1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Độc quyền ngành điện ở nước ta hiện nay

21 3,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 448,67 KB

Nội dung

Điện là một loại năng lượng không thể thiếu đối với đời sống sinh hoạt người dân cũng như trong sản xuất và kinh doanh. Ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, và là 1 ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay, vì thế việc tập trung phát triển sản xuất, quản lý, phân phối điện năng sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phát triển của đất nước là tối cần thiết. Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải một doanh nghiệp nào có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, và chính những rào cản đó mà ngành điện nước ta ngay từ đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở, nền tảng, giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý. Và từ khi thành lập đến nay, nước ta cũng chỉ có một và chỉ một doanh nghiệp độc quyền quản lý gần như tuyệt đối trong các lãnh vực sản xuất, xây dựng mạng lưới, truyền tải, phân phối điện năng…đến người tiêu dùng đó là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền của ngành điện, để mang lại giá trị, chất lượng cũng như độ thoả mãn tối đa nhất cho người dân, nhưng nước ta đến hiện nay vẫn giữ nguyên cơ chế độc quyền của ngành điện. Chính vì thế mà đã sinh ra lắm căn bệnh, bệnh cửa quyền, bệnh mập mờ, thiếu trung thực, bệnh quản lý yếu kém gây thất thoát hiệu quả đầu tư…Từ đó dẫn đến những chỉ trích, phê phán, thắc mắc cần giải quyết của đông đảo người dân. Dường như đã trở thành “điệp khúc” trong nhiều năm qua, cứ vào dịp đầu hè là người dân và các doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu điện gay gắt. Vậy lỗi do ai? Tìm hiểu đề tài “ Tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay”, nhóm em mong muốn đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BỘ MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG

Đề tài: Tình hình độc quyền ngành điện ở nước ta hiện nay Nhóm : Giáo viên hướng dẫn:

1 Đậu Thị Sương K46C_KHĐT Cô: Dư Anh Thơ

Trang 2

HUẾ, 4/2015

Trang 3

vì thế việc tập trung phát triển sản xuất, quản lý, phân phối điện năng sao cho hợp

lý, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phát triển của đất nước là tối cần thiết Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải một doanh nghiệp nào có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, và chính những rào cản

đó mà ngành điện nước ta ngay từ đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở, nền tảng, giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý Và từ khi thành lập đến nay, nước ta cũng chỉ có một và chỉ một doanh nghiệp độc quyền quản lý gần như tuyệt đối trong các lãnh vực sản xuất, xây dựng mạng lưới, truyền tải, phân phối điện năng…đến người tiêu dùng đó là Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền của ngành điện, để mang lại giá trị, chất lượng cũng như độ thoả mãn tối đa nhất cho người dân, nhưng nước ta đến hiện nay vẫn giữ nguyên cơ chế độc quyền của ngành điện Chính vì thế mà đã sinh ra lắm căn bệnh, bệnh cửa quyền, bệnh mập mờ, thiếu trung thực, bệnh quản lý yếu kém gây thất thoát hiệu quả đầu tư…Từ đó dẫn đến những chỉ trích, phê phán, thắc mắc cần giải quyết của đông đảo người dân Dường như đã trở thành “điệp khúc” trong nhiều năm qua, cứ vào dịp đầu hè là người dân

và các doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu điện gay gắt Vậy lỗi do ai? Tìm hiểu đề tài “ Tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay”, nhóm em mong muốn đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Trang 4

Vì kiến thức và thời gian còn hạn chế, nền bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô!

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. Cơ sở lý luận

I.1 Thất bại thị trường ?

Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.

