1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Câu hỏi Kiểm tra môn Truyền thông Marketing

9 1,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 26,53 KB

Nội dung

Câu 4: Nếu doanh nghiệp không thực hiện truyền thông Marketing thì tự bản thân khách hàng có nhận biết được lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùn

Trang 1

Câu 1: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của PR như thế nào.

Câu 2: Trong các thành tố của truyền thông Marketing hỗn hợp, thành tố nào quan

trọng nhất.

Câu 3: Anh, chị hãy nhận xét về một chương trình truyền hình mà anh chị được

xem.

Câu 4: Nếu doanh nghiệp không thực hiện truyền thông Marketing thì tự bản thân

khách hàng có nhận biết được lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng không.

Câu 5: Mục đích của đo lường kết quả truyền thông Marketing.

Câu 6: Ai là công chúng của doanh nghiệp, tầm quan trọng của đối tượng này với

doanh nghiệp, cho vi dụ thực tế.

Câu 7: Tại sao phải hợp nhất truyền thông Marketing.

Câu 8: Biểu tình, mít tinh có phải là một dạng của quan hệ công chúng không, tại

sao.

Câu 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing gồm những bước nào.

Câu 10: Làm thế nào để đo lường kết quả của truyền thông Marketing.

Câu 11: Hãy lấy một ví dụ thực tế về một thông điệp mà bạn biết, và phân tích

phong cách thể hiên thông điệp đó.

Câu 1: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả của PR như thế nào.

Trang 2

Quan hệ công chúng là một công cụ Marketing quan trọng để doanh nghiệp giao tiếp với công chúng Có rất nhiều định nghĩa về quan hệ công chúng, có thể coi

nó là một chức năng quản lý nhằm đánh giá thái độ, xác định thủ tục và chính sách của một doanh nghiệp đối với mối quan tâm của công chúng nhằm chiếm được cảm tình và sự hiểu biết của công chúng về doanh nghiệp Nói tóm lại có thể hiểu quan hệ công chúng là việc một doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp với công chúng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình

Một chương trình quan hệ công chúng có thể là một chiến dịch dựa trên ý đồ nào đó của doanh nghiệp và nó được thực hiện theo một quy trình sau.

- Xác định mục tiêu.

Khi xây dựng chương trình quan hệ công chúng, trước tiên người quản lý phải xác định rõ mục tiêu, cụ thể người quản lý phải biết chương trình quan hệ công chúng này giúp doanh nghiêp đạt được hay giải quyết được điều gì.

Mục tiêu cần phải cụ thể và đo lường được, để sau khi thực hiện sẽ thuận tiện cho quá trình đánh giá kết quả của chương trình Tùy theo mức độ hoạt động

mà mục tiêu của chương trình có thể là thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ, thay đổi hành vi, tạo ra sự chú ý, tạo dựng uy tín, kích thích lực lượng bán hàng trung gian hoặc là giảm bớt chi phí truyền thông.

- Xác định đối tượng hướng tới của chương trình.

Sau khi xác định được mục tiêu, người quản lý phải xác định ai là đối tượng

mà hoạt động một nhắm tới, nói cách khác, doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh với đối tượng nào.

Nhà quản trị phải tìm hiểu những thông tin về họ để biết được họ có nhận thức như thế nào về doanh nghiệp, tùy vào từng đối tượng mà có phương pháp thích hợp Có thể dùng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn chuyện sâu hoặc cố định, phương pháp định lượng với việc phỏng vấn nhiều đối tượng dựa trên các công cụ thích hợp, hoặc là nghiên cứu tài liệu thông qua việc tìm kiếm được các nguồn thông tin thứ cấp về công chúng.

- Xây dựng thông điệp.

Thông điệp là những thông tin cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng, thông điệp phải được thể hiện một cách nhất quán qua các kênh thông tin, gắn với mục tiêu quan hệ công chúng mà doanh nghiệp muốn đạt được.

Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được tình hình hoặc vấn để công chúng, nhu cầu, sở thích và mối quan tâm của họ, muốn thuyết phục được đối tượng thì thông điệp vần phải nổi bật được nội dung cốt lõi, đơn giản và tập trung vào thông điệp muốn truyền tải, thể hiện một cách sáng tạo, xác thực.

- Lựa chọn kênh thông tin.

Trang 3

Sau khi biết được mục đích muốn nhắm đến và nhắm đến ai với thông điệp

gì, là việc phải xác định xem thông điệp sẽ được truyền tải qua kênh thông tin nào

và có bốn kênh thông tin chủ yếu.

