1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn

84 1,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 724 KB

Nội dung

Việc sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất và ăn uống tăng lên đáng kể ở các thành phố lớn trong những năm gần đây. Tại các thành phố lớn, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cùng với sự tập trung dân cư cao thì việc đáp ứng nhu cầu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Nhận xét của giáo viên Trang

Mục lục 1

Phần A: Phần chung 3

Chương I: Mở đầu4

I: Sự cần thiết của đề tài 4

II: Mục tiêu của đề tài 4

III: Nhiệm vụ của đề tài 5

IV: Ý nghĩa khoa học – thực tiễn 5

V: Khối lượng công việc – Các phương pháp nghiên cứu 5

Chương II: Khái quát vùng nghiên cứu .7

I: Vị trí địa lý .7

II: Khí hậu, đặc điểm thuỷ văn 7

III: Địa hình, địa mạo 10

IV: Đặc điểm kinh tế nhân văn 11

Chương III: Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn 24

I Lịch sử nghiên cứu địa chất 24

1 Trước 30-4-1975 24

2 Sau 30-4-1975 25

II Lịch sử nghiên cứu địa chất thuỷ văn 25

1 Trước 30-4-1975 25

2 Sau 30-4-1975 26

Chương IV Đặc điểm địa chất 27

I Địa tầng 27

Trang 2

II Kiến tạo và các hệ thống đứt gãy 36

III Lịch sử phát triển phát triển địa chất khu vực .38

Chương V Đặc điểm địa chất thuỷ văn 44

I Nước trong các trầm tích Holocen 44

II Nước trong các trầm tích Pleistocen .45

III Nước trong các trầm tích Pliocen trên 46

IV Nước trong các trầm tích Pliocen dưới .47

Phần B: Phần Chuyên Đề 50

Chương I: Hiện trạng chất lượng nước dưới đất 51

I Kết quả 51

II Hiện trạng 61

Chương II Đánh giá chất lượng nước dưới đất 65

I Đánh giá hiện trạng 65

II Nguồn gốc 69

III Diễn biến chất lượng theo không gian và thời gian 73

Kết luận và kiến nghị 84

Tài liệu tham khảo 90

Phụ lục 92

Trang 3

PHẦN A PHẦN CHUNG

Trang 4

Chương I: MỞ ĐẦU

I Sự cần thiết của đề tài :

Việc sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất và ăn uống tăng lên đáng kể ở cácthành phố lớn trong những năm gần đây Tại các thành phố lớn, đặc biệt thành phố

Hồ Chí Minh nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cùng với sự tập trung dân cư caothì việc đáp ứng nhu cầu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng

Tuy nhiên cho đến nay, tại một số vùng trong thành phố cụ thể quận BìnhTân (tách ra từ huyện Bình Chánh) nước máy chỉ đáp ứng cho một bộ phận nhỏ dân

cư sống trong khu vực này, do đó việc khai thác và sử dụng nước dưới đất là điều rấtcần thiết và tất yếu của người dân Hiện nay các giếng khoan khai thác tập trung chủyếu ở hai tầng: tầng Pleistocen (QI-III) và tầng Pliocen trên(Nb)

Việc khai thác nước dưới đất với lưu lượng quá mức, không theo quy hoạch

đã làm cho khả năng bị ô nhiễm của các tầng nước dưới đất trong khu vực có thểxảy ra Nhất là tầng Pleistocen

Với đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ hiện trạng nước dưới đất trong khuvực, cũng như làm sáng tỏ chất lượng nước dưới đất theo thời gian và không gian tạikhu vực này

II Mục tiêu của đề tài.

Nghiên cứu các thành phần hoá học và sự thay đổi của chúng trong nướcdưới đất, để từ đó có biện pháp bảo vệ và khai thác một cách hợp lý nguồn tàinguyên này

III Nhiệm vụ của đề tài.

Trang 5

Làm sáng tỏ điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực Nghiên cứu và hiện trạngchất lượng nước dưới đất đang khai thác Đồng thời nêu lên nguyên nhân gây ra sựbiến đổi chất lượng nước và đề xuất hướng sử dụng.

IV Ý nghĩa khoa học – thực tiễn.

1 Ý nghĩa khoa học.

Qua kết quả nghiên cứu phân tích thành phần hoá học nước dưới đất đã góp phần làm sáng tỏ về hiện trạng chất lượng nước dưới đất tại khu vực quận Bình Tân.

2 Ý nghĩa thực tiễn.

Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác khai thác vàquản lý nguồn nước dưới đất tại khu vực

V Khối lượng công việc – các phương pháp nghiên cứu.

1 Khối lượng công việc.

* Thu thập tài liệu

- Các tài liệu về đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn của thành phố Hồ ChíMinh

- Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ở quận Bình Tân

- Các báo cáo khoa học về nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh

* Khối lượng đề tài thực hiện.

- Tiến hành khảo sát: đi đến từng hộ dân

- Lấy mẫu: 9 mẫu trong ngày 22-04-2004

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết quả phân tích mẫu nước từ các đơn vị khác

Trang 6

- Các mẫu được phân tích với các chỉ tiêu: pH, DO, Eh, EC, nhiệt độ, màu,mùi vị, độ axit, độ kiềm, sắt tổng cộng, sắt hai, độ cứng tổng cộng, độ cứng canxi,

độ cứng magiê, chất rắn tổng cộng, , cation (NH4+, Ca2+, Mg2+) anion (SO42-, PO43-,

NO3-, HCO3-, Cl-)

2 Phương pháp nghiên cứu.

* Thu thập và tổng hợp các tài liệu theo phương pháp tập hợp và chọn lọc.

* Phân tích thành phần hoá học của mẫu nước

- pH; DO đo bằng máy WTW 396

- Chất rắn: xác định bằng phương pháp sấy khô ở 1050C

- Độ kiềm, độ axit, độ cứng tổng cộng, độ cứng canxi, Cl-, xác định bằngphương pháp chuẩn độ, sắt tổng cộng, sắt hai, sunfat, photphat, NO3-, NH4+ đo bằngmáy spectrophotometor hiệu secoman với các bước sóng khác nhau

- Các chỉ tiêu còn lại xác định trên cơ sở tính toán

- Tổng hợp phân tích kết quả bằng các phần mềm tin học chuyên môn(mapinfor 6.0 )

Chương II KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU

Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường, theo nghịđịnh số 130/NĐ ngày 5/11/2003 của chính phủ từ thị trấn An Lac, xã Bình HưngHoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây Trongnhững năm gần đây, tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, có phường hầu như khôngcòn đất nông nghiệp (phường An Lạc A năm 2003 còn 3.5 ha, phường Bình HưngHoà A còn 39.5 ha)

Trang 7

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Quận Bình Tân là đô thị mới phát triển, gồm 3 xã và 1 thị trấn được tách ra từhuyện Bình Chánh Quận nằm trong toạ độ địa lí từ 10027’38” đến 10045’30” vĩ độBắc và từ 106027’51” đến 106042’00” kinh độ Đông, tiếp giáp với:

Phía Bắc: quận 12, huyện Hóc Môn

Phía Nam: quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt

Phía Đông:quận Tân Bình, quận 6, quận 8

Phía Tây: xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, xã Lê Minh Xuân

II KHÍ HẬU, ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN:

Bình Tân nằm trong khu vưc nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưanắng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau

1 Nhiệt độ không khí

 Nhiệt độ cao nhất: 300C (tháng 4)

 Nhiệt độ thấp nhất: 26,80C (tháng 11)

 Nhiệt độ trung bình năm: 27.90c

(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân đến năm 2010)

Trang 8

Lượng mưa trung bình năm là 1983 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8,

9, 10 chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Trong tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất

là 23 ngày và tháng 2 có số ngày mưa ít nhất là 1 ngày

(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân đến năm 2010)

4 Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi trong năm khá lớn, tổng lượng là 1399 mm/năm, chiếm 51.3%lượng mưa trung bình năm Trong đó các tháng nắng lượng bốc hơi là 5-6 mm/ngày,các tháng mưa là 2-3 mm/ngày Do lượng bốc hơi khá cao vào mùa khô đã làm giảmlượng nước mặt nên phèn và độ mặn tăng ở các vùng trũng

(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân đến năm 2010)

5 Các yếu tố khác:

Nắng: số giờ nắng cả năm là 1829.3 giờ, tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất 204giơ (6-7 giờ/ngày), tháng 11 có số giớ nắng ít nhất là 136.3 giờ(4-5 giờ/ngày).Gió:gió thịnh hành trong mùa khô là hướng gió đông nam và gió thịnh hànhtrong mùa mưa là hướng gió Tây Nam Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3 m/s

Nhìn chung, khí hậu quận Bình Tân có tính ổn định cao, không xảy ra thời tiếtbất thường như bão lụt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân đến năm 2010)

6 Nguồn nước và thuỷ văn:

Nguồn nước mặt :quận Bình Tân có hệ thống sông, rạch từ chi lưu của các sôngSài Gòn, Nhà Bè-Xoài Rập, Vàm Cỏ Đông tạo nên, có chế độ bán nhật triều khôngđều dễ gây ngập vào mùa mưa và mặn xâm nhập sâu nội đồng vào mùa khô Chấtlượng nước ở hệ thống sông rạch của quận rất kém do nằm ở hạ lưu của hệ thốngsông nên mức độ ô nhiễm nặng, chủ yếu là các chất thảy từ thành phố theo hệ thốngkênh Tàu Hủ, Tân Hoá-Lò Gốm, Kênh Đôi, rạch Nước Lên đổ về Bên cạnh đó còn

có nguồn nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư của quận thải ra làm cho

Trang 9

chất lượng nước càng kém hơn Do chất lượng nguồn nước kém nên ảnh hưởng đếnphát triển kinh tế-xã hội của quận đặc biệt là ô nhiễm môi trường tác động đến đờisống của dân cư rất nhiều.

