1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát về cách hiệp vần trong thơ của tác giả viên nguyệt ái ( khảo sát tập thơ “hôn thầm trong mơ “)

27 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 76,86 KB

Nội dung

Tập thơ tình của Viên Nguyệt Ái với 100 bài thơ đặc sắc, ý nghĩa. Bài nghiên cứu sẽ khảo sát về cách hiệp vần trong thơ của tác giả Viên Nguyệt Ái ( Khảo sát tập thơ “Hôn thầm trong mơ “). Bài nghiên cứu nhằm Làm sáng tỏ đặc điểm gieo vần trong tập thơ “Hôn thầm trong mơ” của tác giả Viên Nguyệt Ái. Đồng thời, làm toát lên phong cách riêng không chỉ trong việc sử dụng ngôn từ mà còn ở đặc trưng nghệ thuật lẫn giá trị nội dung của tác giả.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

I Lí do chọn đề tài 2

II Mục tiêu của đề tài 3

III Nhiệm vụ nghiên cứu 3

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

V Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN NỘI DUNG 4

I ĐỊNH NGHĨA VẦN VÀ CHỨC NĂNG CỦA VẦN 5

1 Định nghĩa vần 5

2 Chức năng của vần 5

II TÌNH HÌNH CỤ THỂ VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI Ở CÁC VẦN THƠ TRONG TẬP THƠ “HÔN THẦM TRONG MƠ” CỦA TÁC GIẢ VIÊN NGUYỆT ÁI 10

1 Sự phân bố của các âm vị nguyên âm làm âm chính trong tập thơ “ Hôn thầm trong mơ” của tác giả Viên Nguyệt Ái 10

2 Sự phân bố của các âm vị phụ âm cuối trong thơ Viên Nguyệt Ái 14

III KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VẦN TRONG TẬP THƠ “HÔN THẦM TRONG MƠ” CỦA TÁC GIẢ VIÊN NGUYỆT ÁI 17

1 Phân loại dựa vào vị trí của tiếng gieo vần ở trong dòng thơ, khổ thơ 17

2 Phân loại dựa vào mức độ hòa âm giữa hai âm tiết bắt vần với nhau 20

PHẦN KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Trong thơ ca nói chung và trong thơ ca của Việt Nam nói riêng, vần thơ luônđóng một vai trò rất quan trọng Chúng ta dễ cảm nhận được những từ hoặc âm tiếtnào hiệp vần với nhau không chỉ bằng thị giác của mình mà còn bằng thính giác.Đối với thơ ca Việt Nam, nếu thiếu đi vần thơ thì giữa các câu thơ trong một bài,giữa các khổ thơ, dòng thơ sẽ trở nên cứng nhắc, lủng củng, thiếu mềm mại, … Vàviệc học thuộc những câu thơ, câu ca cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so vớinhững câu thơ có vần, có nhịp điệu Và chính bởi trong thơ ca có hiện tượng hiệpvần giữa các từ, âm tiết, cho nên, từ xưa đến nay, những câu ca dao, những bài thơtruyền miệng vẫn còn được lưu giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác,với những phiên bản mới lạ, độc đáo và rất “ thơ”

Đến nay, vấn đề “vần thơ Việt Nam” đã được khá nhiều nhà văn, nhà ngôn ngữnghiên cứu và tìm hiểu Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hướng tới các tácphẩm thơ ca truyền thống Vậy, trong thơ hiện đại có còn tồn tại vần thơ không?Với sự phá cách trong hình thức cấu trúc, vai trò của vần sẽ bị tiêu biến hay ngàycàng quan trọng hơn ? Đây chính là những vấn đề mà khá nhiều người quan tâmnhưng mới chỉ có một vài nhà nghiên cứu đề cập tới Vì vậy, với niềm đam mê củamình, tôi rất muốn có thể đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu vềvần thơ của các nhà thơ trẻ thế hệ 8x của Việt Nam để thấy được những đặc trưng,vai trò quan trọng của vần cũng như phong cách thơ mới mẻ của họ trong thời đạimới

