1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

95 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Năm 2011, trước tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướngxấu đi, lạm phát cao, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cảhai chỉ số, Công ty Cổ phần cao su Phước Hò

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1

1.1.Khái quát quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 1 1.2.Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 3 1.2.1 Chính sách kích cầu: 3

1.1.1 Chính sách tài khóa 5 1.2.2 Chính sách tiền tệ 7

1.2.Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay 12 1.2.1 Tăng trưởng kinh tế: 12

1.2.2 Lạm phát 18

1.2.3 Cán cân thương mại 21

1.2.4 Tỷ giá 24

1.2.5 Đầu tư toàn xã hội 26

1.3.Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 28 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 30 2.1.Khái quát về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 30

2.2.Phân tích tác động của chu kỳ kinh tế tới sự phát triển ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 33

2.3.Phân tích tác động của cấu trúc kinh tế tới sự phát triển ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 34

Trang 2

2.5.Phân tích tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới cao su tự nhiên của Việt Nam 37

2.5.1 Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành 37

2.5.2 Rào cản gia nhập ngành 38

2.5.3 Sản phẩm thay thế 39

2.5.4 Quyền lực trong đàm phán của nhà cung cấp 40

2.5.5 Quyền lực trong đàm phán của khách hàng 41

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA 42

3.1.Khái quát về Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 42 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42

3.1.2 Mô hình kinh doanh 43

3.1.3 Mô hình quản trị công ty 43

3.1.4 Quy mô hoạt động và cơ cấu vườn cây 47

3.1.5 Chiến lược đầu tư và phát triển 48

3.2.Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 56 3.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 62 3.2.1 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động 62

3.2.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán và dòng tiền 64

3.2.3 Phân tích khả năng cân đối vốn 66

3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 67 3.3.Kết luận về tình hình tài chính 70

Trang 3

PHƯỚC HÒA - PHR 72

4.1.Lựa chọn mô hình định giá 72 4.2.Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) 72 4.3.Định giá theo phương pháp tỷ số 79 4.4.Kết luận và khuyến nghị đối với nhà đầu tư 80 4.4.1 Đánh giá cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Phước Hòa – PHR 80 4.4.2 Các nhân tố rủi ro tác động 80

4.4.3 Luận điểm đầu tư 81

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

CĐKT : Cân đối kế toán

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 44

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011, % so với cùng kỳ, cộng dồn 12

Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực giai đoạn 2006 - 2011, % so với cùng kỳ, cộng dồn 14

Hình 1.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 18

Hình 1.4 Thành phần chu kỳ của lạm phát theo tháng, 2006 - 2011 19

Hình 1.5 Tốc độ tăng trưởng M2 và thành phần xu hướng dài hạn của lạm phát, 2006 - 2011 20

Hình 1.6 Thành phần chu kỳ của lạm phát, 2006 - 2010 21

Hình 1.7 Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011(triệu USD) 22

Hình 1.8 Biến động tỷ giá USD/VND, 2008 - 2011 24

Hình 1.9 Cơ cấu đầu tư toàn xã hội 26

Hình 1.10 Tăng trưởng kinh tế (so với cùng kỳ, cộng dồn) 28

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam (tỷ USD) 32

Trang 6

Hình 3.2 Giá cao su trên thị trường Tocom, 2008 - 2011 63 Hình 3.3 Hệ số nợ của công ty 66 Hình 3.4 Tỷ suất lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận ròng PHR, 2008 - 2011 67 Hình 3.5 Cơ cấu sản phẩm năm 2011 69

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thống kê công ty niêm yết và số lượng tài khoản NĐT 1 giai đoạn 2000 - 2005 1 Bảng 1-2 Thu chi ngân sách giai đoạn 2008 -2011(nghìn tỷ đồng) 6 Bảng 1.3 Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP 2008 – 2011 (điểm phần trăm) 15 Bảng 1.4 Tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp (% so với cùng kỳ, cộng dồn) 15 Bảng 1.5 Tăng trưởng trong ngành nông lâm ngư nghiệp (% so với cùng kỳ, cộng dồn) 16 Bảng 1.6 Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ, 2008 – 2011 17 Bảng 1.7 Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011 23 Bảng 1.8 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2008 – 2011 (tỷ USD) 27 Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng, năng suất khai thác cao su giai đoạn 1996 - 2005 33 Bảng 2.2 Lượng cao su sử dụng trong các loại lốp xe của Trung Quốc 39

Trang 7

Bảng 3.2 Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa 46

Bảng 3.3 Sản lượng chế biến hàng năm (tấn) 48

Bảng 3.4 Báo cáo chuẩn năm gốc của BCĐKT 57

Bảng 3.5 Báo cáo chuẩn tỷ trọng của BCĐKT 58

Bảng 3.6 Báo cáo chuẩn tỷ trọng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 59

Bảng 3.7 Tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh 61

Bảng 3.8 Chỉ số về hàng tồn kho 64

Bảng 3.9 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán và dòng tiền 64

Bảng 3.10 Lưu chuyển tiền tệ 65

Bảng 3.11 Cơ cấu nguồn vốn 66

Bảng 3.12 Hệ số về khả năng sinh lời 68

Bảng 3.13 Phân tích Dupont: 69

Bảng 4.1: Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đơn vị: đồng 74

Bảng 4.2 Dự phóng bản cân đối kế toán (đơn vị: đồng) 75

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành cao su tự nhiên từ nhiều thập kỷ trở lại đây luôn giữ vai trò là mộttrong những ngành trọng yếu của nền kinh tếViệt Nam Trải qua giai đoạn khủnghoảng kinh tế với nhiều biến động, ngành cao su nói chung và các doanh nghiệp cao

su nói riêng ít nhiều đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực Bước sang giai đoạnhậu khủng hoảng và phục hồi kinh tế, nhiều thách thức đang dần hiện ra trước mắttrong lộ trình phát triển của ngành cao su Thiết nghĩ, để có sự chuẩn bị tốt nhất chotương lai, đã đến lúc cần nhìn nhận đánh giá thực trạng, vị thế và triển vọng củangành cao su nói chung và các doanh nghiệp khai thác và chế biến cao su tự nhiêntrong thời gian sắp tới

