1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc chính xac, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra

19 3,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

Với những kiến thức đã được học ở môn học “Giám sát kiểm tra thanh tra hành chính Nhà nước” tại lớp Cao học Quản lý công theo chương trình đào tạo của Học viện Hành chính, tôi xin được t

Trang 1

MỤC LỤC

Mục lục 1 Lời mở đầu 2 Chương 1: Một số vấn đề chung về thanh tra và các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra 3

I Thanh tra 3

II Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra 4

Chương 2: Thực trạng thực hiện nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra 7

I Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực 7

II Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra 9 III Những tồn tại, hạn chế trong các quy định và việc thực hiện nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra 11

Chương 3: Một số kiến nghị thực hiện có hiệu quả nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra 14

I Một số giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra 14

II Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra 16

Kết luận 18 Tài liệu tham khảo 19

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thanh tra là một trong những chức năng quan trọng của quản lý Nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” Thông qua hoạt động thanh tra giúp phòng ngừa, phát kịp và xử lý

các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Để hoạt động thanh tra đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra, cần có một hệ thống các nguyên tắc trong hoạt động này Đó là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, từ khi xây dựng kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra Trong hệ

thống các nguyên tắc thanh tra, nhóm nguyên tắc “chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời” là những nguyên tắc cơ bản, quan trọng đối với

hoạt động thanh tra Việc nắm vững một cách đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc nhóm nguyên tắc này sẽ giúp cho hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Với những kiến thức đã được học ở môn học “Giám sát kiểm tra thanh tra hành chính Nhà nước” tại lớp Cao học Quản lý công theo chương trình đào tạo của Học viện Hành chính, tôi xin được trao đổi thêm về vấn đề hoạt động thanh tra qua

nội dung của tiểu luận “Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra” Tiểu luận chỉ nêu khái quát một số

vấn đề lý luận, tình hình thực hiện và các giải pháp, kiến nghị để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc trên

Với thời gian có hạn, việc nghiên cứu chưa được nhiều, khả năng nhận thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít do vậy bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót Rất mong các thầy cô giáo, giảng viên của Học viện quan tâm chỉ bảo giúp đỡ để tôi có thể hoàn chỉnh bài tiểu luận được tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA

VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA

I Thanh tra.

1 Khái niệm thanh tra.

Thanh tra, theo tiếng Latinh có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự

kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định

Theo Từ điển tiếng Việt, thanh tra là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” Theo từ điển pháp luật Anh-Việt, thanh tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra” Với những nghĩa trên đây, thanh

tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định Ngoài ra, thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị cới các cơ quan Nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát hiện ưu điểm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “Người làm nhiệm vụ thanh tra” “Đoàn thanh tra” và “đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định”

Luật Thanh tra năm 2004 định nghĩa: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành” Luật Thanh tra năm 2010 thay thế cho Luật Thanh tra năm 2004 cũng đưa

ra định nghĩa tương tự“Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

2 Đặc điểm của thanh tra.

a) Thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước.

Thanh tra là một chức năng của quản lý Nhà nước Thanh tra là một giai đoạn, một phương tiện, công cụ để quản lý Nhà nước Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối, chủ trương, quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra)

b) Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước.

Tính quyền lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở những mặt sau: Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà nước Chủ thể thanh tra ra các

Trang 4

quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra về những vấn đề đã

bị thanh tra phát hiện và xử lý; yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật; trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước

c) Thanh tra có tính độc lập tương đối.

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên các điểm sau: tuân theo pháp luật; tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; trên cơ sở kết quả thanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình Tuy nhiên, tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối bởi vì hoạt động thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật, hiện tượng trong

sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, khách quan, lịch sử, cụ thể

3 Mục đích của thanh tra.

Điều 2 Luật thanh tra năm 2012 quy định mục đích của hoạt động thanh tra

như sau: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản

lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp

cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

II Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra.

1 Khái niệm nguyên tắc trong hoạt động thanh tra.

Có thể hiểu, nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định trong pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra

Điều 7 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định các nguyên tắc hoạt động thanh tra:

“1 Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2 Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.”

