Trước khi phát triển công nghệ Lan các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội
Trang 1ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2
GVHD : Nguyễn Minh Nhật
SVTH : Bùi Anh Dũng
LỚP : K 11 - CĐT MSSV : K11.C67.1715
LỜI MỞ ĐẦU
Tháng 12/2007
Trang 3Có thể nói ngày nay trong khoa học máy tính không lĩnh vực nào có thể quan trọng hơn lĩnhvực nối mạng Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đósao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau, dung chung hoặc chia sẽ dữ liệu thông quaviệc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CDroom….
Vì vậy hạ tầng mạng máy tính là phần không thể thiếu trong các tổ chức hay các công ty Trongđiều kiện kinh tế hiện nay hầu hết đa số các tổ chức hay công ty có phạm vi sử dụng bị giới hạn bởidiện tích và mặt bằng đều triển khai xây dựng mạng LAN để phục vụ cho việc quản lý dữ liệu nội bộ
cơ quan mình được thuận lợi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu mặt khácmạng Lan còn giúp các nhân viên trong tổ chức hay công ty truy nhập dữ liệu một cách thuận tiện vớitốc độ cao Một điểm thuận lợi nữa là mạng LAN còn giúp cho người quản trị mạng phân quyền sửdụng tài nguyên cho từng đối tượng là người dùng một cách rõ ràng và thuận tiện giúp cho nhữngngười có trách nhiệm lãnh dậo công ty dễ dang quản lý nhân viên và điều hành công ty
Trang 4Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời chophép khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa Đến giữa nhữngnăm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết kế chế tạo cho lĩnhvực ngân hàng, thương mại Thông qua dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truycập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung Đến năm 1977, công ty DatapointCorporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của mình là”Attache ResourceComputer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối lạibằng dây cáp,và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên.
II KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH
Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối vớinhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua lại với nhau Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữliệu Không co hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ với
Trang 5nhau phải thông qua việc in ấn sao chép qua đĩa mềm, CD ROM gây rất nhiều bất tiệncho người dùng Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng:
+ Sử dụng chung các công cụ tiện ích
+Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
+ Tăng độ tin cậy của hệ thống
+ Trao đổi thông điệp, hình ảnh
+ Dùng chung các thiết bị ngoại vi(máy in, máy vẽ, Fax, modem )
+ Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại
III KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN
Mạng cục bộ (Lan) là hệ thống tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính
và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏnhư một tầng của tòa nhà, hoặc trong một tòa nhà Một số mạng Lan có thể kết nối lạivới nhau trong một khu vực làm việc
Các mạng Lan trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dùngchung những tìa nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CD ROM ,các phần mềmứng dụng và những thông tin cần thiết khác Trước khi phát triển công nghệ Lan cácmáy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khikết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội
Trang 6Chương II
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Cấu trúc topo của mạng
Cấu trúc topo (network topology) của mạng LAN là kiến trúc hình học thể hiện cách
bố trí các đường dây cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh Hầu hếtcác mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng địnhtuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng
2 Mạng hình sao (Star topology)
Mạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút Các nút này là các trạmđầu và cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng Bộ nối trung tâm của mạng điềuphối mọi hoạt động trong mạng
Mạng hình sao cho phép kết nối các máy tính và một bộ trung tâm (Hub) bằng cáp,giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục Bus, tránhđược các yếu tố gây ngưng trệ mạng
Hình II.1:Cấu trúc mạng hình sao
Mô hình kết nối mạng hình sao ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến Với việc sửdụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc mạng hình sao có thể được mở rộngmạng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và vậnhành
Trang 7* Những ưu điểm của mạng hình sao
- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên có một thiết bị nào đó ở một nútthông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định
- Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp
* Những nhược điểm của mạng hình sao
- Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của thiết bị
- Trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngưng hoạt động
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm ,khoảng cách từ máy trung tâm rất hạn chế (100 m)
3 Mạng hình tuyến Bus (Bus topology)
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác – các nútmạngđều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu.Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này
Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator Các tín hiệu và dữ liệukhi truyền đi dây cáp đều mang theo địa chỉ của nơi đến
Hình II 2: Mô hình mạng hình tuyến
* Những ưu điểm của mạng hình tuyến
- Loại hình mạng này dùng dây ít nhất, dễ lắp đặt, giá rẻ.