Mặt khác, Viên Nguyệt Ái là một tác giả trẻ ( cô sinh năm 1985 ) nhưng đã đạtđược những thành công khá lớn trong lĩnh vực văn học Thơ của cô giản dị nhưnglại hàm chứa tâm tình sâu sắc về tình cảm lứa đôi Tập thơ tình “Hôn thầm trongmơ” là đứa con tinh thần của Viên Nguyệt Ái, mới được ra mắt độc giả vào ngày19/5/2013 với 68 bài thơ tình có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, có nhiềunét “lạ” , “mới” trong cách sử dụng ngôn từ và được khá nhiều thế hệ đón đọc vàyêu mến Đặc biệt, tập thơ “Hôn thầm trong mơ” đã gây cho tôi rất nhiều ấn tượngtốt đẹp về một cô gái mạnh mẽ, suy tư và thánh thiện, ngôn từ của các bài thơ trongtập thơ này trong sáng, cách hiệp vần vừa “quen” vừa “lạ”, có khá nhiều điểm mới

đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này

Trang 3

Bài nghiên cứu của tôi sẽ là bước chuẩn bị đầu tiên cho các kế hoạch nghiêncứu mở rộng hơn và chi tiết hơn về các vấn đề liên quan đến vần thơ Việt Namdưới góc nhìn của Ngôn ngữ học trong thời gian tới Vậy nên, tôi hi vọng, đề tàinày sẽ nhận được nhiều đóng góp bổ ích từ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nóichung và các nhà nghiên cứu về vần thơ Việt Nam nói riêng.

II Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm làm sáng tỏ đặc điểm gieo vần trongtập thơ “Hôn thầm trong mơ” của tác giả Viên Nguyệt Ái Đồng thời, làm toát lênphong cách riêng không chỉ trong việc sử dụng ngôn từ mà còn ở đặc trưng nghệthuật lẫn giá trị nội dung của tác giả Ngoài ra, chúng tôi muốn đóng góp những trithức mà mình nghiên cứu được vào việc dạy và học cho sinh viên Ngôn ngữ học

và các sinh viên đam mê ngôn ngữ thơ Việt Nam

III Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc thống kê phân tích cáchiện tượng gieo vần của các bài thơ trong tập thơ “ Hôn thầm trong mơ” của ViênNguyệt Ái Bên cạnh đó, chúng tôi còn đi sâu phân tích vần thơ của Viên Nguyệt

Ái xét từ góc độ hòa âm và vị trí của tiếng gieo vần trong các dòng thơ, khổ thơ

Từ đó, với kết quả mà chúng tôi thu được trong quá trình khảo sát và phân tích,chúng tôi sẽ so sánh đối chiếu với một số tác giả của nền thơ ca truyền thống đểthấy được nét mới lạ, phá cách trong thơ của tác giả trẻ Viên Nguyệt Ái

IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi hướng tới đối tượng cách hiệp vần trong thơcủa tác giả Viên Nguyệt Ái qua khảo sát các bài thơ trong tập thơ tình “ Hôn thầmtrong mơ”, NXB Hội nhà văn, Tháng 4 năm 2013 Cụ thể, chúng tôi hướng tớinghiên cứu vấn đề phân loại vần theo mức độ hòa âm và theo vị trí của tiếng gieovần trong các bài thơ ấy Ở bài nghiên cứu này, hiện tượng gieo vần trong thơ củatác giả Viên Nguyệt Ái sẽ được xem xét chủ yếu từ góc độ ngôn ngữ học

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn ở phạm vi không gian vàphạm vi thời gian Phạm vị không gian là cách hiệp vần trong 68 bài thơ tình trongtập thơ “ Hôn thầm trong mơ” của tác giả Viên Nguyệt Ái.Và phạm vi thời giancủa bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong năm 2013, là năm xuất bản tập thơ “Hônthầm trong mơ”.

V Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng hai phương pháp nghiêncứu chính đó là phương pháp thống kê – định lượng để phân loại các hiện tượnggieo vần, phương pháp phân tích, miêu tả để làm sáng tỏ các hiện tượng gieo vần

và phương pháp so sánh – đối chiếu để khái quát được những nét đặc trưng, tiêubiểu nhất trong cách hiệp vần của thơ Viên Nguyệt Ái

PHẦN NỘI DUNG

Để chuẩn bị cho bài nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp thu các quanđiểm của những nhà nghiên cứu khác để có thể vận dụng những tri thức chọn lọcnhất cho bài niên luận của của mình Bài niên luận của chúng tôi chấp nhận nhiềuquan điểm của GS.TS Mai Ngọc Chừ, được trích dẫn trong cuốn Vần thơ ViệtNam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học Chuyên luận này của ông khảo sát vần chủ yếutrên phương diện ngôn ngữ học Đồng thời bàn thêm về những vấn đề các nhànghiên cứu đang đặt ra Chúng tôi cũng nhìn từ góc độ ngôn độ ngôn ngữ học vàvận dụng những kiến thức của ngôn ngữ vào việc phân tích, đánh giá cái hay, cáitinh túy trong cách hiệp vần trong thơ của tác giả Viên Nguyệt Ái, một tác giả trẻtrong hội nhà văn Việt nam với những bài thơ tình được nhiều thế hệ yêu thích vàđón đọc Từ đó, chúng tôi hi vọng có thể tiến dần hơn đến những chuyên luận mởrộng hơn, xa hơn và cần nhiều đầu tư hơn

