Đánh giá hiện trạng

Một phần của tài liệu Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn (Trang 58 - 62)

Dựa vào kết quả phân tích thành phần hoá học từ các mẫu nước lấy được , kết quả phân tích nước theo thời gian khu vực An Lạc – Bình Tân từ năm 1994 – 1997(công trình Q015030) và các kết quả nghiên cứu khác để đánh giá chất lượng nước trong khu vực như sau:

Tầng chứa nước Pleistocen

Với tổng số 5 mẫu đã phân tích (mẫu: 5; 6 ; 7 ; 8 ; 9) có thể nhận xét như sau: - pH trong khu vực thay đổi từ 3,50 – 4,69.

- Clorua thay đổi từ 33,29 – 470,00 mg/l. - Nitrat thay đổi từ 0,300 – 1,436 mg/l. - Amonium thay đổi từ 0,310 – 1,251 mg/l.

- Độ cứng tổng cộng thày đổi từ 7,33 – 149,33 mg CaCO3/l - Sunfat thay đổi từ 0,00 – 115 mg/l.

- Hàm lượng sắt (tổng cộng) từ 5,44 – 42,52 mg/l. - Photphat có giá trị thấp cao nhất 0,086 mg/l. - Canxi thay đổi từ 1,80 – 49,50 mg/l.

- Magiê thay đổi từ 0,60 – 15,68 mg/l. - Độ axít luôn lớn hơn độ kiềm.

- Cặn hoà tan thay đổi từ 62 – 1044 mg/l. - Cặn tổng cộng thay đổi từ 72 –1067 mg/l.

- Loại hình nước, chủ yếu Clorua – Natri – Kali.

Theo kết quả phân tích theo thời gian khu vực thị tấn An Lạc(công trình QO15030) thì pH giảm đáng kể; độ cứng tổng cộng, clorua, sắt tổng cộng, sunphat có xu hướng tăng dần; cặn tổng cộng, photphat, canxi cũng tăng

Theo số liệu điều tra của Ban Môi Trường quận Gò Vấp về đánh giá chất lượng nước tầng Pleistocen ở độ sâu 10 – 40m, năm 1998 thì qua xét nghiệp vi sinh cho ta biết: khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà có 3 giếng khoan bị nhiễm vi sinh với số lượng giếng khảo sát là 19 giếng, tỉ lệ giếng bị nhiễm là 15,7%, khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà là nguồn gốc gây nhiễm bẩn nitrat và vi sinh, có một khoảnh nhỏ bị nhiễm phèn nặng.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 pH trong khu vực tương đối thấp và có hàm lượng sắt tương đối cao (mẫu: 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9) vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo tiêu chuẩn TC – 20TCVN: Clorua ở (mẫu:5 ; 8 ; 9 ) có giá trị cao, độ cứng tổng cộng (mẫu: 5; 8 ; 9) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng sắt ở tất cả các mẫu cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mẫu:5 có tổng độ khoáng hoá cao.

Tầng chứa nước Pliocen trên

Với tổng số 4 mẫu đã phân tích(mẫu: 1; 2 ; 3 ; 4) có thể nhận xét như sau: - pH trong khu vực thay đổi từ 4,72 – 6,22.

- Clorua thay đổi từ 27,30 – 565,62 mg/l. - Nitrat thay đổi từ 0,264 – 0,645 mg/l. - Amonium thay đổi từ 0,312 – 1,509mg/l.

- Sunfat thay đổi từ 5,875 – 38,64 mg/l.

- Hàm lượng sắt (tổng cộng) từ 2,92 – 5,08 mg/l. - Photphat có giá trị thấp cao nhất 0,106 mg/l. - Canxi thay đổi từ 2,61 – 28,06 mg/l.

- Magiê thay đổi từ 2,88 – 31,99 mg/l. - Độ axít luôn lớn hơn độ kiềm.

- Cặn hoà tan thay đổi từ 123– 1308 mg/l. - Cặn tổng cộng thay đổi từ 136 –1387 mg/l.

Theo tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 pH trong khu vực tương đối thấp và có hàm lượng sắt tương đối cao (mẫu: 4 ) vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo tiêu chuẩn TC – 20TCVN: Clorua ở (mẫu:1 ; 3 ; 4 ) có giá trị cao, độ cứng tổng cộng (mẫu: 1; 2 ; 3 ; 4) vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng sắt ở tất cả các mẫu cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mẫu:1 ; 3 có tổng độ khoáng hoá cao.

(nguồn: số liệu công trình Q015030)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy mực nước có xu hướng giảm dần từ 1994 – 1997 . Mặc dù chưa thu thập đầy đủ số liệu đo đạt mực nước từ 1997 đến nay thì theo kết quả báo cáo khoa học về hiện trạng nước dưới đất ở Thành Phố , mực nước tiếp tục giảm đáng kể đó là nguyên nhân làm khả năng bị ô nhiễm nguồn nước ngầm tăng lên đáng kể. Các giá trị pH và sunphat có xu hướng tăng từ Lê Minh Xuân(h.Bình Chánh) đến Bình Trị Đông, nhưng đến An Lạc có giá trị giảm xuống. Phần lớn các giá trị pH vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống(pH = 6,5 – 8,5). Hàm lượng ion sắt tổng cộng đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép và có giá trị khá cao ở vị trí Bình Hưng Hoà, An Lạc; ion amonium và nitrat có hàm lượng biến động. Nhìn chung có khuynh hướng giảm dần . Các khu vực ven sông Sài Gòn và ở phía Tây, Tây Nam và Đông Nam Thành Phố hàm lượng ion Clorua khá cao, hầu hết đều lớn hơn 100mg/l, có nơi lớn hơn 500mg/l.

Tuy nhiên đều đáng nói là nước dưới đất tầng nông của khu vực nội thành(trừ các Quận 1 và Quận 3) không ít thì nhiều đều có chứa các ion với hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường xuất bản 1995 dành cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: sắt tổng cộng,amonium, nitrat.

(nguồn: dựa theo tài liệu ‘Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Th.S Võ Thị Kim Loan năm 2004).

Tóm lại: Nước trong khu vực từ siêu nhạt đến nước có độ khoáng hoá hơi cao và hơi mặn và hầu hết đều có hàm lượng sắt cao .Các khu vực tầng nước có tổng khoáng hoá cao nếu xử lý thì sẽ đảm bảo được chất lượng tốt cho người dân. Do đó cần phải xử lý trước khi sử dụng nước.

Một phần của tài liệu Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất thuỷ văn (Trang 58 - 62)