1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận dạng biển số xe với opencv và tesseract

40 2,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Để xây dựng một ứng dụng trích xuất ký tự từ hình ảnh chứa biển số xe thành một định dạng văn bản text.. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Hướng tiếp cận nhận dạng biển số xe 2.1.1 Sử dụng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH – KHÓA 37

Đề tài

NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE VỚI OPENCV VÀ

TESSERACT

Sinh viên: Võ Tấn Hưng MSSV: 1111497

Khóa: K37

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH – KHÓA 37

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn thầy Phạm Nguyên Khang đã nhiệt tình chỉ dẫn tôi

trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp này! Tuy Thầy bận rất nhiều việc nhưng đã

bỏ thời gian để nghe và giải đáp thắc mắc của tôi rất nhiều lần Cảm ơn thầy!

Cảm ơn các quý thầy cô, thầy cố vấn học tập đã dạy bảo chúng tôi trong suốt thời gian 4 năm Đại học! Thật sự không thể dùng từ tả hết Những năm tháng dài đăng đẳng mà giờ chớp mắt như một giấc mộng chứa nhiều kỷ niệm vui lẫn buồn

Cảm ơn các bạn lớp DI11Z6A1 đã cùng chia sẻ với tôi cuộc sống của một sinh viên Đại học! Thật khó nhọc nhưng tràn ngập niềm vui Cảm ơn tất cả các bạn mà tôi quen biết!

Và cuối cùng tôi cảm ơn đến gia đình và người thân của tôi đã tạo nhiều điều kiện cho tôi được học tập vui chơi ở môi trường Đại Học Cần Thơ!

Kiến thức hạn hẹp chưa biết nhiều nên tài liệu luận vằn này có thể còn nhiều thiếu xót rất mong được quý thầy cô cùng các bạn đọc giả đóng góp để tài liệu được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN II NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN III MỤC LỤC IV DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC HÌNH VII TÓM TẮT VIII ABSTRACT IX

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Hiện trạng vấn đề 1

1.2 Vì sao phải nhận dạng biển số xe? 1

1.3 Lịch sử giải quyết vấn đề 2

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2

1.5 Phạm vi đề tài: 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Hướng tiếp cận nhận dạng biển số xe 3

2.1.1 Sử dụng các ràng buộc về hình học 3

2.1.2 Sử dụng máy học 3

2.2 Đặc trưng Haar-like 4

2.3 AdaBoost 6

2.4 Xác định biển số nhờ giải thuật Cascade of Classifiers trong OpenCV 8

2.5 Nhận dạng chữ in với Tesseract OCR 9

2.5.1 Sơ lược về Tesseract 9

2.5.2 Cấu trúc của Tesseract 10

2.6 Quy định biển số xe máy Việt Nam 11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE 12

3.1 Quy trình nhận dạng 12

3.2 Định vị biển số xe 12

3.2.1 Mô hình tổng thể 12

3.2.2 Thu thập dữ liệu huấn luyện 13

3.2.3 Tạo tập tin vector cho ảnh dương 14

3.2.4 Tạo tập tin chỉ mục cho ảnh âm 15

3.2.5 Huấn luyện dữ liệu tạo tập tin xml 15

3.3 Hậu xử lý sau khi định vị 17

3.4 Nhận dạng ký tự với tesseract 18

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHẬN DẠNG BIỂN SỐ XE 20

4.1 Thiết kế giao diện 20

4.2 Mã nguồn chương trình 21

4.2.1 Chức năng chọn ảnh 21

Trang 7

4.3 Hướng dẫn sử dụng chương trình 24

CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 26

5.1 Môi trường thực nghiệm 26

5.2 Thực nghiệm 26

5.3 Đánh giá 26

KẾT LUẬN 27

5.1 Kết quả đạt được 27

5.2 Một số hạn chế 27

5.3 Hướng khắc phục và phát triển chương trình 27

5.3.1 Khắc phục những hạn chế 27

5.3.2 Hướng phát triển 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 8

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

SIFT Scale-invariant feature transform

Strong classifier Bộ phân loại mạnh

Tesseract OCR Công cụ nhận dạng chữ in

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.2 1 Bốn đặc trưng Haar-like cơ bản 4

