Một số khái niệm cần biết 1.1 Cơ chất: giá thể để trồng nấm: rơm rạ, mạt cưa, … 1.2 Meo giống gốc: bao gồm tất cả các dạng mang sinh khối của loài nấm dự định nuôi trồng.. Sinh khối tron
Trang 1KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NẤM TRỒNG
I Giới thiệu chung về nấm trồng
1.Khái niệm Nấm
Nấm:
- Không phải là thực vật:
+ Không có khả năng quang hợp
+ Vách tế bào bằng Kitin và Glucan ( thay vì Cellulose)
+ Đường dự trữ là Glycogen ( thay vì tinh bột)
Cũng không phải là động vật:
+ Lấy dinh dưỡng qua hệ sợ nấm như rễ cây
+ Sinh sản bằng kiểu bào tử (hữu tính và vô tính)
Vì thế Nấm đựoc xếp vào một giới riêng gọi là Giới nấm
Trong Giới nấm chia làm 2 loại: Nấm lớn và nấm nhỏ
2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng
- Hiếu khí: cần O2 và thải CO2
- Trao đổi chất với môi trường bên ngoài qua màng tế bào nên cần độ ẩm cao
- Sinh enzym ngoại bào thủy giải cơ chất lấy thức ăn từ ngoài tế bào
- Sinh sản nhanh bằng cả hai hình thức hữu tính và vô tính
- Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, lấy thức ăn từ cơ thể chết bằng hoại sinh, và
cơ thể sống bằng ký sinh hoặc cộng sinh
- Cơ quan sinh sản nấm: Tai nấm, mũ và cuống nấm (chân nấm) Mũ thường códạng nón hay phễu Mặt dưới mũ cấu tạo bởi các phiến mỏng xếp sát vào nhaunhư hình nan quạt (riêng nấm bào ngư phiến kéo dài từ mũ đến cuống)
3 Giá trị dinh dưỡng của các loài nấm ăn.
Nấm được ví như là một loại rau cao cấp, trong nấm chứa đầy đủ các thànhphần: đường, đạm, khoáng, vitamin,…
- Đạm thấp hơn trong thịt cá nhưng lại cao hơn bất kỳ một loại rau quả nàokhác, chứa chủ yếu là các acid amin cần thiết cho con người (chứa đủ 8 loạiacid amin không thay thế, đặc biệt là leucyn là lysin là 2 loại aa có rất ít trongngũ cốc)
- Nấm chứa nhiều vitamin B, A, C, D, K, E,… nhất là vitamin B Chỉ cần ăn 3gnấm cung cấp đủ vitamin B12 cho một ngày (rau nghèo loại vitamin này)
- Nấm giàu khoáng: ăn nấm đảm bảo nhu cầu về khoáng mỗi ngày
- Nấm cung cấp năng lượng thấp, thích hợp với người ăn kiêng
- Ngoài ra nấm còn có tác dụng chữa bệnh
Trang 2+ Nấm mèo: Giải độc, chữa lỵ, táo bón, rong huyết,
+ Nấm bào ngư: Chứa chất Pleurotin (chất kháng sinh), Retin (kháng ung thư),chứa nhiều afolic rất cần cho những người thiếu máu, hàm lượng chất béo, tinhbột thấp phù hợp vời người bị tiểu đường và cao huyết áp
Nấm rơm: có chứa Volvatoxin A1, A2, ( trợ tim, ức chế ung thư)
Vách tế bào nấm có chứa Glucan phức hợp với một vài loại Protêin có khảnăng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
II Các nguyên tắc cơ bản trong trồng nấm.
