Tài liệu về Bệnh trùng bánh xe trên cá.
Trang 1BỆNH TRÊN CÁ - PHẦN 5
Bệnh trùng bánh xe
Đối tượng nhiễm: Tất cả các loài cá nuôi, gây tác hại lớn ở giai đoạn cá hương và cá giống
Tác nhân gây bệnh: Trichodina, Trichodinella, Tripartiella
Triệu chứng: Khi cá bị mắc bệnh thường ngứa ngáy bơi lội lung tung,
thường nổi từng đàn lên mặt nước, một số con tách đàn bơi quanh bờ, da cá chuyển màu xám Riêng với cá tra giống thường nhô hẳn lên mặt nước và lắc mạnh, người ta thường gọi là bệnh “lắc đầu” Khi bị bệnh nặng thân cá thường có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng Trùng phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở bơi lội lung tung không định hướng
Biện pháp phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Trị bệnh: Tắm nước muối(NaCl)2-3% trong thời gian 5-15 phút
Trang 2Dùng sulphat đồng(CuSO4)tắm với nồng độ 3-5g/m3 trong thời gian 5-15phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 0,5-0,7g/m3
Dùng formalin tắm với nồng độ 200-250ml/m3 thời gian 30-60phút hoặc phun xuống ao 20-25ml/m3
Nếu dùng formalin phải chú ý theo dõi tình trạng của cá trong ao Cần sục khí trong suốt thời gian xử lý
Bệnh Trùng quả dưa
Đối tượng nhiễm: Hầu hết các loại cá nước ngọt đều có thể bị nhiễm bệnh này,đặc biệt là với cá da trơn thì nhạy cảm hơn
Tác nhân gây bệnh: Ichthyophthirius
multifiliis
Triệu chứng: Cá bị bệnh thường nổi đầu, bơi lờ đờ, quẫy mạnh hoặc cọ
mình vào cây cỏ thuỷ sinh Da mang cá bị bệnh tiết nhiều dịch nhầy và có màu sắc nhợt nhạt Ở cá trê giống khi bị bệnh này thường có hiện tượng treo râu Khi bệnh nặng trên vây, da, mang thường có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục, có thể thấy rõ bằng mắt thường cho nên bệnh này thường được gọi là bệnh đốm trắng trên cá
Cách phòng và trị bệnh:
Trang 3Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Trị bệnh: Dùng formalin nồng độ 200-250ml/m3 tắm trong 15-30phút có sục khí, phun với nồng độ 20-25ml/m3 mỗi tuần 2 lần
Bệnh sán lá đơn chủ
Đối tượng nhiễm: Hầu hết các loại cá nước ngọt
Tác nhân gây bệnh: Sán lá đơn chủ 16
móc thuộc giống Dactylogyrus và sán
lá đơn chủ 18 móc Gyrodactylus
Triệu chứng: Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi bất thường, mang có hiện tượng
sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể gầy yếu chết từ rải rác đến hàng loạt ở cá hương cá giống
Biện pháp phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Trị bệnh: Dùng KMnO4 tắm với nồng độ 20g/m3 trong thời gian 15-30phút
Dùng muối tắm với nồng độ 2-3%trong thời gian 5 phút
Dùng formalin nồng độ 200-250ml/m3 trong thời gian 30-60phút có sục khí hoặc nồng độ 20-25ml/m3 trong trường hợp phun
Trang 4Bệnh trùng mỏ neo
Đối tượng nhiễm: Các loài cá nuôi nước ngọt, đặc biệt cá mè rất nhạy cảm với bệnh này
Tác nhân gây bệnh: Lernaea
Triệu chứng: Cá bơi không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần, gầy
yếu, dị hình cong đuôi, trên thân có các vết đỏ nhỏ Khi ký sinh phần đầu của trùng cắm sâu vào trong tổ chức cơ của ký chủ, phần thân lơ lửng trong nước Cá bố mẹ bị nhiễm trùng mỏ neo với số lượng nhiều, tuyến sinh dục
sẽ không phát triển được
Cách phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tong hợp
Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2-0,3kg/m3
Trị bệnh: Thay nước mới kết hợp với bón nước vôi bột hoà tan liều lượng 2kg/100m3
Dùng lá xoan 0,4-0,5kg/m3nước ngâm xuống ao cá bị bệnh
Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10-12g/m3 tắm từ 1-2giờ
Dùng Neguvon phun xuống ao với nồng độ 0,4-0,6ml/m3 và thay nước sau 3-6 giờ
Trang 5
Bệnh rận cá
Đối tượng nhiễm: Hầu hết tất cả các loài cá nuôi
Tác nhân gây bệnh: Argulus
Triệu chứng: Cá ngứa ngáy vận động mạnh, bơi cuồng dại, cường
độ bắt mồi giảm Đối với cá nuôi lồng có thể nghe tiếng lách tách ở lồng khi cá nhiễm bệnh Rận cá kích thước lớn nhìn thấy được bằng mắt thường
Cách phòng trị bệnh:
Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Treo túi vôi xung quanh thành lồng với liều lượng 2-4kg/10m3lồng
Trị bệnh: Dùng KMnO4 với nồng độ 10ppm tắm cho cá trong 30phút
Dùng formalin nồng độ 20-25ml/m3 phun xuống ao
Dung Neguvon phun xuống ao nồng độ 0,4-0,6ml/m3