Hình 2.2 2 Đặc trưng cạnh (edge features) 4

Hình 2.2 3 Đặc trưng đường (line features) 4

Hình 2.2 4 Đặc trưng xung quanh tâm (center-surround features) 4

Hình 2.2 5 Cách tính Integral Image của ảnh 5

Hình 2.2 6 Vùng D trên ảnh 6

Hình 2.3 1 Mô hình phân tần kết hợp các phân loại yếu để xác định biển số xe 7

Hình 2.3 2 Mô tả phân loại mạnh AdaBoost 8

Hình 3.1 1 Quy trình nhận dạng 12

Hình 3.2.1 1 Mô hình định vị biển số xe 13

Hình 3.2.3 1 Công cụ Opject location 14

Hình 3.2.5 1 Huấn luyện tập tin bienso.xml 16

Hình 3.3 1 Hậu xử lý 17

Hình 3.4 1 Chạy tesseract 19

Hình 3.4 2 Kết quả chạy tesseract 19

Hình 4.1 1 Giao diện chương trình nhận dạng biển số xe 20

Hình 4.3 1 Chọn ảnh biển số xe 24

Hình 4.3 2 Định vị biển số xe 25

Hình 4.3 3 Nhận dạng ký tự trên biển số xe 25

Trang 10

TÓM TẮT

Luận văn này sẽ đi vào phần nhận dạng ký tự quang học với đề tài: “Nhận dạng biển số xe với OpenCV và Tesseract” Tập trung nghiên cứu tìm hiểu hoạt động của thư viện xử lý ảnh OpenCV và công cụ nhận dạng Tesseract Để xây dựng một ứng dụng trích xuất ký tự từ hình ảnh chứa biển số xe thành một định dạng văn bản (text) Nhằm mục đích quản lý xe hiệu quả hơn và cung cấp nguồn dữ liệu dồi dào cho các công trình nghiên cứu khác

Được lập trình bằng công cụ Visual Studio 2010 của Microsof sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ cùng với lập trình giao diện MFC (Microsoft Foundation Class) Chương trình sẽ nhận vào một ảnh có chứa biển số xe Kết quả là ký tự của biển số xe

sẽ được nhận dạng và chuyển thành định dạng văn bản

Độ chính xác của chương trình được kiểm thử với 110 ảnh biển số xe và kết quả như sau:

Trang 11

ABSTRACT

This thesis is about optical character recognition, specifically “License plate recognition using OpenCV and Tesseract” It focuses on learning OpenCV image processing library, optical character recognition engine Tesseract, and lastly an application that identifies license plates and extracts characters from the image to text format was built in order to illustrate for the study This application will help to manage vehicles more efficiently, and provide abundant data sources for other research projects

It was built by Visual C++ 2010 with Microsoft Foundation Classes (MFC) programming interface It will receive the input of an imgage with the license plates, and the output is the localization of license plate and the characters on the license plates in text format

This program was tested with 110 images containing license plates and the results are as follows:

 The license plate location rate of success is 65.5% (72/110)

 The license plate location rate of unsuccess is 34.5% (38/110)

 The accuracy rates of character recognition is 27.3% (30/110)

 The inaccuracy rates of character recognition is 72.7% (80/110)

