MỤC LỤC
Vì vậy bên cạnh việc tích cực là tăng thêm nguồn lao động, lực lượng dân nhập cư đang là một áp lực lớn cho quận trong việc quản lí con người, giải quyết việc làm và tăng thêm sự quá tải cho các công trình hạ tầng như giáo dục, y tế đồng thời cũng gây nên nhiều hậu quả phức tạp về kinh tế và an ninh trật tự an toàn xã hội. Điều này cho thấy khả năng thu hút dân cư của quận Bình Tân rất lớn cũng như có điều kiện thuận lợi trong việc bố trí khu dân cư mới, các khu cụm công nghiệp, các khu thương mại- dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Đường quốc lộ 1A ngang qua khu công nghiệp Tân Tạo Và Pou-Chen là một ví dụ, hầu hết quãng đường này đều có những “ổ gà” rất lớn, gây trở ngại không chỉ cho người dân tham gia giao thông trên đường mà còn ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các ao hồ tập trung nhiều ở phường Bình Trị Đông, còn sông, kênh rạch ở phường Tân Tạo: như rạch Nước Lên, rạch Phượng, sông Chùa, sông Dập… mạng lưới đường thuỷ trên toàn quận khoảng gần 15 km, diện tích sông rạch trên địa bàn là 0.66 km2, chiếm khoảng 1,28% tổng diện tích sử dụng của quận.
Ngay trên phường An Lạc chỉ có 22.4% các đường hẻm do quận và phường quản lí được đánh giá là tốt, còn lại là 77.6% có chất lượng rất xấu, đang xuống cấp và cần phải sửa chữa. Năm 1966, Trần Kim Thạch phát họa nét kiến tạo ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và Lê Quang Tiếp xác định nét cơ bản địa tầng kiến tạo và mô tả trầm tích, kiến trúc của trầm tích hạ lưu sông Đồng Nai.
Hệ tầng Trảng Bom (QI3tb). Các thành tạo của hệ tầng này không lộ ra trên bề mặt địa hình, bề dày của hệ tầng này thay đổi từ 25 một đến 50 một. Tập 1: Cát hạt trung đến thô, có màu xám nâu. Trong cỏc lừi khoan, chỉ cú một số lừi khoan là gặp trầm tớch của hệ tầng này, nhưng cũng cho thấy được chiều dày trầm tích của hệ tầng tăng dần khi đi về hướng Đông Nam và Tây Nam. b) Thống Pleistocen- bậc giữa-trên. Với thạch học chủ yếu là cát pha bột sét chứa sạn màu xám phớt hồng chuyển lên sét bột màu nâu vàng loang lổ trắng. Theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, trầm tích thuộc hệ tầng này thay đổi về thành phần, tướng và bề dày đáng kể. Trầm tích chuyển từ cụm tướng đồng bằng tam giác châu với bề dày 27m tại Linh Xuân, Thủ Đức qua cụm tướng tiền tam giác châu với bề dày 12m ở quận Tân Bình đến cụm tướng biển nông với bề dày 14m ở Tân Túc, Bình Chánh. Theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam thì độ sâu và chiều dày của trầm tích hệ tầng này cũng lớn dần. Tướng trầm tích cũng thay đổi từ cụm tướng đồng bằng tam giác châu ở Tây Bắc Củ Chi sang cụm tướng tiền tam giác châu ở Hóc Môn và tướng biển ven bờ – biển nông ở Nhà Bè- Cần Giờ. c) Thống Pleistocen- bậc trên. Bề dày trầm tích của hệ tầng thay đổi không ổn định, sự thay đổi này có thể liên quan đến hoạt động của đứt gãy sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ (Vũ Văn Vĩnh và Trịnh Nguyên Tính, 2002), điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện các trầm tích của sông Sài Gòn vào Holocen sớm (Phạm Thế Hiển, Mai Công Cọ, Lê Văn Lớn, 1995). d) Thống Holocen- bậc dưới-giữa. Được hình thành trong thời kì biển tiến Flandri, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phân bố rộng rãi ở các phần đồng bằng, thềm thấp và lộ ra trên địa hình thềm cao 2-5m chủ yếu ở huyện Bình Chánh, Nam Hóc Môn. Thành phần chủ yếu của hệ tầng là bột-sét, bột-sét pha cát, thỉnh thoảng có cát chứa sạn pha bột-sét. Tầng bột-sét có màu xám xanh chứa di tích thân mềm, trùng lỗ và bào tử phấn hoa của thực vật đầm lầy mặn. Trầm tích được thành tạo trong điều kiện biển nông, vũng vịnh và tiền châu thổ. Mặt cắt lừi khoan 812 trong khu vực nghiờn cứu, hệ tầng Bỡnh Chỏnh được chia làm hai tập:. Tập dưới: Gồm sét bột pha cát màu xám đen chứa di tích thực vật và vỏ thân mềm, dày 7m. Các thông số độ hạt khác cho thấy trầm tích chọn lọc kém, phân bố lệch về phía cấp hạt nhỏ. Trầm tích hình thành trong môi trường vũng vịnh hở với chế độ thủy động lực yếu nhưng xáo động, đồ thị đường cong phân bố hạt có 3 đỉnh. Các thông số độ hạt khác cho thấy trầm tích chọn lọc kém, phân bố lệch về phía cấp hạt lớn. Trầm tích hình thành trong môi trường vũng vịnh nửa hở - đầm lầy ngập mặn, chế độ thủy động lực yếu, đồ thị đường cong phân bố có 2 đỉnh. Cả hai tập đều xuất hiện phong phú tập hợp tảo nước mặn, thuộc môi trường biển nông được Đào Thị Miên xác định như Cyclotella striata, C. stylorum, Paralia sulcata, Thalassiosira decipiens, Coscinodiscus nodulifer, C. ellipticus, Schuettia annulata, Thalassionema nitzschioides, Aulacosira sp., Thalassiosira lineatus, Actinocyclus sp., A. ohrenbergii, Diploneis interrupta, Planktonielea Sol. Phức hệ trùng lỗ được Ma Văn Lạc xác định gồm những giống loài thuộc biển ven bờ và biển nông Asterorotalia pulchel1a, Ammonia japonica, Ammonia beccarii, Elphidium crispum, El.phidium adventur. Phức hệ bào tử phấn hoa được Nguyễn Đức Tùng xác định gồm có Rhizophoraceae, Sonneratiaceae, Acrostichum aureum,…v.v. thuộc môi trường đầm lầy ven biển. e) Thống Holocen- bậc giữa-trên.
