Việc đốt vàng mã đã là một trong những cách để người Việt thể hiện tấm lòng của mình với người đã khuất do ảnh hưởng sâu đậm của quan niệm bắt nguồn từ Trung Quốc là “Trần sao Âm vậy”..
Trang 1-
NHÌN NHẬN ĐÚNG
VỀ TỤC LỆ ĐỐT VÀNG MÃ
CỦA NGƯỜI VIỆT
CÓ PHẢI LÀ TỤC LỆ NỘI SINH ?
CÓ ĐÚNG VỚI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHẬT ?
CÓ LỢI LẠC CHO NGƯỜI VIỆT ?
CÓ LỢI LẠC CHO CÁC HƯƠNG LINH?
Hà Nội 2013 - PL.2557
Trang 2Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Gia đình Phật tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
-
NHÌN NHẬN ĐÚNG
VỀ TỤC LỆ ĐỐT VÀNG MÃ
CỦA NGƯỜI VIỆT
CÓ PHẢI LÀ TỤC LỆ NỘI SINH ?
CÓ ĐÚNG VỚI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHẬT ?
CÓ LỢI LẠC CHO NGƯỜI VIỆT?
CÓ LỢI LẠC CHO CÁC HƯƠNG LINH ?
Hà Nội 2013/PL2557
Trang 3LỜI TỰA
Nam Mô Thường Trụ Tam Bảo Mười Phương Chư Phật
Nam Mô Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Hộ Pháp Thiên Thần, Thiên Long Bát Bộ
Nam Mô Đức Tỳ Lô Giá Na Phật
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Vương Quang Phật
Nam Mô Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát
Nam Mô Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh
Nam Mô Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông
ục lệ đốt vàng mã trong thực tế đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam Với những ai
chưa dành thời gian tìm hiểu về tục lệ này thì sẽ nghĩ rằng đó là tục lệ nội sinh của người Việt nhưng trong thực tế thì hoàn toàn trái ngược Trong hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã chịu ảnh hưởng
của nền văn hóa nô dịch Một số phong tục, tập quán của
T
Trang 4Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Truyền thống quý báu của dân tộc Việt là uống nước nhớ
nguồn, luôn luôn tưởng nhớ và thành kính với Ông bà Tổ tiên
Dân gian có câu: “Sống vì mồ vì mả chứ không ai sống vì cả
bát cơm” một phần nào đó cho chúng ta thấy sự coi trọng về tâm linh cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc tới
những người thân đã mất Việc đốt vàng mã đã là một trong những cách để người Việt thể hiện tấm lòng của mình với người đã khuất do ảnh hưởng sâu đậm của quan niệm bắt nguồn từ Trung Quốc là “Trần sao Âm vậy”
Khi đốt vàng mã người sống cảm thấy an lòng, cảm thấy mình đã làm được điều gì đó để thể hiện tấm lòng thành kính,
thể hiện sự quan tâm biết ơn tới Tổ tiên, tới các Đấng linh
thiêng hay vì đã có thể thực hiện một việc nào đó mà bản thân
đã không làm được cho người mất khi họ còn sống
Khi tìm hiểu một cách kĩ lưỡng giáo lý tuyệt đối và quý báu
của đức Phật - bậc chính đẳng chính giác - để lại, chúng ta sẽ
thấy rằng khi nhắm mắt xuôi tay, khi về với Ông bà Tổ tiên, khi
về với đất thì chỉ có cái nghiệp sẽ đi theo chúng ta mà thôi
Còn tiền tài, địa vị danh vọng, nhà cao, cửa rộng, vợ đẹp con
Trang 5sang, cơm ngon áo đẹp tất cả sẽ chấm hết Do đó mới có câu thơ rằng:
“Ta đi với nghiệp của ta,
Dù cho tốt xấu tạo ra tự mình Theo ta như bóng với hình
Ta thọ quả báo, phân minh kiết tường”
Một số các hương linh do lúc còn sống cũng như sau khi
mất không có điều kiện tìm hiểu, thọ nhận giáo lý của đức
Phật Cái tham, cái sân, cái si cũng như bản ngã của họ còn
bám chấp nhiều vào tình cảm cũng như vào đời sống vật chất của người dương nên họ khó siêu thoát Họ tồn tại trong cõi
thân trung ấm với nỗi khổ niềm đau vì phải xa lìa người thân,
xa lìa những của cải vật chất thuộc sở hữu của mình Trong Kinh Địa Tạng đức Phật đã nói rõ những nỗi đau khổ cùng cực
mà các hương linh phải thọ nhận
Do đó, khi người nhà triệu thỉnh hương linh lên, họ sẽ đòi hỏi được đốt cái này hay cái kia để thỏa mãn lòng tham sân si
cá nhân nhưng trong thực tế họ không thể hưởng thụ được vì còn đâu thân xác Chẳng qua họ muốn người nhà đốt vàng mã
vì muốn nhận được sự quan tâm cũng như để họ cảm thấy an lòng vì người thân đã không quên họ
Việc đốt vàng mã và cúng kiếng linh đình sẽ làm hương linh càng bám chấp vào cõi trần, quyến luyến cuộc sống trước đây và hương linh không thể siêu thoát lên một cảnh giới cao hơn (cảnh giới an lành an lạc hơn) Hương linh khi nhìn thấy
Trang 6Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
6
quần áo nhưng không mặc được, khi nhìn thấy mâm cao cỗ đầy nhưng không thưởng thức được nỗi khổ niềm đau lại dâng trào
Trong thực tế, chúng ta thường rải vàng làm lễ cho người thân đã mất khi xe tang đi trên đường hay đốt vàng, đồ mã cho các hương linh vào dịp giỗ tết, rằm tháng bẩy Một câu hỏi được đặt ra phải chăng cuộc sống của người âm hoàn toàn phụ thuộc vào người dương ?
