1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đức học

6 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 104,47 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù

Trang 1

KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CHỨC

NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Mục tiêu học tập

1 Trình bày được các khái niệm về đạo đức

2 Trình bày được các điểm cơ bản của các dạng đạo đức

I KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội

Quan niệm đạo đức hoàn toàn khác nhau khi xã hội có giai cấp, có đấu tranh giai cấp, quan điểm duy vật lịch sử về đạo đức của chủ nghĩa Mác đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo

Cùng quan điểm, ở những góc độ khác nhau của đời sống, cách nhìn nhận đạo đức cũng khác nhau

Quan niệm đạo đức theo lý luận duy vật lịch sử: “Đạo đức là những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người Đạo đức là tổng hợp những quan niệm

về thiện, ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đang chê, cùng với những quy tắc phù hợp với những quan niệm đó, nhằm điều chỉnh hành vi của con người đối với xã hội, đối với giai cấp, đối với Đảng và đối với người khác”

Quan niệm phổ thông: “Đạo đức là những phép tắc, căn cứ vào chế độ kinh tế, chế độ chính trị mà đặt ra, quy định quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế, chế độ xã hội”

Quan niệm của Duberstin và Linchevski: “Đạo đức là hình thái của sự nhận thức xã hội,

là tất cả những nguyên tắc, những quy định, tiêu chuẩn mà mọi người tuân theo trong hành vi của mình”

Đạo đức xã hội có chức năng giáo dục, điều chỉnh và nhận thức Từ nhận thức về các quy luật, bản chất, khái niệm đạo đức để nhận thức lại đạo đức của mình

Đạo đức chỉ xuất hiện nơi nào có mối quan hệ (quan hệ giữa cá nhân-cá nhân, cá nhân-tập thể, ), hành vi điều chỉnh các mối quan hệ luôn tự giác, mối quan hệ của đạo đức là mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan của con người nhưng đạo đức bản thân

có ý nghĩa nhân sinh quan Đó cũng chính là quy luật của đạo đức và nội dung của đạo đức do tồn tại xã hội

quyết định

Bản chất của đạo đức xã hội là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết và khắc phục các mâu thuẫn xã hội làm cho

xã hội phát triển, tiến bộ

II CÁC DẠNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

1 Đạo đức ở xã hội công xã nguyên thủy

Trang 2

Hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người Ý thức xã hội bắt đầu xuất hiện từ “Ý thức bầy đàn đơn thuần” tiến tới “Ý thức xã hội nguyên thủy” Thông qua lao động, ngôn ngữ , con người biểu lộ được những mối quan hệ tình cảm giữa cá nhân và cộng đồng

Ở chế độ thị tộc, ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên là tôn giáo nguyên thủy, sinh ra từ các biểu tượng mông muội, tối tăm của con người với thiên nhiên,

họ đã tìm vật tổ (tổ tem) để thờ cúng, đạo đức thể hiện dưới kinh nghiệm, truyền thống, phong tục tập quán và các điều cấm kỵ

Chế độ công xã nguyên thủy ý thức cá thể đồng nhất với ý thức tập thể (hòa tan lao động và lợi ích cá nhân vào tập thể) Lợi ích của cộng đồng thị tộc do lao động tập thể quy định, là nhân tố cơ bản tạo ra đạo đức nguyên thủy Vậy thực chất đạo đức công xã nguyên thủy là sự phản ảnh thực chất quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể - lợi ích đồng nhất

Dấu hiệu của đạo đức nguyên thủy chưa trở thành quan hệ riêng biệt, chế định đơn giản, biểu hiện bằng tình cảm truyền thống thị tộc, nền tảng của đạo đức công xã nguyên thủy chính là sự hợp tác và công bằng

Đạo đức đúng nghĩa chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có đấu tranh giai cấp, như vậy đạo đức xuất hiện ở công xã nguyên thủy chỉ ở trạng thái mờ Những dấu hiệu của đạo đức hiện thực và ý thức đạo đức xã hội là quá trình lao động tập thể dần dần trở thành các chuẩn mực đạo đức xã hội