Các nhà nghiên cứu(Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng, Nguyễn Trường Tri, Tạ Hoàng Tinh, Lê Đức An, Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Văn Vân…)đã phát hoạ lại các hoạt động kiến tạo của khu vực TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: giải đoán không ảnh, phân tích thạch học, nguồn gốc địa mạo và các phương pháp khác. Các hoạt động tân kiến tạo có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cổ kiến tạo trong việc tạo nên bề mặt địa hình của khu vực nghiên cứu cũng như trong sự trầm tích của vật liệu ở khu vực này.
Cuối Pliocen muộn – đầu Pleistocen, vận động nâng xảy ra trên toàn bộ khu vực phía Đông và phía Bắc Thành phố (thuộc 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương), hoạt động phun trào bazan xảy ra rầm rộ, quá trình xâm thực bóc mòn phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, dựa vào sự phân bố vật liệu, hướng chuyển vật chất kết hợp với tài liệu Diatome và thạch học cho phép xác định các doi cát cửa sông phân bố theo trục Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh; còn hai bên cánh cửa trục (Cần Giờ, Củ Chi) thường phân bố theo doi cát ven biển.
Nước sử dụng tốt cho hộ gia đình nhưng bị cạn vào mùa khô vì tầng có mối quan hệ thủy lực với sông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi mực thủy triều, nguồn cung cấp chủ yếu cho cho tầng chứa là nước khí quyển. Các trầm tích Pleistocen không lộ ra mà bị các trầm tích Holocen phủ lên, thành phần gồm các lớp hạt mịn gồm sét, sét bột, cát sét lẫn sạn sỏi laterit có bề dày thay đổi từ 35,6m - 82,5m.
Tiến hành khảo sát và lấy mẫu trên địa bàn quận, người dân ở đây không còn sử dụng nước giếng đào cho mục đích sử dụng sinh hoạt và ăn uống, hầu hết đều sử dụng nước giếng khoan, riêng ở một số khu vực giáp quận 6, quận 8 có sử dụng nước máy do trạm cấp nước thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn quận trạm cấp nước Bình Trị Đông chủ yếu cung cấp nước cho các hộ dân dọc theo tỉnh lộ 10 từ giáp ranh quận 6 đến xa lộ Đại Hàn là quận mới thành lập với nhiều dự án khu dân cư, khu công nghiệp đa, đang và sẽ hình thành góp phần đáng kể vào việc tập trung khai thác nước.
Theo số liệu điều tra của Ban Môi Trường quận Gò Vấp về đánh giá chất lượng nước tầng Pleistocen ở độ sâu 10 – 40m, năm 1998 thì qua xét nghiệp vi sinh cho ta biết: khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà có 3 giếng khoan bị nhiễm vi sinh với số lượng giếng khảo sát là 19 giếng, tỉ lệ giếng bị nhiễm là 15,7%, khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hoà là nguồn gốc gây nhiễm bẩn nitrat và vi sinh, có một khoảnh nhỏ bị nhiễm phèn nặng. Tuy nhiên đều đáng nói là nước dưới đất tầng nông của khu vực nội thành(trừ các Quận 1 và Quận 3) không ít thì nhiều đều có chứa các ion với hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường xuất bản 1995 dành cho nước cung cấp sinh hoạt và ăn uống như: sắt tổng cộng,amonium, nitrat.
Cụ thể là việc xây dựng đường, nhà máy, trường học, bệnh viện… đã làm cho các vùng lộ của tầng chứa nước (đồng thời là miền cấp của tầng chứa nước) ngày càng bị ximăng hoá, nước mưa không có điều kiện để ngấm vào tầng chứa dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước ngầm. Ngoài ra, kỹ thuật khoan và gia cố cách ly tầng không đúng quy cách cũng là vấn đề được chú ý đến, việc khoan và gia cố cách ly tầng không đúng cách sẽ tạo nên các cửa sổ địa chất thuỷ văn nhân tạo làm cho nước trong các tầng chứa liên thông với nhau qua thành giếng, thúc đẩy sự lan truyền các chất ô nhiễm từ trên mặt xuống.