Trong sản xuất kinh doanh khi đã lậpđược kế hoạch kinh doanh hàng sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua dự
Trang 1MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phảinăng động sáng tạo, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh tế và đẩy nhanh hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Cùng với việc xã hội càng phát triển đòi hỏi sự đa dạng vàphong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm Điều đó đặt ra câu hỏi lớncho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếucủa khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp Muốn tồn tại và pháttriển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, đượcngười tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệpphải thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm
Một trong những yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt là công tác dự toán
và lập kế hoạch kinh doanh cho từng năm tài chính Trong sản xuất kinh doanh khi đã lậpđược kế hoạch kinh doanh hàng sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua dự báo sản lượng tiêuthụ của năm kế hoạch, định mức chi phí, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất,
sử dụng chi phí và kế hoạch tài chính của cả năm Đồng thời còn cung cấp những thôngtin quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sảnxuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu về lý thuyết và bài tập của môn Kế toánQuản trị do giảng viên Ths.Lê Thị Huyền Trâm giảng dạy, nhóm của chúng em đã nhậnthức được tầm quan trọng của công tác dự toán và lập kế hoạch kinh doanh Chính vì vậy
mà nhóm của chúng em đã chọn một công ty chuyên về dệt may, trong đó có khâu sảnxuất, kinh doanh hàng may mặc để làm chuyên đề tiểu luận cho môn kế toán quản trị Đó
là Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng
Trang 2PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái quát về dự toán tổng thể doanh nghiệp
Trong các chức năng của quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng không thểthiếu đối với mọi doanh nghiệp Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp vàvạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra Dự toán cũng là một loại kếhoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dựtính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật dự báo
Dự toán doanh nghiệp là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lýhoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay Trong kế toán quản trị, dự toán là mộtnội dung trung tâm quan trọng nhất Nó thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn doanhnghiệp; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyết địnhtrong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm dự toán
Dự toán tổng thể doanh nghiệp là dự toán thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phậntrong doanh nghiêp Đó là tính toán dự kiến, phối hợp một cách chi tiết và toàn diệnnguồn lực, cách huy động và sử dụng nguồn lực để thể hiện một khối lượng công việcnhất định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị
Ví dụ: dự toán bộ phận bán hàng, dự toán bộ phận sản xuất…
Do vậy, dự toán phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phậntrong doanh nghiệp Dự toán tổng thể là dự toán thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phậntrong doanh nghiệp, như bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ khách hàng,tài chính Dự toán tổng thể định lượng kỳ vọng của nhà quản lý về thu nhập, các luồngtiền và vị trí tài chính trong tương lai Với những vai trò như vậy, dự toán tổng thể có ýnghĩa như sau :
- Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý cácmục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó kết quả thực tế sẽ được so sánh và đánh giá.Biện pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản trị
- Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, là
Trang 3phương tiện để phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp và gíup các nhà quản lý biết rõcách thức các hoạt động trong doanh nghiệp đan kết với nhau.
- Dự toán là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liênquan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được Lập dự toán cho phép các nhà quản lýxây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động đến hoạt động chungcủa toàn doanh nghiệp
1.1.2 Nội dung của dự toán tổng thể doanh nghiệp
Dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự toán của mọi hoạt động của doanh nghiệp,
có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó Dự toán tổng thể có thể lập cho nhiều thời
kỳ như tháng, quý, năm Hình thức và số lượng các dự toán thuộc dự toán tổng thể tùythuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
Dự toán tổng thể bao gồm hai phần chính: dự toán hoạt động và dự toán tài chính
Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi để đạt mụctiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Kỳ lập dự toán là hàng năm và được chia ra thành từngthời kì ngắn hơn như là từng quý, tháng
- Dự toán hoạt động, bao gồm:
+ Dự toán bán hàng hoặc dự toán tiêu thụ
+ Dự toán sản xuất
+ Dự toán chi phí vật tư và cung ứng vật tư cho sản xuất
+ Dự toán lao động trực tiếp
+ Dự toán chi phí sản xuất chung
+ Dự toán giá vốn hàng bán