Có người khi sống thì rất nghèo, không được đối xử tử tế
mà khi chết đi thì được người thân đốt cúng cho nào nhà lầu,
xe hơi, điện thoại đắt tiền, thậm chí cả vợ đẹp … thật vô lý vì nếu thực tế hương linh nhận được như vậy thì có lẽ chết đi sẽ
sung sướng hơn gấp vạn lần khi sống Hơn nữa những quốc gia, dân tộc không có tục lễ đốt vàng mã cho người đã mất thì không hiểu những người đã mất họ sẽ mặc gì và có tiền vàng
những vật chất phù du của cõi trần
Ngoài ra người sống cần phải tạo tác các công đức (cúng dường Tam Bảo, giúp đỡ người nghèo khó, phóng sinh cứu
Trang 7vật, hành thiện, ăn chay, tụng kinh niệm Phật …) rồi hồi hướng
công đức đó cho các hương linh Chỉ có công đức, phúc đức
đó mới có thể giúp cho các hương linh trong việc thoát khỏi khổ đau ở cõi thân trung ấm, cũng như ở các cõi xấu khác
Còn việc đốt vàng mã đã và đang làm lãng phí rất nhiều
của cải của xã hội Nó cổ súy cho vấn nạn mê tín dị đoan, tiếp
tay cho việc hủy hoại môi trường thiên nhiên, thậm chí đã và đang gây ra nhiều tai họa cho bản thân người đốt vàng mã hay xã hội bởi nguy cơ cháy nổ rất cao
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn Hóa Thông Tin, mỗi năm người Việt Nam dâng cúng cho thế giới tâm linh trung bình 50.000 tấn vàng mã và lượng vàng mã mà người dân Hà Nội đốt hàng năm có giá trị khoảng 400 tỷ đồng tiền thật Riêng ở đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh lượng vàng mã đem hóa mỗi ngày lên tới hàng tạ trị giá cả trăm triệu đồng
Còn ở phủ Tây Hồ vào những ngày rằm, ngày lễ tết, số
lượng khách hành lễ trung bình từ 500 đến 800 người Chúng
ta làm một phép tính đơn giản: Nếu mỗi người bỏ ra 15.000 VND cho vàng mã thì sẽ có khoảng gần 10.000 triệu đồng tiền
mặt bị lãng phí mỗi ngày Số tiền sẽ là không đếm được nếu
chúng ta tính đến việc đốt vàng mã tại các gia đình hay tại những đình, đền, miếu mạo khác trong lãnh thổ Việt Nam vào những dịp đó
Hãy hình dung xem nếu số tiền phí phạm cho việc đốt vàng mã đó, chúng ta dành cho việc xây dựng trường học,
Trang 8Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
8
bệnh viện, trạm y tế cho đồng bào dân tộc vùng xâu, vùng xa,
giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những bà
mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người nghèo khó, giúp
đỡ những đứa trẻ mồ côi hay những người bệnh tật thì chúng
ta đã làm được những công đức vô lượng nhằm tích lũy phúc đức cho chính bản thân, cho gia đình, cho dòng tộc hay góp phần làm cho xã hội hạnh phúc lên rất nhiều vì có nhiều người bớt đi được nỗi khổ
Trong thực tế nguyên vật liệu cũng như quy trình sản xuất
đồ vàng mã hoàn toàn không thanh tịnh và sạch sẽ Chẳng nhẽ chúng ta lại đem dâng cúng những thứ bất tịnh đó tới các Đấng linh thiêng, tới Ông bà Tổ tiên
Đức Phật như chúng ta đã biết Ngài từ bỏ lầu son, gác tía, cung vàng điện ngọc để tìm ra con đường giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau, Ngài đâu cần những thứ vàng mã trần tục
đó
Nhiều kẻ buôn Thần bán Thánh hay những kẻ hoang tưởng cho rằng mình có căn của Thánh này, Hoàng nọ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tâm linh hay sự mê muội của những
người khác để vụ lợi cá nhân bằng cách dọa nạt: Thánh trách mắng vì thiếu lễ, thiếu vàng mã, cần phải làm lễ đốt vàng, đốt
mã nếu không sẽ bị vật chết …
Ta có thể thấy rõ trong những buổi trình đồng mở phủ, hầu
đồng hay giải hạn, trả nợ Tào quan hiện nay, có những người
Trang 9mê muội đã thiêu hủy hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho tiền vàng, hình nhân, voi, ngựa, rắn…
Tiền thật được đốt gián tiếp qua ngựa, voi, hình nhân giấy
Các bậc được nhân dân tôn làm Thánh Linh Đất Việt từ Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, Đức Thánh Chử Đồng Tử, Đức Tản Viên Sơn Thánh … các Chầu, các Chúa , Ngũ Vị Tôn Quan… cho tới Quan Hoàng
Bơ, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười, Cô Bơ, Cô Chín … hay Công đồng các Giá, Hội đồng các Quan mười tám cửa ngàn mười hai cửa bể … ta cần phải biết rõ rằng các Ngài không phải là ai xa lạ mà chính là Nguồn cội, là Tổ tiên, là Ông
bà, Cha Mẹ của chúng ta
Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS Ngô Đức Thịnh: Một hiện thân của Thánh Mẫu tối cao là Liễu Hạnh Thánh Mẫu (Tiên Thiên Thánh Mẫu) là con người tuy gốc từ cõi tiên trên thiên đình, nhưng đã đầu thai thành người trần, có đời sống bình thường như mọi người, có chồng, có con, đã từng giao
du với nhiều danh nhân thiên hạ Tài năng và công đức của Liễu Hạnh Thánh Mẫu đã được nhân dân ca ngợi, truyền tụng bao đời Còn Mẹ Âu Cơ được xem là Mẫu Thượng Ngàn
Trang 10Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
10
Trong hàng ngũ vị Quan Lớn, theo quan niệm của dân
gian nhiều vị Thánh đã từng là các nhân vật lịch sử Quan
