1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông

25 14,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là một trong nhưng nội dungnghiên cứu khó, đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ để tìm ra quá trình sự chuyển hóacủa tiền thành tư bả

Trang 1

Tiểu Luận:“Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”

PHẦN MỞ ĐẦU

Quá trình học tập và nghiên cứu Bộ Tư Bản của C.Mác chính là nghiêncứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất vàtrao đổi thích ứng với phương thức ấy Trong xã hội tư bản lúc bấy giờ, phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự phát triển cao của sản xuất hàng hóa khôngchỉ về lượng, mà còn về chất so với các phương thức sản xuất trước đó; ngoàilượng hàng hóa khổng lồ mà nó tạo ra, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩacòn làm xuất hiện loại hàng hóa mới- đó là hàng hóa sức lao động Và khi sứclao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với đó

là sự xuất hiện quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân làm thuê Bản chấtmối quan hệ này thể hiện ở chỗ nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do ngườicông nhân làm thuê tạo ra Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành thu nhậpcủa nhà tư bản và tập đoàn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Trọngtâm học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác- một trong những phát minh vĩ đạinhất của chủ nghĩa Mác- xoay quanh vấn đề “hòn đá tảng” này trong học thuyếtkinh tế của chủ nghĩa Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Bắt đầu

từ sản xuất hàng hóa trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ hàng hóa và tiền tệ,C.Mác đã chỉ ra cho chúng ta thấy được quá trình sản xuất hàng hóa phát triển

để tiền tệ chuyển hóa thành Tư bản phải thông qua quá trình lưu thông Lưuthông hàng hóa là khởi điểm của tư bản Sản xuất hành hóa và lưu thông hànghóa phát triển là quá trình sản xuất xã hội tạo ra giá trị thặng dư cho nhà Tư bản,

đó chính là tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của Tư bản

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu.

Ở quyển 1 của bộ Tư bản, C.Mác tập trung nghiên cứu quá trình sảnxuất tư bản chủ nghĩa, tập trung nghiên cứu về mối quan hệ hàng hóa và tiền tệ,thông qua đó làm rõ vai trò của lưu thông trong quá trình sản xuất tư bản chủ

Trang 2

nghĩa Trong phần thứ nhất của quyển này, Mác đã nghiên cứu những vấn đềchung nhất của sản xuất hàng hóa, vấn đề này chỉ được phát triển đầy đủ nhấttrên cơ sở của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sản xuất tư bản chủnghĩa là giai đoạn phát triển cao của sản xuất hàng hóa, lưu thông hàng hóa làđiểm xuất phát của tư bản Cái tiền đề lịch sử cho tư bản ra đời là nền sản xuấthàng hóa và lưu thông hàng hóa đã phát triển.

Mác nghiên cứu lưu thông của tư bản bắt đầu từ công thức chung của tưbản: T – H – T’ ở phần thứ hai, giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của

tư bản và rút ra kết luận tư bản vừa sinh ra trong quá trình lưu thông, lại vừakhông thể sinh ra trong quá trình lưu thông Từ việc giải quyết mâu thuẫn đó, đãxuất hiện trên thị trường hàng hóa một loại hàng mới là sức lao động, nhà tưbản mua hàng hóa này và tiêu dùng nó, đã tạo ra giá trị thặng dư

Đây là phần quan trọng và có tính chất quyết định trong bộ Tư bản, vì ởđây Mác đặt cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là một trong nhưng nội dungnghiên cứu khó, đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ để tìm ra quá trình sự chuyển hóacủa tiền thành tư bản và sức lao động trở thành hàng hóa và từ mẫu thuẫn chungcủa tư bản nắm chắc được quá trình lưu thông của tư bản và quá trình sản xuất

ra giá trị thặng Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làmthuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không do bóc lột sứclao động Giá trị thặng dư do lao động không công của người công nhân làmthuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giầu của các giai cấp các nhà tư bản

Chính vì vậy, công việc tập trung bình luận để làm rõ vấn đề này là giúpchoviệc nghiên cứu Bộ Tư bản một cách hệ thống Đây là tiền đề để tiếp tụcnghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn Bộ Tư bản, qua đó hiểu sâu sắc hơn nhữngquy luật kinh tế, nguyên lý kinh tế dưới góc độ khoa học