Nguồn nước ngầm :nguồn nước phần lớn đều bị nhiễm phèn trong các thángmùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng

III ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO:

Địa hình đồng bằng thềm bậc II cao 3m – 3,5m phân bố ở phía Tây nội thành

là chủ yếu Thềm được cấu tạo từ trầm tích sét, bột có nguồn gốc hỗn hợp sông –biển tuổi Holocen sớm

Địa hình tích tụ đồng bằng thềm bậc I phân bố rộng rãi ở Bình Chánh, đôngHóc Môn, nam Củ Chi,…Độ cao trung bình là 1m Cấu tạo nên thềm này là các trầmtích hổn hợp sông – biển tuổi Holocen giữa muộn (QIV2-3)

Ngoài ra còn có các trũng lòng sông cổ trong khu vực

3 Thổ nhưỡng:

Trang 10

Quận Bình Tân có 3 loại đất chính:

-Đất xám: nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đôngkhoảng 2516 ha, thành phần cơ học là đất pha, kết cấu rời rạc

-Đất phù sa có diện tích khoảng 1491 ha thuộc các phường Tân Tạo và một phầncủa phường Bình Trị Đông

-Đất phèn có diện tích khoảng 1094 ha phân bố ở An Lạc và một phần phườngTân Tạo

IV ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN:

1 Đặc điểm đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên quận Bình Tân là 5188.7 ha Tình hình sử dụng đất cácngành năm 2003 được phân theo mục dích sử dụng như sau:

-Đất nông nghiệp :1578.8 ha chiếm 30.3% đất tự nhiên

-Đất chuyên dùng: 1752.7 ha, chiếm 33.8% đất tự nhiên

-Đất ở: 1782.7 ha, chiếm 34.4% đất tự nhiên

-Đất chưa sử dụng và sông suối: 81.4 ha, chiếm 1.6%, đất tự nhiên (trong đósông suối chiếm 99.1%)

Trong những năm qua xu thế đô thị hoá, phát triển đô thị trên phương diện sửdụng quỷ đất các ngành diễn ra đặc biệt nhanh, có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu đất ởtăng nhanh, đất nông nghiệp giảm mạnh, giảm bình quân năm những năm 2000-

so với năm 2000 tăng 590.6 ha, tăng bình quân năm những năm 2000-2003 là 196.8

ha được sử dụng 70% cho phát triển giao thông Chính việc này phát triển mạnh

Trang 11

giao thông là nhân tố tiên quyết cho phát triển mặt kinh tế xã hội và hình thành quânmới Bình Tân

Đất ở năm 2000 là 1056.9 ha, chiếm 20.4% đất tự nhiên, năm 2003 tăng lên1782.7 ha, chiếm 34.4% đất tự nhiên Năm 2003 so với năm 2000 tăng 725.8 ha,tăng bình quân năm những năm 2000-20003 là 242 ha Đất ở tăng lên đại đa số làđất ở đô thị được xây dựng không đồng đều và một số dự án dân cư tập trung Điềunày quan trọng là nhiều khu dân cư mới ở các phường Bình Hưng Hoà, Bình HưngHoà B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Tân Tạo, Tân Tạo A không được xâydựng đồng bộ với hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông… gây ngập nước nhiềunơi đang là trở ngại cho việc phát triển đô thị

BẢNG 1: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

Trang 12

2001 sovới2.000

2003 sovới2.001

Trang 13

Nhìn chung trong mấy năm gần đây (giai đoạn từ 2001-2003) tất cả các loại đấtnông nghiệp đều giảm tương đối nhanh, trong đó đất thuộc nhóm trồng hàng nămgiảm với tốc độ nhanh nhất 22.0 %/năm, đất vườn tạp gỉam 11.5%, đất có mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản giảm 16.1% riêng cây lâu năm tăng 30%.

Tóm lại, sử dụng quỹ đất, biến động quỹ đất, xu hướng dịch chuyển quỹ đấtcủa quận thời gian qua khá mạnh thể hiện sự hình thành, phát triển một đô thị Tuy

Trang 14

nhiên công tác quản lí nhà nước về xây dựng, quy hoạch không gian đô thị còn bấtcập trước yêu cầu phát triển

2 Dân số:

Dân số quận Bình Tân năm 2003 là 265.411 người, trong đó nam chiếm47,45%, nữ chiếm 52,55% Do tác động của quá trình đô thị hoá, dân số quận BìnhTân tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn

1999 - 2003 là 16,17%

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm từ 1,51% năm

1999 xuống còn 1,3% năm 2003, tuy nhiên so với tỷ lệ tăng tự nhiên của thànhphố(1,27% năm 2002) thì tỷ lệ này vẫn còn cao, do đó công tác kế hoạch hoá giađình phải được quan tâm

Tỷ lệ tăng cơ học thời gian qua luôn ở mức cao, năm 2001 là 19,84%, năm

2002 tăng 17,65% và đến năm 2003 tăng là 17,31% phần lớn dân nhập cư là dogiản dân từ nội thành, số lao động từ các quận, huyện và các tỉnh khác đến tìm kiếmviệc làm Dân nhập cư chủ yếu tập trung ở các phường có mức đô độ thị hoá cao vàcác phường có xí nghiệp sản xuất Vì vậy bên cạnh việc tích cực là tăng thêm nguồnlao động, lực lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho quận trong việc quản lícon người, giải quyết việc làm và tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầngnhư giáo dục, y tế đồng thời cũng gây nên nhiều hậu quả phức tạp về kinh tế và anninh trật tự an toàn xã hội

BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003

Trang 15

( nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh cũ Phòng thống kê quận Bình Tân )

Mật độ dân cư quận Bình Tân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độdân đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường TânTạo A 1.592 người/km2 Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào cácphường có tốc độ đô thị hoá mạnh như An Lạc A, Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông

Mặc dù có tỷ lệ tăng dân số cao nhưng mật độ dân cư bình quân của quậnBình Tân đến năm 2003 vẫn còn ở mức thấp so với mật độ bình quân của các quậntrong thành phố (10.076 người/km2) Điều này cho thấy khả năng thu hút dân cư củaquận Bình Tân rất lớn cũng như có điều kiện thuận lợi trong việc bố trí khu dân cưmới, các khu cụm công nghiệp, các khu thương mại- dịch vụ và phát triển cơ sở hạtầng

BẢNG 3: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003

STT Tên phường Diện tích tựnhiên (km2) (người)Dân số Mật độ(người/km2)

Trang 16

Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đóchủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91.27% so với tổng dân số, dân tộc Hoa chiếm 8,45%còn lại là các dân Tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, người nước ngoài.