Tam Phủ gốc là một võ tướng thời Hùng Vương, Quan lớn
Tuần Tranh hay Quan Đệ Ngũ là tướng Cao Lỗ, một danh
tướng thời An Dương Vương hay có nơi lại coi ông là một võ
tướng thời Trần
Quan Đệ Nhị tương truyền là tướng Lê Sát đã từng chém
đầu Liễu Thăng Danh tướng Trần Hưng Đạo (đức Thánh
Trần) và các bộ tướng của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần
Quang Khải… cũng được tích hợp vào điện thần Tứ Phủ
Trong hàng Chúa, Chầu Bà, nhiều vị thần linh cũng là
những nhân vật có công với nước với dân :
Chầu Lục tương truyền là con gái của đức Tản Viên Sơn
Thánh, đã từng báo mộng cho vua Lê Lợi vượt qua cạm bẫy
của quân Minh, bảo toàn lực lượng để kháng chiến tới thắng
lợi Chầu Mười là người Thổ là vị tướng cầm quân đánh tan
cánh quân Liễu Thăng tại ải Chi Lăng và sau đó trấn giữ của
ải đông bắc của Đại Việt
Chúa Thác Bờ tương truyền là mẹ nuôi của vua Lê Lợi
Chầu Đệ Tứ vốn là vợ vị tướng cầm quân đi đánh giặc, ở nhà
bà đã đem của cải ban phát cho dân nghèo Chầu Đệ Ngũ là
công chúa nhà Lý đã bỏ hoàng cung đi tu, Chầu Bát Nàn là bộ
tướng của Hai Bà Trưng… Các vị Thánh hàng các ông Hoàng,
nhiều ông cũng là những danh tướng có công diệt giặc, giữ
Trang 11gìn biên cương, khai phá đất đai, mang lại lợi ích cho dân cho
nước :
Ông Hoàng Đệ Nhất là danh tướng dưới thời vua Lê Lợi
Ông Hoàng Đôi là người Dao đã từng cầm quân bảo vệ dân ở
vùng Cẩm Phả hay là Quan Triệu Tường người có công khai
phá vùng đất Thanh Hóa, nay được nhân dân địa phương tôn
thờ
Ông Hoàng Bơ (Ba) được xem là trạng nguyên Phùng
Khắc Khoan Ông Hoàng Lục tức tướng Trần Lưu góp công
đánh giặc Minh Ông Hoàng Bẩy là quan triều đình chấn giữ
vùng Lào Cai, Yên Bái Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê,
người gốc Nghệ An … Ngoài ra một số vị thần linh hàng Cô và
hàng Cậu cũng đều được gắn với các nhân vật và sự kiện lịch
sử của nước Việt
Các Ngài là những người đã hi sinh tính mạng, hi sinh cả
cuộc đời vì nền độc lập của dân tộc, vì sự tồn tại và phát triển
của nòi giống Tiên Rồng Các Ngài sống làm tướng, chết vị
thần để tiếp tục cứu giúp con cháu thì không có lý do gì để các
Ngài còn cái tâm tham tiếc của người đời và cần những thứ
vàng mã hay đồ cúng rẻ tiền, bất tịnh của trần gian Các Ngài
chỉ cần cái Tâm Thành và mong con cháu của mình có trí tuệ,
luôn được hạnh phúc bình an, sống hiếu thảo, thuận hòa,
sống tuân theo kỷ cương pháp luật và luân thường đạo lý
Trang 12Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu và nhận thức rõ :
- T ổ tiên nào, Ông bà nào lại đi hại con cháu mình, bắt con cháu mình phải gồng mình đi vay mượn để làm lễ trình đồng, mở phủ, phạt con cháu mình chỉ vì hoàn cảnh khó khăn mà không có đủ lễ vật, chỉ vì nghèo
mà không đốt đủ vàng mã dâng cúng Hãy thức tỉnh
và hiểu rằng chính những kẻ buôn thần bán thánh, những kẻ hoang tưởng vì tự lợi thấp hèn đã biến Ông
bà Tổ tiên mình thành những con ngáo ộp đáng sợ
- T ổ tiên nào, Ông bà nào lại vui mừng khi nhìn con cháu tàn phá thiên nhiên đất nước làm lễ vật tỏ lòng thành kính với mình
- T ổ tiên nào vui mừng khi thấy con cháu lãng phí tiền bạc trong khi còn nhiều người Việt Nam khác đang nghèo đói, khổ đau, thiếu thốn cái ăn cái mặc
- T ổ tiên nào vui khi thấy con cháu dâng cúng mình những đồ vật bất tịnh và áp đặt cho mình phải tiêu tiền ngoại quốc như tiền Đô La giả, tiền Euro giả
- T ổ tiên nào vui khi thấy con cháu dâng cúng mình với những lời xin xỏ vô lý, thậm chí trái đạo lý và mang đậm tính chất đút lót, trao đổi có điều kiện
Trang 13Đạo Phật khi du nhập vào bất kỳ một đất nước nào luôn
dung hòa với văn hóa bản địa mà không hề gây những cuộc
chiến về tôn giáo do bản chất đại từ đại bi Chính vì vậy, đạo
Phật nói chung và đạo Phật Việt Nam nói riêng cũng đã và
đang bị pha trộn những hình thức mê tín dị đoan của dân gian,
hình thức mê tín dị đoan của những tín ngưỡng, tôn giáo khác
Hiện nay tại nhiều ngôi chùa vẫn cho phép việc đốt vàng
đốt mã, thậm chí là đốt hoành tráng vì có những lễ trình đồng,
hầu đồng lai tạp không đúng với ý nghĩa nguyên bản và vì có
những lễ dâng sao giải hạn, những lễ trả nợ Tào quan phi lý
Đạo Phật đang bị đánh đồng với nhiều thứ tà kiến khác
Thầy đồng, thầy cúng, thầy pháp, thầy bùa… khi làm gì cho dù
mục đích sai với chính Pháp của đức Phật đều bắt đầu bằng
tiếng Nam Mô A Di Đà Phật Thiết nghĩ đã đến lúc cần lấy lại
sự trang nghiêm thanh tịnh vốn có của đạo Phật, cũng như
cần nghiêm túc thực hành chánh Pháp của đức Phật
Hiện nay có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo ngoại
nhập không phải đạo nội sinh còn việc đốt vàng mã vốn là
truyền thống lâu đời và là nét đẹp của văn hóa người Việt nên
cần phải giữ gìn bản sắc Đó thực sự là một nhận định không
chính xác Có thể chỉ vì không biết rõ nguồn gốc nên cứ theo
tục “trước làm sao, nay làm vậy” Sau khi tìm hiểu nguồn gốc
