- Nhược: + Khả năng chịu tải của bộ truyền cấp nhanh chưa dung hết vì lực sinh ra trong quá trình ăn khớp của bánh răng cấp chậm lớn hơn nhiều so với cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách
Trang 1Câu 1: Nêu ưu nhược điểm của HGT đồng trục
- ƯU:
+ cho phép giảm kích thước chiều dài hộp,trọng lượng của HGT nhỏ hơn so với các loại HGT khác
- Nhược:
+ Khả năng chịu tải của bộ truyền cấp nhanh chưa dung hết vì lực sinh ra trong quá trình ăn khớp của bánh răng cấp chậm lớn hơn nhiều so với cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách trục của 2 cấp lại bằng nhau
+ Hạn chế khả năng chọn phương án bố trí kết cấu chung của các thiết bị dẫn động vì chỉ có 1 đầu trục vào và một đầu trục ra
+ Khó bôi trơn bộ phận ổ giữa hộp
+ Khoảng cách các gối đỡ của trục trung gian lớn, do đó muốn bảo đảm trục đủ bền và cứng ta phải tăng kích thước đường kính trục
=> Chính vì thế mà HGT đồng trục ít dung trong thực tế
Câu 2: Nêu vai trò của chốt định vị
- Chốt định vị dùng để định vị giữa thân hộp và nắp hộp( bích than và nắp) khi ta lắp ráp HGT.Mục đích để định vị trí chính xác giữa thân và nắp hộp để khi hình thành nên các mối ghép bulong sẽ ít gây ra các ứng suất bất lợi làm cong vênh các chi tiết của hệ thống dẫn động
Câu 3: Trình tự tháo lắp HGT
- Đầu tiên đặt thân hộp vào vị trí đặt HGT và bắt các bulong nền
- Lắp ghép bánh răng, bạc lót,vòng chắn dầu mỡ, vòng phớt, ổ lăn vào trục,
sau đó đặt vào vị trí trục của trục thiết kế
- Bắt đầu đặt thân hộp lên trên, dùng chốt định vị để xác định vị trí chính xác
giữa thân và nắp
- Bắt các bulong cạnh ổ( nên bắt theo hình chéo), sau đó bắt các bulong ghép
mặt bích
- Lần lượt lắp ghép các chi tiết nắp ổ, bắt vít nắp ổ
- Ghép các chi tiết: mắt thăm dầu, nút tháo dầu,cấp dầu bôi trơn rồi đóng nắp
cửa thăm, nút thông hơi, bu lông vòng,…
- Tiến hành lắp bánh đai( bánh xích vào trục) thiết kế
- Lắp nối trục vào trục dẫn và động cơ=> hoàn thành
Câu 4:Giaỉ thích kiểu lắp mà anh chị đã chọn giữa trục với ổ bi và bánh răng:
Vd1:trục với bánh răng theo kiểu lắp
6
7 30
k
H
φ , 30 là đường kích chỗ lắp ghép + 7 là cấp chính xác của bánh răng, H là sai lệch giới hạn của bánh răng
+ 6 là cấp chính xác của trục, k là sai lệch giới hạn của trục
* Tại sao cấp chính xác của trục là 6 lại cao hơn cấp chính xác của bánh răng 7? Vì trục dễ chế tạo hơn nên thường chọn trục có cấp chính xác cao hơn
Vd2:trục với ổ lăn theo kiểu lắp φ30 js6, 30 là đường kích chỗ lắp ghép, đây là kiểu lắp theo hệ thống lỗ, vì ổ lăn được tiêu chuẩn hóa, khó sửa chữa hay chế tạo lại khi hư hỏng, vì vậy chọn mối lắp này để khi trục bị hư hỏng ta dễ dàng chế tạo và phục hồi hơn
Ket-noi.com chia se
Trang 2Câu 5: Mức dầu bôi trơn bằng phương pháp ngâm dầu anh chị lựa chọn bằng chỉ tiêu nào? Tại sao lại chọn như thế?
- Lựa chọn mức dầu min ngập chân răng của bánh răng lớn thứ 2
- Mức dầu max bằng mức dầu min cộng thêm 10mm, nhưng không vượt quá
1/3 bán kính bánh răng lớn nhất
Ö Nếu lựa chọn mức dầu max cao hơn mức trên thì khi chuyển động, bánh răng
lớn nhất bị ngập quá nhiều sẽ làm giảm công suất làm việc, hơn nữa sẽ gây ra hiện tượng phá hỏng như: tróc rỗ bề mặt răng, -> gãy răng
Ö Nếu mức dầu thấp hơn mức dầu min thì không thể bôi trơn được bộ truyền
Câu 6: Khoảng cách từ đỉnh bánh răng lớn nhất đến đáy hộp anh chị chọn như thế nào? Tại sao?
- Khoảng cách chọn ≥ ( 3 ÷ 5 )δ , ở HGT này em chọn ≥ 5δ
- Sở dĩ chọn như vậy là để khi chuyển động, vẩn đục dưới đáy hộp không bị
khuấy động lên -> bám vào mặt răng, khi ăn khớp sẽ mài mòn nhanh răng -> nhanh gãy răng nếu hiện tượng xảy ra mãnh liệt
Câu 7: Ổ lăa anh chọn là gì? Tại sao lại chọn loại ổ đó mà ko chọn loại ổ khác? Nêu ưu nhược điểm?