+ Phương tiện truyền thông đại chúng, họp báo, báo chí

+ Sự kiện, đó có thể là buỏi hội thao, ngày hội

+ Tài liệu mang tính đại trà như tờ rơi, catalouge, bao cáo tài chính

+ Giao tiếp cá nhân, trả lời phỏng vấn, phát biểu trước công chúng

Các kênh thông tin này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm tạo ra hiệu ứng manh nhắm đến công chúng mục tiêu.

- Kế hoạch thực hiện.

Việc thực hiện một chương trình quan hệ công chúng đòi hỏi phải có kế hoạch thực hiện chi tiết Chỉ rõ ai là người thực hiện, khi nào xong, thực hiện như thế nào, ai là người chịu trách nhiệm phụ trách chung cho toàn bộ chương trình.

Chương trình quan hệ công chúng có thể gặp vài cản trở khách quan đòi hỏi năng lực người làm chương trình phải có bản lĩnh và tốt nhất nên tránh gặp những cản trở này.

+ Công chúng đang bị một sự kiện nào đó làm phân tâm.

+ Đối thủ cạnh tranh cũng có một chương trình quan hệ công chúng.

- Đánh giá kết quả.

Bản thân chương trình quan hệ công chúng không mang lại kết quả ngay lập tức mà là trong tương lai Tuy nhiên viêc đánh giá kết quả là cần thiết và có thể dựa trên các mục tiêu đề ra dựa trên khảo sát nhận thức công chúng trước và sau chương trình Việc đánh giá này có thể dựa trên tiêu chí định tính, định lượng, hoặc hiệu quả và chi phí của chương trình.

- Lựa chọn một cơ hội để thực hiện hoạt động.

Đó phải là ngày được công chúng quan tâm, có thể là lễ hôi, sự kiện, một chương trình xã hội Tốt nhất là doanh nghiệp nên chọn một cơ hội nào đó có liên quan đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, ví dụ như hãng giày NIKE chọn lựa những hoạt động liên quan đến thể thao.

Câu 2: Trong các thành tố truyền thông Marketing hỗn hợp, thành tố nào có vai trò quan trọng nhất.

Để truyền thông đến khách hàng mục tiêu danh nghiệp có thể sử dụng các công cụ truyền thông khác nhau, mỗi công cụ này có nhưng ưu nhược điểm nhất định Và để nâng cao hiệu quả của truyền thông Marketing doanh nghiệp sử dụng hỗn hợp những công cụ đó, được gọi là truyền thông Marketing hỗn

hợp(Promotion mix).

Trang 4

Truyền thông Marketing hỗn hợp gồm 7 thành tố.

- Quảng cáo(Advertisement).

- Quan hệ công chúng(Public Relation).

- Tuyên truyền(Pubicity).

- Kích thích tiêu thụ(Sale Promotion).

- Bán hàng cá nhân(Personal Selling).

- Marketing trực tiếp(Direct Marketing).

- Truyền miệng(Word of Mouth)

Trong đó quan trọng nhất phải kể đến thành tố “Bán hàng cá nhân”, thành tố này quan trọng nhất bởi bản thân nó có sự xuất hiện của 6 thành tố còn lại.

Khi nhân viên bán hàng tiếp xúc với khách hàng của mình, họ phải mang theo những công cụ giúp họ quảng cáo mình như logo, cataluge, sản phẩm dùng thử và tất cả những thứ đó được tính thành chi phí, đó gọi là “Quảng cáo”.

Nhân viên bán hàng sẽ không bán được hàng nếu khách hàng không có thiện cảm với người bán, họ sẽ không mua sản phâm nếu bản thân họ không tin tưởng vào doanh nghiệp, lúc này yêu cầu người bán vận dung khả năng thuyết phục

khách hàng để chiếm thiện cảm của họ, đó gọi là “Quan hệ công chúng”.

Khi nhân viên bán hàng tiếp xúc khách hàng, nhằm chiếm được lòng tin của người mua người bán sẽ cho khách hàng thấy được uy tín của doanh nghiệp, cho khách hàng thấy sự hiện hữu của doanh nghiệp trên thị trường, cho khách hàng thấy mọi người tin tưởng doanh nghiệp ra sao, đó gọi là “Tuyên truyền”.