Hiện nay nước ta đang có 5 doanh nghiệp cao su niêm yết trên sàn Công ty

cổ phần cao su Phước Hòa là công ty có quy mô tương đối lớn Công suất trên 6000tấn/ năm, với trên 5000 cán bộ- công nhân viên, có thị trường tiêu thụ rộng khắp,xuất khẩu đi các nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan… Năm 2009, cổ phiếu của công tychính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh Năm 2011, trước tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướngxấu đi, lạm phát cao, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cảhai chỉ số, Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa vẫn có mức tăng trưởng doanh thukhá cao so với các công ty trong ngành Tuy nhiên, cổ phiếu của một công ty tốt

chưa hẳn đã là một khoản đầu tư tốt Do đó, đề tài: “Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa”đã được chọn làm báo cáo chuyên đề tốt

nghiệp của em Báo cáo chuyên đề của em gồm có 4 phần như sau:

Chương I: Phân tích vĩ mô thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương II: Phân tích ngành cao su tự nhiên

Chương III: Phân tích Công ty cổ phần cao su Phước Hòa 2008 – 2013 Chương IV: Định giá cổ phiếu Công ty cổ phần cao su Phước Hòa - PHR

Trang 10

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH VĨ MÔ THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM1.1 Khái quát quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhìn lại hơn 11 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam, có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: từ tháng 7/2000 đến hết năm 2004: Trong bốn năm đầu phát

triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định : trên 800 phiên giaodịch liên tục, an toàn, giá trị giao dịch đạt trên 13,000 tỷ đồng; 13 CTCK, 1 công tyquản lý quỹ, 5 ngân hàng lưu ký được thành lập và đi vào hoạt động

Bảng 1.1.Thống kê công ty niêm yết và số lượng tài khoản NĐTgiai đoạn

Trang 11

Giai đoạn II: từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007: đây là thời kỳ bùng nổ

của TTCK, giai đoạn này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, quy

mô và mở rộng các nghiệp vụ của CTCK Tính đến 2007, số lượng CTCK là 78, giátrị vốn hóa tăng hơn 20 lần so với 2001, và gần 3 lần so với 2005.Chỉ số VN-Indexđạt mức đỉnh 1.170 điểm vào 19/3/2007.Năm 2006, Luật chứng khoán chính thức cóhiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK

Đây là giai đoạn mà TTCK có những trưởng thành cả về lượng và về chất

Giai đoạn III: từ cuối năm 2007 đến nay:khó khăn trong kinh tế cộng với

khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự bất ổn và việc phải điều chỉnh mạnh củaTTCK.Tính đến năm 2010, chỉ số chứng khoán năm 2008 giảm 65,33% so với mứcgiảm 35%-45% của các chỉ số lớn trên thế giới

Năm 2009 nhờ có tính hợp lý trong các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhànước cùng với tác động tích cực của việc sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính,TTCK trong 10 tháng đầu năm đã có những khởi sắc đáng kể Sáu tháng đầu năm,VN-Index tăng 132,67 điểm (42,03%) so với cuối năm 2008 và vươn tới đỉnh là624,10 điểm vào 22/10/2009

Năm 2010 cũng là một năm giao dịch đầy biến động của TTCK ViệtNam.Nửa đầu năm, thị trường biến động trong biên độ hẹp 480 - 550, thanh khoản ởmức trung bình Sáu tháng cuối năm, những bất ổn kinh tế bộc lộ, TTCK sau mộttuần rơi mạnh đã phục hồi vào cuối tháng 11, đầu tháng 12

TTCK Việt Nam năm 2011 được kỳ vọng phát triển lớn mạnh hơn sau thời

kỳ sụt giảm, tuy nhiên, thực tế thì thì trường có những diễn biến có phần trầm lắng

do tác động của sự bất ổn kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam Năm 2011 làmột năm chứng kiến nhiều khó khăn của TTCK Hai chỉ số chính đều sụt giảmmạnh, chỉ số VN – Index giảm từ 486 điểm xuống 351,6 điểm; chỉ số HNX – Indexgiảm xuống mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,1 điểm xuống 58,7 điểmtính đến 30/12/2011 Đây cũng là năm có nhiều hành vi vi phạm với diễn biến phứctạp Nhiều CTCK đã bỏ nghiệp vụ môi giới như Công ty cổ phần chứng khoán Đông

Trang 12

Dương (DDSC), công ty chứng khoán Hà Nội (HSSC); một số CTCK thiếu hụtthanh khoản và kiểm soát rủi ro kém

1.2 Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

1.2.1 Chính sách kích cầu:

Nếu như giai đoạn 2005 – 2008 là một giai đoạn phát triển nóng của nền kinh

tế Việt Nam thì giai đoạn 2008 – 2011 là giai đoạn mà nền kinh tế có những diễnbiến hết sức phức tạp, khó lường.Theo những lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế rơivào tình trạng khó khăn, thì chính phủ hay sử dụng hai công cụ như sau Thứ nhất,Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ với các biện pháp tăng giảm lãi suất và một

số biện pháp khác nhằm tác động tới cung tiền trong nền kinh tế Thứ hai, chínhsách tài khóa với các chính sách về thuế và chi tiêu của chính phủ (ví dụ như các góikích cầu)

Kích cầu là việc sử dụng chính sách tài khóa, gồm có miễn giảm thuế, giatăng chi tiêu ròng của Chính phủ, từ đó làm tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Biện pháp này có tác động làm gia tăng tổng cầu trong ngắn hạn, tránh nguy cơsụt giảm tổng cầu, gây nên đổ vỡ nền kinh tế Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái thìvấn đề xảy ra là thiếu hụt cầu, chứ không phải là thiếu hụt về năng lực sản xuất củanền kinh tế Do đó, thực chất biện pháp kích cầu là nhằm tạo ra một đối ứng vớinăng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế Nếu năng lực sản xuất tiếp tục rơi vàotình trạng dư thừa, thì những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra: thất nghiệpgia tăng, thu nhập thực tế và kỳ vọng sụt giảm dẫn đến tiêu dùng giảm Tiêu dùnggiảm dẫn tới doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhiều lao động hơn, điềunày sẽ đưa nền kinh tế vào một vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế Do đó, mụctiêu quan trọng nhất của chính sách kích cầu chính là tạo ra công ăn việc làm

Năm 2009, Chính phủViệt Nam đã đưa ra hai gói trợ giúp nền kinh tế Thứnhất là gói hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng Thứ hai, gói kíchcầu trị giá 143 nghìn tỷ, bao gồm:

 Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷđồng

Trang 13

 Ứng trước ngân sách Nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng37.200 tỷ đồng.

 Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200

tỷ đồng

 Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng

 Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng

 Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng

 Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo ansinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng

Việc áp dụng gói kích cầu năm 2009 đã mang lại những thay đổi tích cựctrong nền kinh tế: mức tăng trưởng GDP tăng dần theo quý, và đưa tốc độ tăngtrưởng đạt 5,32% trong cả năm Tuy nhiên, chính sách vẫn còn một số mặt hạn chếnhất định Việc áp dụng chính sách kích cầu sẽ gia tăng áp lực lên ngân sách Ngânsách quốc gia vốn đã căng thẳng do nguồn thu từ thuế giảm, doanh thu của chínhphủ bị ảnh hưởng khi mà giá dầu giảm Trong nỗ lực tìm nguồn tài chính cho những

dự án trong gói kích thích kinh tế, Chính phủ đã hai lần phát hành trái phiếu bằngUSD nhưng chưa thành công do nhà đầu tư yêu cầu mức lợi tức cao hơn

Gói kích cầu được thực hiện gồm nhiều gói nhỏ Tỷ trọng lớn nhất của góikích cầu là dành cho đầu tư công, giá trị bằng 2/3 tổng giá trị gói kích cầu Do đó, cóthể nhận thấy rằng tăng trưởng năm 2009 được dẫn dắt bởi đầu tư, nhưng hiệu quảcủa đầu tư lại không cao Một chỉ số được sử dụng để đánh giá mức hiệu quả củađầu tư là hệ số sinh lời trên vốn đầu tư ICOR ICOR năm 2009 của Việt Nam đãtăng vọt lên tới 8%, mức cao nhất so với mức 5,2 của năm 2007 và 6,66 của năm

2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã tăng 42,8% từ mức 41,3% của năm

2008, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP lại giảm từ 6,23% (2008) còn 5,32%(2009) nên ICOR ở Việt Nam là khá cao ICOR cao thể hiện hiệu quả trên một đồngvốn đầu tư là thấp Với cơ cấu đầu tư thiên về đầu tư công như ở Việt Nam, việcchuyển dần sang đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân là cần thiết Điều này gópphần tăng hiệu quả của đồng vốn đầu tư (giảm ICOR), đồng thời Chính phủ có thể

Trang 14

1.1.1. Chính sách tài khóa

Năm 2009, để thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính đã

tiến hành các biện pháp như sau:

 Cắt giảm, giãn nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp,thu nhập cá nhân, điều chỉnh hàng rào thuế quan (trong khuôn khổ cho phépcủa WTO) nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước Theo Bộ Tài chính, đến hếttháng 8/2009 thì đã có 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đốitượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về thuế

 Tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản: Bộ Tài chính thông báo ứng trước 31.393

tỷ đồng vốn ngân sách cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương, cảnăm thực hiện được 80 – 85% số vốn ứng trước; số vốn trái phiếu chính phủ

bổ sung ước thực hiện được khoảng gần 70% Vốn đầu tư thuộc thuộc kếhoạch năm 2008 được phép chuyển sang thực hiện trong năm 2009 vàokhoảng 29.673 tỷ đồng, ước tính sẽ được thực hiện hết (Bộ Tài chính, 2009)

 Tăng chi cho an sinh xã hội, cụ thể như chi cho Chương trình 134, 135; chi

hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; trợ cấpthường xuyên; cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khámchữa bệnh cho nguời nghèo; hỗ trợ và tặng quà tết; các chương trình huyđộng “quỹ vì nguời nghèo”, “ngày vì nguời nghèo”; cho vay vốn uu đãi hoặc

hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở và sản xuất kinh doanh đối với các hộ nghèov.v

 Thanh tra giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế, ổn định thịtrường

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và nguy cơ suy giảm kinh tếViệt Nam, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 vẫn đạt 434,8 nghìn tỷ đồng vàtăng dần qua các năm Tuy nhiên, tổng chi đạt mức 549,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tới37,2% so với GDP Tỷ trọng của khoản thu từ thuế và phí trong GDP đã giảm, trungbình chiếm khoảng 25%, so với mức trên 28% trong giai đoạn 2005 – 2008, thể hiện

sự nới lỏng trong chính sách thu của Chính phủ (xem bảng 1.2)

Trang 15

Bảng 1-2 Thu chi ngân sách giai đo n 2008 -2011(nghìn t đ ng) ạn 2008 -2011(nghìn tỷ đồng) ỷ đồng) ồng)

STT Giá trị (nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng trên GDP

Chỉ tiêu

Quyếttoán

ƯTH(lần 2)

ƯTH(lần 1)

Quyếttoán

ƯTH (lần 2)

ƯTH(lần

2 Chi thường xuyên 292,4 347,4 434,7 535,16 19,8 20,7 22,3 23,5

3 Chi chuyển nguồn 137,9 17,2 22,4 9,3 1,0 0,5

-G Bội chi ngân sách

phân loại của VN

-67,7 -115,9 -111,5 -120,6 -4,6 -6,9 -5,6 -4,9

H Thu chi quản lý 55,8 67,0 62,415 57,4 3,8 4,0 - 2.5

Trang 16

Thực hiện các chính sách kích cầu của chính phủ, tổng chi ngân sách năm

2009 ước thực hiện tăng lên 544,6 nghìn tỷ so với mức dự toán là 456,6 nghìn tỷđồng Xét tỷ lệ trên GDP, tổng chi ngân sách năm 2009 đạt 32,4% GDP, chỉ thấphơn chút ít so với mức 37,2% GDP năm 2008 Chi thuờng xuyên và chi đầu tư pháttriển đều tăng so với dự toán, chi thường xuyên đạt 347,4 nghìn tỷ đồng, trong khichi đầu tư phát triển cũng tăng lên mức 135,5 nghìn tỷ đồng Bội chi ngân sách trênGDP đã là cao trong năm 2008, đạt 4,6% trên GDP, nhưng còn tăng lên tới 6,9%vào năm 2009

Bước sang năm 2010, chính sách tài khóa thể hiện quan điểm thắt chặt hơn sovới năm 2009.Tỷ trọng của tổng thu trên GDP đã tăng lên 28,7% ; trong đó thu từthuế và phí cũng tăng lên 26,2% Bội chi ngân sách năm 2010 ở mức 5,6%, vẫn thấphơn so với mức bội chi của năm 2009, tuy nhiên vẫn là cao so với giai đoạn 2005 -

2008 và cao hơn so với thông lệ quốc tế năm 2010 là 2,84%

Năm 2011, nhằm thực hiện Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa đã được thực hiện chặt chẽ hơn Theo nguồn sốliệu NSNN của Bộ tài chính ước tính lần 1 thì nguồn thu tăng 1,2 lần so với nămtrước và chiếm tới 29,6% GDP, đặc biệt nguồn thu từ thuế và phí đã tăng trở về mức27% như giai đoạn 2005 – 2008 Bội chi ngân sách lên tới 4,9%, cao hơn so với mức2,1% của thông lệ quốc tế