+ Dự toán chi phí bán hàng
+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Dự toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và cách thứctài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán Dự toán này là việc sắp xếp các nguồnlực về tiền để thu và số lượng lợi nhuận dự kiến trong tương lai nhiều hơn Dự toán tàichính được lập sau dự toán hoạt động
- Dự toán tài chính: bao gồm
Trang 4+ Dự toán vốn (dự toán đầu tư)
+ Dự toán vốn bằng tiền
+ Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán
+ Bản cân đối kế toán dự toán
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán
Dự toán doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên cơ sở của dự báo Kết quả củaquá trình xây dựng dự toán là các báo cáo nội bộ và các báo cáo đó không thể cung cấpcho người ngoài doanh nghiệp Dự toán tổng thể chính là kỳ vọng hoặc mong muốn củanhà quản lý về những công việc mà doanh nghiệp dự tính hành động cũng như kết quả tàichính của các hoạt động đó
1.2 Quy trình lập dự toán tĩnh trong doanh nghiệp
1.2.1 Quy trình lập dự toán chung
Qúa trình lập dự toán ở các tổ chức không giống nhau, tuy nhiên quá trình dướiđây trình bày các bước tiến hành được nhều tổ chức áp dụng:
Qúa trình lập dự toán gồm các bước sau:
- Truyền đạt các chi tiết của chính sách dự toán và các hướng dẫn
- Xác điịnh các nhân tố giới hạn kết quả
- Soạn thảo dự toán doanh thu
- Phác thảo các bảng dự toán
- Thảo luận các bảng dự toán với cấp trên
- Phối hợp kiểm tra các bảng dự toán
- Phê chuẩn cuối cùng các bảng dự toán
- Kiểm tra dự toán
Trình tự chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trình tự xây dựng dự toán tổng thể trong DNSX
Trang 5Sơ đồ trên chưa thể hiện mối liên hệ giữa các loại dự toán và tất cả các chức năngtrong doanh nghiệp sản xuất Ví dụ: dự toán của bộ phận nghiên cứu và triển khai, hoặcchi phí trả lãi vay ngân hàng trong báo cáo lãi lỗ dự toán được lập từ dự toán tiền mặtchưa được thể hiện Tuy nhiên, nhìn vào sơ đồ, một khi dự toán bán hàng được thực hiện,các phòng sản xuất, marketing, phòng cung ứng, hành chính sẽ xây dựng dự toán cho đơn
vị mình
1.2.2 Quy trình lập dự toán hoạt động
Trang 61.2.2.1 Dự toán tiêu thụ
* Vai trò của dự toán tiêu thụ
Từ sơ đồ dự toán tổng thể doanh nghiệp ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ yếu
và đầy tiên của toàn hệ thống Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanhnghiệp, vì dự toán này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trường, với môitrường Tiêu thụ được đánh giá là khâu thể hiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.Hơn nữa, về mặt lý thuyết tất cả các dự toán khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựavào loại dự toán tiêu thụ Dự toán tiêu thụ chi phối đến các dự toán, do vậy nếu xây dựngmột cách tùy tiện thì cả quá trình lập dự toán sẽ không có ý nghĩa
- Dự toán tiêu thụ còn dự báo cả mức bán hàng thu bằng tiền và bán hàng tín dụng,cũng như các phương thức tiêu thụ Khi lập dự toán tiêu thụ, các nhà quản lý cần xem xétảnh hưởng chi phí marketing đến hoạt động tiêu thụ tại doanh nghiệp Trong doanhnghiệp, bộ phận kinh doanh hoặc marketing có trách nhiệm trực tiếp cho việc lập dự toántiêu thụ
- Dự toán tiêu thụ là căn cứ để ra quyết định về sản lượng sản xuất trong kì
* Nội dung của dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toáncòn lại trong dự toán tổng thể, là bảng dự toán phản ánh sản lượng sản phẩm mà doanhnghiệp dự kiến tiêu thụ cũng như doanh thu mà doanh nghiệp dự kiến đạt được trong từngkì
- Cơ sở lập dự toán:
+ Số lượng về sản phẩm tiêu thụ ở các kì đã qua
+ Chính sách về giá cả, phương thức bán hàng và chính sách tín dụng
+ Xem xét tình hình của đối thủ cạnh tranh
+ Xem xét các yếu tố về chính trị pháp lí, các điều kiện tự nhiên, xã hội
- Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin:
+ Số lượng hàng bán
+ Gía bán
+ Cơ cấu hàng bán
Trang 7+ Lịch thu tiền
Khi lập dự toán tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanhnghiệp để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ khácnhau.Doanh nghiệp cũng dự kiến dòng tiền từ hoạt động bán hàng thu tiền ngay và bánhàng trả chậm Bảng dự kiến dòng tiền thu này sẽ là cơ sở để xây dựng dự toán tiền mặt.Chỉ tiêu số tiền mà doanh nghiệp thu được từ bán hàng được tính như sau:
Số tiền thu được từ
Số tiền bán hàng thu tiền ngay trong kỳ
+ Số tiền bán hàng kỳ trước thu được ngay trong kỳ này
1.2.2.2 Dự toán sản xuất
Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm sảnxuất trong kỳ đến Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào:
• Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước
• Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ
• Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị Đây chính làmức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự toán Mứctồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay it thường phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất.Nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau
• Khả năng sản xuất của đơn vị
Như vậy, số lượng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là:
- Số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán
Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến việc phân chia công việc cho các đơn vịcũng như theo thời gian thực hiện từng công đoạn Việc phân bố cụ thể công việc chophép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm tra kiểm soátđược công việc một cách dể dàng
Đối với doanh nghiệp thương mại không có dự toán sản xuất mà có dự toán muavào Số lượng mua cũng dựa vào:
- Số lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch
Trang 8- Số lượng hàng hóa dự trữ cuối kì
- Số lượng hàng hóa tồn đầu kì
1.2.2.3 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệutrực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán khối lượngsản phẩm sản xuất Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:
• Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm
• Đơn giá xuất nguyên vật liệu Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi Tuy nhiên để
có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giánày cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phươngpháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay giá bình quân
• Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính toán trên cơ
sở lý thuyết quản trị tồn kho
Dự toán lượng nguyên
vật liệu sử dụng =
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu x
Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán
Tổng nhu cầu NVL = Nhu cầu NVL dùng cho sản xuất +
Nhu cầu NVL tồn kho cuối kỳ
Nhu cầu NVL mua
vào = Tổng nhu cầu NVL - Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ Chi phí mua NVL = Nhu cầu NVL mua vào x Đơn giá mua
1.2.2.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán sản xuất Dự toánnày cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao độngcần thiết cho kỳ dự toán Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lượng lao độngvừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động Dự toánlao động còn là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong qúa trìnhhoạt động sản xuất
Trang 9Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ với khối lượngsản phẩm sản xuất, nhưng trong một số ít các trường hợp chi phí nhân công trực tiếpkhông thay đổi theo mức độ hoạt động Đó là trường hợp ở các doanh nghiệp sử dụngcông nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm hoặc theo thờigian Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng nhân công, quỹlương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây dựng
- Định mức lao động để sản xuất sản phẩm
- Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả lươngtheo sản phẩm
Nhu cầu về giờ công
lao động trực tiếp = Định mức lao động nguyên vật liệu x Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán Chi phí lao động trực
Nhu cầu về giờ công lao động trực tiếp
x Đơn giá tiền lương
1.2.2.5 Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt độngsản xuất, phát sinh trong phân xưởng Chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố chi phíbiến đổi và chi phí cố định Dự toán chi phí sản xuất chung phải tính đến cách ứng xử chiphí để xây dựng mức phí dự toán hợp lý trong kỳ Cũng có thể dự toán chi phí sản xuấtchung theo từng nội dung kinh tế cụ thể của chi phí Tuy nhiên cách làm này khá phứctạp, tốn nhiều thời gian không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở nước
ta hiện nay Do vậy trong giáo trình này chỉ quan tâm đến việc phân biệt biến phí và địnhphí sản xuất chung trong dự toán
Dự toán này ở các doanh nghiệp thường được xem là một nhiệm vụ cơ bản nhằmgiảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm Tuy nhiên với xu hướng giá thành ngày cànggiảm, việc đấu tranh chống sự tăng chi phí dẫn đến nhiệm vụ khá quan trọng Các chi phínày thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể Nếu sử dụng cách tính toán
Trang 10giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhà quảntrị từng khu vực, từng trung tâm Các chi phí này thường độc lập tương đối với mức độhoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xưởng, phải sử dụng chi phí hỗnhợp và các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và định phí Như vậy chi phí sản xuất chunghoàn toàn có thể kiểm tra được.
Dự toán biến phí
sản xuất chung = Dự toán biến phí đơn vị SXC x Sản lương sản xuất theo dự toán
Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biếnphí SXC dự toán sẽ xác định:
Dự toán biến phí
sản xuất chung = Dự toán biến phí trực tiếp x Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
Đối với định phí sản xuất chung do có xu hướng ổn định giữa các kì nên căn cứvào số liệu của các năm đã qua, kế toán sẽ lập dự toán cho năm kế hoạch
Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt.Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt Điều cầnlưu ý là chi phí khấu hao tài sản cố định, là một khoản chi phí không thanh toán bằng tiền,
do vậy chi phí này phải được loại trừ ra khỏi tổng chi phí bằng tiền mặt trong chi phí sảnxuất chung
1.2.2.6 Dự toán tồn kho cuối kì
Sau khi hoàn tất cá dự toán trên, kế toán tập hợp số liệu về các chi phí sản xuất đểtính giá thành đơn vị dự kiến Việc tính toán này rất cần thiết vì hai lí do: một là để tính
Trang 11toán giá vốn hàng bán trong dự toán báo cáo thu nhập và hai là để xác định trị giá thànhphẩm tồn kho cuối kì Trị giá của thành phẩm tồn kho dự kiến được gọi là dự toán thànhphẩm tồn kho cuối kì.
1.2.2.7 Dự toán giá vốn hàng bán
Dự toán giá vốn hàng bán là căn cứ số lượng nguyên vật liệu đầu vào cuối kì vớiđơn giá để xác định giá trị, cũng như lượng và giá sản phẩm tồn kho đầu và cuối kì cùngcác bảng dự toán trên để tính giá vốn hàng bán Dự toán này tùy thuộc vào cách tính hàngxuất kho của mỗi doanh nghiệp (Tính theo phương pháp FIFO, LIFO, bình quân hay thực
tế đích danh)
1.2.2.8 Dự toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp
Dự toán chi phí lưu thông và quản lí bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phátsinh trong kì kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất Dự toán này là bảng tổng hợp các dựtoán chi phí ở khâu lưu thông và quản lí Dự toán chi phí bán hàng và quản lí cũng đượclập theo tính chất tác động của chi phí theo dõi kết quả hoạt động
Trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanhnghiệp phát sinh lớn thì có thể lập riêng bảng dự toán chi phí bán hàng và bảng dự toánchi phí quản lí doanh nghiệp Việc lập dự toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệpđược thực hiện hoàn toàn tương tự như dự toán chi phí sản xuất chung
+ Sự cần thiết của dự toán tiền mặt:
Trang 12Dự toán tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng nhất mà tổchức có thể sử dụng Bảng dự toán tiền mặt cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất cả các kếhoạch được lập trong quá trình dự toán, do đó việc soạn thảo bảng dự kiến tiền mặt có thểdẫn đến việc điều chỉnh các bảng dự toán nếu thấy rằng không đủ nguồn tiền mặt để tàitrợ cho các hoạt động kế hoạch.
Bảng dự toán tiền mặt cũng có thể giúp cho quản lí thấy rõ những vấn đề tiềm ẩn
có thể phát sinh, từ đó họ có thể có những hành động ngăn chặn hay tránh những vấn đề
đó Một bảng dự toán tiền mặt có thể cho thấy 4 tình huống Tùy tình huống nào có khảnăng phát sinh mà nhà quản lí sẽ có hành động thích hợp
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tháng 05 năm 1982, Xí nghiệp công tư hợp doanh dệt hồ Quảng Đà đổi tên thành:
Xí nghiệp Dệt Hoà Khánh trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Quảng Nam - Đà Nẵng
Theo quyết định số: 2230/QĐ-UB ngày 12 tháng 8 năm 1986 Xí nghiệp Dệt HoàKhánh tách khỏi Xí nghiệp Liên hiệp Dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, tổ chức sản xuất vớiquy mô riêng và hoạch toán độc lập, đồng thời đổi tên thành: Nhà máy Dệt Hoà Khánh
Theo quyết định số: 277/QĐ-UB ngày 24 tháng 01 năm 1994 của UBND TỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng, Nhà máy dệt Hoà Khánh đổi thành: Công ty Dệt Đà Nẵng trực
Trang 13thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng Năm 2005, Công ty di dời vào khu côngnghiệp Hoà Khánh.
Với chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước chuyển hình thức sở hữu doanhnghiệp, theo quyết định số: 9117/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Chủ tịchUBND thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt Đà Nẵng đổi thành Công ty cổ phần với tên gọi
là Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh Đà Nẵng
Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng (DANATEX)
Tên giao dịch: Da Nang Hoa Khanh Textile Joint Stock Company
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, phụ liệu, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị dùng trong ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng khác;
- Đại lý về kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng;
- Thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp; thiết bị dây chuyền sảnxuất; gia công cơ khí và kinh doanh thương mại tổng hợp;
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh –
Đà Nẵng trong những năm gần đây
Lợi nhuận của CTCP Dệt Hoà Khánh trong giai đoạn này đã có những biến độngtương đối lớn, bởi đây là giai đoạn công ty chuyển từ loại hình hoạt động của doanhnghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty