹ đã dành trọn cuộc đời dài gần một thế kỷ củamình cho sự nghiệp xây dựng một nền giáo dục dân chủ, vì sự tiến bộ của ngườihọc, vì lợi ích to lớn của con người, vì sự phát huy tài năng, trí tuệ, đạo đức nơimỗi cá nhân con người, nhằm xây dựng cộng đồng xã hội thực sự tốt đẹp Tuynhiên, triết lý giáo dục, tư tưởng dân chủ giáo dục của ông không phải được ủng

hộ hoàn toàn trên đất Mỹ, các trường phái đối lập vẫn chỉ trích Mặc dầu vậy,những thành quả lao động của ông luôn là một di sản vô giá, đặc biệt với nhữngngười muốn xây dựng trường học theo ý tưởng của ông

Một tư tưởng không thể nảy sinh từ mảnh đất trống mà nó luôn là sảnphẩm của một thời đại, xuất phát từ những hiện trạng, những biến cố của thờiđại ấy và phản ánh diện mạo của thời đại và tiếp nối tư tưởng của những người

đi trước Tư tưởng của J Dewey trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục cũng

không ngoại lệ

Đối với giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung triết lý giáo dục của J.Dewey vẫn là những giá trị đầy tính thời sự, nó càng đặc biệt có ý nghĩa khiĐảng, Nhà nước đang thực hiện Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Trang 31

Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC JOHN DEWEY

TRONG TÁC PHẨM “DÂN CHỦ VÀ GIÁO DỤC”

2.1 Bản chất, mục tiêu và nội dung của giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ

và Giáo dục” của J Dewey

2.1.1 Bản chất của giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” của J Dewey

Bản chất của giáo dục trong tác phẩm được J Dewey thể hiện chi tiếttrong phần 1 và 3 của chương VI và phần 2 của chương XXIII, và còn được đềcập trong các chương khác của tác phẩm

Không giống như các nhà giáo dục theo trường phái “lấy trẻ em làm trungtâm” và “lấy chương trình học làm trung tâm” J Dewey đưa ra một đườnghướng mới cho tư tưởng giáo dục Ông nhấn mạnh đến mối tương tác thầy trò.Đối với ông, trẻ em dù quan trọng nhưng vẫn là những sinh vật non nớt rất cần

sự hướng dẫn của người thầy

J Dewey đi từ việc phê phán một số lý luận coi giáo dục chỉ đơn thuần là

sự chuẩn bị cho cuộc sống, hay giáo dục là sự đào tạo từ bên ngoài, hoặc là quátrình huấn luyện các khả năng trú ngụ trong bản thân trí óc Từ đó ông đưa ra tưtưởng xuyên suốt về bản chất giáo dục của mình từ khái niệm xuất phát là “kinhnghiệm” Đối với J Dewey, kinh nghiệm vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính

xã hội Kinh nghiệm là những liên kết giữa các sự vật, sự việc trong những bốicảnh khác nhau, đồng thời là những thiết chế văn hóa, xã hội, niềm tin của cánhân và cộng đồng Đời sống của con người là tất cả những gì thuộc phạm vikinh nghiệm Ông viết “Chúng ta dùng từ “sự sống” để chỉ toàn bộ phạm vi củakinh nghiệm, [kinh nghiệm] cá nhân lẫn [kinh nghiệm] chủng tộc” [5, tr.18].Như vậy, có thể khẳng định, kinh nghiệm là toàn bộ sự sống, là văn hóa và cáclĩnh vực khác nhau của văn hóa loài người Từ đó, J Dewey khẳng định:

Trang 32

Bản chất của giáo dục chính là cuộc sống, “giáo dục là tiến trình liên tụctái kiến tạo và tổ chức lại kinh nghiệm Giáo dục bao giờ cũng có một mục đíchtrực tiếp, và chừng nào mà hoạt động vẫn còn mang tính giáo dục, chừng đó nó

đạt được mục đích: biến đổi trực tiếp những đặc tính của kinh nghiệm”[5,

tr.103]

Từ tư tưởng xuyên suốt này, J Dewey đã xây dựng một định nghĩa về bảnchất của giáo dục mang tính chuyên môn về giáo dục “Sự tái tạo hoặc tái tổ chứclại kinh nghiệm để làm tăng thêm ý nghĩa cho kinh nghiệm và nâng cao năng lựcđiều khiển tiến trình của kinh nghiệm xảy ra” [5, tr.103]

Thứ nhất, sự tái tạo hoặc tổ chức lại kinh nghiệm để làm tăng thêm ý

nghĩa cho kinh nghiệm, vì vậy bản chất của giáo dục là tái tạo và tổ chức lại

kinh nghiệm tương đương với việc sẽ làm gia tăng khả năng nhận ra mối liên hệ

và tính liên tục của các hoạt động mà chúng ta tham gia Vậy nên, hoạt động nào

chứa đựng sự giáo dục hay nói cách khác là sự truyền đạt thì hoạt động đó sẽgiúp chúng ta nhận ra được những mối liên hệ mà có thể trước khi hành độngchưa nhận ra được

Nếu như giáo dục là sự tái tạo hoặc tổ chức lại kinh nghiệm để làm tăngthêm ý nghĩa cho kinh nghiệm thì một kinh nghiệm mang tính giáo dục bao giờcũng tạo thêm một năng lực điều khiển hoặc kiểm soát sau đó Đây chính là mặtthứ hai, sự tác động trở lại của kinh nghiệm Tức là chúng ta có thể kiểm soát,biết được điều mình làm thì điều đó cố nhiên khẳng định rằng chúng ta có thể

“dự đoán” tốt hơn điều sắp xảy ra vì chúng ta đã nhận ra được những mối liên

hệ giữa chúng Và vì thế ta có thể chuẩn bị trước sao cho để có thể đạt đượcnhiều hiệu quả có lợi từ hành động đó

Từ việc nêu ra được bản chất của giáo dục J Dewey đi đến khẳng địnhmột kinh nghiệm thực sự mang tính giáo dục là khi có sự truyền đạt kinhnghiệm, nâng cao năng lực và có khả năng kiểm soát, điều khiển tiến trình củakinh nghiệm xảy ra sau đó Và bản chất của giáo dục chính là cuộc sống, thay vì

Trang 33

giáo dục như việc đặt ra các quy tắc để học sinh thực hiên theo, mang tính áp đặtthì giáo dục phải có chương trình giáo dục riêng cho mọi người, khi xây dựnggiáo dục phải dựa trên quan niệm về “bản tính người” mà bản tính con ngườibao giờ cũng mang tính chủ thể, cái mà để phân biệt mình với người khác Đặcbiệt trong quan niệm coi giáo dục là sự tái kiến tạo hoặc tổ chức lại kinh nghiệmmang tính liên tục điều này cũng đã khẳng định kinh nghiệm đó mang cả tính xãhội và tính cá nhân chứ không phải là sự tuyệt đối hóa mặt xã hội hoặc ngược lại

là mặt cá nhân của “kinh nghiệm”

Hơn thế nữa, cách thức nhằm duy trì tính liên tục xã hội được J Deweychỉ ra là thông qua quá trình giao tiếp (communication) hay truyền đạt(transmission) Ông viết: “Xã hội không chỉ tiếp tục tồn tại nhờ vào tiến trìnhtruyền dạy, nhờ vào sự truyền đạt; mà hoàn toàn có thể nói rằng xã hội quả đangtồn tại trong tiến trình truyền dạy, trong sự truyền đạt Con người sống trongmột cộng đồng bởi họ chia sẻ những điều chung; và truyền đạt là con đường đưa

họ chiếm lĩnh những điều chung đó Những gì họ phải có “chung” để hình thànhnên một cộng đồng hay xã hội, đó là: các mục tiêu, niềm tin, khát vọng, tri thức– một cách hiểu chung – một sự đồng cảm, “đồng điệu”, theo cách gọi của cácnhà xã hội học” [5, tr.20 – 21] Giao tiếp cho thấy tác dụng hai mặt khi, mộtmặt, góp phần duy trì đời sống cộng đồng về phương diện kinh nghiệm chủngtộc, mặt khác, giúp cá nhân mở rộng và thay đổi kinh nghiệm của bản thân haykinh nghiệm cá thể Thông qua giao tiếp, kinh nghiệm chủng tộc cung cấp chấtliệu cho trí tưởng tượng cá nhân, giúp cá nhân hình thành tinh thần trách nhiệm,mối quan tâm, chia sẻ chung với những gánh nặng và thành quả của cộng đồng,đồng thời rèn dũa năng lực tư duy và ý thức về sự chính xác và sống động củalời nói và suy nghĩ của cá nhân đó Khi nhiệm vụ của giáo dục đã được xác địnhthì thì hình thức giáo dục có sự phân hóa thành giáo dục có chủ đích và giáo dụckhông chủ đích đối với trẻ em Giáo dục có chủ đích chính là giáo dục nhàtrường, là mô hình cụ thể trong thực tế nhằm thúc đẩy giao tiếp giữa các thành

Trang 34

viên non nớt và giảm thiểu những tác động do sự phân tầng của xã hội người lớngây ra Giáo dục không chủ đích diễn ra khi con người sống chung với nhautrong một cộng đồng, một tập thể cùng giao lưu và trao đổi chính bản thân kinhnghiệm cùng nhau để cùng tăng trưởng và hoàn thiện kinh nghiệm cá thể J.Dewey khẳng định hai hình thức giáo dục này có tầm quan trọng ngang nhau

mặc dù trong Dân chủ và giáo dục ông thể hiện sự quan tâm nhiều hơn tới giáo

dục có chủ đích, bởi vì giáo dục nhà trường là một phương thức nhằm khuếchtán giá trị dân chủ cho cộng đồng

Thứ hai, với J Dewey, bên cạnh việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm chút,đào tạo, uốn nắn và gây ảnh hưởng tới trẻ em thì giáo dục còn là “một quá trìnhhình thành dạng thức hoạt động xã hội được thừa nhận” [5, tr.27] Theo ông,kinh nghiệm cá nhân cần thiết phải trải qua quá trình biến đổi về đặc tính củakinh nghiệm cho tới khi có thể tham dự được những hứng thú, mục đích chung

và quan niệm thịnh hành của các nhóm xã hội, của cộng đồng Trong nội dunggiáo dục này, J Dewey đã ngụ ý tới mối quan hệ của hành động xã hội của cánhân và môi trường xã hội, rộng hơn là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.Theo cách hiểu của J Dewey, môi trường xã hội là môi trường, hoàn cảnh trunggian để cá nhân có thể hiện thực hóa và biểu hiện chính mình, từ con người tựnhiên trở thành con người văn hóa do môi trường “cung cấp các điều kiện đểkích thích cách hành động hữu hình và cụ thể nào đó” [5, tr.31], từ đó hành độngcủa cá nhân được xã hội và cộng đồng thừa nhận Môi trường xã hội cung cấpcác tình huống để thử thách cá nhân Trong khi liên tục gặp phải những tìnhhuống mới mẻ và xa lạ mà môi trường xung quanh đưa tới, quá trình tư duy, suynghĩ phản tư sẽ khởi phát để xác định vấn đề và đưa ra những hành động cụ thểphù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu tựhòa nhập và giao tiếp của cá nhân với cộng đồng Ngoài ra, môi trường xã hộicũng làm cho “cá nhân trở thành một người biết chia sẻ hoặc là cộng sự tronghoạt động chung sao cho cá nhân ấy coi thành bại của cộng đồng cũng là thành

Trang 35

bại của chính mình” [5, tr.31-tr.32] Việc làm được điều này quyết định sự thànhcông hay hoàn thành nhiệm vụ giáo dục với tư cách là một chức năng xã hộiquan trọng.