Có thể thấy nguồn bù đắp cho bội chi ngân sách thì nguồn từ vay trong nướcchiếm tỷ trọng lớn hơn trong giai đoạn này, duy chỉ có năm 2008 thì nguồn vaynước ngoài đã chiếm trên 50% trong bù đắp bội chi ngân sách Trong các năm từ

2009 đến 2011, thường thì nguồn từ vay trong nước sẽ trang trải khoảng trên 2/3 bộichi ngân sách

1.2.2 Chính sách tiền tệ

Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp xuất phát từcuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, trước tình hình đó, NHNN đã điều hành CSTTthắt chặt, cụ thể:

Trang 17

 Tháng 2/2008, NHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB tăng lên 1% áp dụng cho cảtiền gửi bằng VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD, đồng thời mở rộngdiện tiền gửi phải có DTBB với kỳ hạn từ 24 tháng trở lên Cuối năm, để hỗtrợ các TCTD cung vốn cho nền kinh tế, NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBBđối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống còn 10% - 6% và tiền gửi bằngngoại tệ từ 11% xuống 9% - 7%.

 Phát hành tín phiếu bắt buộc vào tháng 3/2008, khối lượng 20.300 tỷ đồng

 8 tháng đầu năm, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn,lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và điều chỉnh giảm các mức lãisuất chỉ đạo trong những tháng cuối năm nhằm hạn chế tác động của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô

 Quy định trần lãi suất huy động ở mức 12% từ ngày 16/2/2008

 Điều hành lãi suất theo quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN về cơ chế điềuhành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam

 Quy định chặt chẽ về điều kiện cho vay, khống chế dư nợ cho vay, chiết khấugiấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20%vốn điều lệ của TCTD

 NHNN đã 3 lần mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND và USD, đưabiên độ từ ±0,75% lên ±1%, ±2% và ±3% so với tỷ giá bình quân liên ngânhàng Điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ápdụng từ 25/12/2008 tăng 3% lên mức 16.989 VND/USD

Năm 2009 là năm mà Ngân hàng Nhà nước tiến hành khá nhiều biện pháp nớilỏng tiền tệ một cách thận trọng:

 Nghiệp vụ thị trưởng mở năm 2009 được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là cácgiao dịch mua giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn (7 – 14 ngày), phương thức đấuthầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định thị trường

 NHNN đã ban hành thông tư 01/2009/TT – NHNN nhằm hướng dẫn về lãisuất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với các nhu cầu vay phục vụ đờisống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Thông

Trang 18

tư này mở đường cho việc cho vay thỏa thuận với lãi suất cao hơn lãi suấttrần.

 Tháng 1, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản xuống còn 7% từ mức 8,5% và duytrì cho tới tháng 11

 Kiên quyết yêu cầu các ngân hàng tăng vốn điều lệ

 Thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất trị giá 17.000 tỷ đồng, hướng tới các cánhân, tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh

 Tháng 2: giảm mức dự trữ bắt buộc (tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12tháng giảm từ mức 5% xuống còn 3%.)

 Tháng 3, tiến hành điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức ±3% lên mức ±5%.Tháng 11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá chính thức lên 5,5% và giảmbiên độ tỷ giá xuống còn ±3%

 Tháng 6, trước tình hình căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã yêucầu các NHTM giảm lãi suất huy động bằng đô la để ngăn chặn tình trạngcăng thẳng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuấtkhẩu có thể tiếp cận với nguồn ngoại tệ

 Tháng 8: NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn

từ 40% xuống còn 30% để đảm bảo an toàn hệ thống

 Tháng 12: nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% và thực hiện các nghiệp vụ bơmvốn vào hệ thống ngân hàng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của cácNHTM

Năm 2010 là một năm khó khăn của chính sách tiền tệ NHNN đã thực hiệncác biện pháp điều hành chính sách tiền tệ như sau:

 Đầu năm, NHNN tiến hành giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệdưới 12 tháng từ 7% xuống 4% (giảm 3%), đối với tiền gửi từ 12 tháng trởlên giảm từ 3% xuống 2% (giảm 1%) để hỗ trợ TCTD tăng cung vốn ngoại tệnhằm giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ

 NHNN ban hành Thông tư số 07/2010 – TT/NHNN ngày 16/06/2010 vàThông tư số 12/2010/TT – NHNN ngày 14/04/2010 hướng dẫn TCTD chovay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận Theo đó, TCTD

Trang 19

có thể cho vay với lãi suất thỏa thuận đối với cả món vay ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn

 Ngày 29/09/2010: NHNN ban hành Thông tư 20/2010 – TT/NHNN về hướngdẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợcác tổ chức cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn NHNN thực hiện hỗtrợ nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn cho các TCTD thôngqua áp dụng tỷ lệ DTBB bằng VND thấp hơn mức tỷ lệ DTBB thông thường,

cụ thể: (1) bằng 1/20 so với tỷ lệ DTBB thông thường đối với TCTD có tỷtrọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 70% trở lên tươngứng với từng kỳ hạn tiền gửi; (2) Bằng 1/5 so với tỷ lệ DTBB thông thườngđối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thông

từ 40% đến 70%

 Tháng 11/2010: NHNN điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành nhằmkiểm soát lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND – lãi suất USD để ngăn ngừaviệc dịch chuyển tiền gửi từ VND sang USD, ấn định lãi suất trần huy động

là 14%/năm

 Hai lần tiến hành điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD: điều chỉnh tăng lênmức 18.544 VND/USD ngày 11/2/2010 và tăng 2,1% lên mức 18.932 ngày18/08/2010; biên độ vẫn duy trì ở ±3%

Năm 2011, CSTT được thực hiện theo hướng chặt chẽ ngay từ đầu năm.Ngày 24/2/2011, nghị quyết 11/NQ – CP được ban hành Nghị quyết này đưa ra cácgiải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ansinh xã hội

 NHNN đề ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng ở mứcdưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16% và điều chỉnh cơcấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất

Trang 20

dụng là chưa phù hợp trong khi mà các TCTD lành mạnh có thể tăng trưởngcao hơn và các TCTD yếu kém sẽ bị hạn chế tăng trưởng.

 Chuyển cơ cấu tín dụng theo hướng giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sảnxuất và tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuấtkhẩu NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN quy định dư nợ cho vay phi sảnxuất của TCTD trên tổng dư nợ là 22% đến cuối tháng 6/2011 và giảm còn16% vào cuối năm 2011

 Ngày 11/2/2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng tới 9,3% vàgiảm biên độ từ ±3% xuống còn ±1%

 Tháng 9, điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm và lãi suất cho vayqua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm

 Tháng 10, khi nhiều ngân hàng khó khăn về thanh khoản, lãi suất liên ngânhàng tăng

 NHNN ban hành chỉ thị 02 về thiết lập trần lãi suất huy động ở mức14%/năm

Trang 21

1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế:

Giai đoạn 2008 – 2011 là một giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam có nhiềubiến động phức tạp và khó lường so với giai đoạn trước

Hình 1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011, % so với

cùng kỳ, cộng dồn.

(Nguồn:Hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê)

Cho đến cuối năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá ổnđịnh, trung bình khoảng 7% Có thể nhận thấy từ đồ thị là tốc độ tăng trưởng GDPsau khi hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ thường lặp lại một khuôn mẫu như sau: số liệu củaquý III và quý IV thường thấp hơn quý I và quý II Đây có thể là do quý I và quý IIchịu tác động lớn của yếu tố mùa vụ nên khi hiệu chỉnh phần mềm sử dụng đã hiệuchỉnh lớn hơn đối với hai quý cuối năm Tuy nhiên sự chênh lệch của tốc độ tăng

Trang 22

Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ đãlan rộng trên toàn thế giới gây nên tác động đáng kể tới tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam và quy luật trên đã bị phá vỡ Sáu tháng cuối năm 2008 chứng kiến sựsụt giảm mạnh mẽ trong tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và tính cả năm 2008, tổngsản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 489.833 tỷ đồng, tăng 6,18% so với năm trước,trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ trước đó luôn trong khoảng 7,5 –8%.

Đến quý I/2009, tốc độ chỉ đạt 3,14% (số chưa hiệu chỉnh) và là quý có tốc

độ tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây Tới quý II, quý III và quý IV, tốc độ tăngtrưởng GDP tăng dần và lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9% và kết thúc năm 2009,tốc độ tăng trưởng đạt 5,32% Tốc độ tăng trưởng GDP có thể thấp về mặt trị số, tuynhiên đây là số liệu tăng trưởng so với cùng kỳ, mà quý I/2008 là một điểm tăngtrưởng nóng, do đó số liệu quý I/2009 được tính toán trên một quý có hoạt độngmạnh một cách ngoại lệ.Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam từ quý I/2009 chủyếu là nhờ gói kích cầu lên tới 8 tỷ USD, trong đó 4 tỷ USD được thực hiện thôngqua tài trợ 4% cho các doanh nghiệp sản xuất

Chênh lệch tốc độ tăng trưởng giữa quý I/2010 và quý IV/2009 có lớn hơnchênh lệch trung bình ở các năm trước, khoảng 1,5% Nền kinh tế đã có những dấuhiệu phục hồi trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 6,78% nhưng đã giảm dầnxuống còn 5,89% tính trong cả năm 2011 Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm

ở khu vực công nghiệp & xây dựng

Trang 23

Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế các khu vực giai đoạn 2006 - 2011,

% so với cùng kỳ, cộng dồn

(Nguồn:Hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê)

Tốc độ tăng trưởng của Công nghiệp & Xây dựng là lớn nhất trong ba khuvực kinh tế và tốc độ tăng trưởng của Nông, lâm, ngư nghiệp là thấp nhất cho đếnhết năm 2007 Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới tuy không gây ra nhữngtác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam thông qua hệ thống tài chính, nhưng lại

có tác động gián tiếp đến cung cầu Hai ngành có sản phẩm xuất khẩu là Nôngnghiệp và Công nghiệp chịu tác động khá lớn Tốc độ tăng trưởng của hai khu vựcnày sụt giảm mạnh từ quý I/2009 (tốc độ tăng trưởng của khu vực 1 và 2 lần lượt là0,4% và 1,5%) và chưa phục hồi lại mức trước khủng hoảng cho tới cuối năm 2009

Trong khi đó, ngành Dịch vụ vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đạt mức 6,63%vào năm 2009 và đóng góp to lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế Ngành này đónggóp trên dưới 3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 –

2011, giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6%

Trang 24

Bảng 1.3.Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP 2008 – 2011 (điểm phần

trăm)

Công nghiệp & Xây dựng 2,65 1.21 3,2 2,32

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Ngành Công nghiệp & Xây dựng trở lại vị trí là đầu tàu của tăng trưởng kinh

tế Việt Nam trong năm 2010, cùng với ngành Dịch vụ đều đạt tốc độ trên 7%; thìđến năm 2011, trong bối cảnh chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách chi tiêu côngthắt chặt đã đạt mức tăng trưởng khá thấp Cụ thể, ngành công nghiệp khai thác mỏ

đã có mức tăng trưởng âm trong ba quý cuối năm 2010 và quý IV/2011; ngành xâydựng cũng chứng kiến sự sụt giảm về sản lượng so với cùng kỳ trong quý IV/2011

Bảng 1.4 Tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp (% so với cùng

kỳ, cộng dồn)

CN khai thácmỏ

CN chếbiến

Sản xuất phânphối

Năm 2010 sản xuấtnông lâm ngư nghiệp gặp khó khăn do hạn hán, sâu bệnh

và mưa lũ xảy ra tại một số địa phương Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành

Trang 25

này đã từng bước được phục hồi và đạt 4% vào năm 2011, thể hiện tính trụ đỡ củakhu vực kinh tế này trong thời kỳ tình hình sản xuất khó khăn, chính sách tập trungkiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Bảng 1.5 Tăng tr ưởng trong ngành nông lâm ngư nghiệp (% so với ng trong ngành nông lâm ng nghi p (% so v i ư ệp (% so với ới

Trang 26

Bảng 1.6 T c đ tăng tr ốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ, 2008 – 2011 ộng dồn) ưởng trong ngành nông lâm ngư nghiệp (% so với ng GDP các ngành d ch v , 2008 – 2011 ịch vụ, 2008 – 2011 ụ, 2008 – 2011