Nhân viên bán hàng là một kênh phân phối, nhưng khi khách hàng mua sản phẩm, họ lúc này cũng là một nhà phân phối khác, nhà phân phối này có thể bán danh tiếng của sản phẩm hoặc bán sản phẩm, lúc này để kích thích họ mua thêm sản phẩm, cần có mức hỗ trợ thích hợp, có thể là triết khấu với kênh phân phối ngoài hoặc thưởng với kênh phân phối nội bộ, đó gọi là “Kích thích tiêu thụ”.

Tương tự như Marketing trực tiếp(Direct Marketing) và truyền miệng(Word

of Mouth) đều là những cách để tác động gián tiếp đến khác hàng thông quá một công cụ khác, bản thân bán hàng cá nhân(Personal Selling) có thể làm được điều này nhưng với tác động trực tiếp đến khách hàng ngay tại thời điểm đó.

Câu 4: Nếu doanh nghiệp không thực hiện truyền thông Marketing, thì tự bản thân khách hàng có nhận biết được lợi thế, công dụng, giá trị của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng không.

Mục đích cơ bản của truyền thông là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối thượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Thông quá các thông điệp, doanh nghiệp muốn thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm

so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu

Trang 5

Truyền thông Marketing có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược

Marketing khác Tuy các chiến lược và chiến thuật Marketing khác được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông, tuy nhiên thực tế lại có rất ít các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trong môi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua được vai trò của truyền thông Marketing, thêm vào đó chu kù sống của sản phẩm ngày nay đã ngắn hơn, quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp nữa

Thông quá chiến lược truyền thông Marketing doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, quảng bá

thương hiệu Đặc biệt trong một số trường hợp nhu cầu âm rất nhỏ do người tiêu dùng bang quan trước sản phẩm, lúc này buộc doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch truyền thông, quảng bá cho người tiêu dùng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Vậy nếu doanh nghiệp không tự thực hiện truyền thông Marketing thì khách hàng không thể biết được giá trị lợi ích của mình khi mua sản phẩm dẫn đến tình trạng bàng quan không quan tậm đến lợi ích, công dụng, giá trị của sản phẩm.

Câu 5: Mục đích của đo lường kết quả truyền thông.

Sau khi kết hoạch truyền thông Marketing được triển khai, người làm truyền thông sẽ nhận được hiệu quả, tức là phản hồi của thị trường, để biết được thị

trường phản ứng như nào, người làm truyền thông phải biết đo lường kết quả truyền thông mà mình tạo ra.

Mục đích của việc đo lường kết quả truyền thông nhằm hiểu rõ.

- Công chúng mục tiêu có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không.

- Mục tiêu nhìn thấy thông điệp bao nhiêu lần, họ ghi nhớ ở điểm nào.

- Mục tiêu cảm thấy thế nào đối với thông điệp truyền thông.

- Thái độ trước và sau khi mục tiêu được truyền thông về thông điệp của sản phẩm.

Ngoài ra còn có số liệu cần thiết để đánh giá hành vi phản ứng đáp lại của công chúng mục tiêu.

Việc đo lường kết quả truyền thông giúp doanh nghiệp biết được hiểu quả của truyền thông tới khách hàng như thế nào, ảnh hưởng đối với họ ra sao Thông qua đó doanh nghiệp sẽ lấy kết quả đo lường làm căn cứ để xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả hơn, sử dụng tối đa hiệu quả chi phí, nguồn lực mà doanh nghiệp danh cho quá trình truyền thông.

Đôi khi kết quả của quá trình truyền thông giúp cho doanh nghiệp biết được phản ứng của thị trường đối với chu kì, chất lượng của sản phẩm, thông qua đó đánh giá được những thiếu sót trong hoạt động của công ty, đó có thể là thiếu sót ở khâu sản xuất, hoặc là một quyết định Marketing nào đó chưa thực sự hiệu quả.

Trang 6

Nói chung ta có thể thấy mục đích của việc đo lường kết quả truyền thông giống như khâu kiểm tra trong tổ chức, thông qua đó tổ chức đanh giá được hiệu quả hoạt động của mình mà có những điều chỉnh thích hợp.

Câu 6: Ai là công chúng của doanh nghiệp, tầm quan trọng của đối tượng này với doanh nghiệp, cho vi dụ thực tế.

Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm, ảnh hưởng thực tế hoặc tiềm

ẩn đến khả năng doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình Tóm lại đó là những tổ chức cá nhân liên quan đến sự thất bại và thành công của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, không chỉ khách hàng mới được coi là công chúng mà ngoài ra còn có chính quyền, truyền thông, các tổ chức xã hội, tổ chức tài chính và

cả nhân viên trong công ty cũng được coi là công chúng.