Trang 3

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

Luận giải làm rõ sự chuyển hóa của tiền thành tư bản Thông qua vai tròcủa lưu thông hàng hóa và chức năng mới của tiền, nội dung tiểu luận phân tích

sự giống và khác nhau giữa lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông hàng hóa

tư bản Thông qua cách tiếp cận này, nhận thức được sự vận động của tiền với

tư cách là tư bản trong công thức chung của tư bản

Phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Thông qua các ví

dụ, giả định chứng minh của Mác, nội dung luận giải làm rõ tư bản không thểsinh ra trong quá trình lưu thông, nhưng lại sinh ra trong quá trình lưu thông

Qua nghiên cứu, bình luận kết luận của C.Mác: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” Nội dung

rút ra một số ý nghĩa thực tiễn trong quá trình phát triển sản xuất và trao đổihàng hóa ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Nội dung tiểu luận tập trung phân tích bình luận kết luận của Mác: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” Đây là kết luận về mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, ở trang

249, chương II, phần II trong tác phẩm: C.Mác và Ph Ăng-ghen, toàn tập, tập23

Phương pháp nghiên cứu:

Nội dung sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị đó là:phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp lôgíc thống nhất với lịch sử.Trên cơ sở kết hợp với phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích và tổnghợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống

Trang 4

5 Kết cấu của nội dung tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểuluận bao gồm ba mục chính

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG

CỦA TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA

1 Một số khái niệm cơ bản

Trang 5

Qua nghiên cứu, chúng ta đều biết rằng, đối tượng nghiên cứu của Bộ tưbản là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, những quan hệ sản xuất, phânphối, trao đổi gắn liền với phương thức sản xuất ấy Thế nhưng lại được Mácbắt đầu nghiên cứu từ hàng hóa, vì hàng hóa là tế bào kinh tế của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa, sản phẩm được tạo ra trong phương thức sản xuấtnày phổ biến mang hình thái hàng hóa, trong hàng hóa chứa đựng những mầmmống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó củacon người thông qua trao đổi mua – bán với nhau Hàng hóa có hai nhân tố cơbản là giá trị sử dụng và giá trị, sở dĩ hàng hóa có hai nhân tố này là do lao độngsản xuất ra nó có tính chất hai mặt đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó, và làm rõ mặt chất vàmặt lượng của giá trị Từ đó, C.Mác đã nghiên cứu và làm rõ các hình thái biểuhiện của giá trị mà giai đoạn phát triển cao là sự ra đời của tiền tệ

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung chotất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa nhữngngười sản xuất hàng hóa Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, nóphục vụ cho sự vận động của hàng hoá

Trong lưu thông, tiền với tư cách là tư bản, vận động theo công thức T –

H – T’, đã tạo ra một giá trị tăng thêm cho nhà tư bản, C.Mác gọi đó là giá trịthặng dư

Giá trị thặng dư đó là giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động bị nhà tưbản chiếm không Còn tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóclột sức lao động của công nhân làm thuê

Tư bản không phải là vật mà là quan hệ xã hội, đây là quan hệ chủ yếutrong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là quan hệ xã hội giữa giai cấp tưsản với giai cấp công nhân, nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê

Tư bản, với tư cách là giá trị tự tăng thêm, không những bao hàm cácquan hệ giai cấp, không những bao hàm một tính chất xã hội nhất định dựa trên

sự tồn tại của lao động dưới hình thức lao động làm thuê Tư bản là một sự vận

Trang 6

động, là một quá trình tuần hoàn tiến hành qua những giai đoạn khác nhau… Vìthế người ta chỉ có thể hiểu tư bản như là một sự vận động, chứ không phải làmột vật đứng yên.(C Mác)[4, 185]

Trong nội dung này, chúng ta không đi nghiên cứu làm cách nào để tạo

ra tư bản, mà là thông qua quá trình lưu thông, cụ thể là sự vận động của côngthức chung của tư bản T – H – T’, chúng xác định xem tư bản được tạo ra ở đâu

và cái gì đã tạo ra nó Đó là giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tưbản