Những dấu hiệu đó có tác dụng cho đến bây giờ (tình cảm, nền tảng của đạo đức xã hội, đạo đức thị tộc)

2 Đạo đức xã hội chiếm hữu nô lệ (CHNL)

Xã hội CHNL là xã hội bắt đầu xuất hiện giai cấp, có đấu tranh giai cấp, những quan niệm đạo đức không đồng nhất và mâu thuẫn, chức năng đầu tiên của đạo đức chính

là biện pháp khắc phục mâu thuẫn giai cấp nhằm đè bẹp ý chí của giai cấp bị trị (nô lệ) bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị (chủ nô) Sản xuất CHNL là cơ sở của đạo đức CHNL

- Đạo đức xã hội CHNL có tính chất đối kháng

- Quan điểm đạo đức CHNL được hiểu trùng khít với lý luận, tập tục, quy tắc và ý chí tổ tiên (Logos: theo Héraclit là quy luật vũ trụ, là chuẩn mực đạo đức)

- Quan niệm phẩm hạnh là một cuộc đấu tranh cho phẩm giá, vì vậy mà xuất hiện lòng nhân đạo Platon chia công dân theo ba đức tính: đức tính thông minh thuộc loại người triết gia, đức tính dũng cảm thuộc về các thủ lĩnh, đức tính ôn hòa thuộc về tầng lớp công dân tự do Còn nô lệ không được xếp là công dân, là giai cấp đông đảo trong xã hội CHNL không được bảo vệ về mặt luật pháp cũng như quan niệm đạo đức

Đấu tranh cho sự bình đẳng, tự do là nguyên tắc đạo đức cao nhất của các nhà tư tưởng tiến bộ, phẩm hạnh giúp con người vươn tới hoàn thiện tính cách, đó là đạo đức Tuy nhiên các quan niệm tiến bộ đều không có chỗ đứng cho giai cấp nô lệ!

3 Đạo đức xã hội phong kiến (PK)

Xã hội phong kiến tồn tại đồng thời nhiều kiểu đạo đức: đạo đức của chính giai cấp phong kiến (địa chủ, quý tộc, quan lại thống trị), đạo đức của giai cấp nông dân và những người lao động Tư tưởng quyền uy trở thành nguyên lý đạo đức, đặt xã hội dưới

sự điều khiển của giai cấp phong kiến thống trị

Trang 3

Quyền uy là ý chí của giai cấp PK, áp đặt bắt buộc mọi tầng lớp nhân dân phải phục tùng vô điều kiện “Quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề”- Englels vì vậy đạo đức phong kiến là những tiêu chuẩn, chuẩn mực hà khắc đối với nông dân và nhân dân lao động

Lịch sử tư tưởng đạo đức của nhân dân Việt Nam qua đấu tranh với giai cấp thống trị và ngoại xâm hình thành từng bước, lúc đầu là theo tư tưởng Phật giáo, tiến tới theo tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, rồi tam giáo đồng nguyên và cuối cùng là Nho giáo độc tôn, trở thành tư tưởng đạo đức thống trị xã hội Việt Nam

Nội dung cơ bản của đạo đức phong kiến là Trí, Nhân, Dũng

Quan niệm Khổng Tử cho rằng: đạo là mối quan hệ ngũ luân (1 quân thần, 2 phụ

tử, 3 phu thê, 4 Huynh đệ, 5 bằng hữu, trong đó 1, 2, 3, là tam cương) Người có đức (có trí, nhân, dũng) sẽ giải quyết tốt các mối quan hệ ngũ luân, đặc biệt là tam cương Nội dung đạo đức phong kiến từ trí,nhân, dũng sau này thành: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, Chế độ phong kiến rất coi trọng rèn luyện lễ Lễ là toàn bộ quy tắc lớn nhỏ trong đời sống, là yêu cầu hàng ngày của trật tự lễ giáo phong kiến bắt mọi người phải tuân theo