Trang 5

I ĐỊNH NGHĨA VẦN VÀ CHỨC NĂNG CỦA VẦN

1 Định nghĩa vần

Theo quan niệm của Mai Ngọc Chừ : “ Vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng

nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơm gợi, tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp”.

Như vậy, quan niệm của ông đã có những nét đổi mới, tiến bộ và hoàn toànphù hợp với đặc điểm vần thơ Việt Nam Theo Mai Ngọc Chừ, đơn vị hiệp vầntrong thơ có thể là từ (như trong thơ Nga, thơ Anh, thơ Pháp, thơ malay) hoặccũng có thể là âm tiết (như trong thơ Trung Quốc, thơ Việt Nam) Các từ và âm tiếthiệp vần với nhau không chỉ đứng ở vị trí cuối dòng mà còn có thể đứng ở trongdòng thơ như ở thể thơ lục bát và thơ song thất lục bát của ta Điểm đặc biệt, địnhnghĩa của ông đã nhận định sự hiệp vần giữa hai từ với nhau không chỉ bó hẹp ở sựđồng nhất âm tố mà còn được mở rộng tới sự đồng nhất các đặc trưng ( nét, dấuhiệu) ngữ âm ở bậc thấp hơn âm tố : Đặc trưng âm sắc hoặc âm lượng của nguyên

âm, đặc trưng vang ( mũi) của phụ âm cuối, đặc trưng tuyền điệu (bằng) của thanhđiệu, vv…

2 Chức năng của vần

Vần có một vai trò vô cùng trong mỗi dòng thơ, khổ thơ hay toàn bài thơ Vầnkhông chỉ đơn giản khiến có câu thơ trở nêm mượt mà, có nhịp điệu lên xuống dễđọc mà vần còn có nhiệm vụ nối các khổ thơ lại với nhau thành một hệ thống chặtchẽ Thậm chí, có những vần “đắt” giúp nhấn mạnh, gợi tả, giúp câu thơ in sâu hơnvào lòng độc giả Tóm lại, vần có vai trò vô cùng quan trọng trong thơ ca ViệtNam, nhưng, để đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ chức năng nhỏ lẻ của vần thì khárắc rối Chính vì vậy, chúng tôi đã đồng ý và đi theo hướng nghiên cứu các chứcnăng của vần theo quan điểm của Mai Ngọc chừ, được viết trong cuốn Vần thơViệt Nam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học, được NXB Văn hóa thông tin xuất bảnvào năm 2005

2.1 Chức năng tổ chức của vần

Là một hiện tượng hòa âm, vần trước hết có chức năng tổ chức ( cấu tạo).Trong thơ, vần là những chiếc cầu bắc qua các dòng thơ, nối gắn chúng lại vớinhau thành từng đoạn từng khổ, từng bài hoàn chỉnh Chức năng tổ chức, chức

Trang 6

năng liên kết văn bản của vần được thể hiện đặc biệt rõ ở những bài thơ truyềnthống vốn có các khổ theo một mô hình cố định.Thông thường, mỗi khổ thơthường có bốn dòng, giữa các dòng có thể hiệp vần với nhau bởi một hoặc hai vầntheo cách cách khác nhau: a a … a, abab, abba, aabb,… Ví dụ:

Em không gót ngọc, chẳng trang đài (a)Nào xinh đến nỗi rợp lòng ai ? (a)Chỉ có tim em tràn mỹ lệ (b)

Son đẹp với đời chẳng phôi phai (a) ( Em – Viên Nguyệt Ái)

Ở khổ thơ này, cuối mỗi dòng thơ có các vần “đài, ai, phai” hiệp với nhau cótác dụng nối dòng, khiến cho các dòng thơ trong cùng một khổ như gắn kết vớinhau, giúp cho việc đọc thơ dễ dàng hơn, và bài thơ in sâu hơn, thu hút được nhiềucảm tình của người đọc hơn

Nếu anh đến từ ngày xưa anh

Trăng đã tròn viên mãn với Thơ em ! (b) Duyên cớ gì anh chẳng nghĩ mà xem (b)

Tại vì đâu em nói lời trách móc ? (a)

Em đi trên cuộc đời khó nhọc (a) Lấy thơ buồn chắp cánh tâm bay. (b)

Nếu gặp anh từ ngày ấy, đã say (b)Đâu phải đến bây giờ Thơ mới tỏa

( Chạnh lòng – Viên Nguyệt Ái)

Trong hai khổ thơ trên, ở hai dòng thơ giữa của khổ (dòng thơ thứ hai, thứ 3 ),hai âm tiết cuối cùng bắt vần với nhau, chúng có chức năng nối dòng Không dừnglại ở đó, âm tiết cuối của khổ thơ cuối cùng của khổ thơ trên, bắt vần với âm tiếtcuối cùng của dòng thơ đầu tiên của khổ thơ dưới Hiện tượng này, vần giống như

Trang 7

một cây cầu bắc qua một khúc sông để nối hai bên bờ lại với nhau Giữa hai khổthơ dễ có khoảng cách, bị rời rạc nếu như không có hiện tượng hiệp vần này Cáchhiệp vần này có chức năng nối hai khổ thơ với nhau, giúp trình tự các khổ trongmột bài thơ liền mạch, thống nhất với nhau theo một cấu trúc hoàn chỉnh Ý thơđược tiếp nối, không bị ngắt quãng, đứt đoạn “Theo cách nói của ngôn ngữ văn

bản, vần có chức năng liên kết văn bản và là một trong những phương tiện liên kết

văn bản chủ yếu của các tác phẩm thơ ca.” [31

Trong những vần thơ hiện đại, vốn không có cấu trúc cố định như trong cácthể loaị thơ truyền thống thì vai trò của vần lại càng quan trọng.Ở đây nếu vầnvắng mặt ta sẽ có cảm giác câu thơ trở nên rời rạc Và nếu như ở thơ có khổ “sợidây” vần được “cắt” đều đặn ra làm nhiều khổ ngắn thì ở những bài thơ tự do, “sợidây” đó như kéo dài mãi Vì vậy, đối với những trường hợp như thế có thể nói về

chức năng tổ chức đoạn thơ, bài thơ của vần [33]

Ví dụ:

Con đường của hôm nay

Ngày xưa…

Nó đẹp đẽ và thơ mộng nữa, Rộng mênh mang cho đôi mình sải bước Được phiêu bồng trong tình ái yêu thương

( Con đường tình ái – Viên Nguyệt Ái)

Trang 8

Trước hết xin nói về chỗ ngừng nhịp cuối dòng và gắn liền với nó là vai tròcủa loại vần chân Có thể nói một cách không quá đáng rằng tất cả các vần chânđều có chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp ở cuối dòng thơ ”

[ Mai Ngọc Chừ, 39 – 40 ]

Ví dụ: chỗ ngừng nhịp sau âm tiết “ anh - lanh” hai câu thơ:

Người yêu của em ! Em yêu anh ! Khẽ chạm tay chàng… mắt long lanh

(Những phút yêu - VIÊN NGUYỆT ÁI) “Tác dụng nhấn mạnh sự ngừng nhịp của vần, thậm chí, có hiệu lực đến mức :

Giả dụ những dòng thơ có vần chân của một khổ nào đó không được viết rời ra theo thông lệ mà lại viết gần nhau như trong văn xuôi thì sự tồn tại của vần vẫn nhắc người ta phải ngừng, phải ngắt nhịp sau các vần đó Chính hiệu quả ngữ âm

do vần tạo nên, trong một số trường hợp, đã làm cho chỗ ngừng sau âm tiết – vầncòn dễ nhận thấy hơn chỗ ngừng ngữ điệu – cú pháp

Như vậy là vần không chỉ có chức năng tổ chức, liên kết các dòng lại thành khổ,thành đoạn mà còn có chức năng phân cách ranh giới giữa các dòng, nhấn mạnh

nhịp Nói cách khác, vần có chức năng phân giới Vần là một tín hiệu báo rằng

đấy là điểm cuối cùng, điểm ngừng, điểm ngắt nhịp dòng thơ [Mai Ngọc Chừ , 40

- 41]

2.3 Vần và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của nó

“ Trong một dòng thơ, từ hoặc tiếng mang vần luôn được nêu bật hẳn lên sovới các từ hoặc tiếng khác Về ngữ âm, từ mang vần bao giờ cũng mang một trọng