2 Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

2.1 Vai trò của lưu thông hàng hóa

Lưu thông hàng hóa là khởi điểm của tư bản Sản xuất hàng hóa là mộtnền lưu thông hàng hóa phát triển, thương mại, đó là những tiền đề lịch sử của

sự xuất hiện của tư bản Thương mại thế giới và thị trường thế giới trong thế kỷXVI đã mở ra trang sử cận đại của tư bản.[1, 221]

Lưu thông hàng hóa là điểm xuất phát của tư bản không những về mặtlịch sử mà cả về mặt lý luận Không có lưu thông hàng hóa phát triển thì khôngthể có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mác phân tích lưu thông của tưbản bắt đầu từ công thức chung của tư bản đó là T – H – T

2.2 Tiền với tư cách là tư bản

Nếu chúng ta gạt sang một bên cái nội dung vật thể của lưu thông hàng hóa,

sự trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau, và chỉ xét tới những hình thái kinh tế doquá trình đó đẻ ra, thì chúng ta sẽ thấy rằng tiền là sản phẩm cuối cùng của quá trình

ấy Sản phẩm cuối cùng ấy của lưu thông hàng hóa là hình thái biểu hiện đầu tiêncủa tư bản.[1, 221]

Vậy, ở đây, chúng ta sẽ xem xét tiền với tư cách là tư bản

Mác viết: Xét về mặt lịch sử thì đâu đâu tư bản cũng đối lập với sởhữu ruộng đất, trước tiên là dưới hình thái tiền, với tư cách là tài sản bằngtiền, là tư bản của thương nhân và tư bản cho vay nặng lãi Nhưng cũngkhông cần phải nhìn ngược trở lại lịch sử phát sinh của tư bản để thấy được

Trang 7

rằng tiền là hình thái biểu hiện đầu tiên của tư bản Lịch sử ấy hàng ngày đangdiễn ra trước mắt chúng ta Khi mới xuất hiện lần đầu tiên trên vũ đài, tức làtrên thị trường, thị trường hàng hóa, thị trường lao động, hay thị trường tiền tệ,thì mỗi một tư bản bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng tiền, số tiền này phải đượcchuyển hóa thành tư bản thông qua những quá trình nhất định.[1, 222]

Trong sự vận động đặc biệt, tiền trở thành tư bản khác với sự vận độngcủa nó trong lưu thông hàng hóa giản đơn

Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản lúc đầu chỉ khácnhau về hình thái lưu thông không giống nhau mà thôi.[1, 222]

Tiền với tư cách là tiền, trong lưu thông hàng hóa vận động theo côngthức H – T – H, nghĩa là bán một hàng hóa này để mua một hàng hóa khác

Còn tiền với tư cách là tư bản, trong lưu thông hàng hóa vận động theocông thức T – H – T, nghĩa là mua để bán Trong sự vận động của chúng, nhữngđồng tiền đi theo vòng lưu thông cuối cùng này đều được chuyển hóa thành tưbản, trở thành tư bản, và do mục đích của chúng cũng đã là tư bản rồi.[1, 222]

Hình thái lưu thông của tiền trong hai công thức trên, một mặt, cùngphản ánh những quan hệ kinh tế hàng hóa nói chung nên chúng có điểm giốngnhau như: trải qua hai giai đoạn đối lập nhau (mua và bán), có hai yếu tố đốidiện nhau (hàng hóa và tiền tệ), và điều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa ngườimua và người bán Mặt khác, do phản ánh những quan hệ xã hội khác nhau củakinh tế hàng hóa nên giữa hai vòng chu chuyển có sự khác nhau:

Một là, trình tự đảo ngược của hai giai đoạn đối lập của lưu thông, với điểm mở đầu và điểm kết thúc.

Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằngviệc mua, còn lưu thông của tiền với tư cách là tư bản thì bắt đầu bằng việc mua

và kết thúc bằng việc bán…điểm mở đầu và điểm kết thúc của cuộc vận động làhàng hóa, còn ở dưới là tiền Trong hình thái thứ nhất, tiền đóng vai trò trunggian trong suốt cả quá trình, còn trong hình thái thứ hai, ngược lại, đó là hànghóa.[1, 224]

Trang 8

Hai là, mục đích, trong công thức H – T – H, giá trị sử dụng là mục đích

cuối cùng Còn trong công thức T – H – T, nhà tư bản đưa tiền vào lưu thôngkhông phải là “chi tiêu hẳn”, mà là số tiền “ứng trước” Đến khi kết thúc quátrình lưu thông, nhà tư bản không những thu về số tiền đã bỏ ra ban đầu, mà còncộng vào một khoản tiền tăng thêm Mác gọi số tiền tăng thêm đó là giá trịthặng dư

Mác viết: Kết quả là người ta rút trong lưu thông ra nhiều tiền hơn là số đã

bỏ vào lúc ban đầu Bông mua với giá 100 p xt chẳng hạn, lại được bán lại với giá

100 + 10 p xt., hay 110 p xt Vì vậy, hình thái đầy đủ của quá trình đó là T – H – T’,trong đó T’ = T + ∆T, nghĩa là bằng số tiền ứng ra lúc ban đầu cộng với một số tăngthêm nào đó Số tăng thêm đó, hay số dư so với giá trị lúc ban đầu, tôi gọi là giá trịthặng dư.[1, 227]

Như vậy là giá trị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồntrong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trịthặng dư, hay là đã tự tăng thêm giá trị Chính sự vận động ấy đã biến giá trị đóthành tư bản.[1, 228]

Ba là, giới hạn của sự vận động

Lưu thông của tiền theo công thức H – T – H là có giới hạn Lưu thônghàng hóa giản đơn, bán để mua, là phương tiện để đạt tới mục đích cuối cùngnằm ở ngoài lưu thông, - tức là để chiếm hữu những giá trị sử dụng, để thỏamãn nhu cầu.[1, 229]

Còn lưu thông tiền theo công thức T – H – T’ là không có giới hạn Lưuthông của tiền với tư cách là tư bản là một mục đích tự nó, bởi vì việc làm tănggiá trị chỉ tồn tại ở bên trong sự vận động không ngừng được tái diễn đó màthôi Vì vậy, sự vận động của tư bản là không có giới hạn.[1, 229]

Với tư cách là đại biểu có ý thức của sự vận động đó, người chủ tiền trởthành nhà tư bản Con người của hắn, hay nói cho đúng hơn, cái túi tiền của hắn, làđiểm xuất phát và điểm quay về của tiền Nội dung khách quan của sự lưu thông đó

- tức là việc làm tăng thêm giá trị - là mục đích chủ quan của hắn.[1, 230]

Trang 9

Vì vậy, không bao giờ được coi giá trị sử dụng là mục đích trực tiếp củanhà tư bản Mục đích của hắn cũng không phải là thu được một lợi nhuận cábiệt, mà là sự vận động không biết mệt mỏi của lợi nhuận.[1, 231]

Trong lưu thông T – H – T, cả hàng hóa lẫn tiền đều hoạt động như là

những phương thức tồn tại khác nhau của bản thân giá trị: tiền - với tư cách làmột phương thức tồn tại chung của giá trị, hàng hóa - với tư cách là một phươngthức tồn tại đặc biệt, có thể nói là phương thức tồn tại ngụy trang của giá trị.Giá trị luôn luôn chuyển từ hình thái này qua hình thái khác, nhưng không baogiờ mất đi trong cuộc vận động ấy, và như vậy là nó biến thành một chủ thể tựđộng Nếu ta cố định những hình thái biểu hiện đặc biệt mà một giá trị đangtăng lên lần lượt mang lấy trong vòng đời của nó, thì chúng ta sẽ đi đến nhữngđịnh nghĩa như sau: tư bản là tiền, tư bản là hàng hóa Nhưng trên thực tế, ở đâygiá trị đã trở thành chủ thể của một quá trình, trong đó, khi không ngừng đổihình thái tiền lấy hình thái hàng hóa và ngược lại, thì giá trị ấy tự nó cũng thayđổi đại lượng của nó, tự nó với tư cách là giá trị thặng dư đẩy nó ra khỏi chính

nó với tư cách là giá trị ban đầu, tức là tự tăng lên.[1, 232]

Tiền là điểm xuất phát và là điểm kết thúc của mọi quá trình làm tănggiá trị Trước đây nó là 100 p xt., bây giờ nó là 110 p xt., v.v.,.[1, 233]