Các trường hợp thất bại thị trường:

- Độc quyền: Khi thị trường chỉ do một hay một số hãng thống trị thì nguy cơ tồn

tại một thế lực độc quyền chi phối thị trường là rất lớn Trong trường hợp đó, lượng hàng hóa sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Ngoại ứng: là trường hợp xảy ra khi tác động của một giao dịch trên thị trường

có ảnh hưởng tới một đối tượng thứ ba ngoài người mua, nhưng tác động này lại không được tính đến

- Hàng hóa công cộng : đây là hàng hóa mà lợi ích tiêu dùng của nó chỉ có thể

được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người Những hàng hóa này có thể cho nhiều người đươc thụ hưởng nhưng không làm giảm lợi ích của người khác và không dễ gì ngăn cản được những cá nhân không đóng góp tài chính tiêu dùng hàng hóa công cộng, các doanh nghiệp tư nhân sẽ không cung cấp hàng hóa công cộng mà chính phủ phải cung cấp.

- Thông tin không đối xứng: Trên thị trường thường xuất hiện hiện tượng các

bên tham gia có lượng thông tin khác nhau gọi là thông tin không đối xứng Hiện

Trang 5

tượng này sẽ tạo ra sự thiệt thòi cho bên không dầy đủ thông tin so với bên kia , buộc chính phủ phải can thiệp.

- Bất ổn định kinh tế: Lạm phát và thất nghiệp là căn bệnh cố hữu của nền kinh

tế gây ra nhiều tổn thất cho xã hội , tạo nên sự bất ổn định kinh tế buộc chính phủ phải can thiệp.

- Mất công bằng xã hội: Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến sự

thiếu công bằng trong xã hội Do đó chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập , trợ giúp, trợ cấp cho các đối tượng nghèo tạo sự bình đẳng về cơ hội cho các cá nhân trong xã hội.

- Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng: Hàng hóa khuyến dụng là

những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội nhưng các cá nhân không tự nguyện tiêu dùng chúng buộc chính phủ phải can thiệp buộc họ sử dụng.

1.2 Thế nào là độc quyền ?

Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và nhiều người mua Đồng thời xí nghiệp độc quyền chỉ sản xuất ra một sản phẩm riêng biệt, không có sản phẩm thay thế

1.2.1. Các hình thức độc quyền

a. Độc quyền thường

Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Nguyên nhân :

- Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh: Qúa trình cạnh tranh

sẽ làm cho doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và cuối cùng sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi Nếu như trong cuộc đua trên thị trường giữa các doanh nghiệp có doanh nghiệp nào đó bị đánh bại các doanh nghiệp khác dành vị trí thống trị thì hiện tượng độc quyền xảy ra.

- Do được Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty Nếu chi phí vận chuyển

Trang 6

quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực kinh tế nhất định nào đó

và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.

- Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.

- Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này

có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.

1.2.2 Tổn thất phúc lợi xã hội khi có độc quyền?

a Đối với độc quyền thường

Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng vớí chi phí biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng với chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn với giá bán cao hơn so với thị trường cạnh tranh Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền

b. Đối với độc quyền tự nhiên

Do chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền

sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên Khi đó sản lượng

sẽ thấp hơn và chi phí sẽ cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất giống với độc quyền thường.

Trang 7

Nhưng điểm khác nhau so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợi nhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí trung bình

1.2.3 Giải pháp can thiệp của chính phủ?

Từ việc phân tích ảnh hưởng của độc quyền kể trên ta có thể thấy rằng sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độc quyền là không thể xảy ra Vì vậy cần có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều tiết các doanh nghiệp độc quyền Chính phủ có thể sử dụng các công cụ điều tiết của mình như đánh thuế, ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền, sở hữu nhà nước đối với đối với độc quyền, can thiệp về giá,… để đưa thị trường về điểm có hiệu quả hơn.

II THỰC TRẠNG NGÀNH ĐIỆN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI ĐỘC

QUYỀN NGÀNH ĐIỆN ĐẾN NỀN KINH TẾ, XÃ HỘI NƯỚC TA

2.1. Tổng quan về ngành điện

Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo quyết định số 562/QD-TTG ngày 10/10/1994 của thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân Từ chỗ chỉ có 351 MW công suất năm

1954, đến cuối năm 2013 tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam đã lên tới 30.597 MW, đứng thứ 31 thế giới, sản lượng điện sản xuất và mua ngoài đạt 127,73

tỷ kWh/năm Tính đến hiện nay, Tổng công ty điện lực Việt Nam đã đưa nguồn điện

Trang 8

đến 100% số huyện, 99,57% số xã và hơn 97,85% số hộ nông thôn bằng hệ thống truyền tải điện siêu cao áp 500kv Bắc-Trung-Nam.