Trong tương quan về tầm ảnh hưởng của môi trường xã hội tới sự pháttriển tính cách và hành vi của trẻ em, J Dewey viết: “Môi trường xã hội hìnhthành nên xu hướng tinh thần và tình cảm của hành vi bằng cách kích thích cánhân tham gia vào hoạt động làm khơi dậy và củng cố những động năng nào đó– tức những hoạt động có mục đích và đưa đến những hệ quả nhất định” [5,tr.34] Những hoạt động có mục đích và tạo ra những hệ quả nhất định này làmnên tính chủ thể của cá nhân như là một điều kiện tiên quyết để con người đi tới

tự do Những năng lực tinh thần và tình cảm này hình thành với ảnh hưởng nhưvậy gần như độc lập với giáo dục nhà trường Qua đó, J Dewey một lần nữakhẳng định tới vai trò của giáo dục không chủ đích hay giáo dục đến từ môitrường xã hội Loại hình giáo dục này giúp tạo ra những động năng tâm thứchoặc tình cảm yêu và ghét đối tượng cụ thể, kết hợp giáo dục trong nhà trườnggóp phần giải phóng các năng lực được hình thành theo cách trên một cách toàndiện hơn và giúp hoạt động cá nhân trở nên ý nghĩa Thêm vào đó, J Deweycũng đề cập tới ảnh hưởng của môi trường xã hội, chủ yếu biểu hiện qua cácphương diện gồm : các thói quen ngôn ngữ - số lượng từ vựng sử dụng tronggiao tiếp và ý nghĩa của chúng như một hệ quả của giao tiếp xã hội, cách cư xử

và biện pháp nêu gương xã hội và thói quen cư xử lịch sự và cuối cùng là sởthích tao nhã và khả năng cảm thụ thẩm mỹ của cá nhân Vì vậy, giáo dục khôngnên sử dụng và lệ thuộc quá nhiều vào giáo cụ và học liệu trung gian, những vậtliệu vô tri có thể làm sai lệch cảm nhận của học sinh và để lại ấn tượng lâu dài

Ta cần thiết phải để học sinh tiếp cận trực tiếp với những sự vật, hiện tượng ấytrong chừng mực có thể “nếu đôi mắt thường xuyên nhìn thấy những vật cânđối, có hình dáng và màu sắc tao nhã, một chuẩn mực về sở thích đương nhiên

sẽ phát triển Một môi trường lòe loẹt, lộn xộn và được trang hoàng thái quá sẽ

Trang 36

làm hỏng sở thích, hệt như khung cảnh nghèo nàn và cằn cỗi không tạo ra sựkhao khát cái đẹp” [5, tr.36].

Thứ ba, gắn với nguyên lý phát triển, giáo dục là quá trình liên tục tái tổ

chức, tái kiến tạo và biến đổi kinh nghiệm Cụ thể J Dewey viết : “Quá trình

giáo dục không có mục đích nào vượt ra ngoài bản thân nó; giáo dục là mục đíchcủa chính nó; và giáo dục là một quá trình liên tục tái tổ chức, tái kiến tạo, biếnđổi” [5, tr.72] J Dewey đã đưa ra quan niệm giáo dục gắn liền với ý niệm “tăngtrưởng” (growth) của kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm cá nhân Quá trìnhtrưởng thành của mỗi cá nhân cho thấy những kinh nghiệm khác nhau và các giátrị kinh nghiệm đó cũng được biểu hiện khác nhau Giáo dục giúp tăng trưởngkinh nghiệm đồng nghĩa với việc giáo dục giúp lượng kinh nghiệm tăng lên,biến đổi đặc tính kinh nghiệm theo từng giai đoạn cụ thể của đời người để làmkinh nghiệm phong phú hơn Ông khẳng định: “Ý niệm “tăng trưởng” đã dẫnđến quan niệm coi giáo dục là tiến trình liên tục tái kiến tạo và tái tổ chức lạikinh nghiệm Giáo dục bao giờ cũng có một mục đích trực tiếp, và chừng nào