* Những nhược điểm của mạng hình tuyến
Trang 8- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với dung lượng lớn.
- Khi có sự hỏng hóc ở một bộ phận nào đó thì rất khó phát hiện
- Ngừng trên đường dây để sửa chữa thì phải ngưng toàn bộ hệ thống nên cấu trúc nàyngày nay ít được sử dụng
4 Mạng dạng vòng (Ring topology)
Mạng dạng này, được bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiểt kế làmthành một vòng khéo kín, tín hiệu được chạy theo một chiều nào đó Các nút truyền tínhiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ có một nút mà thôi Dữ liệu truyền đi phải kèm theo mộtđịa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận
* Ưu điểm của mạng dạng vòng
- Mạng dạng vòng có thuận lợi là nó có thể mở rộng mạng ra xa hơn, tổng đường dâycần thiết ít hơn so với hai kiểu trên
- Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập
* Nhược điểm của mạng dạng vòng
- Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một thời điểm nào dó thì toàn hệ thống cũng
Trang 9gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNE là mạng dạng kết hợp Star/ Bus Topology Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí các đường dây
tương thích dễ dàng với bất cứ toà nhà nào
Kết hợp hình sao và vòng (Star/ Ring topology) Cấu hình dạng kết hợp Star/ Ring topology), có một thẻ bài liên lạc (Token) được chuyển vòng quanh một cái Hub trung tâm.
Mỗi trạm làm việc (Workstation) được nối với Hub – là cầu nối giữa các trạm làm việc và
để tăng khoảng cách cần thiết
II CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUY NHẬP ĐƯỜNG TRUYỀN
Khi được cài đặt vào trong mạng máy tính thì các máy trạm phải tuân thủ theo nhữngquy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền, đó là phương thức truy nhập đườngtruyền Phương thức truy nhập đường truyền và nó được định nghĩa là các thủ tục điềuhướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp gửi haynhận các gói thông tin Có 3 phương thức cơ bản như sau:
II.1 GIAO THỨC CSMA/CD (carrier Sense Multiple Access with Collision Detection)
Giao thức này thường được dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùngchia sẻ một kênh truyền thông chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như
nhau (Multiple Access).
Tuy nhiên tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu mà thôi, trước khitruyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyềnđang rỗi (carrier Sense) Nếu gặp đường truyền rỗi mới được truyền
Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, lúc này khả năngxẩy ra xung đột dữ liệu sẽ là rất cao Các trạm tham gia phải phát hiện được sự xung đột vàthông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Dection), đồng thời các trạm phảingừng thâm nhập truyền dữ liệu ngay, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiênnào đó rồi mới tiếp tục truyền tiếp
Trang 10Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột cóthể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền thông tin của hệ thống
II.2 GIAO THỨC TRUYỀN THẺ BÀI
Giao thức này thường được dùng trong các mạng LAN có cấu trúc dạng vòng sử dụng
kỹ thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền dữ liệu đi
Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung (gồm các thôngtin điều khiển ) được quy định riêng cho mỗi giao thức Trong đường dây cáp liên tục cómột thẻ bài chạy quanh trong mạng
Phần dữ liệu của thẻ bài có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (Bận hoặc rỗi).Trong thẻ bài có chữa một địa chỉ đích và mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyềnthẻ bài tương đương với trật tự vật lý của trạm xung quanh vòng Một trạm muốn truyền dữliệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi, khi đó trạm sẽ đổi bít trạng thái của thẻbài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theochiều của vòng thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu