Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp các em phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ v
Trang 1MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC I.Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại Nếu cuộc sống mà thiếu
âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời Đặc biệt đối với các em học sinh tiểu học thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp các em phát triển toàn diện nhân cách của mình Thông qua âm nhạc các
em sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo ra những động tác minh họa kết hợp khi hát, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp các em phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc các em cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt các em đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp các em hình thành sự liên tưởng Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho các em niềm vui, hào hứng, phấn khởi Bài hát êm dịu của các em đến tình cảm nhẹ nhàng
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc
Với tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp các
em học thật tốt môn Âm nhạc, tôi đã chọn và nghiên cứu với đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
Nhiệm vụ năm học này yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, sáng tạo, tích cực và đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng chuẩn kiến thức kỹ năng trong trường học Như vậy, môn âm nhạc đã có nội dung hoàn chỉnh trong chương trình giáo dục, quan trọng hơn nó là phương tiện mang tính đặc thù, đặc biệt là phần học hát nó đòi hỏi
Trang 2người tham gia học phải có hứng thú, tính kiên trì, chịu khó và đặc biệt cần có chút năng khiếu
Bản thân tôi được đào tạo chuyên ngành âm nhạc Trong thời gian giảng dạy tôi có những điều băn khoăn trăn trở, trước thực tế giữa gia đình và xã hội “ Bộ môn Âm nhạc chưa được chú trọng, khi học sinh và phụ huynh đón nhận còn cho rằng, đó là môn học phụ chứ không hiểu rằng đó là môn học phát triển toàn diện, thông qua đó giúp các em học tốt hơn các môn học khác Họ còn nhiều bỡ ngỡ, chưa hiểu hết cái hay, vẽ đẹp, sự phong phú dạng về nghệ thuật sắc màu của âm thanh, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cùng với sự phát triển toàn diện cho học sinh của bộ môn nghệ thuật này” Đặc biệt là tìm ra nhiều biện pháp khác nhau phù hợp để giúp các em hứng thú trong tiết học
3 Đối tượng nghiên cứu:
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh các khối lớp Về phía học sinh nhìn chung các em tương đối ngoan, có tinh thần đoàn kết nhưng tinh thần học tập chưa cao, một
số em chưa tự giác học tập, thiếu chủ động trong học tập Nhiều học sinh không có giọng hát tốt, gõ đệm chưa chính xác nên chưa hứng thú trong giờ học Vì vậy giáo viên cần chú ý đến từng đối tượng để giúp các em vươn lên và tiến bộ hơn trong học tập Ngoài ra tôi nhận thấy chưa có sự quan tâm sâu sát của gia đình, bởi nhiều phụ huynh còn cho đó là môn học phụ, học cho vui, còn cái hay, cái đẹp của nghệ thuật, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học phát triển toàn diện mà Bộ giáo dục đã nghiên cứu và đưa vào trường học có giá trị như thế nào Vì vậy sinh hoạt âm nhạc là một phương tiện giúp các em phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể - Mĩ
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện theo đường lối của Đảng và nhà nước cũng như của nghành Giáo Dục:
Công tác giáo dục phải từng bước xã hội hóa nên môn Âm nhạc có tầm quan trọng
như đã nêu trên, nên phạm vi nghiên cứu của tôi là giáo viên, học sinh và chương trình sách giáo khoa, giáo trình âm nhạc
5 Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp trình bày tác phẩm
+ Phương pháp thực hành, luyện tập
Trang 3+ Phương pháp trực quan (Là việc sử dụng các phương tiện dạy học như nhạc cụ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh….trong giờ lên lớp khiến cho những khái niệm trừu tượng trở nên rõ ràng cụ thể
+ Phương pháp kiểm tra - đánh giá
II PHẦN NỘI DUNG:
1.Cơ sở lý luận:
- Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi
là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như : Nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, gõ đệm, trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt động của thầy
- Cung cấp những kiến thức Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, phát triển khả
năng Âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn và sự tự tin cho học sinh
- Giáo dục âm nhạc bằng phát triển năng lực cảm thụ tai nghe thông qua tập hát, tập
đọc nhạc, tập ghi chép nhạc, tập gõ đệm để trẻ cảm nhận sâu sắc, hiểu được về nội dung tác phẩm
- Mở rộng âm nhạc gây ấn tượng cho trẻ để trẻ làm quen với những tác phẩm đa dạng,
sự lựa chọn nhận xét mỗi tác phẩm theo cảm xúc của mình
- Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm nhạc phải đảm bảo những yêu cầu:
- Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động âm nhạc cho
giáo viên dạy chuyên nhạc
- Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn, trong chương trình bồi
dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động âm nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo những nguyên tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh không chỉ bồi dưỡng và dạy cho các em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về
âm nhạc
2 Thực trạng:
Trang 4Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của BGH nhà trường và đồng nghiệp
- Giáo viên được dạy đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình đã được đào tạo
- Giáo viên quan tâm tới học sinh, tận tâm với nghề, có sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học
- Học sinh xuất thân từ nông thôn, ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập
- Hầu hết các em đều ham thích môn học
Khó khăn:
- Kinh nghiệm đứng lớp chưa nhiều
- Việc nhận thức của các em còn chậm, không đồng đều
- Sự quan tâm của cha mẹ HS về lĩnh vực giáo dục nghệ thuật chưa phải là yêu cầu cấp thiết của đại đa số phụ huynh
- Học sinh chưa có sự nhận thức đầy đủ về môn học này, các em thường chỉ chú trọng tập trung vào các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, TNXH Xem đây như là môn học thuộc về năng khiếu nên các em chưa có sự nỗ lực cố gắng để học tốt môn Âm nhạc
-Đại đa số các em còn rụt rè, e ngại, chưa có sự mạnh dạn tự tin trong khi học
- Giáo viên phải dạy đại trà cho tất cả các đối tượng học sinh (không kể em có năng khiếu hay không có năng khiếu), thời lượng dành cho mỗi bài chỉ có 2 tiết mỗi tiết 35 phút, nhưng kiến thức phải chuyển đến cho học sinh thuộc 2 trong 3 nội dung đó là: Học hát, Tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc Đảm bảo được yêu cầu trên là tương đối khó với học sinh đặc biệt là những học sinh không có năng khiếu
Các nguyên nhân:
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đầu tiên phải nói đến, đó là nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc của các cấp, các ngành, của từng người dân còn rất thấp Từ đó chưa có sự đầu tư đúng đắn về cơ sở vật chất - một trong những yếu tố quyết định cho mọi hoạt động của trường, trong đó hoạt động âm nhạc là một hình thức hoạt động không thể thiếu của trẻ thơ
- Nguyên nhân thứ hai, đó là sự yếu kém về khả năng âm nhạc và nghệ thuật tổ chức hoạt động âm nhạc của số giáo viên, chưa gây được hứng thú với trẻ, không thu hút được trẻ tham gia say mê, nhiệt tình với hoạt động này
Trang 5- Với đặc thù của từng vùng miền, Thủy An là một xã với mức kinh tế chưa cao Các
em học sinh chưa có điều kiện tham gia các câu lạc bộ âm nhạc ở nhà thiếu nhi và chưa có điều kiện để tham gia các chương trình văn nghệ lớn Cho nên đại trà là thiếu
sự tự tin, mạnh dạn Chính nguyên nhân này ít dẫn đến việc các giờ học âm nhạc thiếu
đi nét tự nhiên, nhẹ nhàng và sôi nổi
- Hiện nay, về cơ sở vật chất dành riêng cho bộ môn âm nhạc đã phần nào được đảm
bảo Xong điều đó lại đòi hỏi người giáo viên cần phải làm gì để có thể sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả, đồ dùng nên đưa vào lúc nào, nên sử dụng như thế nào Và tránh tình trạng quá lạm dụng vào đồ dùng Đồ dùng trực quan là yếu tố giúp học sinh cảm nhận được cái chất của âm nhạc, chứ không phải một giờ giảng tranh hay một giờ xem sử dụng dụng cụ âm nhạc
Các yếu tố tác động:
-Hiện nay cùng với quá trình phổ cập xã hội hoá các hoạt động văn hoá trong đời sống cộng đồng, các trường học cũng đã giành nhiều sự chăm lo tổ chức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cho học sinh Tuy nhiên tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy Âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này Các em chưa thực sự quan tâm tới môn Âm nhạc coi đó là môn học phụ - các em tập trung chủ yếu vào môn học như Toán, Tiếng Việt …
Vậy qua phần thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng ta nhận thấy việc giảng dạy âm nhạc nói chung và sử dụng âm nhạc nói riêng là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên cần phải có bề dày kinh nghiệm, kiến thức nhằm đảm bảo các giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của ngành
giáo dục phát triển một cách toàn diện
Thực trạng ở trường Tiểu học Thủy An
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của bộ giáo dục và đào về bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học, bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy…Từ đó chọn lọc ra các cách dạy hay, cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương mình
Đầu năm học 2014– 2015 tôi đã khảo sát chất lượng học hát ở tất cả các khối lớp, kết quả như sau:
Trang 62A 25 4 10 11
3 Giải pháp, biện pháp:
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Cung cấp những kiến thức Âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, phát triển khả năng Âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn và sự tự tin cho học sinh
- Hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện bài hát với sự truyền cảm
- Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm trên cơ sở rèn luyện kĩ năng ca hát ở mức
độ phổ thông qua từng kiểu bài, loại bài hát
- Phát triển giọng hát tự nhiên, củng cố và mở rộng âm vực của giọng
- Giúp HS học thuộc, hát đúng và biết trình bày một cách chủ động, sáng tạo
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên cũng như từ thực tế giảng dạy của bản thân và của đơn vị mình đang công tác tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
1 Trang bị cho học sinh một số kĩ năng cơ bản.
- Tư thế hát: Người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo
thân thoải mái, toàn bộ thân thể tựa đều vào hai chân (khi đứng) Hoặc khi ngồi thì hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ qua chân kia
- Hơi thở: Giáo viên cần biết cách điều khiển, chỉ huy để học sinh biết lấy hơi vào đầu
câu hát, không lấy hơi giữa các tiếng trong một câu hát Tốt nhất là hơi thở luôn được củng cố ngay trong lúc hát
2 Sử dụng đồ dung, phương tiện dạy học.
Về tranh ảnh
Khi dùng đến tranh ảnh việc trước tiên là đã giúp học sinh phát huy tính năng quan sát
và đòi hỏi trong trí óc của các em dần gợi lên nội dung của bài hát thông qua bức tranh đó (với bài học mới) Và cũng có một hiệu quả rất hay khi thông qua bức tranh
để các em liên tưởng đến nội dung bài hát đã học
Trang 7Ví dụ: Học bài hát “Hoa lá mùa xuân” của Nhạc sỹ Hoàng Hà
Khi giới thiệu bài này ta nên giới thiệu bằng cách treo tranh Với một bức tranh đầy màu sắc về cỏ cây hoa lá Trước tiên hình ảnh đó đã làm cho các em liên tưởng đến một mùa xuân tràn đầy sức sống, bước đầu đã mở ra cho các em một cảm giác cuốn hút nhẹ nhàng Và về mặt cơ bản các em đã hiểu được nội dung của bài hát là nói lên mùa xuân tươi đẹp cây xanh đâm trồi nảy lộc
Vậy qua ví dụ trên ta nhận thấy việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học nhạc là rất quan trọng và nó giúp các em hứng thú say mê học tập
Sử dụng đàn Organ.
Đàn Organ là một thiết bị không thể thiếu trong giờ học nhạc Nó góp phần quan trọng trong việc phát triển tai nghe của học sinh Đối với giờ học hát nó giúp học sinh hát chuẩn, hát đúng giai điệu, hát nhanh thuộc Tạo cảm giác tự tin khi biểu diễn
Đàn được sử dụng trong giờ học phải được đưa vào một cách hợp lý, xen kẽ vào các hoạt động tuỳ từng bài dạy cụ thể Tránh tình trạng quá lạm dụng vào đàn khiến học sinh cảm nhận như đó là một giờ học đàn chứ không phải là giờ học hát hay TĐN
Trang 8Ví dụ: Học hát: Bài “Cùng múa hát dưới trăng” của Nhạc sỹ Hoàng Lân
Hoạt động 1 : Sau phần giới thiệu bài hát mẫu thì lúc này giáo viên nên sử dụng đàn
để hát mẫu, qua đó sẽ giúp học sinh cảm nhận được đó là một bài hát hay và sau đó là giai điệu của bài: Nhẹ nhàng hay sôi nổi, nhanh hay chậm
Hoạt động 2: Khi dạy hát từng câu giáo viên tắt phần nhạc đệm sử dụng nguyên âm
sắc piano đệm mẫu theo câu hát và như học sinh sẽ hát chuẩn về cao độ của câu hát
Và đặc biệt đệm đàn theo cao độ của câu hát thì học sinh đã có thể chăm chú học tập, lôi cuốn, phát triển tai nghe một cách tuyệt đối, giờ học sẽ không ồn ào và lộn xộn Sau khi đã thuộc cả bài giáo viên sử dụng đàn cho học sinh hát theo nhạc cả bài
Hoạt động 3 : Tổ chức trò chơi âm nhạc sau khi đã học xong bài hát Trò chơi có tên
“Nghe nhạc hiệu đoán câu hát” giáo viên có thể đàn một số giai điệu của vài câu hát
mà học sinh đã được học
Ví dụ : câu hát …“Thỏ mẹ và thỏ con,
Nắm tay cùng vui múa”…
Trang 9Học sinh sẽ phải nghe và đoán xem đó là câu hát nào của bài hát.