Vì vậy nông dân, nhân dân lao động, luôn bị chà đạp, sự xung đột tư tưởng đạo đức phong kiến với nhân dân luôn xẩy ra trong các mối quan hệ tam cương, ngũ thường Nghĩa trung quân không có nghĩa là sự mù quáng với tên vua tân bạo, xâm lược (vua coi

bề tôi như chân tay thì bề tôi coi vua như ruột thịt; vua coi bề tôi như chó ngựa thì bề tôi coi vua như người dưng; vua coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi coi vua như cừu thù)

Lịch sử tư tưởng đạo đức của nhân dân Việt Nam cũng thế: Khi vua là người hết lòng vì dân vì nước thì nhân dân trung với vua là trung với nước: Lê Lai liều mình cứu chúa; Dã Tượng và Yết Kiêu quên mình cứu Trần Hưng Đạo; hàng vạn quân Tây Sơn xông lên trước đầu voi để bảo vệ chủ; nhưng khi vua chúa thối nát thì nhân dân vùng lên chống lại

4 Đạo đức trong xã hội tư bản

Chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa cao, sản xuất tập trung, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt, Đó là mặt tích cực, nhưng chính giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội nhiều hiệu quả tiêu cực về đạo đức

Đứng về mặt lịch sử phát triển thì chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cá nhân tư sản

đã đóng vai trò tích cực trong buổi bình minh của nó thì quá trình tích lũy tư bản chính là bước suy đồi về đạo đức, bằng sự bóc lột giá trị thặng dư một cách tàn bạo đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Chính giai cấp tư sản đã tạo nên một lớp người kiên cường đối trọng với chủ nghĩa tư bản đó là lực lượng xã hội tiến bộ trong công nhân, nhân dân lao động, có tư tưởng đạo đức đối lập với đạo đức tư bản

Tuy nhiên ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đạo đức xã hội của giai cấp tư sản với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ thống trị là chủ yếu, được nhà nước và pháp luật tư bản bảo vệ, ngược lại đạo đức vô sản, đạo đức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động không được nhà nước và luật pháp bảo vệ

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quy luật giá trị của nó làm cho đạo đức tư bảnchủ nghĩa lệ thuộc vào đồng tiền Đồng tiền có thể thúc đẩy xã hội tư bản phát triển nhưng đồng thời cũng trở thành uy lực mạnh mẽ có thể kích thích mọi động cơ, mọi dục vọng thấp kém và hèn hạ nhất

Trang 4

Vì vậy cơ sở đạo đức chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa cá nhân Tư sản vị kỷ, quyền

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là bất khả xâm phạm, xâm phạm quyền sở hữu tư nhân

là phá vỡ nguyên tắc đạo đức

Cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản làm cho sản xuất phát triển nhưng thủ đoạn phổ biến của nó ngày càng gay gắt, ác liệt, trắng trợn có khi mang tính chất bạo lực, đã trở thành nhân tố đe dọa cơ sở đạo đức nhân cách

Tính giả dối bên trong được che đậy bởi hình thức quan hệ hào nhoáng bên ngoài, giương cao ngọn cờ chủ nghĩa cá nhân tư sản chính là ngụy tạo một nền dân chủ tư sản, ngụy tạo một chủ nghĩa thực dụng tự do tuyệt đối, sản sinh ra những lớp người hưởng thụ khoái lạc trên sự đau khổ của người khác, vô trách nhiệm với xã hội

Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển với những thành tựu kỳ diệu tạo điều kiện cho loài người xây dựng một thế giới văn minh tiến bộ, bình đẳng, hữu nghị, không

có chiến tranh, đói nghèo với một nền đạo đức tiên tiến nhân văn, nhưng mặt khác cũng chứa đựng nguy cơ các thế lực đen tối, phản động chống lại con người, gây xung đột sắc tộc đưa nhân loại trở thành nạn nhân của những chết chóc đau thương ngày càng tinh vi

và độc ác hơn

Tóm lại Đạo đức tư bản chủ nghĩa không phải là hình thái ý thức xã hội thuần nhất mà gồm nhiều nội dung đạo đức của giai cấp tư sản, của công nhân của nhiều lực lượng tiến

bộ khác Các kiểu đạo đức đo đan xen nhau, đấu tranh với nhau mở rộng cho khả năng phát triển đạo đức tương lai đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa

5 Đạo đức trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Đạo đức xã hội chủ nghĩa xuất hiện và hình thành trong lòng tư bản chủ nghĩa, quan niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa đối lập với tư bản chủ nghĩa Ở các nước xã hội chủ nghĩa bên cạnh việc hình thành một hệ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn thấp của đạo đức cọng sản chủ nghĩa vừa thoát khỏi đạo đức tư bản chủ nghĩa và vẫn còn tàn dư của đạo đức phi xã hội chủ nghĩa khác

5.1.Đạo đức XHCN có các đặc điểm

- Đạo đức XHCN là nền đạo đức tiến bộ nhất trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người:

+ Quá trình phát triển đi lên của cách mạng là quá trình người lao động được giải phóng

và làm chủ về kinh tế, xã hội Vì thế đạo đức XHCN được biểu hiện bằng quá trình giải phòng XH, giải phóng con người

+ XHCN tồn tại nhiều thành phần kinh tế do nhà nước điều hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm cho nhân dân lao động thực sự làm chủ đất nước Là nền tảng đạo đức thống nhất giữa lý tưởng của dân tộc và lý tưởng thời đại, con người phát huy lao động sáng tạo phục vụ cho tiến bộ xã hội vì mục tiêu con người

+ Sự tiến bộ đạo đức XHCN ở chỗ phạm vi ứng dụng luân lý không ngừng mở rộng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống

- Đạo đức XHCN là nền đạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo:

Các xã hội cũ, đạo đức đã trở thành phương tiện, công cụ để giai cấp thống trị đàn áp bóc lột nhân dân lao động Dưới chế độ XHCN, khi giai cấp công nhân đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động nắm được chính quyền thì lợi ích của người lao động và toàn xã hội thống nhất với nhà nước Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là

Trang 5

điều kiện thuận lợi để mọi giá trị đạo đức, mọi phẩm chất cao đẹp của nhân dân, của dân tộc phát huy

Ở xã hội cũ, mọi giá trị sáng tạo của nhân dân lao động hoặc không được biết đến, hoặc

bị vùi dập, trong XHCN người lao động được tham gia và phát huy sáng tạo, giá trí mới ngày càng nhiều, càng đông đảo, nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa

là mục tiêu sáng tạo mọi giá trị tinh thần văn hóa

5.2.Nguyên tắc đạo đức XHCN

Do đặc điểm trên mà đạo đức XHCN có các nguyên tắc cơ bản:

- Lòng trung thành với lý tưởng XHCN là nguyên tắc đạo đức cao cả: Đó là xã hội con người được giải phóng, được hoàn thiện, được phát huy mọi tiềm năng sáng tạo cá nhân người lao động

Lòng trung thành với chủ nghĩa yêu nước: Trong tình yêu nước của nhân dân lao động hàm chứa lý tưởng giải phóng con người, giải phóng xã hội Chủ nghĩa yêu nước chân chính chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thống nhất với tình cảm quốc tế

- Lao động sáng tạo nhằm cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội là nguyên tắc đạo đức: Lao động tự giác mong cống hiến cho xã hội để tự hoàn thiện mình đã trở thành nhu cầu thôi thúc của xã hội đ/v cá nhân

Đạo đức công dân ( Hồ chí Minh toàn tập ) :

- Tuân theo pháp luật

- Tuân theo kỷ luật lao động

- Giữ gìn trật tự chung

- Nộp thuế đúng kỳ đúng số để xây dựng lợi ích chung

- Hăng hái tham gia công việc chung

- Bảo vệ tài sản công cộng

- Bảo vệ tổ quốc

III ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (DÉONTOLOGIC)

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách

sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic được nhà triết học Anh Bentam sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp)

Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó

Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan

hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,

Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp

Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhưng đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt

Trang 6

Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn

Thầy giáo phải là người mô phạm

Nhà báo phải trung thực

Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân

Ngày đăng: 14/01/2016, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w