của nó ta thấy rõ hiện nay tục lệ đó là một tục lệ không mang
lại lợi lạc cho các hương linh và gây lãng phí, cần phải dần
được giảm thiểu trong đời sống tâm linh của người Việt
Trang 14Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
14
Thực tế, một nước nhỏ luôn chịu những ảnh hưởng văn
hóa từ các nước lớn, tuy nhiên chúng ta cần phải biết chọn lọc
lấy những cái hay, cái có ích, đồng thời với tinh thần hòa nhập
chứ không hòa tan Đã là người Phật tử chúng ta cần phải tìm
hiểu giáo lý của đức Phật một cách sâu sắc và không khoan
nhượng hay dung túng những hủ tục đặc biệt là tục lệ đốt
vàng mã một cách thái quá
Tuy nhiên có người sẽ cho rằng: Tiền của họ là do họ
kiếm ra, vì vậy họ có thể tùy tâm tùy ý mà đốt vàng mã để
dâng cúng và theo họ nếu không đốt vàng mã nữa thì những
người làm vãng mã sẽ thất nghiệp Đây là những quan điểm
nếu nghe không thì có vẻ hợp lý
Bởi vì đúng là tiền của họ kiếm được thì họ có thể tùy ý sử
dụng Nhưng liệu họ có biết rằng, do đâu mà họ có được sự
no đủ ấy ? Có phải nhờ hồng phúc của Tổ tiên hay không ? Có
phải là nhờ các bậc tiền nhân đi trước đã xả thân để họ có
được sự no đủ trong bình yên như ngày nay? hay họ luôn cho
rằng tiền mà họ có được là do sự thông minh của mình
Việc giảm thiểu và tiến tới không đốt vàng mã cũng sẽ
giống như việc cấm đốt pháo hay việc cấm quảng cáo cho
thuốc lá Chúng ta cần cân nhắc giữa cái lợi và cái hại Nếu đi
tìm hiểu số liệu thống kê về những thiệt hại trực tiếp hay gián
tiếp của việc đốt vàng mã (tài nguyên rừng bị hủy hoại, những
vụ cháy rừng, cháy nhà, chết người do đốt vàng mã, thất thoát
ngoại tệ…) chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ hiểu vì sao nên hạn chế
Trang 15đốt vàng mã Trong thực tế, khi giảm đốt vàng mã, những
người sản xuất vàng mã họ sẽ chuyển sang làm việc trong
những ngành nghề khác cũng giống như những người làm
nghề pháo nổ đã từng làm
Tôi tin rằng những người có lập luận ủng hộ cho việc đốt
vàng mã sẽ thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động sau khi
đọc những luận điểm đã được phân tích ở phía trên cũng như
sau khi đi tìm hiểu nội dung những bài viết và phóng sự được
trích dẫn trong phần sau của cuốn sách này
Xin được trích bài kệ của Cố Đại lão Hoà Thượng Thích
Trí Hải (1906-1979) - bậc danh tăng trong lịch sử Phật giáo
Việt Nam viết nhằm châm biếm nạn đốt vàng mã
Chị tin vàng mã được sao?
Áo kia quần nọ mặc vào hở thân Hia hài ai xỏ vừa chân
Mũ vuông đồ sộ ai khuân lên đầu Ngựa bằng chú chó gâu gâu Voi to rỗng ruột bôi màu nhọ nhem
Lính thì nhỏ quá trẻ em Vàng thoi là nứa, bạc tiền cát-tông
Việc đốt mã ví thành công, Dưới âm người vật ai ko phì cười Xin đừng mê tín chị ơi…
Trang 16Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
16
Vẫn luôn biết rằng bỏ một tục lệ lâu đời đã ăn sâu, bén rễ
vào tâm thức của người Việt là không hề dễ Vì thế, đầu tiên
từ đốt nhiều, đốt lãng phí chúng ta giảm xuống đốt ít, đốt
mang tính chất tượng trưng Rồi từ đốt ít giảm dần xuống đốt
ít hơn nữa và tiến tới chấm dứt hẳn việc đốt vàng mã Song
song với việc giảm đó hãy thay đồ vàng mã bằng những thứ
có thật (tiền thật, quần áo thật, hoa quả …) Với những thứ có
thật đó chúng ta có thể tái sử dụng tránh lãng phí cũng như chia sẻ với những người khác Và chúng ta cũng cần phải biết
rằng việc đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, tại nơi di tích lịch
sử - văn hóa hay tại nơi công cộng khác là vi phạm pháp luật
Với tâm niệm mong muốn người Việt Nam chúng ta có
một cái nhìn đúng đắn và sáng suốt hơn đối với tục lệ đốt
vàng mã đã tồn tại từ lâu đời, cũng như muốn rằng mỗi người
Việt Nam sẽ tìm ra cho mình một cách thể hiện sự biết ơn và
lòng thành kính tới các Đấng linh thiêng cũng như tới Ông bà
Tổ tiên trong chính niệm Gia đình Phật tử (GĐPT) chúng tôi
xin gửi đến quý vị cuốn sách:
“Nhìn nhận đúng về tục lệ đốt vàng mã của người Việt”
Cuốn sách là tập hợp có chọn lọc những bài viết, bài
pháp thoại và phóng sự quý báu từ thập niên 30 cho tới ngày
nay, cụ thể như sau :
- Bài viết của Hòa Thượng Thích Tố Liên vào năm 1952
về nguồn gốc của tục lệ đốt vàng mã
Trang 17- Trích ‘‘Khai Th ị’’ quyển 2 của Hòa Thượng Tuyên Hóa
nói về bài trừ sắc thái mê tín
- Trích bài giảng pháp ‘‘Nghiệp và Luân Hồi’’ ngày
22/10/2006 tại chùa Ấn Quang của Đại Đức Thích Nhật
Từ - trụ trì chùa Giác Ngộ
- Bài viết: ‘‘Bàn về đồ mã’’(Những điều thiệt hại cho nước
Việt, cho dân Việt khi đốt vàng mã) của Báo “Đuốc Tuệ” -
cơ quan Hoằng Pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, trụ sở
đặt tại chùa Quán Sứ Số đầu tiên ra ngày 10-12-1935
(nguồn Internet)
- Bài phóng vấn của ông Ngô Lê Lợi với Tiến sỹ Vũ Thế
Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ
Tin học Ứng dụng UIA về việc "người âm" có nhận được
đồ vàng mã hay không?
- Bài phóng vấn của phóng viên Cao Hồng với Giáo sư,
Tiến sỹ Trần Lâm Biền Ông là một trong những nhà
nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công trình nghiên
cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam
- Bài phóng vấn Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh nguyên
là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nay
là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hoá
Tín ngưỡng Việt Nam, là Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn
hóa Quốc gia và Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á
Trang 18Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
18
- Trích bài phỏng vấn của phóng viên Hoàng Anh Sướng
với nhà Ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về tục lệ đốt
vàng mã
- Trích bài Pháp thoại của Nhà Ngoại cảm Nguyễn Văn
Nhã tại chùa Diên Quang ngày 10/10/2010 về tục lệ đốt
vàng mã
- Phóng sự của phóng viên Quách Dương về: Ngôi làng
'bỗng dưng' bỏ đốt vàng mã từ năm 1945
- Phóng sự của phóng viên Ngân Anh về: Ngôi chùa
không đốt vàng mã trong suốt 12 năm liền để có trên 06
tỷ đồng thực hiện các hoạt động từ thiện
- Những vụ đốt mã khủng và những ví dụ thực tế thể hiện
sự mê muội và lãng phí tột độ (nguồn Internet)
- Thống kê những thiệt hại do nguyên nhân đốt vàng mã 5
tháng đầu năm 2013 (nguồn Internet)
- Trích Ngh ị định 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/09/2010 về mức phạt tiền đối với
hành động đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch
sử - văn hóa, nơi công cộng khác cũng như mức phạt đối
với các hoạt động truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan
Kính xin tác giả của các bài viết, các phóng sự nêu trên
cho phép Gia đình Phật tử chúng tôi được trích dẫn vì sự lợi
lạc cho nước Việt, cho cộng đồng người Việt
Trang 19Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, mặc dù Gia đình
Phật tử chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong quý vị đọc giả hoan hỷ đón
nhận và đóng góp ý kiến
Trong thực tế, việc hoằng dương Phật Pháp luôn có
những ảnh hưởng vô cùng tích cực và sâu rộng trên mọi lĩnh
vực của từng quốc gia, từng dân tộc, từng địa phương, từng
xóm làng thôn bản, từng gia đình, từng cá nhân mỗi một con
người Nó không chỉ là việc riêng của một ai mà cần sự chung
tay góp sức của tất cả chúng ta
Hãy bớt đi một chai bia, một chai rượu, một bao thuốc …
dùng số tiền nhỏ đó để nhân tài liệu này thành 3 bản và gửi
đến bè bạn, đồng nghiệp hay những người thân yêu của mình
“Chúng con kính xin Chư vị được hồi hướng công đức nhỏ bé này tới khắp các đệ tử, tới khắp các chúng sinh vì
mọi lý do chưa được vãng sinh, nguyện cầu tất cả đều
Trang 20Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Hòa Thượng Thích Tố Liên
Hoà Thượng Thích Tố Liên (1903-1977) là một tu
sĩ Phật giáo Việt Nam, ông là người có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đưa Phật giáo Việt Nam hòa nhập với Phật giáo Thế giới
Sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, ông chủ trương Thống nhất Phật giáo, Đoàn kết Tăng già và kết quả là Giáo hội Tăng già Bắc Việt ra đời do ông làm chủ tịch, và đồng thời là Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam
Trong thời kỳ 1945-1954, ông là trụ trì tại chùa Quán Sứ, chủ nhiệm và là chủ bút tờ nguyệt san Phương Tiện
Tháng 5 năm 1950, ông đại diện cho Phật giáo Việt Nam đi dự hội nghị thành lập Hội Phật giáo Thế
Trang 21Giới tại Srilanka và đưa Phật giáo Việt Nam vào tư
cách là sáng lập viên
Năm 1951, ông là sáng lập viên cũng như Tổng thư
ký của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức thống
nhất Phật giáo toàn quốc, gồm cả Tăng già và Cư sĩ ở
cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam, tiền thân
của Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam sau này
NGUYÊN NHÂN TỤC LỆ ĐỐT VÀNG MÃ 1952
có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch rõ cái nguyên nhân
của tục lệ đốt vàng mã
Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: Tục
chôn người chết của nước Tầu về đời thượng cổ, một
khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan
không ván, lại cũng không khanh phần mộ chi cả
Đến đời vua Hoàng Đế (2679 trước Tây lịch) cho
rằng: Con cháu đối với Ông bà, Cha mẹ trong việc mai
táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông
Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất Trải
qua đời Hoàng Đế đến đời nhà Ngu, cái lệ tục chôn cất
người chết chỉ có thế thôi
Trang 22Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
22
Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người
Tầu mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng
tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v
để đem theo người chết Các đồ vật đó được gọi là
minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem
chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ
nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy
Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có
người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người
bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết Đến
đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng mâm
bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người
chết nữa Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật
chôn theo
Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã
bắt đầu văn minh Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết
cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với
người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang,
hèn trong việc lễ nghi chôn cất
Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ
được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật
Trang 23theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết Còn
từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn
theo độc một thứ đồ giả thôi Nếu người hèn hạ nào mà
dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “
Tiếm lễ”
Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất
là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là
khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ
hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống,
sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết
Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở
sách TẢ TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua
Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ
xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn
sống theo Mục Công, vì Mục Công khi còn sống, yêu
quý nhất ba anh em họ Tứ Xa Người trong nước tỏ
lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ Xa là người hiền
đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa
mai
Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ Xa đều là
người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi
Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số
Trang 24Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
24
là Mục Công Nếu ba trăm người như chúng tôi này
được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người
hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay” Về
sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với
người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ
“Sô-linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại
dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước
Sách Trang Tử chép rằng: Vua Mục Vương nhà
Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến Sư chế
ra người cỏ để chôn theo người chết Đức Khổng Tử
đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẫn uất mà thống
mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với
người chết là bất nhân” Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm
với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độc
rằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”
Đến đời nhà Hán, giới tri thức Nho học cảm động
với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong
tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới
bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôn
theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để
cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ Còn các
thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn
Trang 25sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo
hết Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta
lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh
phần mộ nữa
Đến đây chúng ta sẽ lại tìm thấy nguyên nhân của
tục lệ đốt vàng mã giấy Đời Hán Hoa đến năm Nguyên
Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy vỏ
cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có
giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo
đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho
vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ
Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua
Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ
làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã
dùng trong khi nhà vua có tế lễ Chúng ta có thể liệt
Vương Dũ vào hạng Thủy tổ nghề vàng mã được
Đức Phật Thích Ca Ngài không hề dạy đốt vàng mã
để cúng gia tiên Tại sao ngày rằm tháng bẩy là ngày lễ
trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật
đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên Chính
nghĩa ngày rằm tháng bẩy của Phật giáo là thế này:
Ngài Mục Kiền Liên là bậc đại đệ tử của Đức Phật
Trang 26Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
26
Thích Ca Ngài đã tu chứng được 6 phép thần thông,
mắt trông thấy thân mẫu Ngài là Bà Thanh Đề phải đầy
đọa ở địa ngục, mà Ngài không sao cứu được mới cầu
cứu đến Đức Phật
Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu
chăng nữa, cũng không có thể cứu được tội nghiệp của
thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư
Tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông
được
Ngày rằm tháng bẩy sắp tới đây, nó sẽ là ngày của
chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ
Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng
dàng chư Tăng Các Ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu
ông được giải thoát”
Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bẩy chỉ có thế
thôi, không hơn không kém Chúng ta có ai thấy Phật
dạy đốt vàng mã cúng gia tiên về ngày rằm tháng bẩy
đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín di đoan ấy?
Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bẩy
là thế này: Triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) nhằm
lúc Phật giáo cực thịnh ở Tầu, vị sư tên là: Đạo Tăng
muốn cho dân chúng Tầu vì ngày rằm tháng bảy mà
Trang 27bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã
của nhân dân Tầu vào tâu với vua Đạt Tôn rằng: Rằm
tháng bẩy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội
phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ,
trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bẩy nên
đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng
Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất
hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng liền hạ chiếu cho thiên
hạ, thế là nhân dân nước Tàu lại được dịp thi nhau đốt
chẳng bao lâu lại bị chư tăng công kích bài trừ về việc
đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo làm cho
cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa
Phần lớn dân chúng Tầu hồi đó tỉnh ngộ cùng nhau
bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống
về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là
người Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ người đã
bịa đặt chế ra đồ vàng mã
Thất nghiệp, Vương Luân mới bàn cùng với các
bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp
hàng mã Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết
được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được
Trang 28Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
28
khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức
ăn, nước uống Đương khi xóm làng đến thăm viếng
đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của
ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình
nhân thế mệnh ra cúng người chết
Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và
nhân phủ "Chà chà phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ
,thiêng liêng quá nhỉ" Khi mọi người đương suýt xoa
khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy
hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên
Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài
Chàng giả chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù,
trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra, với một
điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện
với công chúng rằng: "Các thần thánh trong tam, tứ phủ
vừa nhận được hình nhân thế mệnh cho tôi, với tiền
bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn bảy vía của tôi
được phục sinh về nhân thế"
Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng
hình nhân có thể thế mệnh được và thánh thần trong
tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và
cho tăng thêm tuổi thọ Từ đấy các nghề hàng mã lại
Trang 29được phục hưng một cách nhanh chóng vì không
những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã, mà đến cả
thiên, địa, quỷ, thần trong tam, tứ phủ cũng tiêu dùng
đồ, thì đương nhiên là vàng mã phải đắt hàng Chuyện
này còn chép rõ ràng ở sách Trực Ngôn Cảnh Giáo
Như thế, chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận rằng:
"Bịa đặt ra tục lệ mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế
mạng vào lễ tam, tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày
nay là bắt đầu từ người Vương Luân Người Trung Hoa
đã bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc
đến nay đã được 1847 năm (1052-1952)
Dân tộc Việt Nam chúng ta mê tín cũng chẳng kém
thế, nhưng vì trước đây, chúng ta bị họ đô hộ hơn 1000
năm Phong tục của người họ như thế nào, người mình
cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay,
dở, phải, trái, tà, chính Đó là do cái tính cẩu thả, phụ
họa của người mình
Nếu chúng ta đã thừa nhận tinh thần của dân tộc
Việt Nam đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên,
vậy thì xin hỏi giới trí thức Việt Nam: hiện tại có ai tìm
thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã
ở Kinh sách nào?
Trang 30Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần tôi xin thiết tha yêu cầu người Việt Nam ta bỏ tục lệ đốt vàng mã đi, và khuyên mọi người cùng bỏ tục lệ ấy
Chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ tục lệ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy
Trang 31Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hòa Thượng Tuyên Hóa đã hi sinh cả cuộc đời để đưa giáo nghĩa Phật Pháp phổ cập khắp nơi trên thế giới, hầu mong cứu vãn thế nhân Ngài nói:"Lúc xuất gia, tôi muốn tìm ra lý do tại sao nghĩa lý viên mãn của Phật giáo chỉ được một số ít người trên thế gian tu học, còn giáo lý của đạo Tin Lành cùng Thiên Chúa được phổ cập toàn cầu
Nghiền ngẫm nghiên cứu mãi, tôi phát giác ra rằng
Phật giáo ra ngôn ngữ văn tự của các nước trên thế giới Ngược lại, đạo Thiên Chúa và Tin Lành đã phiên dịch 'Thánh Kinh' của họ ra ngôn ngữ của mọi quốc gia, khiến ai ai đọc qua liền hiểu ngay Nếu Kinh điển Phật giáo được phiên dịch ra mọi ngôn ngữ thì Phật giáo sẽ
tự được phổ cập khắp nơi mà không cần cầu mong Do
Trang 32Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
32
đó, vừa xuất gia, tuy không biết một ngoại ngữ nào, tôi
vẫn phát nguyện rằng nếu còn sống ngày nào thì tôi sẽ
giúp Kinh điển Phật giáo được phiên dịch ra mọi ngôn
ngữ văn tự Ðây là chí nguyện của tôi, và tôi sẽ tận
dụng mọi khả năng để thúc đẩy thực hiện công tác
này."