Trang 5

2 Cơ sở của việc hình thành các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra

Thứ nhất, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được xây dựng trên cơ sở

các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò và mục đích của công tác thanh tra trong lãnh đạo và quản lý

Thứ hai, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được xây dựng trên cơ sở

các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Thứ ba, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được hình thành, phát triển

trên cơ sở tổng kết thực tiễn và có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đặc điểm và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ

3 Vai trò, đặc điểm của các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra

Thứ nhất, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chi phối toàn bộ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện cuộc thanh tra, kết thúc thanh tra

Các nguyên tắc hoạt động thanh tra là những định hướng cơ bản, xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thực hiện thanh tra và kết thúc hoạt động thanh tra Các nguyên tắc được phản ánh vào các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra như trưởng đoàn, thanh tra viên, đối tượng thanh tra,… Vai trò của từng nguyên tắc trong các giai đoạn thực hiện hoạt động thanh tra là khác nhau Có nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, có nguyên tắc chỉ chi phối một giai đoạn nào đó của hoạt động thanh tra Tuy nhiên, chúng đều tác động vào kết quả chung của hoạt động thanh tra

Thứ hai, các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra có tính ổn định cao

Tính ổn định của các nguyên tắc hoạt động thanh tra phản ánh tính ổn định của định hướng chỉ đạo, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động thanh tra Bên cạnh đó nó còn phản ánh tính khoa học của việc đưa ra các nguyên tắc, dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc

Có thể nhận thấy, từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm

2010 luôn có sự kế thừa và phát triển của các nguyên tắc Phần lớn không có sự loại bỏ mà chỉ là sự điều chỉnh cho phù hợp và thêm các nguyên tắc dựa định hướng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và sự đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quản

lý, hoạt động thanh tra

4 Sự hình thành và phát triển các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 64/SL Mặc

dù các quy định của pháp luật về thanh tra còn hết sức sơ khai, các nguyên tắc hoạt động thanh tra chưa được ghi nhận trong các văn bản, nhưng các bài nói, bài viết,

Trang 6

lời huấn thị của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo được coi là phương châm công tác, là “kim chỉ nam” trong hoạt động thực tiễn của từng cán bộ làm công tác thanh Đó chính là cơ sở để từng bước hình thành các nguyên tắc hoạt động thanh tra Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 là văn bản pháp lý cao nhất về thanh tra và đã lần đầu tiên ghi nhận các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra Kể từ đó đến nay, qua mỗi lần thay đổi bằng các văn bản mới thì các nguyên tắc của hoạt động thanh tra cũng được điều chỉnh cho phù hợp

Nếu như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đưa ra nguyên tắc “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra” Thì đến Luật Thanh tra năm 2004, nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật được sửa đổi lại thành phải tuân theo pháp luật để phù hợp hơn

với yêu cầu của hoạt động quản lý và tính chất của hoạt động thanh tra Nguyên

tắc Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra về cơ bản nội dung đã được thể hiện trong nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật nên đã không được giữ lại ở Luật thanh tra

năm 2004, thay vào đó là nguyên tắc mới được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về thanh tra cũng như thực tiễn hoạt động

thanh tra, đó là nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,

tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Đến Luật Thanh tra năm 2010, các nguyên

tắc được giữ nguyên, có điều chỉnh và bổ sung thêm một nguyên tắc mới, đó là

nguyên tắc Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC CHÍNH XÁC, KHÁCH QUAN, TRUNG THỰC, CÔNG KHAI, DÂN CHỦ, KỊP THỜI

TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA

I Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực trong hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra phải đảm bảo tính chính xác bởi bất kỳ một số liệu, tư

liệu, nhận định nào trong quá trình thanh tra không bảo đảm tính chính xác đều dẫn đến hậu quả tai hại, thậm chí nghiêm trọng và sẽ dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá sai đối tượng, từ đó có những quyết định xử lý sai Vì thế, chỉ đảm bảo chính xác trong hoạt động thanh tra mới có thể giúp đánh giá đúng thực trạng tình hình, giúp

cơ quan, tổ chức, người vi phạm nhận rõ khuyết điểm của mình và giúp cơ quan tiến hành thanh tra có những quyết định xử lý đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Muốn đảm bảo tính chính xác trong hoạt động thanh tra, đòi hỏi các chủ thể thanh tra phải quán triệt nguyên tắc trung thực, khách quan trong quá trình tác nghiệp của mình; phải thu thập thông tin đầy đủ nhưng có chọn lọc kỹ càng để loại bỏ những thông tin không chính xác, không cần thiết gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