 The number of misidentified characters/license plate is 3

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Hiện trạng vấn đề

Xử lý ảnh là một lĩnh vực đang được quan tâm của các kỹ sư tin học Việt Nam cũng như các kỹ sư tin học ở các nước khác Bên cạnh việc xử lý những tấm ảnh để có được một ảnh theo mong muốn như tăng giảm độ sáng, cân bằng histogram, khử nhiễu, lọc biên, thay đổi gram màu, thì có một nhánh kết hợp giữa xử lý ảnh và máy học Nhóm này có nhiệm vụ là giải quyết các bài toán liên quan đến ảnh, video và tìm ra từ ảnh, video những thông tin hữu ích nhất Như là: camera quan sát tự động tìm kẻ tình nghi, nhận diện vân tay, ký hiệu tay của người khiếm thính, nhận dạng ký tự quang học (chữ đánh máy)…

Đề tài nhận dạng biển số xe được xem là một phần nhỏ của nhận dạng ký tự quang học Được nghiên cứu và phát triển bởi rất nhiều người Tới nay, đã có nhiều chương trình đã và đang được tạo ra với nhiều cách khác nhau Mỗi một chương trình

có ưu nhược điểm riêng

1.2 Vì sao phải nhận dạng biển số xe?

Ngày nay, xe là phương tiện giao thông phổ biến nhất, giúp mọi người đi lại nhanh chóng Mỗi chiếc xe đều có đăng ký một biển số để lưu thông trên đường, biển

số là duy nhất Vấn đề là quản lý những chiếc xe này như thế nào? Ví dụ như ở các bãi giữ xe, giao thông trên đường Tình trạng kẹt xe ở bãi giữ xe là rất được quan tâm Tuy

có nhiều biện pháp để khắc phục nhưng lưu lượng xe ra vào là rất đông đặc biệt là ở các siêu thị, khu công nghiệp và nhiều nơi khác Nhân viên đã làm việc nhanh hết khả năng có thể Với tình hình cấp thiết như vậy đòi hỏi cần có một công cụ trợ giúp nhân viên thu thập dữ liệu để lưu trữ

Trên thực tế việc quản lý này chỉ dùng mắt người mà quan sát hoặc phiếu giấy rồi các dữ liệu đó cũng biến mất theo trí nhớ của người đó Khi có vấn đề xảy ra thì họ không biết nên kiểm tra từ đâu Hoặc với cách quản lý bằng việc chụp ảnh rồi lưu trữ thì gặp khó khăn về bộ nhớ

Vì vậy nhằm cải thiện tình hình cần có một hệ thống hỗ trợ và đó là hệ thống nhận dạng biển số xe Cụ thể hơn chính là đề tài: “Nhận dạng biển số xe với OpenCV

và Tesseract”

Trang 13

1.3 Lịch sử giải quyết vấn đề

Nhận dạng biển số xe đã được các bậc anh chị khóa trước đã làm Không chỉ ở trường Đại học Cần Thơ mà còn là đề tài của các trường Đại học khác, trong nước cũng như ngoài nước Luôn không ngừng cải tiến và tìm ra phương pháp mới cho việc nhận dạng biển số xe Chẳng hạn như đề tài “xây dựng hệ thống hỗ trợ giữ xe thông minh” của Võ Hùng Vĩ năm 2014, “ứng dụng xử lý ảnh trong thực tế với thư viện OpenCV” phần tự động nhận dạng biển số xe của Nguyễn Văn Long

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Mục tiêu: Xây dựng hệ thống nhận dạng biển số xe tự động

Nội dung:

 Định vị được biển số xe từ một hình ảnh bằng OpenCV

 Nhận dạng ký tự thông qua Tesseract

1.5 Phạm vi đề tài:

Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng biển số xe Lý thuyết giải thuật máy học Boosting (thuật toán AdaBoost), các đặc trưng Haar-like, mô hình cascade, công cụ nhận dạng chữ in Tesseract OCR

Nhận dạng trên biển số xe máy ở Việt Nam

Biển số xe máy là của doanh nghiệp hoặc cá nhân

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Hướng tiếp cận nhận dạng biển số xe