1 Một số khái niệm cần biết
1.1 Cơ chất: giá thể để trồng nấm: rơm rạ, mạt cưa, …
1.2 Meo giống gốc: bao gồm tất cả các dạng mang sinh khối của loài nấm dự
định nuôi trồng
Nguyên liệu làm meo đảm bảo cho nấm dễ mọc, dễ phát tán khi cấy vào cơchất Sinh khối trong nấm rơm thường là hệ sợi tơ nấm: không bị lẫn tạp haynhiễm nấm mốc,…
1.3 Tiệt trùng hay thanh trùng: là quá trình xử lý để loại bỏ nguồn nhiễm tự
nhiên, có sẵn trong nguyên liệu dụng cụ dùng để nuôi trồng nấm
1.4 Ẩm độ: đối với nuôi trồng nấm thường liên quan đến 3 loại ẩm độ:
- Độ ẩm nguyên liệu: là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thểmọc được
- Độ ẩm giá thể: liên quan đến hoạt động của nấm Trên cơ sở độ ẩm giáthể nấm sẽ tự điều chỉnh để có độ ẩm thích hợp hoặc sẽ tạo ra một độ ẩmriêng
- Độ ẩm không khí: là độ ẩm xung quanh môi trường nấm mọc
1.5 pH
Mỗi loại nấm thường thích ứng với một khoảng pH nhất định, ngoàikhoảng đó ra thì chúng bị ức chế hoặc chết Dựa vào đặc điểm này người talàm thay đổi pH môi trường lên cao để ức chế sự phát triển của nấm dại,nấm mốc và vi sinh vật gây hại
2 Vai trò của giống
Tai nấm sinh ra bao giờ cũng có 2 nguyên nhân chính: giống nấm và cơchất có nguồn carbon Trong đó giống nấm là nhân tố quyết định Meogiống tốt phải đảm bảo: Thuần nhất (không lẫn các giống khác)
Không có mầm bệnh (nhiễm tạp, sâu bệnh…)
Hiệu quả kinh tế (năng suất, khả năng kháng bệnh, giá trị thươngphẩm…)
Trang 3Cách chọn meo giống tốt theo kinh nghiệm của người trồng là: Tơ nấm
ăn trắng và đều khắp bịch (chai) giống, đường tơ ăn buông xuống, màu tơtrắng sáng đều không bị vàng (tơ già) Meo giống tốt nhất là thời gian saucấy meo khoảng từ 10 – 20 ngày
3 Chế biến nguyên liệu trồng nấm
Trong thiên nhiên hầu như tất cả các xác bã thực vật từ cành cây, lá khô,rơm rạ, cỏ dại, bã mía Bèo lục bình, xơ mụn dừa,… đều có thể làm nguyênliệu để trồng nấm Tuy nhiên không phải nguồn nguyên liệu nào cũng có thểtrồng được ngay mà phải trải qua quá trình chế biến thích hợp, quá trình nàybao gồm nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau, vừasinh học (vi sinh vật), vừa không sinh học (hóa học, vật lý)
Yếu tố sinh học ở đây thực chất là quá trình lên men do sự hoạt động của
vi sinh vật trong đống ủ, bao gồm cả nhóm hiếu khí và kỵ khí
Sự lên men của đống ủ thường làm thay đổi rất nhanh số lượng trongquần thể vi sinh vật, trong đó ở giai đoạn đầu nguyên liệu sẽ có đầy đủ cácnhóm vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc,… hoạtđộng của các nhóm vi sinh vật này làm cho nhiệt độ tăng dần (khoảng 2-3ngày), nhiệt độ đống ủ có thể lên tới 60 – 700C, hạn chế nhóm vi sinh vật ítchịu nhiệt, tạo điều kiện cho nhóm chịu nhiệt phát triển
Ở giai đoạn kế tiếp nhóm chịu nhiệt chiếm ưu thế, trong đó chủ yếu là xạkhuẩn, chúng biến đổi các chất phức tạp như cellulose, hemicellulose,lignin, … thành các chất đơn giản
Bên cạnh thành phần dinh dưỡng có trong cơ chất và tác động của visinh vật, nguyên liệu trồng nấm còn phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
- Độ ẩm: nấm chỉ mọc và hấp thu dinh dưỡng là nhờ nước, không có nướcnấm sẽ chết vì không có thức ăn, độ ẩm nguyên liệu tốt nhất là trong khoảng
từ 50 – 70%
- Độ xốp và thông thoáng:
Nguyên liệu nghiền nhỏ, dễ hút nước, dễ khử trùng, nhưng lại thiếuthông thoáng nên nén chặt, điều này ngược lại với sinh lý của nấm vì nấmcần cần oxy để hô hấp, đặc biệt một số loài nấm như nấm rơm, bào ngư, sựthông thoáng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thíchhợp với các nguyên liệu có độ xốp cao hơn, nấm mèo với mạt cưa thô thì tơnấm đi nhanh hơn trên mạt cưa mịn
- Độ sạch khuẩn: ngoài bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào cơ chất thì cơchất còn phải đảm bảo độ sạch khuẩn, với một số loại nấm tơ nấm phát triển
Trang 4mạnh có khả năng lấn át cả nấm mốc và vi khuẩn, thậm chí làm ngừng sinhtrưởng của các loại nấm này thì nguyên liệu có thể xử lý đơn giản rồi đemtrồng, có loại nấm yêu cầu khắt khe hơn, đòi hỏi nguyên liệu phải đượcthanh tiệt trùng thì tơ mới có thể phát triển được.