6,50

6,8

7,7

7,11

7,64

7,89

8,09

8,7

8,5

7,9

8,8Khách

sạn, nhà 8,7 -1 -0,9 0,8

2,3

7,82

7,99

8,28

8,69

6,7

6,3

6,4

7,4Vận tải,

bưu điện 11,9

8,2

8,30

8,4

8,5

8,32

8,7

4 8,8

8,74

8,2

8,6

7,9

8,5Tài

8,7

7,86

8,61

7,94

8,35

6,2

6,6

6,8

7,3KH&C

6,53

6,63

6,37

6,78

6,7

6,7

6,5

6,8Kinh

2,

5 2,3

2,71

2,52

2,62

7,07

7,21

7,31

7,47

7,3

7,4

7,4

7,3GDĐT 8,0 6 6,1 6,

2

6,6

6,19

6,21

6,52

6,94

6,4

6,5

6,6

6,9Văn

7,2

6,29

6,6

4 7.0

7,88

6,6

6,8

6,8

6,7Đảng,

6,7

7,18

6,66

6,67

6,76

6,6

6,5

6,7

6,8

5,42

5,74

6,18

6,44

5,5

5,7

6,3

6,5Dịch vụ

5,86

5,99

6,45

6,81

6,5

6,5

6,6

6,7

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Ngành Dịch vụ vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, vượt cả tốc độ tăngtrưởng của ngành Công nghiệp và Xây dựng.Nhìn chung thì toàn bộ ngành dịch vụđạt mức tăng trưởng khá đồng đều, chỉ duy có những ngành chịu tác động lớn từ

Trang 27

những yếu tố bên ngoài như nhà hàng, khách sạn; dịch vụ, du lịch; tài chính đềugiảm mạnh trong năm 2011 và ngành bất động sản có tốc độ tăng trưởng khá thấp.

2008, chỉ só CPI ở mức 19,8% so với năm 2007, cao nhất từ năm 1992 Tuy số liệu

về lạm phát đến cuối năm 2009 đã có một sự cải thiện đáng kể, đạt 6,52%, nhưng cóthể nhận thấy từ biểu đồ xu hướng tăng dần của chỉ số CPI hàng tháng Đến cuốigiai đoạn, chỉ số lạm phát quay trở lại mức hai con số, đạt 18,13% cho cả năm 2011

Trang 28

Để thấy rõ sự biến động của lạm phát và các thành phần tác động tới nó, cầntiến hành phân rã lạm phát thành các thành phần như sau: mùa vụ, xu hướng dài hạn,chu kỳ và ngẫu nhiên

Hình 1.4 Thành phần chu kỳ của lạm phát theo tháng, 2006– 2011

(Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê)

Thành phần mùa vụ của một chuỗi thời gian là những quy luật trong ngắnhạn Có thể nhận thấy thành phần mùa vụ có tác động mạnh đến lạm phát từ tháng

12 đến tháng 3 hàng năm Đây cũng là những tháng thường có chỉ số giá tiêu dùngcao nhất trong năm, trong khi đó thành phần mùa vụ tác động ít nhất từ tháng 8 đếntháng 11 Do vậy, nếu số liệu lạm phát có giảm ở những tháng này trong năm, có thểchưa chắc là do tác động của chính sách của Chính phủ mà là do thành phần mùa vụtác động rất ít đến số liệu

Trang 29

Hình 1.5.Tốc độ tăng trưởng M2 và thành phần xu hướng dài hạn của

lạm phát, 2006 - 2011

(Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và databank

của Ngân hàng thế giới)

Nhìn vào mức tăng trưởng của tổng lượng thanh toán M2 ta có thể thấy mốiliên hệ chặt chẽ giữa chỉ báo này với lạm phát Sự gia tăng mạnh mẽ lượng cung tiền

từ đầu năm cuối năm 2007, xấp xỉ gần 50%, đã kéo theo thước đo lạm phát đạt tớigần 20% trong năm 2008 Từ cuối năm 2008, thành phần xu hướng dài hạn chothấy lạm phát đã có xu hướng giảm khi mà các chính sách kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam bắt đầu phát huy tác dụng Tuy nhiên từ cuối năm

2009, mức tăng trưởng cung tiền tiếp tục tăng trên 20% và lạm phát lại bắt đầu một

xu hướng tăng mới

Trang 30

Hình 1.6 Thành phần chu kỳ của lạm phát, 2006 - 2010

(Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê)

Thành phần chu kỳ phản ánh sự biến động của lạm phát do ảnh hưởng củanhững sự kiện hoặc chính sách trong một chu kỳ kinh doanh Thành phần chu kỳnày còn bao gồm những biến ngẫu nhiên không giải thích được Tính toán từ số liệucủa Tổng cục Thống kê cho thấy chu kỳ tăng giá của lạm phát cao nhất là vào tháng

12 đến tháng 3 hàng năm Đây là những tháng mà nhu cầu tiêu dùng của người dântăng cao cho dịp Tết Thành phần này bắt đầu giảm từ tháng 9/2008 khi mà cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, và tiếp tục âm cho đến cuối năm 2009 Kể từtháng 9/2010, thành phần chu kỳ bắt đầu quá trình tăng, đây cũng là thời kỳ màVND mất giá mạnh và giá cả trên thế giới bắt đầu tăng cao Đến tháng 6/2011, cóthể nhận thấy thành phần chu kỳ bắt đầu âm từ thời điểm này, đây cũng là tháng mà

có chỉ số lạm phát thấp nhất trong năm, tăng 1,09% so với tháng trước

1.2.3 Cán cân thương mại

Cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên thâm hụt trong một thờigian dài Đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2011, với một nền kinh tế mà vốn dựa

Trang 31

nhiều vào xuất khẩu hàng hóavà nhập siêu thì ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế

là rõ rệt tới cán cân thương mại

Hình 1.7 Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn

2008 – 2011(triệu USD)

(Nguồn:Tổng cục Thống kê)

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng sụt giảm vào nhữngtháng đầu năm và tăng dần cho đến cuối năm Cán cân thương mại cũng thâm hụtnặng hơn vào khoảng thời gian cuối năm Trong năm tháng đầu năm năm 2008, cáncân thương mại thâm hụt nặng, khoảng 2 – 3 tỷ USD mỗi tháng Nhờ các chính sáchbình ổn trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam có những cải thiện nhất định Trong

ba tháng đầu năm 2009, ta có thể thấy cán cân thương mại đã thặng dư Thực ra hiệntượng xuất khẩu ròng trong những tháng đầu năm 2009 chủ yếu là do sự sụt giảmcủa kim ngạch xuất khẩu lớn hơn sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu Khi màhoạt động kinh tế đã phục hồi trở lại, ta có thể thấy rõ xu hướng đảo ngược trở lạitrong các số liệu về cán cân thương mại trong những tháng tiếp theo