Sử dụng nhạc cụ gõ đệm
Các bộ gõ như song loan, mõ, trống, phách… cũng góp phần rất quan trọng trong giờ học nhạc Tuỳ thuộc vào bài học mà bộ gõ có thể phát huy được tác dụng Trước tiên
nó phát ra những âm thanh trực tiếp thu hút học sinh và nó còn làm cho học sinh cảm thấy rất tự tin khi lên biểu diễn kết hợp gõ đẹm theo yêu cầu của giáo viên Xong nó cũng cần sử dụng trong giờ học một cách hợp lý
Ví dụ: Học bài hát “Cộc cách tùng cheng” của nhạc sĩ Phan Trần Bảng ở lớp 2.
Trang 10
Bài này ta có thể sử dụng bộ gõ ngay ở phần giới thiệu bài Khi giáo viên đưa ra: Trống, mõ, thanh phách, song loan lần lượt gõ đệm Mỗi loại dụng cụ phát ra một loại
âm thanh rất hay và vui tai, ngay bước đầu đã lôi cuốn được học sinh và như vậy giáo viên có thể vào bài học một cách tự nhiên và bắt đầu cùng học sinh tìm hiểu về tiếng kêu âm thanh của các loại nhạc cụ ấy
“Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách
Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng
Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc
Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng”.
Tiếp theo sau phần học hát là phần gõ đệm Lúc này giáo viên cho học sinh sử dụng song loan, thanh phách, trống…kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp hoặc tiết tấu lời ca
Sử dụng đồ dùng tự làm.
- Ngoài những đồ dùng trên được trang bị cho bộ môn Giáo viên còn phải nghiên cứu
bài dạy tạo thêm nhiều đồ dùng trực quan tự làm bổ trợ cho bài giảng đạt kết quả cao nhất Khi đồ dùng trực quan được sử dụng một cách phong phú thì học sinh sẽ phát huy tính ham hiểu biết, say mê học tập
Ví dụ 1: Trong bài giới thiệu tên các nốt nhạc (Lớp 3) giáo viên có thể nghiên
cứu làm thêm 7 chiếc mũ theo tên 7 nốt nhạc: đồ, rê, mi, fa, son, la, si Khi gọi học sinh lên bảng chơi trò chơi gọi tên nốt nhạc trong 7 anh em Lúc này giáo viên sử dụng 7 chiếc mũ đó sẽ rất có hiệu quả Nó sẽ giúp cho các em học sinh ngồi dưới quan sát vị trí các bạn chơi và giờ học sẽ trở nên sôi động
Ví dụ 2: Trong các bài học hát hay tập đọc nhạc.
Giáo viên nên viết lời ca lên bảng phụ (bảng phoóc hoặc giấy tô ki) để khi vào bài dạy học sinh sẽ luôn quan sát nhìn thẳng tập trung về phía giáo viên trên bục giảng và như vậy sẽ tránh được tình trạng học sinh cúi xuống hoặc quay sang ngang, bài dạy sẽ đạt kết quả cao hơn
3 Về phía giáo viên.
Xác định đúng mục đích, yêu cầu bài học.
Yêu cầu giáo viên dạy nhạc phải xác định đúng mục đích, yêu cầu của từng bài học Bên cạnh đó không nên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn giáo viên Cần lựa chọn nghiên cứu phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng lớp, từng bài học sẽ giúp học