4 Chăm sóc và nuôi ủ tơ
Tơ nấm là những sợi nhỏ ly ty, cấu trúc mong manh nhưng sức sống thìrất mạnh Tơ nấm rất nhạy cảm với môi trường nhất là nhiệt độ và độ pH,các tác nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tếbào, kích thích hoạt động của các chất tăng trưởng, các men thủy giải và vìvậy chi phối toàn bộ các hoạt động sống của nấm Mỗi loài nấm có nhu cầu
về nhiệt độ cho tăng trưởng và phát triển khác nhau Nhiệt độ nuôi ủ tơ baogiờ cũng cao hơn nhiệt độ ra quả thể vài độ
Ngoài ra nấm rất cần oxy để hô hấp, do đó phòng ủ phải thoáng khí, đặcbiệt là đối với các bịch trong túi nilon, sự thông thoáng có các ưu điểm sau:
- Cung cấp 02 cho nấm và bớt thán khí (CO2)
- Giảm nhiệt độ do quá trình biến dưỡng và nấm hô hấp gây lên
- Giảm nhiệt độ phòng, tránh nấm mốc phát sinh
Ánh sáng hầu như không cần cho quá cho quá trình tăng trưởng của tơnấm Meo giống tiếp súc thường xuyên với ánh sáng sẽ mau lão hóa, ánhnắng chiếu trực tiếp lên bịch phôi, sẽ làm tăng nhiệt, tơ nấm tiết nước vàng,chuyển màu, ảnh hưởng đến kết quả sau này Tuy nhiên phòng ủ không nêntối quá vì như vậy sẽ làm trở ngại cho việc phát hiện bệnh và nhất là tạođiều kiện cho nấm mốc, côn trùng phát triển
5 Tưới đón nấm
Tùy loại nấm nuôi trồng mà thời gian ủ tơ là khác nhau, sau giai đoạn ủ
tơ, tơ nấm thường lan kín bịch cơ chất
Thường để chuyển từ giai đoạn nuôi tơ ra quả thể cần một số điều kiệnnhất định:
- Hạ nhiệt độ: trung bình khoảng chừng 3 - 50C, cá biệt có loài phải hạ thấphơn (kích thích lạnh), như nấm kim châm ở 80C, nấm bào ngư ở 150C, đây
là nguyên nhân chính giúp tơ nấm kết nụ để tạo quả thể Trong sản xuất hạnhiệt là do tưới nước
Vào những mùa thời tiết thay đổi đột ngột ban đêm hay có gió lạnh, cầnphải che chắn cho tốt, giữ ấm cho nấm không bị tác động bới khí hậu bênngoài, khi gặp lạnh nấm rơm không ra quả thể,…
Trang 5- Độ ẩm không khí tăng: ở giai đoạn ủ tơ thì ẩm độ không khí không quan
trọng lắm, nhưng để cho quả thể phát triển bình thường thì ẩm độ là rất quantrọng Ẩm độ là yếu tố chính trong việc giúp cho quả thể nấm phát triểnbình thường
- Ánh sáng: đối với một vài loài nấm, ánh sáng có tác dụng kích thích tơ kết
thành hạch nấm (nụ nấm) Thời gian tiếp xúc ánh sáng không nhiều Thí dụnấm rơm chỉ cần 10 – 15 phút lúc nắng sáng (khoảng từ 7 – 9g)
Ánh sáng nhà trồng rất quan trọng với việc hình thành quả thể và giúpnấm lớn lên bình thường, nên giữ ánh sáng nhà trồng có thể đọc sách được
- Giảm lượng thán khí (CO 2 ): quá trình hình thành quả thể nấm rất cần O2
và thải ra lượng lớn CO2 Nếu nhà trồng thiếu thông thoáng, nhất là phầnchân bị bịt kín, nấm khó thành quả thể bình thường Phổ biến là tai nấm dịdạng, cuống nấm kéo dài, quả thể nhỏ,…
Với nhà trồng cần giữ ấm nhưng cũng phải thông thoáng, ngoài vấn đề
hô hấp của nấm, còn tránh nhiễm mốc và các nguồn bệnh khác
- Nước tưới: nếu tưới nước bị phèn hoặc mặn thì tơ nấm đổi màu, nụ nấm có