KHAI THỊ 2 : BÀI TRỪ SẮC THÁI MÊ TÍN
(Vạn Phật Thành ngày 15 tháng 10 năm 1983)
Tôi có cảm giác rằng Phật Giáo Trung Hoa còn tồn
tại rất nhiều hình thái mê tín, đầy dẫy chuyện không
hợp lý, khiến người đời sinh hoài nghi và chẳng tin
Phật Những điều như vậy chắc chắn phải cải cách
Nếu không sửa đổi một cách triệt để thì tiền đồ của
Phật Giáo trong tương lai sẽ như thế nào?
Thí dụ như những kẻ tới chùa thắp hương, họ nghĩ
rằng thắp càng nhiều thì công đức càng lớn, kỳ thật đó
là quan niệm sai lầm Cúng hương cho Phật là biểu thị
lòng cung kính Chỉ cần mình thành tâm thắp một cây
nhang là đủ rồi, cần gì phải thắp nhiều Nếu tâm không
thành thì thắp bao nhiêu nhang cũng chẳng được cảm
ứng Phật không phải là kẻ thích ngửi mùi hương, nếu
Phật thích hương thơm thì cũng giống như phàm phu,
Trang 33chẳng có gì khác biệt Cái phong khí như vậy cần phải
sửa đổi, nếu không thì người ta hoài nghi rằng Phật
tham ngửi mùi hương thơm Cho nên vô tình mà mình
đã làm đức cao thượng của Ngài bị ô nhiễm, thật là tội
lỗi vô cùng
Có những kẻ thiếu hiểu biết tới chùa lễ Phật, đó là
chuyện tốt, song họ không biết lạy Phật có ý nghĩa gì
Họ chỉ biết cầu Phật phù hộ cho thăng chức, phát tài,
bình an hạnh phúc, rồi cầu xin con trai con gái, cầu
danh cầu lợi, cầu xin đủ chuyện; những thứ cầu đó đều
là biểu hiện của lòng ích kỷ, tự lợi, chẳng hề nghĩ tới
làm lợi ích cho người và cho đời gì cả Nếu cầu Phật và
Bồ Tát thì sẽ có ứng nghiệm vì các ngài không làm
chúng sinh thất vọng, song có lòng mong cầu không
đáy như vậy thì thật là sai lầm lắm
Khi thấy tình hình như vậy tôi cảm xúc vô cùng
Mình phải chỉ bày những người thiếu hiểu biết đó cách
lạy Phật, dạy họ rằng phải vì tín ngưỡng mà lạy Phật, vì
toàn thế giới, vì cầu hòa bình mà lạy Phật Dạy cho họ
khẩn cầu bằng tấm lòng chính đại quang minh, vì người
khác, chẳng vì mình, thì đó mới đúng là hành vi của
người Phật tử
Trang 34Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
Có những Thầy thiếu tri thức, tuyên truyền rằng nếu đốt vàng mã, đồ giấy, tiền giấy thì có công đức rất lớn,
và cho người chết có tiền chi xài, có thể hối lộ bọn cai ngục làm giảm hình phạt
Bà con khi nghe các Thầy nói vậy thì liền mua vàng
mã, tiền giấy để đốt, càng nhiều càng tốt, tin rằng Thầy nói là đúng, vì người xuất gia không biết nói láo Nhưng
bà con nào biết chuyện bí mật ở bên trong, những Thầy
đó đứng phía sau để thủ lợi mà mình nào hay? Nên các
vị phải hết sức sáng suốt mà suy xét, đừng để họ làm chuyện gian trá, lừa bịp tiền bạc Thủ đoạn như vậy thật là tệ hại, thấp hèn
Do đó, tôi muốn cải cách tập tục đốt vàng mã tiền giấy, mù quáng mê tín, để Phật Giáo đừng chịu tiếng oan rằng: đạo Phật là tôn giáo đề xướng và chủ trương chuyện đốt vàng mã, tiền giấy
Trang 35Đại Đức Thích Nhật Từ
Đại Đức Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn, xuất gia với Hoà Thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm1988
Ông du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp Tiến
Sỹ năm 2002 Ông là người sáng lập "Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay" và "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay" Đồng thời ông cũng là tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách viết về Phật giáo Hiện nay ông là trụ trì tại chùa Giác Ngộ
TRÍCH BÀI GIẢNG PHÁP ‘‘NGHIỆP & LUÂN HỒI’’
Câu hỏi thứ tư : Tôi quy theo đạo Phật trong gia đình có tang ma đốt giấy tiền vàng bạc, xà, phướn… có hợp với chân lý của đạo Phật hay không ?