- Ổ bi chọn là loại ổ bi đỡ 1 dãy Vì bộ truyền trên trục không chịu lực dọc trục
mà chỉ chịu lực hướng tâm nên không cần thiết phải chọn loại ổ có khả năng chặn lực dọc trục=> đỡ tốn kém hơn
Không nhất thiết phải chọn ổ đũa đỡ, vì ổ đũa đỡ có khả năng chịu lực hướng tâm rất lớn nên không thích hợp dùng cho loại HGT này Hơn nữa, ổ đũa đỡ có sự phân bố tải trọng không đều trên chiều dài đũa, kích thước lại lớn hơn
* ưu điểm: chịu lực hướng tâm rất lớn, rẻ tiền
* Nhược điểm: Kích thước lớn, không có khả năng chịu lực dọc trục
Câu 8: Làm thế nào để kiểm tra sự ăn khớp của bộ truyền bánh răng?
- Để kiểm tra ăn khớp của bộ truyền bánh răng, ta dùng 1 lớp sơn quyét lên bề mặt răng của 1 răng trên bánh dẫn, sau đó cho ăn khớp 1 vòng Nếu vết sơn được in đều trên mặt răng trên bánh bị dẫn thì chứng tỏ bộ truyền đã ăn khớp chính xác, còn không thì không chính xác cần phải điều chỉnh lại
Câu 9: Lá căn có tác dụng gì?
- Lá căn có tác dụng điều chỉnh sự ăn khớp chính xác cho bộ truyền khi chi
tiết ổ,bạc, vòng chắn dầu mỡ bị mòn.( điều chỉnh theo chiều dọc trục)
Câu 10: Tại sao bề rộng bánh răng nhỏ thường chế tạo hơn bánh răng lớn?
- Bởi vì, chế tạo bánh răng nhỏ lớn hơn để khi mòn, có sự dịch chuyển dọc
trục của bánh răng thì sự ăn khớp trên suốt chiều dài răng vẫn đúng, bộ truyền vẫn có thể làm việc được
- Hơn nữa, chế tạo bánh răng nhỏ lớn hơn để tiết kiệm vật liệu hơn khi mà chế
tạo bánh răng lớn, mặt khác dễ chế tạo hơn
Câu 11: Điều kiện nào để biết cần chế tạo bánh răng liền trục hay không?
Dựa vào điều kiện: Khoảng cách từ chân răng tới đỉnh then trên bánh răng không vượt quá 2,5 lần mođun của bánh răng thì không cần chế tạo liền trục Nếu nhỏ hơn thì nhất định phải chế tạo liền trục
Câu 12: Bu long vòng, nút tháo dầu, mắt thăm dầu, nắp của thăm, nút thông hơi có tác dụng gì?
- Bulong vòng dùng để nâng hạ nắp hộp cũng như cả hộp
- Nút tháo dầu dùng để tháo dầu ra khỏi HGT khi dầu không còn khả năng
bôi trơn
Trang 3- Mắt thăm dầu dùng để kiểm tra mức dầu trong HGT, nếu nhỏ hơn mức min
ta \cần phải cấp them dầu, nếu quá mức max cần phải tháo bớt dầu, => đảm bảo đúng điều kiện bôi trơn
- Nắp cửa thăm dùng để thăm dầu cũng như tra dầu vào HGT
- Nút thông hơi dùng để thông hơi giữa HGT với bên ngoài, mục đích là để
thoát nhiệt khi quá trình làm việc của HGT sinh ra nhiều nhiệt làm nóng dầu=> giảm khắ năng bôi trơn của dầu
Câu 12: Thường bôi trơn ổ bằng dầu hay mỡ? Tại sao phải dùng vòng chắn dầu và
mỡ, vòng phớt?
Thường dùng mỡ để bôi trơn ổ theo định kỳ, dùng vòng chắn dầu mỡ để dầu trong hộp không tràn vào ổ lăn tiếp xúc với mỡ
Vòng phớt dùng để chắn dầu => không cho dầu tràn ra ngoài khỏi HGT
Câu 13: ưu nhược điểm của HGT nón – trụ
ƯU: Kích thước nhỏ=> Khối lượng HGT nhỏ gọn Hơn nữa, truyền được chuyển động trên đường truyền vuông góc
Bộ truyền bánh răng côn gá theo kiểu công xôn nên kém cứng vững, truyền chuyển động chính xác không cao
NHƯỢC: Kết cấu phức tạp, khó chế tạo nên có thể giá thành của HGT loại này sẽ đắt hơn
Điều chỉnh ăn khớp của bộ truyền bánh răng nón phức tạp, khó hơn bánh răng trụ
Câu 14: Tại sao khi thiết kế bộ truyền xích thì nên dùng số chốt lẻ, số mắt xích chăn? Bởi vì nếu dùng số mắt xích lẻ thì ta phải dùng mắt xích chuyển có má cong=> làm xích bị yếu do phải chịu them ứng suất uốn
Câu 15: Tại sao phải kiểm tra góc ôm trên bánh đai nhỏ?
Ta cần kiểm tra góc ôm bởi, nếu góc ôm nhỏ thì tải trọng nhất định sẽ giảm, không đảm bảo công suất truyền động!