Tôn giáo có Phật Giáo, Công Giáo, Tinh Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo…trong đó Phật Giáo, Công Giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân cư theo đạo

3 Hoạt động kinh tế:

a Tăng trưởng và cơ cấu:

Tổng giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế trên địa bàn quận năm 2003 đạt6034.6 tỷ đồng so với năm 2002 tăng 39.2% Tính chung giai đoan 2001-2003,GTSX trên địa bàn quận Bình Tân tăng so với tốc độ bình quân là 49.4% năm Đây

là một tăng trưởng rất cao so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố

BẢNG 4: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN

(giá so sánh 1994)

Tốc độ tăng bình quân 2001-

2003(%)

Tổng GTSX trên địa bàn 2.702,1 436,2 6.034,6 49,4

I Phân theo khu vực

2 Công nghiệp- xây dựng 2.474 4.020 5.578,9 50,2

II Phân theo thành phần kinh tế

3 Có vốn đầu tư nước ngoài 1.580 2.740 3.621 51,4

(nguồn: tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Chánh cũ và số liệu các ngành )

Trang 17

b Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:

BẢNG 5: GÍA TRỊ SẢN XUẤT CN-TTCN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN

( giá cố định 1994)

GĐ 2003(%)

Trang 18

2.Công ty cổ phần 3.541,18 11,13 536,123.Công ty trách nhiệm

- Khu công nghiệp do thành phố quản lí:

 Khu công nghiệp Tân Tạo

 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc ( phường Bình Hưng Hoà) và xã Vĩnh Lộc Huyện Bình Chánh

A Cụm công nghiệp do quận quản lí:

 Cụm công nghiệp DNTN Thiên Tuế:D6/29 tỉnh lộ 10 Phường Tân Tạo

 Cụm công nghiệp công ty TNHH Hợp Thành Hưng: 158A An DươngVương-An Lạc

 Cụm công nghiệp công ty TNHH Việt Tài:152 Hồ Ngọc Lãm- An Lạc

 Cụm công nghiệp công ty TNHH Hai Thành: E4/48 ấp 5 Bình Trị Đông

c Thương mại- dịch vụ:

 Cơ sở kinh doanh, thương mại- dịch vụ:

- Hiện nay trên địa bàn quận có 6 chợ ổn định, trong đó có 2 chợ mới vừađược xây dựng tại phường Bình Hưng Hoà số chợ và nhóm tự phát là 15,trong đó quan trọng là chợ đầu mối An Lạc

- Trung tâm thương mại Kiến Đức thuộc phường Bình Trị Đông

- Siêu thị Cora

 Hiện trạng các chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại:

d Sản xuất nông nghiệp thuỷ sản(NNTS):

Diện tích nông nghiệp giảm mạnh do tác động của đô thị hoá và phát triểncác công trình hạ tầng, nên giá trị sản xuất ngành NNTS có xu hướng giảm dần hằng

Trang 19

năm Nếu xét giai đoạn 2001-2003 cho thấy GTSX ngành NNTS năm 2001 đạt

38133 triệu đồng (giá cố định 1994) đến năm 2003 còn 35133 triệu đồng Như vậy

so với năm 2001, giảm 2418 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm bình quân giai đoạn2001-2003 là 3.2 %/năm Trong đó GTSX ngành nông nghiệp tốc độ bình quân là3.3%/năm Riêng ngành thuỷ sản tăng 1.7% Nếu xét nội bộ ngành nông nghiệp thìGTSX ngành chăn nuôi tăng với tốc độ bình quân là 3.0 %/năm, trong khi đó ngànhtrồng trọt giảm đến 17.9 %/năm

4 Giao thông vận tải:

Trên địa bàn quận Bình Tân có một hệ thống giao thông thuỷ và bộ khá thuậntiện, nhiều trục lộ chính nối liền giữa quận Bình Tân nói riêng và thành phố Hồ ChíMinh nói chung với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Mạng lưới giao thông quốcgia- nội quận có các trục chính sau:

- Quốc lộ 1A theo hướng Bắc- Nam

- Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông- Tây

Ngoài ra quận Bình Tân còn có những đường liên khu vực, khu vưc và đườngnội bộ

a Đường bộ:

Tổng số tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân là 228 tuyến đường, tổngchiều dài 177,121 km và tổng số hẻm là 186 hẻm, tổng chiều dài là 40,950 km

Mật độ mạng lưới đường bộ quận Bình Tân là 3.14 km/km2

Nhìn chung: mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Bình Tân còn yếu Phầnlớn các tuyến đường đang xuống cấp, nhất là vào mùa mưa, tình trạng ngập nướctrên đường giao thông xảy ra thường xuyên Đường quốc lộ 1A ngang qua khu côngnghiệp Tân Tạo Và Pou-Chen là một ví dụ, hầu hết quãng đường này đều có những

“ổ gà” rất lớn, gây trở ngại không chỉ cho người dân tham gia giao thông trên đường

mà còn ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.Tỉnh lộ 10, đường Tên lửa, Hương lộ 2… cũng có tình trạng tương tự

Những đường giao thông do quận và phường quản lí cũng đang xuống cấpnhất là đường hẻm trong khu dân cư hiện hữu Phần lớn các đường hẻm này có

Trang 20

chiều rộng hẹp và cũng thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa Việc xây dựngtràn lan không theo quy hoạch đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mạng lưới giaothông đường bộ trên địa bàn quận Ngay trên phường An Lạc chỉ có 22.4% cácđường hẻm do quận và phường quản lí được đánh giá là tốt, còn lại là 77.6% có chấtlượng rất xấu, đang xuống cấp và cần phải sửa chữa.

b Đường sông, cầu:

Mạng lưới sông rạch quận Bình Tân không nhiều Các ao hồ tập trung nhiều

ở phường Bình Trị Đông, còn sông, kênh rạch ở phường Tân Tạo: như rạch NướcLên, rạch Phượng, sông Chùa, sông Dập… mạng lưới đường thuỷ trên toàn quậnkhoảng gần 15 km, diện tích sông rạch trên địa bàn là 0.66 km2, chiếm khoảng1,28% tổng diện tích sử dụng của quận

Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có tất cả 31 cầu các loại được phân bố chủyếu trên các phường An Lạc, Tân Tạo và Bình Hưng Hoà Trong 31 cầu có 17 cầu

do trung ương và thành phố quản lí Quận quản lí 12 cầu và 2 cầu khác do phườngquản lí Chiều rộng các cầu còn hạn chế Phần lớn số cầu có chiều rộng nhỏ hơnchiều rộng đường nên lưu lượng lưu thông xe không cao

c Phương tiện vận tải:

Theo báo cáo trên địa bàn quận Bình Tân năm 2003 có 53 xe ôtô chở khách

từ 15 ghế trở lên, 25 xe ôtô chở khách từ 15 chổ trở xuống, 725 ôtô tải các loại từ 1tấn trở lên và ôtô chuyên dùng

5 Cấp thoát nước:

- Hầu hết trên địa bàn quận Bình Tân đều sử dụng nước giếng khoan để phục

vụ sinh hoạt và sản xuất, riêng các khu công nghiệp Tân Tạo, Pouchen có hệ thống

xử lí nước riêng để phục vụ sản xuất, một phần quận giáp với Quận 6 và Quận 8 cómột số dân cư sử dụng nước do sông Sài Gòn- Đồng Nai cung cấp

- Theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước bẩn thành phố Hồ Chí Minh doJICA thực hiện vào tháng 3 năm 2000 và đã được thủ tướng chính phủ phê duyệtvào tháng 6 năm 2001, huyện Bình Chánh nằm trong khu vực xây dựng mới và sửdụng hệ thống thoát nước bẩn riêng để thu gom và xử lí nước thải theo hệ thống

Trang 21

thoát nước mưa hoặc thoát ra kênh rạch gần nhất Hiện nay, phát triển dưới dạng

một quận mới, quận Bình Tân có mật độ dân số cao hơn do đó theo định hướng lâu

dài sẽ được xử lí tập trung

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN

I LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT :

1 Trước năm 1975:

Năm 1883, Pháp thành lập sở địa chất Đông Dương nhưng đến năm

1895-1960 Pháp bắt đầu nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long (với hai tác giả lỗi lạc là

J.Fromaget và E Saurin) và cho ra đời một số mặt cắt dọc sông Đà, sông Mã, sông

Mêkông… đồng thời cho ra đời bộ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:1.000.000

và 1:500.000 và được ấn hành năm 1950

Năm 1960, bắt đầu có sự đóng góp của các nhà địa chất Việt Nam

Năm 1962, E.Saurin và Tạ Trần Tấn đã lập cột địa tầng vùng Châu Thới –

Biên Hòa – Sài Gòn

Năm 1965, Nguyễn Văn Vân đã nghiên cứu và cho ra đời bài “Thềm phù sa

Sài Gòn – Chợ Lớn”

Trang 22

Năm 1966, Trần Kim Thạch phát họa nét kiến tạo ở vùng hạ lưu sông ĐồngNai và Lê Quang Tiếp xác định nét cơ bản địa tầng kiến tạo và mô tả trầm tích, kiếntrúc của trầm tích hạ lưu sông Đồng Nai.

Năm 1971, H.Fontane và Hoàng Thị Thân vẽ tờ bản đồ Sài Gòn – Thủ Đức Biên Hòa – Phú Cường – Nhà Bè, tỷ lệ 1:25.000 kèm theo thuyết minh

-Năm 1974, H.Fontane phát họa sơ lược về đứt gãy và lịch sử phát triển địachất vùng Biên Hòa

1 Sau năm 1975:

Năm 1975, Trần Kim Thạch cho sản xuất bản đồ địa chất Miền Nam tỷ lệ1:2.000.000 nhưng chưa chi tiết và hệ thống Cùng năm này Hồ Chín, Võ Đình Ngộvới báo cáo “ Những kết quả nghiên cứu mới về địa chất kỉ thứ tư của đồng bằngsông Cửu Long”

Năm 1977, Trần Kim Thạch hoàn thành tờ bản đồ địa chất kỉ thứ tư của đồngbằng sông Cửu Long tỉ lệ 1:250.000 Nguyễn Hữu Phước “Trầm tích phù sa ở vùng

hạ lưu sông Đồng Nai”, Phạm Hùng “ Các trầm tích trẻ đồng bằng Tây Nam Bộ”,

Lê Đức An “Kiến tạo và địa mạo Miền Nam”

Năm 1982-1983, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao với công trìng địa chấtkhoáng sản Việt Nam đã nêu lên những nét khái quát về địa tầng, cấu trúc, địa mạothành phố

Năm 1983 -1985, Hà Quang Hải, Ma Công Cọ với công trình bản đồ địa chấtthành phố và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000

Năm 1985 – 1990, Đoàn Văn Tín và Liên đoàn địa chất thành phố Hồ ChíMinh đã lập báo cáo thành lập tờ bản đồ địa chất công trình, Địa chất thủy văn thànhphố tỷ lệ 1:50.000

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN :

1 Trước năm 1975:

Trang 23

Năm 1936 Brenil và Molleret cho xuất bản “Lịch sử cấp nước thành phố SàiGòn” Cùng thời gian này có các tác giả Richard, Viclard, Godon, Brashears vớinhững bài viết : “Tiềm năng cung cấp nước Sài Gòn – Chợ Lớn”, “Vấn đề nướcuống, sự kiểm tra các hệ thống phân phối của nước mưa Sài Gòn”.

Năm 1969 – 1975 Nguyễn Đình Viễn, Trịnh Thanh Phúc đã phát hiện nướcngọt vùng rừng sác –duyên hải

Năm 1970, J.A.Burgh, Đào Duy, Rassan viết về kết quả khảo sát và bơm hútnước thí nghiệm tại trung tâm huấn luyện Quang Trung – Gò Vấp

Năm 1970 -1973 cuộc khảo sát nước ngầm ở Hóc Môn để cung cấp nước chotoàn thành phố Sài Gòn, do công ty của Nhật tiến hành dưới sự hướng dẫn của tiến

Trang 24

Chương IV: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT

Khu vực Quận Bình Tân (Thành Phố Hồ Chí Minh) nằm ở phạm vi chuyểntiếp giữa đới hoạt hoá Mezozoi (MZ) Đà Lạt ở phía Bắc và đới sụt võng Kainozoi(KZ) Nam Bộ

Tuy nhiên, vùng nghiên cứu chủ yếu nằm ở đới sụt võng Kainozoi nên cấutrúc Kainozoi được thể hiện rõ hơn, các cấu trúc Mezozoi chỉ được phát hiện ở một

số công trình khoan đơn lẻ Lịch sử nghiên cứu và cấu trúc địa chất khu vực đã đượcthể hiện ở báo cáo Bản đồ Địa chất thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000 (Ma Công

Cọ - 1987) và Báo cáo lập bản đồ địa chất thuỷ văn – công trình vùng thành phố HồChí Minh tỉ lệ 1/50.000 (Đoàn Văn Tín – 1988)

a) Thống Miocene - bậc trên Hệ tầng Bình Trưng (N1 3bt)

Các thành tạo của hệ tầng này gặp tại lõi khoan 820, phường Bình Trưng,Quận 02 Mặt cắt lõi khoan từ dưới lên có thể chia thành ba tập như sau:

Tập 1: cát, sạn sỏi chứa các mảnh dăm gắn kết yếu bởi bột sét màu lục, phủbất chỉnh hợp lên đá andesitobasalt của hệ tầng Long Bình, dày 3,3 mét; phía trên làsét bột kết có màu nâu, dày 0,5 mét

Tập 2: cát bột kết màu xám, dày 7,6 mét

Tập 3: sét bột kết màu xám, phân lớp mỏng (phân lớp từ 0,5 đến 4,0 cm) dày

8 mét, trên mặt lớp có thực vật hóa than màu đen, bị các trầm tích Pliocene thượng

hệ tầng Bà Miêu phủ bất chỉnh hợp bên trên Tập này có chứa hóa thạch bào tử phấn

hoa vơí các dạng đặc trưng như: Microlepia sp., Schizea sp., Anemia sp., Ginkgo sp.,

Trang 25

Plicea sp., Tsuga sp., Quercus sp., Castanopsis sp., Alaria sp., Fragus sp., Alnus sp., Juglans sp., được Nguyễn Đức Tùng xếp vào tuổi Miocene muộn.

b) Thống Pliocen – bậc dưới Hệ tầng Nhà Bè (N2 1nb):

Chỉ xuất lộ ra một phần diện tích quận 9, phần đông bắc quận Thủ Đức,nhưng gặp hệ tầng trong hầu hết các lỗ khoan sâu trên diện tích của Thành phố

Khu vực nghiên cứu gặp hệ tầng này ở độ sâu từ 133,5m đến 320m (LK.808)

và từ 211,9m đến 330m (LK.812) Tại lõi khoan 812, từ dưới lên có các tập :

Tập 1: Cát sạn sỏi, cát pha bột sét chứa sạn, cát pha bột sét xen kẹp ít lớpmỏng sét bột màu xám, cuội sỏi xen các lớp sét cát màu xám lục chứa bào tử, phấnhoa và tảo nước mặn Bề dày khoảng 26-50m, phủ bất chỉnh hợp lên cát kết màu đỏcủa hệ tầng Long Bình Dựa vào cấp hạt, đường kính trung bình, các thông số độ hạtkhác cho thấy trầm tích có độ chọn lọc trung bình, lệch về phía cấp hạt nhỏ Phầnbên dưới cát sạn sỏi chiếm chủ yếu, phần trên trầm tích mịn hơn Các trầm tíchthuộc cụm tướng tiền châu thổ lắng đọng trong chế độ thủy động lực trung bìnhnhưng thay đổi nhanh, dạng đồ thị đường cong hạt có 1-3 đỉnh

Tập 2: Bột sét pha cát màu xám loang lổ nhẹ, sét bột cấu tạo khối chứa thâncây hóa than màu xám tro, phớt tím, chứa bào tử phấn hoa và tảo nước mặn, dàykhoảng 9 mét (LK812)

Tập 3: Cát, cát chứa sạn-sỏi màu xám xanh, xen ít lớp mỏng bột sét pha cátchứa di tích thực vật hóa than, bào tử phấn hoa, tảo nước mặn, trùng lỗ, dày khoảng

80 90m Thành phần cấp hạt: cát sạn sỏi chiếm 60 68%, bột 6 16%, sét 25 31%; các thông số độ hạt khác cho thấy trầm tích có độ chọn lọc kém, phân bố lệch

-về phía cấp hạt lớn Trầm tích thuộc cụm tướng tiền châu thổ, có chế độ thủy độnglực trung bình, biến động phức tạp, đồ thị đường cong phân bố hạt có 2-3 đỉnh

Tập 4: Bột sét pha cát màu xanh, sét bột phân lớp mỏng màu vàng nghệ,loang lổ nâu đỏ, bề dày khoảng 2,6 - 7m Thành phần cấp hạt cát sạn =20%,bột=47%, sét =33% Các thông số độ hạt khác cho thấy trầm tích chọn lọc kém,phân bố lệch về phía hạt nhỏ, có chế độ thủy động lực kém nhưng xáo động, đồ thị

Trang 26

đường cong phân bố hạt có 4 đỉnh Tập này bị hệ tầng Bà Miêu tuổi Pliocen muộnphủ bất chỉnh hợp lên.

Bào tử phấn hoa thu thập được bao gồm các dạng như Polypodiacae gen sp., Rhus sp., Phorbiaceae gen sp., Betula sp., Cystopteris sp., Quercus sp., Ginkgo sp., Lygodium sp., Palmae gen sp., Podocarpus sp được Nguyễn Đức Tùng xác định có tuổi Pliocen sớm Tảo nước mặn gồm có các giống loài như Cyclotella striata, Paralia sulcata, Schuettia annulata, Coscinodiscus sp., Thalassiosira sp., Thalassionema nitzschioides, Nitzschia cocconeiformis, Coscinodiscus lineatus, Actinocyclus ohrenbergii, Hantzschia amphioxys Được Đào Thị Miên xác định tuổi Pliocen Tập 3 chứa các bào tử phấn hoa như Picea, Pinus, Florschuetzia meridionalis cho tuổi Pliocen (Nguyễn Đức Tùng); di tích trùng lỗ gồm các giống loài như Lagena aff laevis, Asterorotalia pulchella.

Theo hướng Đông Bắc-Tây Nam (từ Thủ Đức đến Bình Chánh), bề mặt nóccủa tầng Pliocene hạ chìm dần với dạng bậc thang từ độ sâu 80-86 mét ở khu vựcBình Thạnh, Quận 9, 136-144 m ở khu vực nội thành, 140-142 mét ở khu vực BìnhChánh, với chiều dày của loạt trầm tích này cũng thay đổi một cách tương ứng là 43-

68 mét, 100-128 mét và 118-180 mét Trầm tích chuyển dần từ cụm tướng đồngbằng tam giác châu sang cụm tướng tiền tam giác châu và biển nông, tương ứng với

kỳ biển tiến thời này

c) Thống Pliocen – bậc trên Hệ tầng Bà Miêu (N2 2bm):

Phân bố rộng rãi ở các khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ Khu vựcThành phố Hồ Chí Minh, hệ tầng thường bắt đầu bằng các trầm tích hạt thô cát sạnpha bột, và kết thúc bằng các trầm tích hạt mịn sét bột phân lớp

Trong vùng nghiên cứu hệ tầng này gặp ở độ sâu từ 74,5m đến 133,5m(LK.808) và từ 129 m đến 211,9 m (LK.812) được chia làm hai tập:

Tập dưới: Cát pha bột chứa sạn sỏi màu xám vàng, nâu vàng dạng bở rời ,

dày khoảng 35-40m

Trang 27

Tập trên: Sét bột màu trắng xám bị phong hoá loang lổ nâu vàng, nâu đỏ, dày

khoảng 20-25m Hệ tầng bị các trầm tích Pleistocen phủ bên trên

Theo hướng Theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bề mặt nóc của hệ tầng chìmsâu dần từ một vài mét ở khu vực tây bắc Củ Chi, 20-45 mét ở khu vực Hóc Môn vàkhu vực nội thành, 34 đến 84 mét ở khu vực Cần Giờ Sự biến đổi theo hướng nàykém rõ

Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạophương Tây Bắc – Đông Nam, độ sâu bề mặt nóc, chiều dày và tướng trầm tích thayđổi nhanh hơn Bề mặt nóc của tầng có độ cao từ 27 mét ở Thủ Đức, đến sâu 25 mét

và 37 mét ở Bình Thạnh – Tân Bình và sâu 72,5 mét ở Bình Chánh Tướng trầm tíchchuyển từ cụm tướng đồng bằng tam giác châu sang tiền tam giác châu Cụm tướngđồng bằng tam giác châu (dày 40 đến 70 mét) ở Thủ Đức, Bình Trưng (quận 2)chuyển qua cụm tướng tiền tam giác châu có chiều dày thay đổi từ 90 đến 120 mét(khu vực nội thành) và 100 đến 136 mét ở khu vực Tây Nam Bình Chánh

Về thành phần khoáng vật cũng cho thấy hoạt động biển tiến Phần bên dướigặp các khoáng vật tích tụ trong vùng đồng bằng tam giác châu như: mảnh đá,ilmenit, turmalin, andalusit, zircon; tập trên có các khoáng vật hình thành trong điềukiện tiền tam giác châu hay biển nông như: siderit, nhóm carbonat

1.2 Hệ Đệ Tứ (Q):

a) Thống Pleistocen- bậc dưới Hệ tầng Trảng Bom (Q I 3 tb)

Các thành tạo của hệ tầng này không lộ ra trên bề mặt địa hình, bề dày của hệtầng này thay đổi từ 25 mét đến 50 mét Trong lõi khoan 812 tại Bình Chánh, cáctrầm tích của hệ tầng này gặp ở độ sâu từ 72 m đến 129 m, mặt cắt lõi khoan từdưới lên:

Tập 1: Cát hạt trung đến thô, có màu xám nâu Dày 9 mét.

Tập 2: cát thô, sạn sỏi màu xám có tảo nước mặn ở độ sâu 98 mét, 101 mét,

109 mét và bào tử phấn ở độ sâu 90 mét, 100 mét, 114 mét Dày 37 mét

Trang 28

Tập 3: sét bột màu tím, gắn kết rắn chắc, bào từ phấn hoa được nghiên cứu ởmẫu độ sâu 81 mét Dày 11 mét.

Trong các lõi khoan, chỉ có một số lõi khoan là gặp trầm tích của hệ tầng này,nhưng cũng cho thấy được chiều dày trầm tích của hệ tầng tăng dần khi đi về hướngĐông Nam và Tây Nam

b) Thống Pleistocen- bậc giữa-trên Hệ tầng Thủ Đức (Q II 2-3tđ):

Thường lộ ra ở những nơi có địa hình cao 20-40m ở Thủ Đức, quận 9; 20m ở Củ Chi

10-Khu vực Bình Chánh gặp hệ tầng ở độ sâu từ 39m đến 74,5m (LK.808) và36,7m đến 75,5m (LK.812) Với thạch học chủ yếu là cát pha bột sét chứa sạn màuxám phớt hồng chuyển lên sét bột màu nâu vàng loang lổ trắng

Theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, trầm tích thuộc hệ tầng này thay đổi vềthành phần, tướng và bề dày đáng kể Trầm tích chuyển từ cụm tướng đồng bằngtam giác châu với bề dày 27m tại Linh Xuân, Thủ Đức qua cụm tướng tiền tam giácchâu với bề dày 12m ở quận Tân Bình đến cụm tướng biển nông với bề dày 14m ởTân Túc, Bình Chánh

Theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam thì độ sâu và chiều dày của trầmtích hệ tầng này cũng lớn dần Tướng trầm tích cũng thay đổi từ cụm tướng đồngbằng tam giác châu ở Tây Bắc Củ Chi sang cụm tướng tiền tam giác châu ở HócMôn và tướng biển ven bờ – biển nông ở Nhà Bè- Cần Giờ

c) Thống Pleistocen- bậc trên Hệ tầng Củ Chi (Q III 3cc):

Trang 29

Hệ tầng lộ ra trên các thềm bậc II có địa hình cao trung bình từ 5-10m Hệtầng gồm hai tập trầm tích: tập trên là cát bột, sạn màu xám bị phong hóa yếu loang

lổ, nâu vàng; tập dưới là cuội sỏi thạch anh có kích thước từ 1cm đến 3cm

Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng nằm ở độ sâu từ 29 đến 39m (LK.808), độsâu từ 27 mét đến 53 mét LK 813) Thành phần chủ yếu của hệ tầng là cát pha bộtchứa sạn màu xám vàng, nâu vàng chuyển lên sét bột màu nâu đỏ, lẫn mùn thực vật.Phủ bên trên hệ tầng này là các thành tạo trầm tích Holocen

Mặt cắt tại lõi khoan 813 (xã An Lạc, Bình Chánh), từ dưới lên gồm 2 tập:Tập 1: từ độ sâu 42 mét đến 53 mét, gồm cát sét có màu xám vàng, lớp đáy

có ít sạn sỏi Dày 11 mét, phủ bất chỉnh hợp lên lớp cát vàng tím của hệ tầng ThủĐức

Tập 2: từ độ sâu 27 mét đến độ sâu 42 mét, gồm cát sạn sét màu xám xanh

chứa tảo nước mặn và bào tử phấn hoa Dày 15 mét

Theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam (từ Củ Chi đến Cần Giờ) bề mặtnóc của hệ tầng hạ thấp dần, trầm tích chuyển từ môi trường đồng bằng tam giácchâu – tiền tam giác châu sang môi trường biển nông ven bờ

Theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam (từ Thủ Đức đến Bình Chánh), độcao bề mặt nóc của hệ tầng cũng giảm dần từ độ cao 5 – 15 mét tại vùng Thủ Đức, 4– 10 mét ở vùng nội thành thuộc môi trường đồng bằng tam giác châu – tiền tamgiác châu, và sâu từ 22 mét đến 25 mét ở Tây Nam Bình Chánh với các trầm tíchthuộc môi trường tiền tam giác châu – sườn tam giác châu

Bề dày trầm tích của hệ tầng thay đổi không ổn định, sự thay đổi này có thểliên quan đến hoạt động của đứt gãy sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ(Vũ Văn Vĩnh và Trịnh Nguyên Tính, 2002), điều này cũng phù hợp với sự xuấthiện các trầm tích của sông Sài Gòn vào Holocen sớm (Phạm Thế Hiển, Mai Công