Đây là một câu hỏi liên hệ đến phong tục khá phổ biến ở trong nước Việt Nam và Trung Hoa Tôi trả lời ngắn gọn là hoàn toàn không phù hợp và không cần
Trang 36Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
36
thiết Nguồn gốc của phong tục đốt giấy vàng mã nó
liên hệ đến nền văn hóa của Ai Cập
Nền văn hóa này quan niệm rằng cõi sống gồm có
hai phương diện: dương thế và âm phủ Dương thế là
tạm thời mấy mươi năm là kết thúc, còn âm phủ là đời
đời kiếp kiếp
Cho nên các vị vua Pharaon của đất nước Ai Cập
huyền bí đã mơ tưởng cái vàng son, quyền uy của
mình tạo dựng ra những kim tự tháp hoành tráng nhất
mà các vị vua trước chưa có để khi chết xuống hưởng
được cái giá trị hạnh phúc thông qua đời sống vật chất
sung túc này lâu đời
Cho nên quan niệm đó đã dẫn đến sự bất nhân và
bất công đối với rất nhiều hoàng phi, cung tần mỹ nữ,
những người đã từng có các quan hệ và tạo nên hạnh
phúc cho nhà vua
Người Trung Hoa khi chịu ảnh hưởng của nền văn
hóa Ai Cập theo thời gian đã có những biến chế Thay
vì chôn người thật họ làm hình nộm, thay vì để vàng
bạc, ngọc ngà châu báu ở dưới huyệt mộ thì người
Trung Hoa làm bằng giấy vàng mã
Trang 37Hiệu ứng của niềm tin sai lầm này là không thật
nhưng tác dụng từ hiệu ứng sai lầm đó là một nỗi khổ
niềm đau đối với cả kẻ sống lẫn người mất Ai đã từng
có những quan niệm này mà từ khi chết chưa được đi
đầu thai, trở thành những hồn ma vất vưởng đây đó lại
tăng cường ở trong cảm xúc và nhận thức một luồng
ảo giác rằng: tôi nghèo khổ quá, tôi không có quần áo
mặc, không có cơm ăn, không có các vật thực
Cái cơn nghiện đói khát này làm cho hương linh khổ
đau cùng cực cho nên bản thân các hương linh nếu
chưa được thọ thai đều là những người khổ đau Chính
Do vì trong lúc còn sống cái hiện tượng và kiến thức
mê tín dị đoan đã lan tràn quá nhiều trở thành phong
tục tập quán mà được người ta ca tụng như gắn liền
với cái niềm tin tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa người
sống và kẻ chết Cho nên làm cho người còn sống đã
có quan niệm sai lầm đó, khi chết họ vẫn kéo theo quan
niệm sai lầm này, họ không đi đầu thai được
Trang 38Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
38
Hương hồn không có thân thể vật lý, làm gì uống
được, làm gì ăn được, làm gì mặc được Cái ảo giác ăn
uống, mặc hưởng thụ làm cho họ bị khổ đau thật sự,
cho nên họ là những thành phần đáng thương chứ
không đáng sợ
Đức Phật dậy khi bị ma nhát, khi gặp ma, gặp quỷ
hãy trỗi lên lòng từ bi niệm một câu thần chú, một danh
hiệu Phật để mong cho hương linh này từ bỏ sự chấp
trước về tình cảm, gia tài, sự nghiệp, uẩn khúc, nỗi đau
uất hận để cho hương linh đó ra đi một cách nhẹ
nhàng
Cho nên đốt giấy vàng mã không có ai sài được và
ngược lại cái áo giác về sự sài giấy vàng mã này làm
cho các hương linh đó bị trói buộc
Cái nhà của người sống dù nghèo khó cũng có
chiều cao khoảng hai mét, rộng cũng vài mét vuông
Trong khi đó ngôi nhà giấy vàng mã chỉ có ba bốn tấc
Nếu như các vật dụng này có thể sài được thì chúng ta
sẽ biến ông bà tổ tiên, người thân, người thương của
mình trở thành những cậu bé tí hon hai tấc, chui vô ở
cái nhà nhỏ xíu ngoại trừ họ là những người đã huấn
luyện yoga thuộc loại bậc thấy mới có thể cuộn cả thân
Trang 39người ở trong một cái chiều cao chỉ khoảng chừng hai
tấc
Chúng ta thấy rất nhiều thứ vô lý, ấy thế mà phong
tục tập quán đó vẫn có sức sống vì niềm tin mê tín của
con người gắn liền với nỗi sợ hãi liên hệ đến hên xui,
được gọi là tam tai hay tứ tai
Tiền thật nếu bị cắt làm hai, giá trị giao hoán nó
không còn nữa, tờ rách còn không sài được nếu như bị
hỏa hoạn thì đồng tiền này sẽ trở thành tro bụi đâu có
sài được Trên dương gian còn sài không được, xuống
âm phủ còn là tro không sao sài được mà tiền chúng ta
thấy toàn đô la, euro Đó là một công nghệ làm tiền giả
nổi tiếng nhất thế giới Cũng rất may là luật pháp Việt
Nam quá dễ dãi không truy tố những người làm tiền giả
này ra pháp luật vì ăn cắp tác quyền đồng tiền của Hòa
Kỳ và đồng tiền của châu Âu
Tất cả những ảo ảnh, ảo giác này nó lại có ảnh
hưởng thật đối với nỗi khổ niềm đau của con người,
làm cho con người tiếc nối, bám víu, chấp trước Cho
nên trong lúc tẩm liệm người thân đừng có bao giờ để
thêm những đồ quý báu, áo quần mặc vào trong hòm,
nếu không hương linh sẽ tiếc nuối
Trang 40Gia Đình Phật Tử Tâm Pháp Tuệ sưu tầm & biên soạn
40
Ai mà có chừng năm sáu chục bộ đồ loại xịn, đồ
thời trang mà bỏ trong hòm là khó đi siêu sinh lắm Cứ
tưởng lại ngày lúc trước tôi còn sinh tiền, một ngày tôi
mặc tới ba bộ đồ Sáng bộ đồ khác, trưa bộ đồ khác, tối
bộ đồ khác
Cứ say mê tất cả thế giới hữu hình này, hương linh
sẽ bị vướng vào cái hòm, vướng vào huyệt mộ Nói
chung là tất cả những thế giới của vàng mã đều không
có tác dụng mà chỉ có tác hại đối với người ra đi Ấy thế
mà người ta vẫn không chịu bỏ Khi coi ngày giờ khâm
liệm cho quý Phật tử, chúng tôi thường khuyến tấn gia
chủ đừng nên mua cái này tốn tiền nhưng họ vẫn mua
Họ nói thà thừa còn hơn là thiếu, làm dư để khỏi phải
hối hận về sau này
Khi làm những cái nghiệp đó, Kinh điển nhà Phật
gọi là chúng ta gieo cái nghiệp hoang phí do vô minh
gây ra Ta đốt tiền bằng giấy vàng mã cho nên Phật
giáo nhất là giáo hội chúng ta gần đây đã vận động khi
đến mùa Vu Lan tháng bẩy và cái mùa thanh minh thì
các Phật tử đừng nên mua hãy lấy số tiền này mua vật
thực giúp cho những người bị khổ đau, những ông cụ
bà lão trong các viện dưỡng lão, hay các trẻ em mồ côi,
những người tàn tật, khuyết tật, khiếm thị có thêm