Như vậy là giá trị trở thành giá trị tự vận động, thành những đồngtiền tự vận động, và với tư cách là như thế, nó trở thành tư bản Nó ra khỏilĩnh vực lưu thông rồi trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưuthông, quay trở về dưới dạng đã lớn lên và lại không ngừng bắt đầu cũng mộtvòng chu chuyển ấy [1, 233 - 234]

Vậy là, tiền không đứng yên một chỗ, mà nó phải luôn gắn với lưu thông vàvận động theo công thức T – H – T’, giá trị của nó không những được bảo tồn mà cònđược “sinh sôi nảy nở” liên tục trong lưu thông Từ đó nảy sinh mâu thuẫn của côngthức chung của tư bản

3 Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Trang 10

Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ởbên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phảitrong lưu thông.[1, 249]

3.1 Thực chất của mâu thuẫn.

Trong lưu thông hàng hóa thông thường, thể hiện mối quan hệ giữangười mua và người bán, giữa một người chủ tiền và người chủ hàng hóa, quátrình đó xuất hiện thêm một người trung gian chuyên mua hàng hóa của ngườinày và bán hàng hóa đó lại cho người khác, C.Mác đã giả định người trung gian

đó là nhà tư bản

C.Mác viết: Với tư cách là nhà tư bản, tôi mua hàng hóa của A và sau đóbán lại nó cho B, còn với tư cách là người chủ hàng hóa giản đơn, thì tôi bánhàng hóa cho B rồi sau đó mua lại hàng hóa của A.[1, 235]

Quá trình mua và bán đó có thể đảo ngược và tồn tại liên tục, bắt đầubằng việc mua, kết thúc bằng việc bán hoặc bắt đầu bằng việc bán, kết thúcbằng việc mua… Sự đảo ngược trình tự đó dù thế nào đi nữa thì đó chỉ là côngviệc mua và bán hàng hóa một cách giản đơn, thông thường Sự thay đổi này chỉđặc biệt đối với người sở hữu tiền tệ muốn biến tiền thành tư bản, còn đối vớingười bán thì sự vận động của tư bản chỉ là một sự lưu thông hàng hóa thôngthường

Đến đây C.Mác có một kết luận: Sau khi đảo ngược trình tự, chúng tavẫn tuyệt nhiên không ra khỏi lĩnh vực lưu thông hàng hóa giản đơn, và vì vậychúng ta phải xét xem, theo bản chất của nó, lĩnh vực ấy có cho phép những giátrị tham gia vào lĩnh vực ấy tăng lên hay không, nghĩa là có cho phép hìnhthành một giá trị thặng dư hay không.[1, 236]

Bắt đầu làm rõ mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, C.Mác viết:Hình thái lưu thông trong đó con nhộng tiền chuyển hóa thành tư bản, mâuthuẫn với hết thảy các quy luật đã trình bày trước đây về bản chất của hànghóa, giá trị, tiền và bản thân lưu thông.[1, 234]

Trang 11

Trong lưu thông, tiền được dùng để biểu hiện giá trị của các hànghóa thông qua giá cả, người mua và người bán sẽ cùng được lợi khi thỏamãn về giá trị sử dụng của hàng hóa

Để giải thích cho vấn đề này, C.Mác lấy ví dụ giữa người sản xuấtrượu vang và người sản xuất lúa mì: Một người có nhiều rượu vang nhưng lạikhông có lúa mì, giao dịch với một người khác có nhiều lúa mì nhưng lại không

có rượu vang, và giữa họ với nhau đã diễn ra việc trao đổi một số lúa mì có mộtgiá trị là 50, lấy một giá trị là 50 dưới hình thức rượu vang Sự trao đổi đókhông phải là việc làm tăng thêm giá trị trao đổi với người thứ nhất cũng nhưđối với người thứ hai, bởi vì trước khi trao đổi thì mỗi người trong bọn họ đều

đã có một giá trị ngang với giá trị mà người ấy nhận được nhờ sự giao dịch đó(Mercier de la Revière).[1, 237]