Cọ, Lê Văn Lớn, 1995)

Trang 30

d) Thống Holocen- bậc dưới-giữa Hệ tầng Bình Chánh (Q IV 1-2bc):

Được hình thành trong thời kì biển tiến Flandri, khu vực Thành phố Hồ ChíMinh phân bố rộng rãi ở các phần đồng bằng, thềm thấp và lộ ra trên địa hình thềmcao 2-5m chủ yếu ở huyện Bình Chánh, Nam Hóc Môn Thành phần chủ yếu của hệtầng là bột-sét, bột-sét pha cát, thỉnh thoảng có cát chứa sạn pha bột-sét Tầng bột-sét có màu xám xanh chứa di tích thân mềm, trùng lỗ và bào tử phấn hoa của thựcvật đầm lầy mặn Trầm tích được thành tạo trong điều kiện biển nông, vũng vịnh vàtiền châu thổ

Mặt cắt lõi khoan 812 trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Bình Chánh đượcchia làm hai tập:

Tập dưới: Gồm sét bột pha cát màu xám đen chứa di tích thực vật và vỏ thânmềm, dày 7m Thành phần cấp hạt cát=11-17%, bột=28-30%, sét=53-61% Đườngkính trung bình 0,01-0,014mm Các thông số độ hạt khác cho thấy trầm tích chọnlọc kém, phân bố lệch về phía cấp hạt nhỏ Trầm tích hình thành trong môi trườngvũng vịnh hở với chế độ thủy động lực yếu nhưng xáo động, đồ thị đường cong phân

độ thủy động lực yếu, đồ thị đường cong phân bố có 2 đỉnh

Cả hai tập đều xuất hiện phong phú tập hợp tảo nước mặn, thuộc môi trường

biển nông được Đào Thị Miên xác định như Cyclotella striata, C stylorum, Paralia sulcata, Thalassiosira decipiens, Coscinodiscus nodulifer, C lineatus, Actinocyclus

Trang 31

ellipticus, Schuettia annulata, Thalassionema nitzschioides, Aulacosira sp., Thalassiosira lineatus, Actinocyclus sp., A ohrenbergii, Diploneis interrupta, Planktonielea Sol Phức hệ trùng lỗ được Ma Văn Lạc xác định gồm những giống loài thuộc biển ven bờ và biển nông Asterorotalia pulchel1a, Ammonia japonica, Ammonia beccarii, Elphidium crispum, El.phidium adventur Phức hệ bào tử phấn hoa được Nguyễn Đức Tùng xác định gồm có Rhizophoraceae, Sonneratiaceae, Acrostichum aureum,…v.v thuộc môi trường đầm lầy ven biển.

e) Thống Holocen- bậc giữa-trên Hệ tầng Cần Giờ (QIV 2-3cg):

Được hình thành trong thời kì biển lùi, tiếp theo sau kì biển tiến Flandri.Chúng lộ ra gần hoàn toàn trên địa hình đồng bằng thấp với nhiều cụm tướng khácnhau

Khu vực Bình Tân các thành tạo trầm tích của hệ tầng thuộc cụm tướng tiềnchâu thổ Mặt cắt lõi khoan 813 tại thị trấn An Lạc, các trầm tích thuộc hệ tầng CầnGiờ gặp ở độ sâu 0-5m, gồm 2 tập:

Tập dưới: Sét màu xám đen chứa mùn thực vật, dày 1m Tập này phủ trực

tiếp trên lớp sét màu xám xanh thuộc hệ tầng Bình Chánh Tỉ lệ phân bố hạt bột-sétchiếm 99% còn lại là cát Đường kính trung bình 0,004mm Trầm tích thuộc tướngbùn lầy ngập mặn ven biển, có chế độ thủy động lực yếu và ổn định Các thông sốtrầm tích khác cho thấy trầm tích chọn lọc kém, lệch về phía cấp hạt nhỏ Trongtrầm tích có chứa di tích tảo nước mặn khá phong phú

Tập trên: Bột, sét, bột-sét pha cát màu xám đen, xám nhạt chứa thực vật phân

hủy yếu, dày 4m Trong tập này chứa tảo nước ngọt, nước lợ và thân mềm nước lợ

và nước mặn ven bờ

Trong các trầm tích kể trên gặp những lớp than bùn dạng thấu kính có chứabào tử phấn hoa điển hình cho các vùng đồng bằng ngập mặn ven biển

Trang 32

Khu vực nghiên cứu thuộc phía Tây Nam của Thành phố, là địa hình trũngthấp nên phần lớn bị phủ bởi trầm tích bở rời thuộc hệ tầng Cần Giờ, hệ tầng BìnhChánh và hệ tầng Củ Chi.

V KIẾN TẠO VÀ CÁC HỆ THỐNG ĐỨT GÃY.

1/ Các hệ thống đứt gãy:

Khu vực nghiên cứu có hai hệ thống đứt gãy chính: Tây Bắc – Đông Nam vàĐông Bắc – Tây Nam Hai hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam của sông ĐồngNai và sông Vàm Cỏ Đông là hai hệ thống đứt gãy cấp I của khu vực, phân địnhmiền cấu trúc

 Hệ thống Tây Bắc – Đông Nam:

Hệ thống đứt gãy sông Sài Gòn được xem là hệ thống đứt gãy cấp II nằmsong song với hai hệ thống đứt gãy sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông, có tácdụng phân định miền cấu trúc ở hai bên của đứt gãy này, cùng với hệ thống sông đứtgãy sông Vàm Cỏ Đông và sông Đồng Nai tạo cấu trúc bậc thang của móng với biên

độ sụt lún theo phương Tây Nam hướng về đới sụt Cửu Long Đứt gãy sông Sài Gònkéo dài dọc theo sông Lái Thiêu – Rạch Gò Dưa – Cát Lái, các tài liệu dị thườngBouger chứng minh đây là đứt gãy thuận, có độ sâu 40 km, mặt trượt cắm về phíaTây Nam với góc 600 – 800 ở gần mặt và thoải dần 400 – 500 ở độ sâu 40 km, cự lidịch chuyển trong Neogen là 100 mét Cánh Đông Bắc được nâng lên với dịchchuyển đá móng trước Pliocen là 60 mét, Pliocen thượng là 22 mét Cùng phươngvới đứt gãy sông Sài Gòn còn có đứt gãy Bình Chánh - Cần Giuộc, đứt gãy HócMôn – Bình Thạnh

Hệ thống đứt gãy này gần như thẳng góc với hệ thống đứt gãy Tây Bắc –Đông Nam Phần lớn chúng bị mờ đi Tuy nhiên cũng có hệ thống thể hiện rõ như hệthống Bình Chánh – Nhà Bè – Thủ Đức Hệ thống này và còn một vài đứt gãy

Trang 33

2/.Kiến tạo

Các nhà nghiên cứu(Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng, Nguyễn Trường Tri,

Tạ Hoàng Tinh, Lê Đức An, Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Văn Vân…)đã phát hoạlại các hoạt động kiến tạo của khu vực TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận bằngcách kết hợp nhiều phương pháp như: giải đoán không ảnh, phân tích thạch học,nguồn gốc địa mạo và các phương pháp khác

a Cổ kiến tạo(trước kỉ thứ tư)

Bắt đầu từ cuối Jura đến đầu Kreta một chuyển động có tính chất toàn cầu, đó

là chuyển động Cimeri (Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng_1997) và một vài chuyểnđộng phụ của nó trước đó Vào cuối Triat để lại nhiều dấu vết ở Nam Bộ SangKreta các hoạt động magma đã hình thành nên các thành tạo andesit ở dạng mạchcắt qua đá dacit hay ở dạng chảy tràn mà ngày nay bị các trầm tích Pleistocen chephủ ở Biên Hoà Sau đó các mạch ryolit lại được thành tạo cắt ngang qua dacit vàandesit thành tạo trước đó

b Tân kiến tạo

Các hoạt động tân kiến tạo có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cổ kiến tạotrong việc tạo nên bề mặt địa hình của khu vực nghiên cứu cũng như trong sự trầmtích của vật liệu ở khu vực này

Kainozoi(KZ) các hoạt động kiến tạo được đặc trưng bởi sự ảnh hưởng mạnh

mẽ của sự chuyển động Hymalaya(Trần Kim Thạch, Nguyễn Văn Vân_1964)

Vào đầu Holocen một đợt biển tiến vào đất liền ở đồng bằng Sông Cửu Long,

ở Hà Tiên người ta ghi nhận hai thềm biển có độ cao 5m và 2m ghi dấu trên đá vôi

Trang 34

III LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT KHU VỰC:

Khu vực TP.HCM nằm ở rìa đồng bằng trũng Kainozoi Cửu Long có móng làcác đá Mezozoi(MZ) mang tính chất là đá phủ hoạt hoá trên nền biến chất tiềnCambri Các hoạt động kiến tạo nâng cao cùng các hoạt động xâm thực, bóc mònvào giai đoạn Kreta muộn và Paleogen cũng như các hoạt động tân kiến tạo vào đầuKainozoi với tính chất hoạt động khối tảng, đã tạo nên bề mặt móng của vùngnghiên cứu có dạng bậc thang thấp từ Đông Bắc sang Tây Nam

Trong Kainozoi một phần diện tích hoạt động bị hạ thấp, hình thành trũngNeogen – Đệ Tứ Cửu Long, trong đó có trũng Kainozoi thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử phát triển địa chất Kainozoi của thành phố Hồ Chí Minh trãi qua 2giai đoạn chính: Miocen muộn – Pliocen và Đệ Tứ, tương ứng với 2 phụ tầng cấutrúc của tầng cấu trúc lớp phủ Kainozoi Quá trình phát triển này gắn liền với cáchoạt động Tân kiến tạo và sự hình thành địa hình

1 Giai đoạn Miocen muộn Pliocen:

Vào cuối Miocen muộn, các hệ thống đứt gãy trước đó hoạt động lại Phầnphía Tây Thành phố (Tây đứt gãy Vàm Cỏ Đông) là đồng bằng sông Cửu Long tiếptục sụt lún Phía Đông Thành phố (Đông đứt gãy Bà Rịa – Biên Hoà – Lộc Ninh) làcấu trúc Nam Trung Bộ, về cơ bản được nâng lên Dọc theo đứt gãy Bà Rịa – BiênHoà – Lộc Ninh, sông Vàm Cỏ Đông được lấp đầy bởi các trầm tích lục địa, thànhphần chủ yếu là cát, sạn, sỏi màu xám

Vào đầu Pliocen, khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có sự sut lún xảy ra vớitốc độ lớn, ở phía Nam biển tiến vào phá huỷ các thành tạo trước và sau đó hìnhthành các trầm tích phần giữa châu thổ Các trầm tích này chủ yếu là cát kết vôi màuxám chứa các di tích tảo nước mặn Sự sụt lún có tính chất phân dị theo các khốitảng Theo hướng Tây Nam, các khối bị sụt lún sâu hơn, bề dày trầm tích lớn hơn.Căn cứ vào đường đẳng dày và các hướng phân bố của cát có thể dự đoán hướng

Trang 35

dòng chảy từ Thủ Đức xuống Bình Chánh Giới hạn phía Đông của đợt biển tiến này

là đứt gãy Bà Rịa – Biên Hoà – Lộc Ninh Các khối nâng Thủ Đức và Giồng Chùalúc này chịu tác động của xâm thực và mài mòn

Cuối Pliocen sớm, khu vực Thành phố có thể chịu ảnh hưởng của các hoạtđộng nâng cục bộ, tạo nên các gián đoạn trầm tích Thời gian gián đoạn trầm tích cóthể không dài do không phát hiện được các bề mặt bào mòn lớn nào giữa các trầmtích thuộc Hệ tầng Nhà Bè (N2 nb) với các trầm tích thuộc Điệp Bà Miêu (N22 bm)

Vào Pliocen muộn, khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh tiếp tục sụt lún với tốc

độ và qui mô lớn hơn thời kỳ Plioxen sớm Biển bao phủ phần lớn diện tích miềnĐông Nam Bộ tạo nên các lớp trầm tích cát bột màu xám chứa các di tích tảo nướcmặn và Foraminifera Ở nhiều nơi hình thành nên các trầm tích đầm lầy ven biển.Quá trình sụt lún được lấp đầy rất nhanh bởi các vật liệu chủ yếu là cát đã tạo thànhchâu thổ Nam Bộ rộng lớn, khi đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh vẫn thuộc phầngiữa Châu thổ Dựa vào các đường đẳng dày trầm tích và sự phân bố của cát nhậnthấy các dòng chảy có hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam

Ở các lỗ khoan sâu, các trầm tích thuộc Điệp Bà Miêu (N22 bm) thường cómàu xám nằm xen kẹp các tập sét, cát màu đỏ, vàng loang lỗ Điều đó chứng tỏtrong khi các vùng trũng lắng đọng vật liệu thì các vùng nổi cao đã xảy ra quá trìnhphong hoá hoá học theo kiểu Feralit

2 Giai đoạn Đệ Tứ:

Cuối Pliocen muộn – đầu Pleistocen, vận động nâng xảy ra trên toàn bộ khuvực phía Đông và phía Bắc Thành phố (thuộc 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương), hoạtđộng phun trào bazan xảy ra rầm rộ, quá trình xâm thực bóc mòn phát triển mạnh

mẽ Thời kỳ này điều kiện khí hậu rất thuận lợi để hình thành các vỏ phong hoáLaterit trên nóc các trầm tích Điệp Bà Miêu (N22 bm) và các đá khác; hiện tượngnâng lên kèm theo biển lùi và sông lấn biển

Trang 36

Vào cuối Pleistocen sớm, sông Đồng Nai đã vận chuyển một khối lượng phù

sa rất lớn bồi đắp lên phần lớn diện tích miền Đông Nam Bộ Các tập cát, sạn, cátbột màu xám trắng, đỏ, vàng với bề dày 20m (ở Thủ Đức) đến 55m (ở Bình Chánh)được thành tạo Kết quả của đợt biển lùi này đã hình thành Đông Nam Bộ, mở rộngphần phía Nam bán đảo Đông Dương ra ngoài thềm lục địa tạo thành một lục địarộng lớn Trong trầm tích thuộc tầng Trảng Bom (QI3 tb) phát hiện được các di tíchtảo nước mặn ở các LK 802, 808 Điều này chứng tỏ lúc lắng đọng trầm tích thì TâyThành phố vẫn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Như vậy, vào cuối Pleistocen sớm,khu vực thành phố Hồ Chí Minh là một phần nhỏ của đồng bằng châu thổ ĐôngNam Bộ

Vào đầu Pleistocen giữa, hoạt động nâng tân kiến tạo kèm theo phun tràobazan Xuân Lộc, Lộc Ninh, Hớn Quảng phủ lên cát, cuội, sỏi của tầng Trảng Bom(QI3 tb) ở một số nơi Tầng cát cuội sỏi này tạo nên các bãi bồi hay các đồng bằngthấp trước núi Kết quả của vận động nâng là hình thành thềm bậc IV và các quátrình phong hóa bóc mòn Đây là thời điểm bắt đầu cho giai đoạn phong hóa thứ hai

ở Đông Nam Bộ và Việt Nam nói chung

Cuối Pleistocen giữa – đầu Pleistocen muộn, khu vực thành phố Hồ Chí Minh

và các vùng lân cận từ từ hạ lún Biển tiến, diện tích thành phố trầm đọng các trầmtích thuộc tướng ven bờ, các doi cát cửa sông và doi cát ven biển Căn cứ vào cácđường đẳng dày trầm tích thấy rằng: các doi cát có phương kéo dài Tây Bắc – ĐôngNam và theo phương này có thể tìm thấy chúng ở Trảng Bàng – Tây Ninh

Trầm tích tầng Thủ Đức (QII3 – QIII1 tđ) có bề dày lớn nhất theo trục Hóc Môn– Củ Chi đạt 40m, ở Bình Chánh và Thủ Đức 30m – 35m, ở Tây Bắc Cần Giờ 15 –25m Do tài liệu cổ sinh quá ít nên khó phân biệt giữa các doi cát cửa sông và doi cátven biển Tuy vậy, dựa vào sự phân bố vật liệu, hướng chuyển vật chất kết hợp vớitài liệu Diatome và thạch học cho phép xác định các doi cát cửa sông phân bố theotrục Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh; còn hai bên cánh cửa trục (Cần Giờ, Củ Chi)thường phân bố theo doi cát ven biển

Trang 37

Sang Pleistocen muộn, lúc đầu khu vực Đông Nam Bộ được nâng lên kèmtheo phun trào bazan ở Sóc Lu, Trị An, Phước Tân (Đồng Nai) và hình thành thềmbậc III Các trầm tích thuộc tầng Thủ Đức (QII3 – QIII1 tđ), tầng Trảng Bom (QI3 tb) bịxâm thực, phong hóa Tiếp theo là biển tiến vào rìa phía Tây và Đông Nam khu vựcthành phố Hồ Chí Minh tạo nên các trầm tích hỗn hợp sông biển và trầm tích biển,chủ yếu là cát sạn, bột sét màu xám trắng cấu tạo nên Đồng bằng châu thổ mới Cáctài liệu về cổ sinh và địa mạo đã xác nhận là rìa phía Tây của thành phố từ Củ Chitới Cần Giờ là đới ven bờ chịu ảnh hưởng của hoạt động thuỷ triều.