Trang 32

Bảng 1.7 Xu t nh p kh u và cán cân th ất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011 ập khẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011 ẩu và cán cân thương mại, 2008 – 2011 ương mại, 2008 – 2011 ng m i, 2008 – 2011 ạn 2008 -2011(nghìn tỷ đồng)

mại

-18 -12,9 -3,5 -6,8 -8,6 -12,6 -1,15 -0,4 -1 -9,5Thâm hụt cán cân

thương mại/XK

(%)

28,7 22,6 25,0 21,2 16,7 17,5 16,3 5,1 12 9,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Có thể thấy sự phục hồi trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm

2010, tuy quý 1 tăng trưởng âm, nhưng đã quay trở lại mức tăng trưởng dương rất

nhanh trong quý 2 và kết thúc tại mức 72,2 tỷ USD tính cả năm, tăng 26,4% so với

năm trước, cao hơn mức tăng của kim ngạch nhập khẩu (21,2%) Năm 2010 kết thúc

với mức thâm hụt cán cân thương mại ở mức 12,6 tỷ USD, thấp nhất kể từ năm 2008

và chiếm khoảng 17,5% kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, đây vẫn là mức thâm hụt

thương mại lớn, gây áp lực lên chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam khi mà dự trữ

ngoại hối bắt đầu giảm

Tiếp tục đà phục hồi của năm 2010, năm 2011 cũng chứng kiến mức tăng

trưởng khá của hoạt động xuất nhập khẩu Cán cân thương mại thâm hụt 9,5 tỷ USD,

giảm 2,7 tỷ USD so với năm trước

Trang 33

1.2.4 Tỷ giá

Hình 1.8 Biến động tỷ giá USD/VND, 2008 - 2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN, Website NHNN và NH Ngoại thương)

Đây là một giai đoạn phức tạp của tỷ giá với những biến động mạnh về cả tỷgiá bình quân liên ngân hàng và biên độ điều chỉnh của tỷ giá Sau mỗi lần điềuchỉnh, tỷ giá đều tăng lên kịch trần và tỷ giá trên thị trường tự do thì luôn năm ngoàibiên độ biến động cho phép quy định bởi NHNN

Riêng trong năm 2008, NHNN đã tiến hành điều chỉnh biên độ tỷ giá 3 lần.Lần điều chỉnh đầu tiên là vào 10/3/2008, đây là thời điểm mà USD tăng mạnh(USD tự do giao động quanh mức 15.700 – 16.000 đồng/USD); chính phủ vàNHNN đang đẩy mạnh chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, NHNN hạnchế mua ngoại tệ để không bơm tiền ra lưu thông Tỷ giá đạt đỉnh vào giữa tháng 6

do cầu ngoại tệ lớn (tâm lý găm giữ ngoại tệ khi thấy USD tăng nhanh; nhu cầuthanh toán nợ của doanh nghiệp xuất khẩu và tăng nhập khẩu vàng.) Do đó, NHNN

đã nới biên độ lần thứ hai từ ±1% lên ±2% và kiểm soát chặt hơn đối với các bàn thuđổi ngoại tệ Vào những tháng cuối năm, cầu ngoại tệ tăng dẫn đến sức ép lên tỷgiá, NHNN tiến hành điều chỉnh biên độ lên ±3% vào tháng 11 và bán hơn 1 tỷ USD

Trang 34

Năm 2009, cầu ngoại tệ lớn do hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ lên giá củangười dân và doanh nghiệp cũng găm giữ ngoại tệ do sợ tỷ giá tăng khi đến kỳ trả

nợ Mặt khác, do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằngtiền đồng nên đã xuất hiện hiện tượng một số doanh nghiệp có ngoại tệ nhưng khôngmuốn bán và chỉ muốn vay Việt Nam Đồng Đây cũng là năm mà mức dự trữ ngoạihối của Việt Nam giảm xuống còn 14,1 tỷ USD (số liệu của World Bank) Do cácnguyên nhân trên, tỷ giá biến động mạnh, dẫn đến hai lần điều chỉnh tăng biên độtrong tháng 3 và tháng 11

Sau hai năm tăng mạnh, tỷ giá đầu năm 2010 đã giảm nhẹ do các biện phápnhằm tăng cung ngoại tệ của NHNN (điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngânhàng lần đầu vào tháng 2; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, vv ) Tới tháng

8, NHNN lại tiến hành điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 18.932đồng/USD, áp dụng từ ngày 18/8, mức tăng 2,09%, trần mua bán USD tại cácNHTM tăng lên 19.500 đồng/USD Sau lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2 của NHNN, cùngvới những biến động bất ổn của giá vàng trong nước và quốc tế, trên thị trường tự

do, đô la Mỹ đã có lúc lập kỷ lục 21.530 đồng/USD, tăng 12% so với giá đóng cửanăm 2009 và cao hơn tỷ giá niêm yết tại các NHTM cùng thời điểm khoảng10% Ngày 04/11/2010, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố Chính phủđồng ý bơm mạnh ngoại tệ vào các ngành phục vụ sản xuất thiết yếu chứ không bơmvào xuất khẩu và Chính phủ sẽ không điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm Theo ông LêĐức Thúy, trong tháng 10/2010, NHNN đã bán ra 200 triệu USD để bình ổn thịtrường

Những ngày cuối năm, NHNN công bố kiều hối năm 2010 có thể đạt 8 tỷUSD và trạng thái căng thẳng ngoại tệ đã hạ nhiệt, NHTM đã có nguồn USD dồi dào

do các doanh nghiệp đã chịu bán USD cho ngân hàng, ngoài ra, tỷ giá USD tự donhững ngày cuối năm chỉ dao động quanh mốc 21.000 đồng/USD

Tính chung lại, năm 2011, tỷ giá VND/USD đã tăng 2,24%, thấp hơn nhiều

so với 3 năm trước (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng9,68%) Chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức đã khôngcòn cao như năm 2010, thậm chí có thời điểm tỷ giá tự do còn thấp hơn trên thị

Trang 35

trường chính thức Sự ổn định của tỷ giá đạt được do nhiều nguyên nhân, từ khâukiểm tra, xử lý việc niêm yết; lãi suất huy động nội tệ cao gấp nhiều lần lãi suất huyđộng ngoại tệ (trên 14%/năm so với 2%/năm; cộng thêm sự biến động tỷ giá thìchưa đến 5%/năm); Lượng ngoại tệ từ các nguồn vào Việt Nam năm 2011 đạt khá,nhập siêu giảm