2.2 Thất bại thị trường do hành vi độc quyền của ngành điện

Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN cung cấp, sản lượng của EVN chiếm đến 74% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trên

cả nước (số liệu năm 2014) Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc quyền

tự nhiên EVN tham gia cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và điều độ quốc gia Ở Việt Nam chưa hề có đối thủ cạnh tranh các công ty sản xuất điện khác nếu có đều phải bán điện cho EVN với giá áp đặt đã tạo ra độc quyền một cách nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu dùng Trong những năm qua ngành điện luôn hoạt động trong tình trạng độc quyền dưới sự kiểm soát của tập đoàn EVN Do tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điện của nước ta nhiều năm qua nên đã thủ tiêu động lực sản xuất điện của EVN Chính vì thế tình trạng thiếu điện ở Việt Nam những năm qua hết sức nghiêm trọng

Từ trước đến nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện do EVN phân phối Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phần lớn đều do EVN quản lý Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dầu EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong đó có một số nhà máy

do PVN, TKV làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện Các khâu khác vẫn do EVN nắm, đặc biệt là khâu truyền tải và phân phối.

Trang 9

Vì nắm “đầu cán” ở khâu quan trọng này nên việc cung ứng điện tới tận người dân và doanh nghiệp vẫn do EVN đảm nhiệm Sự độc quyền của EVN còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện vừa thực hiện chức năng kinh doanh cộng với chức năng phân phối điện Xét về mặt hình thức, EVN có Bộ Công thương là Bộ chủ quản nhưng trên thực tế, dường như những “quyết sách” của EVN nhiều khi nằm ngoài “tầm với” của Bộ.

Một ví dụ điển hình là năm 2009, Bộ Công thương từng đưa ra phương án được xem là tiến bộ trong việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam Điểm mấu chốt của phương án này là: “Tái thiết kế tổng thể hệ thống điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện” bằng cách: gom các nhà máy phát điện do EVN quản lý nhằm thành lập một số tổng công ty phát điện hoạt động độc lập theo hướng cạnh tranh Tách tổng công ty truyền tải điện quốc gia và trung tâm điều độ

hệ thống diện quốc gia ra khỏi EVN thành công ty điều độ hệ thống điện quốc gia hoạt động độc lập, riêng rẽ, nằm ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của EVN Đề xuất này của Bộ chủ quản đã không nhận được sự đồng tình của EVN, EVN lập luận rằng, nếu thực hiện những biện pháp “chia” và “tách” trên sẽ làm suy giảm sức mạnh của

cả tập đoàn do tầm bao quát của EVN sẽ bị thu hẹp lại.

Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trên cùng một “sân chơi”, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá

cả hợp lý sẽ được khách hàng lựa chọn Lúc bấy giờ, khách hàng thực sự là các

“thượng đế” Điều này đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và các doanh nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN “định sẵn” trong khi chất lượng dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập.

Theo EVN- ông trùm của ngành điện Việt Nam- thì việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu dùng điện quá nhanh Điều này không khác nào EVN đổ lỗi hết cho người tiêu dùng chứ không phải một phần do lỗi của EVN Cũng theo EVN, một lý do quan trọng nữa là do Chính phủ Việt Nam không cho phép tăng giá điện Trong khi trong nhiều năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ 600 đồng/ kwh năm 1997 lên 948,5đ/kwh năm 2009, đến năm 2013 giá điện đã lên đến 1508,85đ/kwh và cho đến ngày 16/03/2015, EVN đã điều chỉnh giá điện tăng 7,5%, tương ứng với giá bán điện bình quân hiện nay là 1.622,05 đông/KWh Nếu điều chỉnh theo lạm phát thì giá điện thực tế đã giảm EVN cho rằng không thể tăng giá điện họ không thể có

đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lượng phát điện mới Và như thế, lỗi thiếu điện chung quy lại là do Chính phủ.