Vào cuối Pleistocen muộn, hoạt động nâng lại xảy ra thành tạo nên thềm bậc

II Lúc này toàn bộ Đồng bằng Nam Bộ đã hoàn toàn giải phóng khỏi mực nướcbiển Quá trình phong hóa, xâm thực diễn ra trên bề mặt đồng bằng rộng lớn kéo dàiđến đầu Holocen Các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ bị xâm thực tạo nên nhữngthung lũng rộng từ 3m – 6km

Vào cuối Holocen sớm, một đợt biển tiến mới lại tràn vào thành phố từhướng Tây Nam Biển phủ lên toàn bộ diện tích Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ; lấntheo trũng Lê Minh Xuân và sông Sài Gòn qua thung lũng sông phía Bắc Hóc Môn

Vào Holocen giữa, biển tiến cực đại Kết quả của đợt biển tiến này đã hìnhthành các trầm tích của tầng Bình Chánh (QIV1 – 2 bc) Vết tích của đợt biển tiến nàyđược ghi lại trên bậc mài mòn 4m ở núi sót Giồng Chùa, các di tích trùng lỗ đa dạngtrong trầm tích của tầng Bình Chánh và những ngấn sóng vỗ ở độ cao 4m trên vách

đá vôi ở Hà Tiên Căn cứ vào các di tích trùng lỗ phát hiện được, dễ dàng nhận thấyđiều kiện biển hở giảm dần từ Cần Giờ đến Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi Các tàiliệu về đẳng dày trầm tích và tài liệu về cổ sinh cho thấy vị trí của sông lúc này ởkhu vực Nhà Bè

Từ cuối Holocen giữa đến nay hoạt động nâng yếu xảy ra, biển từ từ rút ratheo hướng Đông Nam, hình thành thềm bậc I Theo hướng này, các sông Nhà Bè vàsông Lòng Tàu lấn ra biển Đông Dọc theo thung lũng sông cổ và các bãi lầy venbiển hình thành một lớp sét màu xám xanh, xám nâu Phủ trên lớp sét trên là than

Trang 38

bùn hoặc sét chứa than bùn Kết quả của đợt biển thoái này đã tạo nên bề mặt địahình hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ.

Chương V

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Khu vực Quận Bình Tân có các thành tạo chứa nước chính như sau:

I

Nước trong trầm tích Holocen (QIV)

Các trầm tích Holocen phủ kín toàn bộ vùng Bình Tân, thành phần đất đágồm cát sét, sét và bùn chứa nhiều di tích hữu cơ Bề dày tầng chứa trong trầm tích

Trang 39

Holocen từ 1m - 2m đến vài chục mét, nghèo nước, tỷ lưu lượng q< 0.0,2 l/sm, độ

pH từ 4,38 - 7,96 Mực nước tĩnh nông, cách mặt đất từ 0,1 -2,75m Nước sử dụngtốt cho hộ gia đình nhưng bị cạn vào mùa khô vì tầng có mối quan hệ thủy lực vớisông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi mực thủy triều, nguồn cung cấpchủ yếu cho cho tầng chứa là nước khí quyển Điều kiện thủy địa hóa rất phức tạp,phía Nam hầu hết bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, độ tổng khoáng hóa thay đổi từ1,25g/l - 12,43g/l với loại hình nước Clorua - Natri chiếm ưu thế Đối với những khuvực không bị nhiễm mặn thì độ tổng khoáng hóa thay đổi từ 0,13g/l - 0,31 g/l vàloại hình nước chủ yếu là Bicacbonat - Clorua hoặc Clorua - Bicacbonat

Thành phần hóa học của nước biểu diễn dưới dạng công thức Cuoclov như

sau:

96 , 7 22 66

94 85

, 6

2 04 ,

Mg Na

Cl M

SiO

Hoặc là hỗn hợp Clorua – Sunfat:

17 , 7 22 66

4 22 78 26 , 5

2 01 ,

Mg Na

SO Cl M SiO

II

Nước trong các trầm tích Pleistocen(Q I-III )

Các trầm tích Pleistocen không lộ ra mà bị các trầm tích Holocen phủ lên,thành phần gồm các lớp hạt mịn gồm sét, sét bột, cát sét lẫn sạn sỏi laterit có bề dàythay đổi từ 35,6m - 82,5m Nước trong các các trầm tích Pleistocen bao gồm hai lớpchứa nước : lớp trên có bề dày 10m - 12m, lớp này có thành phần bao gồm sét, bộtsét, cát sét lẫn sạn sỏi laterit Lớp này mức độ chứa nước yếu, khả năng cung cấpkhông đáng kể Lớp dưới là lớp hạt thô có lẫn ít sạn và cát hạt mịn, khả năng chứanước trung bình khá Lớp này có thể cung cấp tốt cho nhu cầu sinh hoạt của khuvực Chất lượng nuớc trong tầng chứa Pleistocen thay đổi theo mùa, độ tổng khoáng

Trang 40

hóa thay đổi rất lớn khoảng 0,9 g/l đến 18 g/l, hàm lượng clorua từ 10,64 –217,19mg/l (ở Đông Bắc) Loại hình nước chủ yếu là Clorua – Natri

Kết quả phân tích thành phần hóa học của nước trong tầng Pleistocen có thểbiểu điễn dưới dạng công thức Cuoclov như sau:

04 ,.

11 82

93 62

, 17

2 02 , 0

2 01 ,

Mg Na

Cl M

SiO CO

38 , 4 21 69

93 48

, 0

2 01 , 0

2 01 , 0

)

Cl M

SiO CO

Tầng chứa nước Pleistocen không có quan hệ thủy lực với tầng chứa nứơcHolocen nằm trên và tầng Pliocen nằm dưới Nguồn cung cấp chủ yếu là sông SàiGòn và dòng ngầm từ phía Đông Bắc chảy xuống Miền thoát chủ yếu là dòng ngầm

về phía Tây Nói chung, tầng chứa nước Pleistocen có khả năng chứa nước nhưngchất lượng nước không đồng điều nên triển vọng khai thác không lớn

III

Nước trong các trầm tích Pliocen trên.

Nước trong trầm tích Pliocen trên không lộ ra trên mặt mà bị phủ bởi cáctrầm tích trẻ hơn, chúng nằm kề dưới trầm tích Pleistocen (QI-III) Chiều dày tầngPliocen trên tương đối lớn và có xu hướng tăng dần về phía Đông Nam và Tây Nam

Đây là tầng nước có áp, chứa nước tốt và rất giàu nước, là đối tượng cung cấpnước chủ yếu cho khu vực

Tầng chứa nước trầm tích Pliocen trên được chia làm hai phần riêng biệt.Phần phía trên có bề dày thay đổi từ 5,5m – 31,2m, thành phần gồm bột sét, sét Lớpnày không có khả năng chứa nước, thực tế là lớp cách nước Pleistocen nằm bên trên.Phần dưới có thành phần thô hơn bao gồm cát hạt trung đến thô lẫn nhiều sạn sỏi,

Ngày đăng: 28/04/2013, 05:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp: - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
nh hình sử dụng đất nông nghiệp: (Trang 13)
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003 - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003 (Trang 14)
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003 - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN SỐ QUẬN BÌNH TÂN 1999-2003 (Trang 14)
BẢNG 3: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003 - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 3 DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003 (Trang 15)
BẢNG 3: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003 - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 3 DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2003 (Trang 15)
BẢNG 4: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN (giá so sánh 1994) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 4 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN (giá so sánh 1994) (Trang 16)
BẢNG 4: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN (giá so sánh 1994) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
BẢNG 4 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN (giá so sánh 1994) (Trang 16)
Loại hình nước: Clorua – Bicacbonat – (Natri+Kali) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – Bicacbonat – (Natri+Kali) (Trang 46)
Loại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) (Trang 47)
Loại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) – Magiê - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) – Magiê (Trang 48)
Loại hình nước: Clorua –B icacbonat – (Natri+Kali) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua –B icacbonat – (Natri+Kali) (Trang 50)
Loại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) – Canxi – Sắt - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – (Natri+Kali) – Canxi – Sắt (Trang 51)
Loại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri+Kali) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri+Kali) (Trang 52)
Loại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri+Kali) - Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn
o ại hình nước: Clorua – Sunfat – (Natri+Kali) (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w