Khách hàng.

Là những người đã và đang hoặc có thê mua sản phẩm, dích vụ của doanh nghiệp Quyết định mua hàng họ dưa trên nhận thức về sản phẩm và đồng thời nó chịu ảnh hưởng lớn về nhận thức về doanh nghiệp sản xuất ra nó Vi dụ sản phẩm của vedan bị tẩy chay khi gây bất bình trong xã hội, hay mọi người cho rằng Iphone

là điện thoại thời thượng mặc dù không phải ai cũng sở hữu iphone.

Chính quyền.

Là các tổ chức nhà nước có ảnh hưởng chi phối đến các hoạt động của

doanh nghiệp thông qua hệ thông pháp luật Chính quyền có chức năng cấp phép kinh doanh, thu thuế, giám sát, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp, các cơ quan này có thể hỗ trợ hay gây khó dễ cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không

có mối quan hệ tốt.

Các doanh nghiệp nên giữ mối quan hệ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau với các cấp có thẩm quyền quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ, CPN máy tính Hải Phòng.

Giới truyền thông.

Là các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh Thông tin của giới truyền thông hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, và chỉ cần một thông tin không chính xác về doanh nghiệp có thể gây bất bình, tiêu cực, thậm chí

là phá sản Ngược lại doanh nghiệp có thể tranh thủ thiện cảm của truyền thông bằng cách tham gia các hoạt động xã hội.

Vi dụ tin đồn mực cao su xuất hiện cách đây 1 năm, bia tiger trước thông tin

về vụ lật xe trở bía.

Các tổ chức xã hội.

Là các tổ chức đứng về người tiêu dùng và xã hội, tiếng nói của các tổ chức này tác động manh mẽ đến dư luận xã hội, đến hành vi người tiêu dùng Do vậy một mối quan hệ tốt và đáp ứng những yêu cầu của các nhóm này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp.

Trang 7

Vi dụ du khách Việt Nam bị lừa mua Iphone tại Singapo khiến dư luận và các

tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nước này lên án.

Giới tài chính.

Là những đối tượng có khả năng tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thuận lợi nếu chiếm được thiên cảm của họ và ngược lại sẽ gặp khó khăn Để khắc phục điều này các doanh nghiệp nên thường xuyên giữ một mối quan hệ tốt, để họ có thể chia sẽ khó khăn hoặc giúp đỡ doanh nghiệp.

Vi dụ cổ đông BianFishco náo loạn đòi lại tiền khi nghe vỡ nợ.

Nhân viên trong doanh nghiệp.

Là đối tượng công chúng nội bộ có vai trò đặc biệt quan trong trogn quan hệ công chúng của doanh nghiệp Nhân viên là những người có liên hệ chặt chẽ và quyết định sự thành công của doanh nghiệp, đồng thời họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng công chúng khác, khi nhân viên thấy thoải mái thì thái độ tích cực này sẽ ảnh hưởng đến công chúng bên ngoài.

Câu 7: Tại sao phải hợp nhất truyền thông Marketing.

Mục đích cơ bản của truyền thông là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở đối thượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Thông quá các thông điệp, doanh nghiệp muốn thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm

so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu

Truyền thông Marketing có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược

Marketing khác Tuy các chiến lược và chiến thuật Marketing khác được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông, tuy nhiên thực tế lại có rất ít các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trong môi trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua được vai trò của truyền thông Marketing, thêm vào đó chu kù sống của sản phẩm ngày nay đã ngắn hơn, quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp nữa

Thông quá chiến lược truyền thông Marketing doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, quảng bá

thương hiệu Đặc biệt trong một số trường hợp nhu cầu âm rất nhỏ do người tiêu dùng bàng quan trước sản phẩm, lúc này buộc doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch truyền thông, quảng bá cho người tiêu dùng để người tiêu dùng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Từ những đặc điểm trên có thể thấy được tầm quan trọng của việt hợp nhất giữa truyền thông Marketing, nó thuyết phục công chúng mục tiêu tin

tưởng vào quyết định Marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ thực hiện được ý đồ Marketing của mình.

Trang 8

Câu 8: Biểu tình, mít tinh có phải là một dạng của quan hệ công chúng

không, tại sao.

Câu 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing gồm những bước nào?

Kế hoạch truyền thông Marketing giúp cho công ty giảm thiểu các rủi ro, đồng thời nâng cao hiệu quả của truyền thông Marketing, để xây dựng được một kế hoạch truyền thông Marketing bao gồm 8 bước.