hình thành thì cũng bị biến dạng hoặc chết sạch Nước tưới bị nhiễm xăngdầu hay thuốc sát trùng tơ nấm sẽ ngừng phát triển Nấm rơm bị co dúm ởđầu chóp hoặc chuyển sang màu vàng úng nếu gặp nước lợ, nấm bào ngư sẽ
bị mụn ở đầu
6 Vấn đề vệ sinh trong trồng nấm
Vệ sinh trong trồng nấm giải quyết hai vấn đề: bảo đảm cho nấm không
bị tạp nhiễm và sự an toàn cho sức khỏe của con người
6.1 Sự tạp nhiễm trong trồng nấm
Quy trình nuôi trồng nấm thoạt nhìn rất đơn giản, dễ làm nhưng khi tiếnhành thì không ít người bị thất bại Nguyên nhân căn bản không phải vìgiống và kỹ thuật mà là vệ sinh môi trường Trong đó gồm nhiều giai đoạncủa sản xuất
- Bảo quản meo giống: nguồn giống dùng để nuôi trồng có thể tốt lại bị
hư hỏng khi đem về nhà cất giữ trong quá trình sử dụng Cũng có lúc nhậnbiết được ngay giống hỏng nhưng cũng có lúc không thể nhận biết được vànhân ra trong các bịch phôi, làm lan tràn mầm bệnh, đặc biệt đối với nhómcôn trùng và nhện mạt, kích thước nhỏ khó nhìn thấy nhưng tổn hại dochúng gây lên là rất lớn, chúng sinh sản nhanh và có khă năng di chuyểnnên mầm bệnh lan rất nhanh
Trang 6- Cấy chuyền giống: quá trình chuyền giống, nếu phòng cấy không hợp
vệ sinh tỷ lệ nhiễm sẽ rất cao, cấy giống ở đầu nguồn gió dễ bị nhiễm hơn ởtrong phòng kín gió
- Nuôi ủ tơ nấm: trong điều kiện vệ sinh tốt, nguyên liệu được xử lý tốtnhưng vẫn có thể nhiễm trong quá trình nuôi ủ Nếu phòng ủ vừa là phòngnuôi trồng hoặc không được bố trí riêng biệt thì vấn đề phòng ngừa chỉ làđối phó và việc hư hỏng là điều không thể tránh khỏi Phòng ủ được sửdụng nhiều ngày không vệ sinh, hoặc kết hợp làm kho chứa vật tư, nguyênliệu làm nấm thì khó tránh khỏi dịch bệnh Nấm bệnh ở giai đoạn này rất đadạng, gồm nhiều loài vi khuẩn, nấm mốc, nấm lạ khác và côn trùng, nhện…chúng xâm nhập qua những lỗ thủng trên bịch hoặc nút bông hoặc khốinguyên liệu nấm rơm trồng trên rơm có áo mô sẽ dễ bị tạp nhiễm từ lớp áo
mô không sạch hoặc sử dụng nhiều lần mà không xử lý
- Tưới đón nấm: Đây là lúc các mầm bệnh phát triển mạnh nhất, chúngtấn công vào tơ nấm, vào quả thể, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vàthường làm giảm giá trị thương phẩm của nấm
Khả năng lây nhiễm bao gồm:
Bịch phôi được ủ quá lâu, bên ngoài bao phủ nhiều lớp bụi trong đó cóbào tử nấm bệnh, gặp độ ẩm thích hợp ở nhà tưới, sẽ phát triển và gâyhại cho nấm
Các vết rạch quá sâu thành bịch phôi, nếu gặp nước dơ sẽ nhiễm trùngchuyển thành nâu xám hoặc đen lại Miệng rạch hở ra để khô thời gian dàicũng là nơi côn trùng dễ tấn công, dẫn đến nhiễm mốc, mốc sẽ làm thâmđen vết rạch và nấm không ra được nữa
Nhà trồng không được xử lý tốt, khi tưới nước độ ẩm tăng cao, nguồnnhiễm sẽ lan tràn Ngoài ra đất cũng chứa nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn
Trong nhà tưới, bao gồm nhiều lứa thu hái khác nhau cũng dễ bị nhiễmbệnh, nguồn bệnh từ các lứa đầu sẽ tấn công sang các lứa sau
Đặc biệt khi nấm phóng thích bào tử, chúng tiết ra hương để thu hút côntrùng Đây là đặc tính tự nhiên của nấm nhằm phát tán bào tử của chúng.Tuy nhiên khi côn trùng đến chúng sẽ là tác nhân tham gia phá hoại nấmtrồng
Tai nấm hái xong để lại một phần thịt nấm hoặc vết ở cuống nấm, thìchính những nơi này mầm bệnh sẽ phát sinh Vì vậy khi hái nấm phải rứtgốc, thậm chí phần mạt cưa hoặc rơm rạ dính ở chân nấm
6.2 Đối với sức khỏe người trồng
Trang 7Trong trồng nấm dễ tiếp xúc với các nguồn bệnh: vi khuẩn, nấm mốchoặc ký sinh trùng và nhất là các bào tử nấm Người trồng có thể bị cácbệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, móng chân móng tay Để tự bảo vệmình người trồng nấm phải hết sức thận trọng:
- Nên mang khẩu trang khi vào trại nấm đang ra quả thể, đặc biệt là nấmbào ngư, một số người còn bị dị ứng do hít phải bào tử
- Nên có đủ đồ phòng hộ như giày, ủng, găng tay, khẩu trang,
- Nên có thói quen rửa tay cho sạch trước khi sử dùng đến vật dùng trồngnấm, phòng ủ nhà tưới để không mang nguồn bệnh
- Tránh dùng các hóa chất độc hại, lâu tiêu hủy hoặc các kim loại nặngphun lên nấm để diệt sâu bệnh
Nói chung giữ vệ sinh là vấn đề hàng đầu trong trồng nấm, nó là mộttrong các yếu tố đảm bảo nuôi trồng nấm thành công ở bất kỳ một loại nấmnào
6 Bệnh trong trồng nấm
1 Bệnh sinh lý
- Liên quan đến nhiều yếu tố môi trường, như: nhiệt độ, pH, ánh sáng, O2
và CO2 …, kể cả nguồn dinh dưỡng
- Bệnh biểu hiện, thông qua các hiện tượng:
Đối với tơ nấm: màu ngã vàng, tiết nước, lão hóa nhanh
Đối với quả thể: tai nấm dị dạng, thối nhũn, teo đầu, cuống dài…
- Khắc phục:
+ Đối với nhiệt độ: giữ nhiệt độ ổn định và tránh nhiệt lên quá cao
+ Đối với pH: chú ý đến pH của nước tưới, tránh pH xuống thấp
+ Đối với CO2 và O2: nấm là sinh vật hiếu khí, cần O2 và thải ra khíCarbonic Do đó, tránh che đậy hoặc làm trại quá kín
Đối với ánh sáng: nấm không quang hợp, nhưng vẫn cần ánh sáng
2 Bệnh nhiễm
Chủ yếu do côn trùng, vi sinh vật xâm nhập, tấn công và lây nhiễm
Các kẻ thù gây hại cho nấm trồng gồm:
* Các nhóm động vật: côn trùng (ruồi kiến gián…), nhện (nhện mạt haymites), tuyến trùng (nematodes)
* Các nhóm vi sinh vật: vi khuẩn; nấm mốc (mốc cam- Neurospora; mốc xanh- Trichoderma; mốc xám- Mucor; mốc đen, vàng, xanh…- Aspergillus…); nấm nhầy (nấm râu hay rễ trắng- Stemonitis; nấm rễ vàng- Arcyria…); nấm dại (nấm gió- Coprinus…).
Trang 8* Siêu vi khuẩn (virus)
Khắc phục
Tuân thủ các biện pháp vệ sinh trong sản xuất:
* Vệ sinh nhà trại định kỳ
* Diệt các ổ bịnh (cống rãnh, rác thải…)
* Có biện pháp ngăn ngừa nguồn bệnh
* Kiểm tra dịch bệnh thường xuyên
Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật để tăng sức đề kháng của nấm và sứccạnh tranh với mầm bệnh
4 Điều trị một số bệnh ở nấm trồng
Biểu hiện bệnh trong trồng nấm và biện pháp khắc phục
- Giống yếu, già hoặc chết
- Nhiệt độ không thích hợp (nóng hoặc lạnh quá)
- Xem lại độ ẩm ban đầu
- Kiểm tra lại nguyên liệu
và quá trình chế biến.
- Thay giống tốt hơn
- Che ủ (nếu lạnh) thông thoáng (nếu nóng)
- Nguyên liệu bị nhiễm khuẩn
- Giống thoái hóa (ít xảy
ra so với 2 lý do trên)
- Kiểm tra lại khâu chế biến nguyên liệu.
- Xem lại khâu khử trùng
- Thay giống tốt hơn.
- Thay giống tốt hơn
- Theo dõi nhiệt độ tạo điều kiện cho nấm kết nụ.
Trang 9- Tơ chưa đủ trưởng thành (ra nấm)
- Độ ẩm không đủ hoặc hơi khô.
- Thiếu thông thoáng.
- Để thêm một thời gian (sau khi tơ nấm đầy đủ) Rồi mới đem ra tưới.
- Giữ ẩm độ không khí trên 85% bằng cách phun nước.
- Xem lại điều kiện nhà trồng (tăng độ thông thoáng khí).
- Giống thoái hóa
- Nguyên liệu bó (rơm) hoặc nén (mạt cưa hy cơ chất khác) không chặt Tai nấm dễ mất rễ và tàn nụi
- Thiếu dinh dưỡng
- Nhiều tai nấm cùng xuất hiện và cạnh tranh nhau.
- Dinh dưỡng giảm qua quá trình thu hái nhiều lần.
- Thay giống mới.
- Tăng độ nén cho mô.
- Bổ xung thêm dinh dưỡng.
- Hạn chế số tai nấm phát triển cùng lúc (rạch hoặc mở túi một phần).
- Tưới dinh dưỡng hoặc kết thúc quá trình thu hái.
- Cách ly nguồn bệnh, sử dụng thuốc để trị.
- Tránh tưới nước thành giọt lên tai nấm
- Thiếu ánh sáng
- Thông thoáng nhất là chân nhà trồng.
- Cung cấp đủ ánh sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán)
7 Tai nấm dị
dạng (bông
cải, teo đầu,
- Nhiễm bệnh (nấm mốc, côn trùng, nhện nấm…)
Trang 10khô cứng,
chết non…)
- Ẩm độ không khí hơi khô.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột (lạnh quá hoặc nóng quá)
giấy pH (độ phèn) hoặc cảm quan (độ mặn).
- Nâng độ ẩm bằng cách phun nước tưới.
- Thêm dinh dưỡng đầy đủ
- Vệ sinh môi trường kỹ hơn trước và sau mỗi lần nuôi trồng.
- Thay giống tốt hơn.
- Che chắn thích hợp.
- Xem lại cách thu hái.
5 Một số biện pháp phòng bệnh trong nuôi trồng nấm
Biện pháp tích cực nhất nhằm tránh những tổn thất do dịch gây ra là tổchức phòng ngừa Việc ngừa bệnh bao gồm nhiều vấn đề:
* Chọn địa điểm
Nơi trồng nấm nên xa nguồn bệnh như cống rãnh rác rưởi, lá cây mục,phế liệu trồng nấm, chuồng trại chăn nuôi,… Ngoài ra cũng nên tránh xa cácnơi có nhiều bụi, như nhà máy xay xát, chế biến nông sản, cưa xẻ gỗ,…
* Hợp lý hóa quy trình sản xuất:
Trang 11- Việc bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm (nấm khô), phòng cấy,phòng ủ và nơi nuôi trồng cần tính toán để không lây nhiễm lẫn nhau.
- Người chăm sóc không nên đi từ phòng này sang phòng khác, nhất là saukhi vào phòng trồng
- Phòng ủ cần thoáng và ánh sáng vừa phải, bịch phôi không chồng chấtlên nhau để tránh nấm mốc, côn trùng có điều kiện ẩn náu và phát triển
- Nhà trồng nên tưới tập trung, tránh làm theo kiểu gối đầu thành nhiềuđợt, bệnh đợt trước có thể lây sang đợt sau
* Xử lý môi trường và nguyên liệu:
- Trước và sau mỗi đợt trồng cần vệ sinh kỹ nhà trồng, như: nền đất, dàn
kệ, hoặc kèo cột Việc xử lý nên tiến hành cùng lúc và trước khi nuôitrồng ít nhất là hai ngày, như phun thuốc diệt côn trùng trên nền, quétvôi cộng với muối hoặc phun lên các dàn cột
- Thu gọn nguyên liệu rơi vãi, không quét tấp vào một góc nào đó, lâungày sẽ gây nhiễm
- Cơ chất đã không khử trùng thì thôi, còn ngược lại phải hấp thật kỹ, vìbên trong có nhiều thành phần thích hợp cho nấm bệnh mọc nhanh hơnbình thường
* Ngăn ngừa bệnh lây lan:
- Trường hợp bệnh đã xảy ra (bệnh lây lan) phải cô lập ngay khu vựcbệnh, như cách ly nguồn bệnh và phun thuốc diệt Phun ngừa khu vựcxung quanh, theo dõi kiểm tra thường xuyên hơn
- Bình thường chưa thấy bệnh xảy ra cũng phải có kế hoạch chăm sóc định
kỳ để có thể phát hiện sớm mầm bệnh, kịp thời ngăn chặn trước khi lâylan
- Nhà trồng, nhà ủ hay cơ sở nói chung, càng ít người lạ ra vào càng tốt.Đặc biệt là đem giống lạ vào nuôi trồng chung với giống đang sản xuất
Trang 12BÀI 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NẤM BÀO NGƯ
a Nấm bào ngư?
Nấm bào ngư là tên dung chung cho các loài thuộc giống Pleurotus
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, phiến mangbào tử dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn, tainấm khi còn nhỏ thì có màu sắc sậm hoặc tối nhưng khi trưởng thành màutrở lên sáng hơn
Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạngtai nấm mà có tên gọi cho nó:
- Dạng san hô: quả thể mới hình thành, dạng sợi mảnh hình chum
- Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển
cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không khácnhau là bao nhiêu
- Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa
- Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vịtrí trung tâm của mũ
- Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trongkhi mũ vẫn tiếp tụcphát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng
b Sinh lý nấm bào ngư
2.1 Nhiệt độ
- Nhiệt độ thích hợp nhất:
- Đối với nhóm nấm chịu lạnh từ: 13-20 0C
- Đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn từ: 20-28 0C, tốt nhất là từ 25
280C
2.2 Độ ẩm cơ chất: (giá thể trồng) từ 65-70%, độ ẩm không khí >80%
Độ pH = 7 (trung tính)
2.3 Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn ươm (nuôi sợi) Khi nấm
hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán (ánh sáng trong phòng)
2.4 Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi Khi nấm lên thông
thoáng vừa phải
2.5 Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn cellulose, có thể bổ sung thêm
các phụ gia giàu chất đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu
c Thời vụ trồng nấm bào ngư
Đối với các tỉnh phía Nam trồng được nấm bào ngư quanh năm
d Nguyên liệu trồng nấm
Trang 13Nấm bào ngư là loại có thể trồng trên nhiều loại cơ chất khác nhau: trồngtrên khúc gỗ, trên mạt cưa của nhiều loại gỗ khác nhau, ngoài ra nó còn cho năng suất cao ngay trên cả những cơ chất xốp như rơm rạ, bã mía, cùi bắp, thân vỏ cây đậu, bông phế thải… nói chung nấm có khả năng sử dụng tốt nguồn hydrat carbon, nhất là cellulose.
Bài 3 XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu trong trồng nấm thì hầu hết các phế thải từ nông nghiệp đều
có thể trồng nấm, tuy nhiên ở đây tôi muốn giới thiệu hai loại nguyên liệuchính là mạt cưa và rơm rạ
I Với nguyên liệu là mùn cưa
2 Làm sạch và ủ nguyên liệu.
+ Đối với mạt cưa cao su: làm ẩm với nước vôi 1 – 1,5% nếu là mạt cưa ẩm,0,5% nếu là mạt cưa khô (1,5kg vôi bột hòa với 100 lít nước thì sẽ có nướcvôi nồng độ 1,5%), sao cho độ ẩm đạt 60 – 70 %, có thể kiểm tra bằng cách:vắt một nắm mạt cưa trong lòng bàn tay, bóp mạnh nếu không thấy nước rịn
ra ở kẽ tay và khi thả tay ra thì mạt cưa không bị rời ra là được