1.2.5 Đầu tư toàn xã hội

Hình 1.9 Cơ cấu đầu tư toàn xã hội

Trang 36

Bảng 1.8 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư ra nước ngoài,

Vốn thực hiện Vốn đăng ký

mới và tăngthêm

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đây là giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam Số vốn đăng ký lên tới hơn 70 tỷ USD vào năm 2008 và chiếm đếnhơn 30% tổng đầu tư toàn xã hội, thì đến 2011 chỉ còn 14,7 tỷ đồng vốn đăng ký.Tuy nhiên, số vốn được thực hiện lại khá ổn định, khoảng từ 10 – 11 tỷ USD mỗinăm

Nhận thấy từ số vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, có sự gia tăng độtbiến vào năm 2009 Do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nên kế hoạchđầu tư ban đầu có sự điều chỉnh giảm với số vốn dự kiến vào khoảng 2,8 tỷ USD.Nhưng thực tế đã không diễn ra theo đúng kịch bản của cơ quan dự báo khi cácdoanh nghiệp Việt Nam lại coi đây là cơ hội để mở rộng thị trường và tìm kiếm địabàn đầu tư mới Kết quả là năm 2009, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanhnghiệp Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD cho 457 dự án bao gồm cả cấp mới và tăng vốn tạihơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 143% kế hoạch Tuy nhiên số dự án đượccấp phép lại giảm mạnh trong hai năm 2010 và 2011 do các doanh nghiệp còn gặpnhiều khó khăn

Trang 37

1.3 Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020

Hình 1.10 Tăng trưởng kinh tế (so với cùng kỳ, cộng dồn)

(Nguồn: tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục thống kê)

Từ hình vẽ về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1999 đến năm

2011, có thể nhận thấy chu kỳ của nền kinh tế kéo dài từ giai đoạn suy thoái từ trước

1999, chạm đáy tăng trưởng vào năm 1999 và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ năm

2000 Một chu kỳ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kéo dài khoảng 9 năm, chu kỳthứ hai có thể quan sát được từ hình vẽ trên giai đoạn từ 2000 đến 2008, và từ quýIII/2008, nền kinh tế Việt Nam lại chứng kiến một sự sụt giảm mạnh về tốc độ tăngtrưởng cũng như sự thu hẹp về khả năng sản xuất của nền kinh tế Trong hai năm

2009, 2010, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nhất định, nhưng chưa bứtphá được so với đường xu hướng của tăng trưởng GDP Nền kinh tế Việt Nam vẫncòn đang ở trong giai đoạn phục hồi khá chậm sau khủng hoảng

Sử dụng hàm san mũ Holt – Winters có xu thế, có mùa vụ dạng nhân để dựbáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam Chuỗi dữ liệu sử dụng là tốc độ tăng trưởng GDP

từ năm 1985 – 2011 (xem bảng kết quả chạy mô hình trang bên)

Trang 39

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ

NHIÊN2.1 Khái quát về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam

Về cây cao su

Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) là cây trồng nhiệt đới điển hình,

có nguồn gốc từ Brazil Đây là loại cây đa tác dụng¸ hiệu quả kinh tế cao, cụ thể:

 Khai thác mủ 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi cóthể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu với giá hiện tại có thểđạt tới 50 triệu đồng/tấn

 Là nguyên liệu của công nghiệp chế biến gỗ: gỗ cao su đc gọi là “gỗ thânthiện với môi trường”, chỉ khai thác khi cây cao su đã kết thúc chu trìnhsản sinh nhựa mủ

 Cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất

 Phát triển chăn nuôi dưới tán rừng

 Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóachất sơn và các loại phụ kiện khác

 Lá cao su dùng làm phân bón khi phân hủy, cành lá dùng làm củi đun.Cây cao su bắt đầu cho thu hoạch mủ sau trồng từ 6-8 năm và chu kỳ khaithác khoảng 20 năm, yêu cầu sự chăm sóc ký lưỡng, khó về kỹ thuật Cây cao su chỉthích hợp trồng ở những vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều (2.000-3.000 mm/năm) và sốngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm; cụ thể như vùng Bắc Nam Mỹ, Brazil,Trung Mỹ, châu Phi từ Maroc đến Madagasca, Sri Lanka, miền Nam Ấn, Việt Nam,Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia Cây cao su không kén đất, có thểtrồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất có bình độ tương đối thấp(dưới 200m) Bình độ lý tưởng là ở vùng xích đậo, trong đó có Việt Nam (đặc biệtthích hợp với vùng đất đỏ bazan và đất xám Đông Nam Bộ.)

Trang 40

Về ngành cao su tự nhiên của Việt Nam

Ngành cao su được chia thành hai nhóm: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.Cao su tự nhiên có thành phần chính là mủ cao su được chiết xuất từ cây cao su, còncao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ

Việt Nam có những thuận lợi nhất định về khí hậu cũng như đất đaai để pháttriển ngành cao su Ngành cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đếnnay Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới về điện tích, sản lượng cao su nhưng lạiđứng thứ 4 về xuất khấu cao su Sản lượng cao su khai thác thường nhỏ hơn lượngxuất khẩu do Việt Nam còn nhập khẩu cao su từ các nước Lào, Campuchia rồi mớitái xuất

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu thứ 4, thứ 5 trên thế giới, nhưng sảnphẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng khong đồng đều, chủ yếu là sảnphẩm thô, do đó giá xuất khẩu thường thấp hơn so với Malaysia và Thái Lan Hiệnnay, Việt Nam có bốn chủng loại sản phẩm cao su được chế biến để xuất khẩu nhưsau:

- Cao su khối (SVR): Là loại cao su mủ khối, trong đó loại 3L chiếm đại sốchiếm tỷ lệ cao nhất (theo điều tra năm 1996 thì loại này chiếm tới 81 % trong tổngsản lượng cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR), hiện nay sản phẩm này chiếm khoảng70% tổng cơ cấu sản phẩm) Ngoài ra còn có các loại khác như SVR 10, SVR 20cũng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam nhưng chất lượng không ổn định Việc sản xuấtSVRCV50, SVRCV60 tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, chiếm khoảng 4% của tổngsản phẩm

- Loại mủ cô đặc (mủ kem, mủ li tâm): Loại này thường dùng làm các mặthàng cao su như găng tay, bong bóng, chiếm tỷ lệ khoảng 10%

- Loại cao su xông khói và cao su tờ đánh đông ở nồng độ nguyên thuỷ (RSShoặc ICR): Chiếm khoảng 6 %

- Cao su Crếp 2, 3 và 4 và cao su hỗn hợp: loại này chiếm khoảng 14%

Ngày đăng: 12/01/2016, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w