2.1.1 Sử dụng các ràng buộc về hình học

Hướng tiếp cận này, nhìn chung có ba phương pháp chính: Phương pháp biến đổi Hough, phương pháp hình thái học và phương pháp so khớp mẫu Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng

Phương pháp biến đổi Hough sử dụng biến đổi Hough để phát hiện các đường thẳng song song được xem như các “ứng cử viên” của biển số Sau đó các ràng buộc hình học của biển số được áp dụng để kiểm tra xem các ứng viên này có phải là biển số hay không Ưu điểm: Không phụ thuộc vào mào sắc của biển số xe Nhược điểm: Phụ thuộc vào bước trích đặc trưng biên cạnh

Phương pháp hình thái học dựa vào đặc trưng là biển số xe có độ sáng là tương đối khác so với các vùng khác, cũng như sự phân bố mức xám là khá đồng đều Vì vậy khi được nhị phân hóa, vùng biển số có đặc thù hình thái, có thể phân biệt được với các vùng khác Ưu điểm: Phương pháp đơn giản Nhược điểm: Thời gian xử lý lớn

Phương pháp so khớp mẫu thì các mẫu của biển số xe được nhận dạng trước Từ một ảnh đưa vào, tính các giá trị tương quan so với mẫu chuẩn Thông qua các giá trị tương quan này mà quyết định có hay không có tồn tại biển số xe trong ảnh Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ cài đặt Nhược điểm: Không hiệu quả khi tỷ lệ, tư thế và hình dáng thay đổi [3]

2.1.2 Sử dụng máy học

Đây là hướng tiếp cận thông minh, hướng tiếp cận này các tác giả sử dụng các giải thuật trong khai mỏ dữ liệu để học trên tập dữ liệu là biển số xe Gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp sử dụng máy học SVM lên trên các “ứng viên” được xem như là các vùng có kết cấu rời rạc Ưu điểm: Thực hiện tương đối nhanh Nhược điểm: Nhận dạng chưa chính xác (chỉ khoảng 81%)

Trang 15

Phương pháp sử dụng vector mô tả SIFT (Scale-invariant feature transform) và máy học SVM, rừng ngẫu nhiên Ưu điểm: Phương pháp này khá chính xác Nhược điểm: Có độ phức tạp cao và thời gian thực hiện lâu

Đề tài luận văn này sẽ áp dụng phương pháp máy học với giải thuật Boosting (thuật toán AdaBoost), sử dụng đặc trưng Haar-like và mô hình cascade để thực hiện việc định vị biển số xe Sao đó dùng công cụ nhận dạng chữ in Tesseract OCR để nhận dạng ký tự trên biển số xe [3]

2.2 Đặc trƣng Haar-like

Đặc trưng Haar-like do Viola và Jones công bố năm 2001 Gồm 4 đặc trưng cơ bản, mỗi đặc trưng Haar-like là sự kết hợp của hai hay ba hình chữ nhật “trắng” hay

“đen” như sau:

Hình 2.2 1 Bốn đặc trưng Haar-like cơ bản

Để sử dụng các đặc trưng này vào việc xác định đối tượng, 4 đặc trưng like cơ bản được mở rộng và được chia làm 3 tập đặc trưng sau:

Haar-Hình 2.2 2 Đặc trưng cạnh (edge features)

Hình 2.2 3 Đặc trưng đường (line features)

Hình 2.2 4 Đặc trưng xung quanh tâm (center-surround features)

Trang 16

Dùng các đặc trưng trên, ta có thể tính được giá trị của đặc trưng Haar-like là sự chênh lệch giữa tổng của các pixel của các vùng đen và các vùng trắng như công thức sau:

f(x) = Tổngvùng đen(các mức xám của pixel) - Tổngvùng trắng(các mức xám của pixel) Giá trị này so sánh với các giá trị của các pixel thô, các đặc trưng Haar-like có thể tăng/giảm sự thay đổi bên trong hay bên ngoài lớp, do đó sẽ làm cho bộ phân loại

dễ hơn

Để tính các giá trị của đặc trưng Haar-like, cần phải tính tổng của các vùng pixel trên ảnh Nhưng để tính toán các giá trị của đặc trưng Haar-like cho tất cả các vị trí trên ảnh đòi hỏi chi phí khá lớn, không đáp ứng cho ứng dụng đòi hỏi tính run-time

