1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ; KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNGCHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

18 6,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 29,81 KB

Nội dung

* Quan niệm về công chức: Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công tác, được hưởng lương từ ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật công chức, là người làm việc tr

Trang 1

KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ; KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

a) Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Chính vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng cán bộ, công chức có chất lượng đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải làm rõ khái niệm về cán

bộ, công chức chính quyền cấp xã

Quan niệm về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

* Quan niệm về cán bộ: Từ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội nước ta

khoảng mấy chục năm gần đây; được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Từ đó đến nay thuật ngữ cán bộ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều từ điển có khái niệm cán bộ và được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhưng tựu chung lại có thể quan niệm một cách chung nhất: "Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức" [38, tr.20]

* Quan niệm về công chức:

Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công tác, được hưởng lương từ ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật công chức, là người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước

Trang 2

Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc gia Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta nên quan niệm về công chức ở Việt Nam cũng có đặc thù

Trong một số nghị quyết của Đảng cũng như một số văn bản pháp quy, mặc

dù chưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng đã có đề cập đến khái niệm về công chức Theo Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003) thì công chức được hiểu là:

Công dân Việt Nam, trong biên chế do được Nhà nước tuyển dụng,

bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên, làm việc liên tục trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội hoặc trong lực lượng vũ trang mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; được xếp vào ngạch bậc và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [46, Điều 1]

Qua gần 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển Đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũng được đặt ra

Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan đơn

vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo chế độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [26, tr.18]

Trên cơ sở đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ

Trang 3

qua bầu cử và cán bộ chuyên môn được ủy ban Nhân dân tuyển chọn; đội ngũ này

có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán bộ, công chức nhà nước Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức ở cấp trên

Tại Điểm g, h Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 (được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003) quy định: Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức

vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban Nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn, những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc

ủy ban Nhân dân cấp xã được gọi là cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước; được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trên cơ sở lý luận về chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân); cán bộ, công chức cũng như các quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì cán bộ công chức chính quyền cấp xã hiện nay bao gồm:

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

Cán bộ chuyên trách là những người dành phần lớn thời gian làm việc cho công việc của mình để thực hiện nhiệm vụ và trọng trách mà nhân nhân dân giao phó

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây:

+ Trưởng ban công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)

+ Chỉ huy trưởng quân sự;

+ Văn phòng - thống kê;

+ Địa chính - xây dựng;

Trang 4

+ Tài chính - kế toán;

+ Tư pháp - hộ tịch;

+ Văn hóa - xã hội;

Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: văn phòng, thống kê; an ninh; quân sự; địa chính, xây dựng; tài chính, kế toán; văn hóa, xã hội; tư pháp, hộ tịch; ngoài ra những công chức này công thực hiện các nhiệm vụ khác khi được thường trực Uỷ ban nhân dân cấp xã giao

Ở chính quyền cấp xã, ngoài chức danh cán bộ chuyên trách, công chức còn

có đội ngũ cán bộ không chuyên trách và cán bộ thôn, bản bao gồm:

+ Phó trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)

+ Phó chỉ huy trưởng quân sự

+ Cán bộ Kế hoạch- Giao thông- Thuỷ lợi- Nông, Lâm, Ngư nghiệp

+ Cán bộ Lao động-Thương binh-Xã hội

+ Cán bộ Dân số- Gia đình và Trẻ em

+ Thủ quỹ- Văn thư- Lưu trữ

+ Cán bộ phụ trách đài truyền thanh

+ Cán bộ quản lý Nhà văn hoá

+ Trưởng thôn, bản, tổ dân phố

+ Công an viên ở thôn, bản, tổ dân phố

Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã là những người không làm công việc thường xuyên, liên tục, không hưởng lương từ ngân sách của nhà nước Những người này họ được hưởng phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau:

Khái niệm cán bộ chính quyền cấp xã: Cán bộ chính quyền cấp xã là công

dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều

Trang 5

hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn

Khái niệm công chức chính quyền cấp xã: Công chức chính quyền cấp xã là

công dân Việt Nam trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: Cán bộ, công chức chính

quyền cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã do được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã

Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ

b) Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [16, tr.473]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" [21, tr.269]

Trang 6

Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu Nhưng người cán bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tính xấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Hồ Chí Minh cũng không cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"[21, tr.197], còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhận thức được để đi trước, làm gương, lãnh đạo

Vai trò hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoàn thành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [20, tr.240]

Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức Cán

bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ, công chức

có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộ, công chức tốt

sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt" [21, tr.54]

Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [21, tr.269, 240]

Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nhận định: "Cán bộ là nhân tố quyết định

sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [12, tr.34]

Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là cán bộ Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành

Trang 7

được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, người đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [16, tr.478] Năm 1922, khi đã giành được chính quyền, Lênin khẳng định: "Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn" [17, tr.449]

Để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập có chủ quyền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.273]

Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước thì:

Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng

cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật một phần được quyết định bởi sự triển khai ở cơ sở Cấp cơ sở

là cấp trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn [13, tr.21]

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có một ví trí vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng

Trang 8

Chất lượng và số lượng tùy thuộc vào quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tự rèn luyện một cách chủ động, sáng tạo của từng cá nhân và các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể Quan điểm này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng; đặc biệt gần đây nhất Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) nhấn mạnh:

Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cơ

sở Phấn đấu từ nay đến năm 2005 có khoảng 70-80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định; khoảng 80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với đồng bằng, sơ cấp trở lên đối với miền núi [15]

Trên thực tế cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hàng ngày cọ sát với thực tiễn rất phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực nên họ cần phải có bản lĩnh, có bề dày kinh nghiệm và hiểu biết Song họ lại ít được đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và thông tin về chính sách pháp luật Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với

họ cũng chưa tương xứng Thực tế này là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực trình độ quản lý điều hành của cán bộ, công chức chính quyền ở cơ sở

Như vậy, cán bộ, công chức là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây:

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm

tư, nguyện vọng tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng, ngược lại ở đâu mà cán

bộ chính quyền cấp xã quan liêu, hách dịch, cửa quyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp

Trang 9

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đó trong cuộc sống Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư

Tóm lại, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò

quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư

c) Đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức nhà nước cấp trên

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính chuyên môn hoá thấp, kiêm nghiệm nhiều

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho quần chúng nhân dân lao động ở cơ sở Vì vậy cán bộ, công chức luôn bám sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiện nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến hành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân

Trang 10

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ sở (người của địa phương), họ vừa trực triếp tham gia lao động lao động sản xuất, vừa

là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước Do đó xét ở khía cạnh nào đó cán bộ, công chức cấp

xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địa phương, của dòng họ

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dân bầu ra (có nơi chiếm 60%) chính vì vậy số lượng thường xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhân dân lại bầu những đại diện mới

- Cán bộ, công chức cấp xã cả nước hiện nay rất đông (gần bằng số lượng cán bộ, công chức hành chính của trung ương và 64 tỉnh thành cộng lại) Tuy nhiên

về chất lượng lại rất yếu, độ tuổi tương đối già, chính vì vậy nó là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao

d) Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng trong công tác cán

bộ Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, đánh giá, lựa chọn, bố trí sắp xếp và

sử dụng cán bộ; đó cũng là cơ sở để bản thân mỗi người cán bộ phấn đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện mình Chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi cán bộ phải là người "Có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tư tưởng hơn một chút… và kiến thức rộng" [19, tr.389], và yêu cầu người cán bộ "Không nấp sau một chế độ quan liêu giấy tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy"[19, tr.35]

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ, đồng thời cũng đòi hỏi ở người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện mình về mọi mặt, không ngừng

Ngày đăng: 21/01/2016, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w