âm, tức được nhấn mạnh hơn so với các từ bên cạnh Có thể coi nó như một đơn vị tách khỏi lời nói bình thường để “ cộng hưởng”, để đối chiếu với một đơn vị khácbắt vần với nó Từ mang vần, vì vậy trở thành” tiêu điểm” thành điểm ngời sangtrong dòng thơ Đây chính là một cơ sở khác quan làm cho người đọc thơ , ngườingâm thơ, thậm chí cả người thưởng thức thơ hay chú ý đến những từ, những tiếngmang vần Và cũng do đứng ở vị trí đặc biệt như thế cho nên, không chỉ là một

Trang 9

hiện tượng ngữ âm thuần túy,trong nhiều trường hợp, nhà thơ còn tận dụng vần đểlàm tăng sức mạnh biểu đạt ý nghĩa cho câu thơ, bài thơ

Thông thường, những tiếng mang vần bao giờ cũng được đọc nhấn mạnh hơn các

từ khác Vì vậy, nếu đặt được những từ , những tiếng chứa lượng thông tin cao vào

vị trí của vần thì ý nghĩa của nó sẽ được hiện lên rõ hơn trong ý thức người nghe,người đọc”

( Mai Ngọc Chừ , 44 – 45 )

Dù yêu anh,

Em không thể có một trái tim thủy chung

Đến mức như người đàn bà hóa đá

Em cũng không bao dung…

Những mỏi mòn rệu rã,

Hướng về một người mãi mãi xa…

Em chỉ là con gái !Đừng khiến em ngây dại

Vì yêu anh !

( Nhức nhối – Viên Nguyệt Ái)Trong đoạn thơ trên của bài thơ Nhức Ngối, tác giả VIÊN NGUYỆT ÁI đã

sử dụng sự móc nối giữa các vần thơ với nhau khá đặc biệt Việc sắp xếp ba âm tiết

“đá, rã, xa” hiệp với nhau khiến câu thơ mang một tâm trạng mỏi mệt, buồn bã khikhoảng cách giữa hai người yêu nhau càng ngày càng dài ra, không biết khi nàongười con trai mới trở lại Tâm trạng thất vọng của người thiếu nữ mong manhchờ đợi người yêu trong vô vọng đã được thể hiện rất sâu sắc trong đoạn thơ này

II TÌNH HÌNH CỤ THỂ VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC ÂM CHÍNH

VÀ ÂM CUỐI Ở CÁC VẦN THƠ TRONG TẬP THƠ “HÔN THẦM TRONG MƠ” CỦA TÁC GIẢ VIÊN NGUYỆT ÁI

Trong văn thơ Việt Nam, yếu tố thanh điệu là yếu tố có vai trò quan trọngtrong sự hòa âm của vần thơ, vì vậy, đã có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu về quy

Trang 10

luật và tình hình phân bố của thanh điệu trong thơ ca Trong bối cảnh ấy, chúng tôixin được phép đề cập tới sự phân bố của thanh điệu ở phần sau ( Các phân loại vầnthơ dựa vào đường nét biến thiên của thanh điệu ở âm tiết mang vần), còn phầnnày, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu vào tình hình sử dụng âm cuối và âm chính bởi như đãtrình bày ở phần trên, âm cuối và âm chính có vai trò quyết định đến sự hòa âm của

âm tiết và chúng có quy luật phân bố rất chặt chẽ Tuy nhiên, đối với từng âm vịkhác nhau lại có tần suất xuất hiện không giống nhau, chính vì vậy, việc phân tích

và đánh giá tình hình phân bố của các âm vị trong vần thơ rất quan trọng Sau đây,

để có thể hiểu thêm về phong cách hiệp vần trong thơ tình của Viên Nguyệt Ái,chúng tôi sẽ phân tích tình hình xuất hiện cụ thể của các âm vị xét trong các nhómkhác nhau

1 Sự phân bố của các âm vị nguyên âm làm âm chính trong tập thơ “ Hôn thầm trong mơ” của tác giả Viên Nguyệt Ái

Như đã trình bày ở phần trên, các âm vị nguyên âm đóng vai trò vô cùng quantrọng trong việc hiệp vần giữa các âm tiết Để hai, ba âm tiết có thể gieo vần vớinhau, giữa chúng phải có những quy luật liên kết chặt chẽ Đó là ba quy luật: Đồngnhất, cùng loại âm sắc và cùng bậc âm lượng Trong đó, đồng nhất chiếm số lượnglớn nhất, chứng tỏ, những âm vị đồng nhất với nhau có khả năng hiệp vần cao nhất

và dễ thấy hơn cả Khi hiệp vần với nhau, các âm chính đồng nhất được phân bốkhá phổ biến trong các vần thơ với nhiều nhiều kiểu cấu trúc đa dạng như: ( a a –a),( - a a - ), (a b b a ),

Trong tập thơ “Hôn thầm trong mơ” của Viên Nguyệt Ái, với 68 bài thơ tình ,tác giả sử dụng 691 cặp vần hiệp với nhau giữa các dòng thơ, khổ thơ, trong đó,chủ yếu là sự hiệp vần giữa các nguyên âm đồng nhất ( các cặp vần cùng mộtnguyên âm) có 520 cặp (chiếm 75.3 %) như:

Tôi còn có cả một tương lai Yêu thương trên khắp nẻo đường dài.

Con diều say gió mà vi vút

Người thả dây diều cũng khoan thai.

( Yêu – VIÊN NGUYỆT ÁI)

Trang 11

Anh chạm tay vào Trăng bước ra Hình em mượn Nguyệt hóa kiêu sa

Trắng trong dáng ngọc nơi nhân thế

Em chẳng trang đài vẫn như hoa.

( Thiên nữ tiên - VIÊN NGUYỆT ÁI)Bên cạnh đó, sự hiệp vần giữa các nguyên âm cùng âm sắc thấp hơn , cácnguyên âm cùng âm sắc có thể hiệp vần với nhau theo những quy luật nhất định

Tỉ lệ hiệp vần giữa các nguyên âm cùng âm sắc là 96 cặp ( chiếm 13.9 %) Ví dụ:Hai nguyên âm cùng trầm / ɔ - o/

Phải làm sao anh bớt cô liêu,

Thỏa niềm riêng cho nỗi lòng xa vọng ? Tình đơn phương… Ta ơi ! Đừng ước mộng,

Lý trí dặn lòng cố gắng, gượng mà quên

( Giao tình – VIÊN NGUYỆT ÁI )Cuối cùng, các nguyên âm cùng âm lượng có tỉ lệ hiệp vần với nhau thấpnhất, chỉ có 57 cặp , tương đương với 8.24% Ví dụ: Hai nguyên âm cùng bậc âmlượng lớn / ɛ- ɔ/ và hai nguyên âm cùng bậc âm lượng trung bình / e - ἕ/

Anh vẽ tranh hay anh vẽ em ? /ɛ /

Sao gần quá những lời anh nói: /ɔ /

“Hình ảnh em ở đâu anh cũng thấy !” /ɤˇ/

Như vậy là em luôn ở cạnh bên. /e /

( Nguyện… - VIÊN NGUYỆT ÁI)

Số tỉ lệ còn lại là các cặp thơ hiệp vần với nhau có các nguyên âm không cùng âmsắc cũng không cùng âm lượng hiệp vần với nhau Đó là trường hợp ngoại lệ, tuynhiên, tỉ lệ này xảy ra rất ít trong thơ của VIên Nguyệt Ái Ví dụ:

Có điều gì đáng sợ nữa đâu anh ? /a/

Chỉ bên anh, em mới thấy bình yên /ie/

Chỉ bên em, anh mới là đẹp nhất !

(Lời của nàng thơ – VIÊN NGUYỆT ÁI)Xét trong trường hợp này, âm vị /a/ thuộc âm sắc trầm ( hay cụ thể là trầmvừa), còn âm vị /ie/ lại thuộc âm sắc bổng Nên, hai âm vị này không cùng âm sắc.Đồng thời, xét về mặt âm lượng, âm vị / a/ có âm lượng cực lớn, còn âm vị /ie/ lại

có âm lượng lớn vừa nên, nếu kết luận, hai âm vị này đồng nhất về mặt âm lượngcũng chưa hẳn đúng Vậy, tại sao hai âm tiết “ anh” , “ yên” lại có thể hiệp vần vớinhau ? Câu trả lời nằm ở việc chúng ta xét hai âm tiết dựa trên tiêu chí về thanhđiệu và âm cuối, hai âm tiết này vừa cùng thanh điệu , vừa cùng đặc trưng về âmcuối, hai âm vị /ɲ/ và /n/ cùng phương thức vang, có tính chất mũi Xét hai âm tiết

Trang 12

này dựa trên các tiêu chí trên, chúng tôi kết luận rằng hai âm tiết trên mặc dùkhông cùng âm sắc và âm lượng nhưng chúng vẫn hiệp vần với nhau.

Qua quá trình phân tích và thống kê, chúng tôi đã đưa ra được tần suất hiệpvần giữa các âm tiết trong các bài thơ tình của Viên Nguyệt Ái Sở dĩ, hai âm tiếtđồng nhất có số lượng lớn nhất bởi sự đồng nhất về âm vị giữa hai âm tiết khôngnhững giúp cho tác giả dễ dàng sáng tạo được những vần thơ cùng nhịp điệu, cùnghòa âm ưng ý mà các âm tiết có sự đồng nhất về âm chính có mức độ hòa âm rõhơn cả Càng về sau, các nguyên âm cùng âm sắc và các nguyên âm cùng âmlượng hiệp vần với nhau mặc dù vần thơ vẫn được mềm mại và hay nhưng mức độhòa âm đã giảm bớt phần nào Và ở trường hợp ngoại lệ, các nguyên âm trong âmtiết không cùng âm sắc, cũng không cùng âm lượng thì giá trị hòa âm càng giảmmạnh đáng kể Thậm chí, người đọc còn khó phát hiện ra hai âm tiết đó hòa âm vớinhau, nếu như thiếu các điều kiện tương đồng về thanh diệu và phụ âm cuối

Mặt khác, chúng tôi còn tiếp tục khảo sát về mức độ sử dụng các nguyên âmlàm âm chính phân theo hai đặc trưng: đặc trưng về âm sắc và đặc trưng về âmlượng

Trong đặc trưng về âm sắc, chúng tôi đã thống kê số lượng nguyên âm được

sử dụng theo hai nhóm: Nhóm nguyên âm cố định – không cố định, nhóm nguyên

âm có âm sắc bổng (hàng trước)– trầm vừa hay trung hòa – cực trầm (sau, trònmôi) Ở hai nhóm này, chúng tôi sẽ phân tích và thống kê xem những nguyên âmthuộc loại nào có số lượng lớn hơn, loại nào có số lượng nhỏ hơn, để từ đó đưa ranhận xét và kết luận Ở đặc trưng về âm lượng, chúng tôi lại tiếp tục khảo sátnguyên âm tương tự như tiêu chí đặc trưng về âm sắc, chúng tôi sẽ khảo sát vàthống kê các nguyên âm thuộc ba nhóm: nguyên âm có âm lượng lớn, nguyên âm

có âm lượng lớn vừa và nguyên âm có âm lượng nhỏ, để rút ra kết luận cần có vềtình hình xuất hiện của nguyên âm trong các âm tiết hiệp vần với nhau ở tập thơ “Hôn thầm trong mơ”

Thứ nhất, xét về đặc trưng âm sắc, ở nhóm cố định và nhóm không cố định,chưa cần khảo sát, chúng tôi đã thấy sự tương quan chênh lệch khá lớn về số lượngnguyên âm giữa hai nhóm này, ngoài các nguyên âm đôi /-ie, -uo, -шɤ/ thuộc nhómɤ/ thuộc nhómnguyên âm không cố định thì các nguyên âm còn lại (/ -i, -шɤ/ thuộc nhóm, -u, -o,-e, -ɤ,- ɤˇ,-ɛ, -ἕ,

a, -ă, -ɔ, - ɔˇ/ ) đều thuộc nhóm nguyên âm cố định Có 592 cặp âm tiết hiệp vần

Trang 13

với nhau sử dụng các nguyên âm thuộc nhóm cố định ( chiếm 85.7% ) Chỉ có 99cặp âm tiết hiệp vần sử dụng ba nguyên âm đôi của nhóm nguyên âm không cốđịnh, ( chiếm 14.3 %)

Nếu xét mức độ được sử dụng của các nguyên âm theo đặc trưng về âm sắctrong các âm tiết trong hiệp vần theo ba nhóm: Các nguyên âm bổng ( hàng trước),các nguyên âm trầm vừa hoặc trung hòa, các nguyên âm cực trầm ( sau, tròn môi)thì chúng tôi thu được kết quả như sau:

Nhóm nguyên âm trầm vừa hoặc trung hòa ( bao gồm : /шɤ/ thuộc nhóm, ɤ, ɤˇ, a, ă, шɤ/ thuộc nhómɤ ) ,các nguyên âm trong nhóm nguyên âm trầm vừa ( trung hòa) có mức độ được