Do đó Viola và Jones đưa ra một khái niệm gọi là Integral Image, là một mảng 2 chiều với kích thước bằng với kích thước của ảnh cần tính các đặc trưng Haar-like, với mỗi phần tử của mảng này được tính bằng cách tính tổng của điểm ảnh phía trên (dòng-1) và bên trái (cột-1) của nó Bắt đầu từ vị trí trên, bên trái đến vị trí dưới, bên phải của ảnh, việc tính toán này đơn thuần chỉ dựa trên phép cộng số nguyên đơn giản, do đó tốc

độ thực hiện rất nhanh

Hình 2.2 5 Cách tính Integral Image của ảnh

Sau khi tính được Integral Image, việc tính tổng các giá trị mức xám của một vùng bất kỳ nào đó trên ảnh thực hiện rất đơn giản theo cách sau:

Giả sử ta cần tính tổng các giá trị mức xám của vùng D như trong hình 2.2.6

Trang 17

Hình 2.2 6 Vùng D trên ảnh

Ta có: D = A+B+C+D-(A+B)-(A+C)+A Mặc khác:

A+B+C+D = P4, A+C=P3, A+B=P2, A=P1 (P1, P2, P3, P4 là các giá trị trên Integral Image)

 D = P4-P3-P2+P1

Để chọn các đặc trưng Haar-like dùng cho việc thiết lập ngưỡng, Viola và Jones

sử dụng một phương pháp máy học được gọi là AdaBoost AdaBoost sẽ kết hợp các bộ phân loại yếu để tạo thành một bộ phân loại mạnh Với bộ phân loại yếu chỉ cho ra câu trả lời ít chính xác, còn bộ phân loại mạnh có thể đưa ra câu trả lời chính xác trên 60% [5]

2.3 AdaBoost

AdaBoost là một bộ phân loại mạnh dựa trên hướng tiếp cận boosting được Freund và Schapire đưa ra vào năm 1995 AdaBoost cũng hoạt động trên nguyên tắc kết hợp tuyến tính các weak classifiers để hình thành một strong classifier

AdaBoost là một cải tiến của tiếp cận boosting, sử dụng thêm khái niệm trọng

số (weight) để đánh dấu các mẫu khó nhận dạng Trong quá trình huấn luyện, cứ mỗi weak classifiers được xây dựng, thuật toán sẽ tiến hành cập nhật lại trọng số để chuẩn

bị cho việc xây dựng lại weak classifier kế tiếp: Tăng trọng số của các mẫu bị nhận dạng sai và giảm các trọng số của các mẫu được nhận dạng đúng bởi weak classifier vừa xây dựng Bằng cách này weak classifier sau có thể tập trung vào các mẫu mà các weak classifiers trước nó làm chưa tốt Sau cùng, các weak classifiers sẽ được kết hợp tùy theo mức độ tốt của chúng để tạo nên strong classifier

Viola và Jones dùng AdaBoost kết hợp các bộ phân loại yếu sử dụng các đặc

Trang 18

Hình 2.3 1 Mô hình phân tần kết hợp các phân loại yếu để xác định biển số xe

Trong đó, hk là các bộ phân loại yếu, được biểu diễn như sau:

x: cửa sổ con cần xét

θk: ngưỡng (θ = theta)

fk: giá trị của đặc trưng Haar-like

Không là biển số xe

Trang 19

H(x)=sign(a1h1(x)+a2h2(x)+…+anhn(x)) (a=alpha)

Với: at >= 0 là hệ số chuẩn hóa cho các bộ phân loại yếu

Hình 2.3 2 Mô tả phân loại mạnh AdaBoost

2.4 Xác định biển số nhờ giải thuật Cascade of Classifiers trong OpenCV

Với yêu cầu chạy trên các thiết bị điện thoại, máy ảnh, thiết bị có cấu hình yếu thì thuật toán Cascade of Classifiers ra đời Nghĩa là “Phân lớp theo tầng” Dựa trên những đặc trưng haar-like của đối tượng mà thuật toán tiến hành rút trích ra các đặc trưng của đối tượng Do đối tượng nhận dạng có nhiều hình dạng khác nhau nên phải phân tầng nhận dạng Ví dụ nhận diện biển số xe máy ở Việt Nam Ngoài mã tỉnh, mã huyện, thì còn có loại 4 ký tự, loại 5 ký tự Có loại viền dầy, loại viền mỏng, loại dán decal, loại có ký tự rõ ràng, loại ký tự bị mờ Về góc chụp thì có hình vuông hình chữ nhật, hình tứ giác Ánh sáng cũng ảnh hưởng làm nhiễu biển số

Thuật toán Cascade of Classifiers tiến hành phân ra thành các giai đoạn (gọi là stage), các vùng hình chữ nhật nghi ngờ phải đạt ngưỡng đúng (threshold) của tất cả các giai đoạn được xác định là chứa đối tượng Trong một giai đoạn có nhiều cây quyết định (decision tree) và đi theo nhánh của cây sẽ giúp cho việc xác định nhanh hơn rất nhiều

Minh họa cấu trúc phân tầng như sau (ví dụ không nhất thiết giống như tập tin xml):

-Giai đoạn 1: ngưỡng 10%

Đặc trưng 1 có ngưỡng 11%: qua giai đoạn tiếp theo Đặc trưng 2 có ngưỡng 9%: lớp âm

-Giai đoạn 2: ngưỡng 15%

Trang 20

Đặc trưng 2 có ngưỡng 14%: lớp âm

… -Giai đoạn n: ngưỡng xx%

Đặc trưng 1 có ngưỡng >xx%: lớp dương Đặc trưng 2 có ngưỡng <xx%: lớp âm

Số lượng giai đoạn và ngưỡng quyết định bởi dữ liệu học và các tham số khác

do người dùng chỉ định Để có thể nhận dạng thuật toán tiến hành lấy mẫu từ 2 tập dữ liệu: tập ảnh dương bao gồm ảnh chứa đối tượng và tập ảnh âm không chứa đối tượng Tiến hành học dựa trên các ảnh này Dữ liệu học càng nhiều thì nhận diện càng chính xác, bao gồm cả ảnh dương và ảnh âm, bù lại thì thời gian huấn luyện lâu hơn [1]

Nếu vùng nghi ngờ được xác định đúng là đối tượng thì thuật toán trả về những khung hình chữ nhật Ngược lại thuật toán sẽ không xác định được đối tượng và trả về false

2.5 Nhận dạng chữ in với Tesseract OCR

Ngày đăng: 12/01/2016, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Rút trích văn bản từ tập tin hình ảnh với Tesseract “Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp HCM” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm Tp HCM
[1] Võ Hùng vĩ, luận văn tốt nghiệp Đại Học: Xây dựng hệ thống hỗ trợ giữ xe thông minh Khác
[2] Lương Văn Đô, luận văn tốt nghiệp Đại Học: Nhận dạng ký tự bằng Tesseract Khác
[3] Bùi Văn Thoảng, luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin: Nhận dạng và trích bản số xe Khác
[5] www.ieev.org/2010/03/adaboost-haar-features-face-detection.html Khác
[6] www.baogiaothong.vn/nhung-dieu -nen-biet-ve-bien-kiem-soat-xe-o-viet-nam-d75308.html Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w