- Phát hiện công chúng mục tiêu.

- Xác định mục tiêu truyền thông.

- Thiết kế thông điệp truyền thông.

- Lựa chọn kênh truyền thông.

- Xác định ngân sách truyền thông.

- Quyết định hệ thống các biện pháp truyền thông.

- Đánh giá kết quả truyền thông.

- Quản lý và phối hợp toàn bộ quá trình truyền thông Marketing.

“Phát hiện công chúng mục tiêu” là yếu tố đầu tiên cần xác định khi xây dựng chương trình truyền thông Marketing, công chúng mục tiêu là các khách hàng tiềm năng của công ty, có thể là khách hàng hiện có hoặc là các thành viên trong trung tâm mua sắm Nói cách khác, hiểu rõ khách hàng mục tiêu là căn cứ để đưa ra các quyết định khác.

“Xác định mục tiêu truyền thông” tức là chuyển khách hàng mục tiêu lên những nấc cao hơn của trạng thái sẵn sàng mua Khi thị trường mục tiêu và các đặc trưng của được xác định, người làm truyền thông cần quyết định về phản ứng mong đợi của thị trường mục tiêu, phản ứng cuối cùng là khách hàng mua và hài lòng Doanh nghiệp phải biết tại thời điểm nhất định nào đó khách hàng mục tiêu đang ở trang thái nhận thức nào và cần phải đưa họ sang trạng thái nào.

“Thiết kế thông điệp truyền thông”, thông điệp truyền thông được truyền đi được mã hóa và phải đảm bảo ngắn gọn, lượng thông tin cao, mang tính nghệ thuật, phù hợp với đối tượng nhận tin về tâm lý, thị hiếu, văn hóa, về thời gian và không gian nhận tin, nội dung thông điệp phải thu hút được sự chú ý, tạo sự quan tâm, kích thích mong muốn và thúc đẩy hành động mua của khách hàng.

“Lựa chọn kênh truyền thông” tuy theo đặc điểm của đối tượng nhận tin và của kênh truyền thông mà sẽ có lựa chọn kênh truyền thông, người làm truyên thông phải hiểu rõ về những kênh thông tin mà đối tượng nhận tin sử dụng như vậy sẽ hiệu quả hơn Có hai kênh truyền thông là gián tiếp và trực tiếp.

“Xác định ngân sách truyền thông”, đề truyền thông được thì tổ chức phải có

mổ khoản ngân sách dành cho việc truyền thông, phải có một ngân sách nhất định, tuy nhiên với mỗi ngành khác nhau tỷ lệ chi phí dành cho truyền thông lại khác nhau, thậm chí trong một ngành đối với các công ty lại có tỷ lệ khác nhau.

Trang 9

“Quyết định hệ thống các biện pháp truyền thông” khi đã có ngân sách cho truyền thông rồi nhưng phân bổ cho các kênh truyền thông như nào thì lại là vấn

đề Điều này phải do người làm Marketing nắm bắt được những đặc điểm của các kênh khi chọn lựa các kênh truyền thông bởi mỗi công cụ lại có đặc điểm riêng và chi phí của nó.

“Đánh giá kết quả truyền thông” là quá trình khảo sát đo lường tác dụng của truyền thông đến công chúng, giúp nhà truyền thông biết người nhận tin có ghi nhớ được thông điệp hay không, họ nhìn thấy thông điệp bao nhiêu lần, thái độ bây giờ

so và trước kia đối với sản phẩm.

Câu 11: Làm thế nào để đo lường kết quả truyền thông Marketing.

Sau khi kết hoạch truyền thông Marketing được triển khai, người làm truyền thông sẽ nhận được hiệu quả, tức là phản hồi của thị trường, để biết được thị trường phản ứng như nào, người làm truyền thông phải biết đo lường kết quả truyền thông mà mình tạo ra.

Để làm được điều này người làm truyền thông phải:

- Khảo sát công chúng mục tiêu xem mục tiêu có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không.

- Mục tiêu nhìn thấy thông điệp bao nhiêu lần, họ ghi nhớ ở điểm nào.

- Mục tiêu cảm thấy thế nào đối với thông điệp truyền thông.

- Thái độ trước và sau khi mục tiêu được truyền thông về thông điệp của sản phẩm.

Ngoài ra còn phải thu thập số liệu cần thiết để đánh giá hành vi phản ứng đạp lại của công chúng mục tiêu.

Ngày đăng: 21/01/2016, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w