-sử dụng trong hiệp vần giữa các cặp âm tiết nhiều nhất, có 393 cặp âm tiết -sử dụngcác nguyên âm thuộc nhóm này, chiếm 56.9%, Các nguyên âm bổng ( nguyên âmhàng trước) bao gồm các nguyên âm /-i,-e,-ɛ, -ἕ, -ie/ có số lượng lớn thứ haitrong ba nhóm, có 183 cặp âm tiết sử dụng các nguyên âm này để hiệp vần, chiếm26.5 % Nhóm các nguyên âm cực trầm ( sau, tròn môi) bao gồm các nguyên âm /-u, -o, -ɔ, -ɔˇ, -uo/ có số lượng nguyên âm được sử dụng thấp nhất, chỉ có 115 cặp

âm tiết, chiếm 16.6% Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát ở phía trên, chúng tôinhận thấy các nguyên âm trầm vừa hay trung hòa luôn dẫn đầu tỉ lệ về mức độ hiệpvần trong tập thơ “ hôn thầm trong mơ “ của Viên Nguyệt Ái Và so với hai hàng

âm sắc cực đoan thì các nguyên âm trầm vừa ( trung hòa ) tham gia tích cực nhấtvào việc tạo lập vần thơ dưới cả hai hình thức đồng nhất và cùng loại âm sắc

Thứ hai, xét về đặc trưng âm lượng, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu về sốlượng nguyên âm được sử dụng trong ba nhóm: Nhóm các nguyên âm có âm lượngnhỏ :/ -i, -шɤ/ thuộc nhóm, - u/ ; Nhóm nguyên âm có âm lượng lớn vừa : / -o, -e, -ɤ, - ɤˇ, -ie, -

uo, -шɤ/ thuộc nhómɤ/ ; Nhóm các nguyên âm có âm lượng lớn : /-ɛ, -ἕ, a, -ă, -ɔ, - ɔˇ/ Trong đó,nhóm nguyên âm có âm lượng lớn vừa có mức độ và tần số nguyên âm được sửdụng trong các cặp âm tiết khi hiệp vần cao nhất, có 352 cặp âm tiết, (chiếm 50.9

% ); Có số lượng nguyên âm được sử dụng lớn thứ hai là nhóm nguyên âm có âmlượng lớn với 254 cặp âm tiết,( chiếm 36.8 % ) và nhóm có số lượng nguyên âmđược sử dụng trong các cặp âm tiết khi hiệp vần thấp nhất là các nguyên âm có âmlượng nhỏ, chỉ có 85 cặp, (chiếm 12.3%) Trong số các nguyên âm cùng bậc âmlượng hiệp vần với nhau thì phổ biến hơn cả là các nguyên âm có âm lượng lớnvừa (âm lượng trung bình)

Ngày đăng: 02/01/2016, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Mai Ngọc Chừ, Thơ ca Phan Bội Châu: thể và vần, “ Tạp chí khoa học” ( Khoa học xã hội) , Trường đại học Tổng Hợp Hà Nội, số 3, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học
3. Mai Ngọc Chừ, Bước đầu tìm hiểu sự hoạt động của các thanh điệu Tiếng Việt trong một vài thể loại văn học, trong cuốn “Những vấn đề ngôn ngữ học” ( Kỷ yếu hội nghị khoa học năm 1980 ), Trường đại học Tổng Hợp Hà Nội ấn hành, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề ngôn ngữ học
5. Mai Ngọc Chừ, Thanh điệu Tiến Việt và sự tròn vành rõ chữ” của tiếng hát dân tộc, “ Thông tin khoa học của trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Chuyên san Ngôn Ngữ học”, số 5, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học của trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Chuyên san Ngôn Ngữ học
6. Mai Ngọc Chừ, Các nhân tố quy định sự phát triển của vần và những con đường phát triển của vần thơ Việt Nam, “ Tạp chí khoa học”, ( Khoa học xã hội), Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, số 1, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học
9. Hoàng Phê, Về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt hiện đại, trong cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ học”, NXB Khoa học xã hội, H., 1968 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
10. Lê Anh Hiền, Vần thơ và cái nền của nó trong thơ Việt Nam, “ Ngôn ngữ”, số 4, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
1. Mai Ngọc Chừ, Vần thơ Việt nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Văn hóa thông tin, 2005 Khác
4. Mai Ngọc Chừ, Bước đầu tìm hiểu những biện pháp làm tăng thêm sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của vần thơ Việt Nam, tạp chí Văn học”, số 3 - 1986 Khác
7. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
8. Nguyễn Hữu Đạt, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w