Như vậy, vấn đề cũng sẽ không thay đổi một chút nào nếu với tư cách làphương tiện lưu thông, tiền đứng ra làm trung gian giữa các hàng hóa, và nhữnghành vi mua và bán tách rời nhau một cách rõ rệt Giá trị của hàng hóa đượcbiểu thị bằng giá cả của chúng trước khi chúng đi vào lưu thông, do đó, nó làmột tiền đề của lưu thông chứ không phải là kết quả của lưu thông.[1, 237]

Liên hệ lại nội dung đã nghiên cứu ở phần một, chúng ta đã nắm rõ,hàng hóa có hai nhân tố đó là giá trị sử dụng và giá trị, hàng hóa là kết quảcủa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị Do đó, không phải trongtrao đổi thì sản phẩm của lao động mới trở thành hàng hóa, mà nó đã làhàng hóa khi tham gia vào quá trình trao đổi Giá trị là do lao động trừutượng tạo ra, nó ra đời trong quá trình sản xuất hàng hóa Còn tiền là hìnhthái biểu hiện của giá trị, do đó ngay sau khi ra khỏi sản xuất, hàng hóa đãthể hiện thành một số lượng vàng nhất định (vàng trong tưởng tượng) vàtrong lưu thông, hàng hóa từ một số lượng vàng tưởng tượng chuyển hóathành một số lượng vàng thật, chứ trong lưu thông không phát sinh thêm gìnữa

C.Mác nhìn nhận lưu thông một cách hoàn toàn khác hẳn: đối vớiC.Mác, lưu thông khác với sản xuất về nguyên tắc Lưu thông là sự thay đổi

Trang 12

các hình thái giá trị, còn sản xuất tạo ra giá trị… Lưu thông giá trị là mộtquá trình thuần túy hình thức, là quá trình thay đổi những hình thái mà giátrị vốn có trong các giai đoạn khác nhau, và giá trị khoác vào rồi lại vứt bỏ

đi trong khi lặp lại quá trình tuần hoàn.[4, 186]

Như vậy, theo học thuyết giá trị thì giá trị được tạo ra trong lao động sảnxuất, nhưng qua phân tích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản thì giátrị tăng thêm được tạo ra trong lưu thông Cho nên, có thể nói tư bản không thểxuất hiện từ lưu thông, nhưng thực tế ta thấy nó có thực trong lưu thông, vì vậy

nó không nằm ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông, nhưng bảnthân lưu thông không tạo ra nó

Mác tiếp tục nghiên cứu lưu thông và chứng minh rằng, giá trị và do đó

cả giá trị thặng dư quyết không thể ra đời từ lưu thông

3.2 Tư bản không thể sinh ra trong lưu thông

Trường hợp 1: Trao đổi ngang giá.

Mác viết: Trao đổi hàng hóa là một sự trao đổi những vật ngang giá, và

do đó không thể là một phương tiện để làm tăng giá trị Vì thế, những mưu toancoi lưu thông hàng hóa là một nguồn giá trị thặng dư, phần lớn đều che đậy một

sự lẫn lộn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi [1, 239]

Sự lẫn lộn đó đã được Mác dẫn chứng bằng quan điểm của nhà kinhkinh tế học người Pháp, Công-đi-i-ắc, như sau: Thật là sai nếu cho rằng trong sựtrao đổi hàng hóa, người ta đổi lấy một giá trị lấy một giá trị bằng nó Trái lại,mỗi một bên trong hai bên giao dịch bao giờ cũng đổi một giá trị nhỏ hơn lấymột giá trị lớn hơn…[1, 239]

Như vậy, Công-đi-i-ắc không những lẫn lộn giá trị sử dụng với giátrị trao đổi, mà còn thay thế một cách thật sự trẻ con một xã hội có nền sảnxuất hàng hóa phát triển, bằng một trạng thái xã hội trong đó người sảnxuất tự sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình và chỉ ném vào lưuthông số dư còn lại sau khi đã thỏa mãn nhu cầu của bản thân.[1, 239]

Ngày đăng: 14/01/2016, 18:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 1993, tập 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[2]. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 1994, tập 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[3]. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 1994, tập 25, phần I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[4]. Đ. I. Rô - Den - Be, Giới thiệu quyển 1 bộ “Tư bản” của Các Mác, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu quyển 1 bộ “Tư bản” của Các Mác
Nhà XB: Nxb. Sự thật
[5]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếchính trị Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w