Hoạt động thanh tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực bởi trong quá

trình tiến hành thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra nhiều khi chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ gây sức ép đối với thành viên Đoàn thanh tra khiến sự thật bị bóp méo, thiên lệch Việc bảo đảm nguyên tắc này sẽ tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm với một đội ngũ cán bộ có chất lượng và trách nhiệm nghề nghiệp cao hơn Để đảm bảo tính khách quan, chủ thể thanh tra phải xuất phát từ thực tế cuộc sống, tôn trọng sự thật; phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trên quan điểm lịch sử, cụ thể, biện chứng, logic

Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của người cán bộ thanh tra phải cẩn thận.

- Nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia.

- Phải khách quan Chớ do ý muốn mà suy đoán chủ quan của mình.

- Chống quan liêu: Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải đến tận nơi nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ

Phải cẩn thận khách quan, điều tra, nghiên cữu kỹ lưỡng, chịu khó”.

Trang 8

Sự phản ánh của thanh tra đòi hỏi tính chính xác, khách quan, song không thể phản ánh một cách đơn giản tình hình vụ việc thực tế, mà sự phản ánh phải mang tính chắt lọc, được xem xét thông qua những phân tích, đánh giá cùng với những kiến nghị đề xuất phù hợp

1 Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra

Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực được thể hiện ở việc Đoàn thanh tra hay Thanh tra viên ngay từ khi lập kế hoạch thanh tra, cần phải xác định

rõ mục đích, yêu cầu thanh tra, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, vấn đề trọng tâm, phương pháp tiến hành, thời hạn thanh tra Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi, hợp lý tiết kiệm, hiệu quả, tránh lan man, lạc hướng của kế hoạch

Để đảm bảo tính chính xác của kế hoạch thanh tra thì nghiên cứu tổng quan vụ việc thanh tra, thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan để chuẩn bị xây dựng kế hoạch Khi tiến hành khảo sát để thu thập thông tin, tài liệu để lập kế hoạch thanh tra, cần chọn đúng đối tượng để khảo sát đó là đơn vị có lưu giữ những

hồ sơ, tài liệu có liên quan tới nội dung của vấn đề cần thanh tra, không lựa chọn đơn vị khảo sát một cách tuỳ tiện, thể hiện ý chí chủ quan của người xây dựng kế hoạch

Thời gian khảo sát và nơi tiến hành khảo sát cũng cần cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn đảm bảo vừa đủ để thu thập thông tin, tài liệu cần cho việc lập kế hoạch

2 Trong giai đoạn tiến hành thanh tra

Trong giai đoạn tiến hành thanh tra, nguyên tắc chính xác được thể hiện rõ nét nhất là trong việc áp dụng các văn bản pháp luật vào việc nhận định, đánh giá thông tin, tài liệu thu thập được

Về nguyên tắc khách quan, trung thực: Đây cũng là vấn đề có tính nguyên tắc

cao, nó đảm bảo phản ánh đúng sự thật, không thiên lệch và bóp méo sự thật Nếu

như tính chính xác nhấn mạnh đến khả năng, năng lực chuyên môn của hoạt động thanh tra thì tính khách quan, trung thực đòi hỏi người làm công tác thanh tra phải

có quan điểm và thái độ đúng đắn

Nghiên cứu kỹ càng nội dung báo cáo Nếu cuộc thanh tra ở diện rộng, có rất nhiều báo cáo tài liệu mà chủ thể thanh tra không thể nghiên cứu kỹ tất cả thì phải chọn nội dung báo cáo để nghiên cứu kỹ Có những vấn đề thuộc nội dung chuyên môn mà chủ thể thanh tra không tự làm rõ được thì cần hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn

3 Trong giai đoạn kết thúc thanh tra

- Về nguyên tắc chính xác: Nguyên tắc này thể hiện ở việc Báo cáo, Dự thảo Kết luận thanh tra đầy đủ và chính xác các nội dung: tài liệu, chứng cứ; kết quả giám định, thẩm định, kiểm tra hiện trạng; các biện pháp xử lý, căn cứ pháp luật áp dụng để kết luận, kiến nghị, ý kiến khác nhau của các thành viên Đoàn thanh tra,