Bằng chứng là EVN vẫn có đủ nguồn lực để đầu tư mạnh vào những ngành thâm dụng vốn mà đặc biệt là kinh doanh thêm viễn thông – là ngành có chi phí rất lớn

và có môi trường cạnh tranh cao Tại sao EVN không dùng khoản vốn lớn này để

Trang 10

đầu tư vào việc thực hiện các dự án nâng cao cơ sở hạ tầng hay cho đường dây truyền tải điện vốn đã xuống cấp nghiêm trọng? Chúng ta đã qua quen thuộc với những quảng cáo của EVN telecom với những chi phí mà người tiêu dùng sử dụng

nó gần như được cho không Với chi phí cực rẻ, cho không thiết bị đầu cuối Chứng

tỏ Viễn thông điện lực có nguồn tài chính rất lớn Vậy tại sao EVN luôn kêu ca là thiếu vốn? Ngành điện vừa ở vào thế độc quyền, vừa chưa có những báo cáo minh bạch về tình hình tài chính nội bộ nên việc tăng giá có thể bắt nguồn từ sức mạnh độc quyền đặt giá, thay vì những khó khăn thực sự về tài chính như EVN vẫn nêu

ra

Việc sản lượng không tăng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu cũng như tốc độ mở rộng sản xuất trong nước có thể bắt nguồn từ hiệu quả tổ chức – quản lý thấp do thiếu cạnh tranh trong nội bộ ngành chứ không phải vì giá điện thấp Việc đẩy giá điện trong nước lên ngang bằng với giá điện khu vực là chưa hợp lý vì trong cấu trúc chi phí của ngành có nhiều loại chi phí thấp hơn các nước khác trong khu vực

Có thể nói EVN là tập đoàn có độc quyền kinh doanh điện Nó sở hữu hệ thống đường dây tải điện trên khắp cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện Lực Hà Nội, Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sản xuất điện trên toàn quốc (số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp) EVN mua điện của các nhà sản xuất điện của các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp này qua các hợp đồng dài hạn Nó có ưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì nó là người mua duy nhất EVN cũng không gặp tổn thất gì nếu

nó hoạt động không hiệu quả Trên thực tế, nó ít động cơ phải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi Chính phủ ép nó phải làm Một ví dụ về phi hiệu quả là thất thoát trên đường truyền và phân phối của ngành điện là 12,2% năm 2004 và 11,02% năm

2006 (theo số liệu của World Bank) - ở mức cao so với các nước trong khu vực Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 đến 2006 là do sức ép của Chính phủ yêu cầu EVN phải cắt giảm thất thoát xuống tới mức 8% Tuy nhiên EVN cũng khẳng định

là khó lòng giảm thấp hơn

Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, bán lẻ đường dây truyền tải EVN không có lý do gì để làm hài lòng khách hàng Người dùng điện hoặc phải tìm đến với nó hoặc phải tự sản xuất điện Là một nhà độc quyền EVN hoàn toàn có thể quyết định lượng điện phải cung cấp là bao nhiêu, tối thiểu cũng tới mức cung –cầu thị trường cân bằng Nói cách khác nêu nó sản xuất được 100 mw thì nó cũng tăng giá đến mức nhu cầu người tiêu dùng chỉ sử dụng còn mức 100mw Thậm chí EVN

có thể đóng cửa các nhà máy sản xuất không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung ứng điện và đẩy giá điện tăng cao hơn nữa Bằng chứng là hầu như không năm nào EVN không đề nghị Chính phủ cho tăng giá điện Tháng 5/1997 EVN yêu cầu Chính phủ cho tăng giá thêm 13% Tháng 6/1998 EVN đòi tăng giá 32% từ 689đ/kwh lên

Ngày đăng: 14/01/2016, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w