mà hoạt động vẫn còn mang tính giáo dục, chừng đó nó đạt được mục đích: biếnđổi trực tiếp của kinh nghiệm Trên bình diện giáo dục, đời sống ấu thơ, thanhxuân, trưởng thành đều ngang hàng nhau, hiểu theo nghĩa cái gì thực sự họcđược tại mỗi giai đoạn bất kỳ của kinh nghiệm, thì đều làm thành giá trị củakinh nghiệm ấy” [5, tr.103] Những kinh nghiệm của cá nhân và cộng đồng cóthể mất đi hoặc duy trì Kinh nghiệm cá nhân thường phải trải qua quá trình biếnđổi tới khi kinh nghiệm có thể tham dự vào mối quan tâm phổ biến chung củatoàn xã hội Do đó, kinh nghiệm cá nhân luôn không ngừng biến đổi nhằm chia

sẻ, đóng góp, tham gia vào kinh nghiệm chung của cộng đồng

Nội dung của khái niệm giáo dục được J Dewey làm rõ hơn khi viếtchương “Giá trị của giáo dục” về quá trình thể hiện vai trò của các môn họckhác nhau trong đời sống cộng đồng Theo ông, mỗi môn học khác nhau trongthời khóa biểu của nhà trường là các lĩnh vực hay khía cạnh khác nhau của kinh

Trang 37

nghiệm cộng đồng vốn mang tính độc đáo không thể bỏ qua Vì vậy, ta khôngthể đánh giá giá trị của từng môn học cụ thể như lịch sử, địa lý, khoa học haythơ ca một cách phiến diện, coi trọng môn học nào hơn môn học nào, coi lýthuyết hơn thực hành, coi văn chương tốt hơn và hữu ích hơn khoa học J.Dewey viết: “Chừng nào bất kỳ môn học nào đó đều mang một chức năng độcnhất và không thể thay thế kinh nghiệm, chừng đó nó nêu bật một sự làm phongphú cho đời sống theo cách riêng của nó, khi ấy giá trị của nó là có tính cố hữuhoặc không thể đem ra so sánh Bởi vì giáo dục không phải là một phương tiệncủa đời sống, mà nó đồng nhất với quá trình diễn ra một đời sống tràn đầy kếtquả và mang ý nghĩa cố hữu, cho nên giá trị căn bản cuối cùng và duy nhất củagiáo dục mà chúng ta có thể đề ra chính là tiến trình của bản thân đời sống” [5,tr.284 – 285].

Tóm lại, quan niệm về bản chất của giáo dục của J Dewey như một lýluận mang tính cách mạng giúp chúng ta có thể phân biệt được rõ ràng với cácquan niệm trước đó khi coi: Giáo dục là sự chuẩn bị cho tương lai hay là sự đàotạo bên ngoài mà ngược lại nó có vai trò như là cái trục chạy xuyên suốt của vôvàn những kiến thức riêng biệt trong mối liên hệ Mà xét giáo dục như là công

cụ thể hiện những hy vọng tốt đẹp nhất của con người, của sự phát triển của xãhội mà trẻ em là thành viên

2.1.2 Mục tiêu của giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” của J Dewey

Đi theo trục trung tâm mang tính hệ thống, tư tưởng giáo dục của J.Dewey còn bao hàm nội dung mục tiêu trong giáo dục được thể hiện chủ yếutrong chương VIII, chương IX

Xuất phát từ thực tế nền giáo dục Hoa Kỳ lúc đó ông đưa ra rằng, mụctiêu trong giáo dục không phải là tồn tại những mục tiêu chung chung hoặc mộtmục tiêu mơ hồ được đưa từ bên ngoài vào, điều này sẽ gây ra tai họa rất lớnbởi lẽ nó không thể được áp dụng được trong thực tiễn vì bản chất của một mục

Trang 38

tiêu phải được nằm bên trong chính những hành động Vậy nên, một mục tiêu làđúng khi nó phải được khảo sát hiện trạng của người học trước khi thực hiện vàhình thành một kế hoạch cụ thể, có thể thay đổi được tùy theo diễn biến của cácđiều kiện, hay nói cách khác, mục tiêu bao giờ cũng phải mang tính thựcnghiệm Vì mỗi người khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau, đồng thời cácmục tiêu ấy sẽ thay đổi dần theo từng giai đoạn tăng trưởng và sự thay đổi theokinh nghiệm của người dạy nên trong giáo dục, J Dewey nhấn mạnh khôngchấp nhận một mục tiêu chung chung, mà nó mang tính gợi ý về cách quan sát,lựa chọn quyết định trong hành động để hướng tới xây dựng con người Qua đây

J Dewey cũng nêu ra một số đặc trưng trong mọi mục tiêu của giáo dục đó là:

“Mục tiêu của giáo dục phải được căn cứ trên hoạt động và nhu cầu bên trong(bao gồm cả bản năng bẩm sinh và các thói quen tập nhiễm) của từng cá nhân cụthể đang chịu sự giáo dục.” [5, tr.135] Và “mục tiêu trong giáo dục phải chuyểnđược thành phương pháp hợp tác với các hoạt động của người học” [5, tr.136],giúp người học phải định hình và lựa chọn những phương pháp và tổ chức cácnăng lực cụ thể của người học, tránh những mục tiêu chung chung hay mục tiêuđược áp đặt từ bên ngoài vào và theo J Dewey điều đó chỉ gây ra những tác hạirất lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cụ thể là ngay cả trí thông minh củangười thầy cũng sẽ không được tự do, còn về phía học sinh chúng sẽ vấp phải sựbối rối khi thấy sự xung đột giữa mục tiêu và kinh nghiệm riêng của chúng

Bên cạnh đó “người làm giáo dục cần cảnh giác trước những mục đíchđược cho là mang tính phổ biến và cơ bản” [5, tr.137], và có tính mơ hồ và nóbuộc chúng ta một lần nữa xét việc dạy và học như là phương tiện đơn thuần đểchuẩn bị cho một mục đích

Mục tiêu giáo dục nằm chính trong hiệu quả xã hội, tức là sự phát huy,phát triển năng lực của từng cá nhân con người trong những hoạt động và kếtquả mà cá nhân đó thể hiện trong cộng đồng xã hội, còn xét theo nghĩa rộng

“hiệu quả xã hội hoàn toàn nghĩa là quá trình làm cho tư duy trở nên phù hợp về

Trang 39

mặt xã hội để nó tham gia thực sự vào quá trình biến các kinh nghiệm trở thành

có thể truyền đạt được nhiều hơn nữa ” [5, tr.149] Bên cạnh mục tiêu rèn luyệnnăng lực chuyên môn thì mục tiêu của giáo dục còn hướng tới việc hình thànhnhân cách, phẩm chất tốt và đào tạo văn hóa cho công dân Việc xác định mụctiêu giáo dục gắn liền với nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội, tư tưởng coidân chủ vừa là động lực vừa là mục tiêu của giáo dục của J Dewey có giá trị rất

to lớn Theo J Dewey thì chỉ trong xã hội dân chủ thì con người mới được bìnhđẳng, mọi người được phát triển năng lực riêng với tư cách là một con người xãhội Tư tưởng này cũng đã được đề cập đến ít nhiều qua các chủ trương, chínhsách giáo dục của Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức đúng đắn và sâusắc hơn để tìm ra một mục tiêu mới, toàn diện hơn cho nền giáo dục Việt Namtrong công cuộc đổi mới và cải cách giáo dục hiện nay

2.1.3 Nội dung giáo dục trong tác phẩm “Dân chủ và Giáo dục” của J Dewey

Trong lĩnh vực giáo dục, J Dewey xây dựng một lý thuyết mới và thểnghiệm nó bằng thực nghiệm Ông đã thông qua sự xem xét tổng thể và nghiêncứu của mình để đi đến quan điểm về giáo dục khác với những quan điểm trước

đó Trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục, J Dewey trình bày về nội dung của

giáo dục và chính mục tiêu giáo dục đã quy định nội dung của giáo dục

Khi bàn về nội dung giáo dục, J Dewey cho rằng nội dung giáo dục phải

có mối liên hệ tương tác đối với người học

- Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực và có

hệ thống Muốn chuẩn bị một thế hệ tương lai tốt thì việc giáo dục phải thật sự

có chất lượng Theo J Dewey nội dung giáo dục toàn diện sẽ giúp người học tựrèn luyện mình Từ việc đề cao nhu cầu, lợi ích của người học ông không đi theo

xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung mônhọc làm trung tâm mà thiết kế chương trình học tập phải trong mối liên hệ vớichính bản thân người học

Trang 40

Ông cho rằng: “Nội dung có tổ chức [của các môn học của nhà trường] làthành quả của các kinh nghiệm giống như các kinh nghiệm của nhà sư phạm, tứckinh nghiệm của nội dung của nhà trường và kinh nghiệm (của nhà sư phạm)đều bao hàm cùng một thế giới, và những khả năng và nhu cầu tương tự nhưnhau Nội dung có tổ chức (của các môn học của nhà trường) là đại diện cho kếtquả có thể sử dụng được của các kinh nghiệm có cùng đặc tính, tức kinh nghiệmcủa nội dung của nhà trường và kinh nghiệm của đời sống xã hội hiện hành đều

có chung thế giới và có chung các năng lực cùng nhu cầu tương tự Nội dungkhông phải là sự hoàn hảo hoặc sự hiểu biết không thể sai lầm; song nó là cái tốtnhất để có thể tùy ý sử dụng cho những kinh nghiệm mới mẻ xảy ra tiếp theo màchúng, ít nhất về một số khía cạnh nào đó, có thể vượt trội các thành tựu đãđược thể hiện trong tri thức và các tác phẩm nghệ thuật hiện hữu.” [5, tr.219]

- Nội dung giáo dục là có tính chủ đích Nội dung của đời sống xã hộingày càng được hệ thống hóa một cách rõ rệt hơn để phục vụ cho mục đíchtruyền đạt kiến thức J Dewey cho rằng nội dung giáo dục không chỉ đơn thuần

là cung cấp cho người học kiến thức, mà còn là kĩ năng cho người học Ngườithầy nên quan tâm tới mối quan hệ tương giao giữa nội dung và các nhu cầu vànăng khiếu hiện có của học sinh

“Hiểu được học sinh trong mối quan hệ tác động qua lại với nội dung làcông việc của người thầy, trong khi đó trí óc của học sinh hiển nhiên không bậnbịu vì chính bản thân nó, mà bận bịu với đề tài mà chúng đang học.” [5, tr.220]

- Nội dung giáo dục mang tính xã hội Mọi thông tin và nội dung khoahọc hệ thống hóa đều được làm ra trong những điều kiện của đời sống xã hội vàđược duy trì bằng các phương tiện xã hội Chương trình học của nhà trường phảitính đến việc làm cho các môn học phù hợp với các nhu cầu của đời sống cộngđồng hiện hữu

Chương trình học của nhà trường phải được xây dựng trong mối liên hệvới việc đề cao trước hết những yếu tố thiết yếu và sau đó mới là sự tinh tế

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w