Trang 9

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã để xảy ra tham nhũng trong Báo cáo (nếu có) Bảo đảm tính chính xác trong việc đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra; kết luận về nội dung được thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan,

tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý trong Dự thảo kết luận thanh tra

- Về nguyên tắc khách quan: Trước khi kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng

Đoàn thanh tra cần đánh giá tình hình hết sức công tâm, rõ ràng về những vấn đề đã thanh tra và những vấn đề chưa làm rõ để xác định thời điểm kết thúc thanh tra, hay cần tiếp tục gia hạn thời gian thanh tra, cần tránh việc cố tình kéo dài cuộc thanh tra

vì sự chủ quan, duy ý chí

II Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động thanh tra.

Nguyên tắc công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh

tra Vào những thời điểm thích hợp phải thông báo đầy đủ nội dung thanh tra để những người có trách nhiệm và có liên quan biết nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổ chức vào hoạt động này, góp phần đảm bảo tính chính xác Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: công khai quyết định thanh tra, tiếp xúc công khai đối tượng, công khai kết luận thanh tra… Tùy từng đối tượng, nội dung mà có hình thức công khai thích hợp, có thể thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chún, có thể trong phạm vi địa phương hoặc hẹp hơn chỉ là trong đơn

vị đối tượng Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định có những thông tin phải giữ bí mật, có những thông tin không thể công khai rộng rãi, nhất là khi chưa có kết luận chính thức, chẳng hạn những vấn đề liên quan đến bí mất quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc cấn giữ bí mật người tố cáo để bảo vệ họ

Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động thanh tra nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động, ý kiến phản ánh của các thành viên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và người dân Trước những vấn đề phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau thì người ra quyết định thanh tra phải nghe các thành viên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và người dân trình bày hết ý kiến

Ngoài ra, công tác thanh tra phải đảm bảo tính kịp thời, từ việc xây dựng kế

hoạch, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, ra kết luận thanh tra, kiến nghị

xử lý sau thanh tra Bởi rằng, hoạt động thanh tra phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước Đây là quá trình diễn ra liên tục, cho nên hoạt động thanh tra cần tiến hành thường xuyên, kịp thời để có những chấn chỉnh trong hoạt động quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

1 Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 thì Kế hoạch thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan Quy định công khai, minh bạch nhằm phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra, Thông tư số 05/2011/

Trang 10

TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ, tại Điều 6, đã nêu rõ hơn: Các cơ quan Thanh tra nhà nước phải “công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử… kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt ngay sau khi người có thẩm quyền ký duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Qua việc thông tin rộng rãi đó, tránh được tình trạng xây dựng kế hoạch thanh tra thiếu căn cứ, thiếu tính khả thi, tránh việc bỏ sót hay bao che các hành vi

vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho nguời dân, cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan thanh tra

Tuy nhiên, ở đây cũng cần lưu ý là chỉ được công khai những kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt Kế hoạch thanh tra khi còn trong quá trình dự thảo, chưa được ký, duyệt thì không được công khai Bởi vì, theo Điều 8, Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra thì “tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu về

kế hoạch thanh tra khi chưa được phê duyệt” là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra

2 Trong giai đoạn tiến hành thanh tra.

- Về tính công khai: khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thông báo đầy đủ Quyết định thanh tra, nội dung thanh tra cho đối tượng thanh tra biết; công khai trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu (việc cung cấp thông tin, tài liệu được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc Đoàn thanh tra lập biên bản về việc cung cấp thông tin, tài liệu); công khai khi tiếp xúc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan ở nơi thanh tra

Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010, đã quy định theo hướng mở rộng hơn về thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra Ngoài thành phần bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, Luật cho phép Trưởng đoàn thanh tra trong trường hợp cần thiết, mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra

3 Trong giai đoạn kết thúc thanh tra

- Về nguyên tắc công khai: Trong giai đoạn này, tính công khai được thể hiện

ở việc Đoàn thanh tra thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra với đối tượng thanh tra (thông qua tổ chức họp với đối tượng thanh tra); công khai về những đánh giá, kết luận của đoàn sau khi kết thúc thanh tra (thông qua làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra) để đối tượng thanh tra có cơ hội giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra Song, Luật Thanh tra và Nghị định số

Ngày đăng: 22/01/2016, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w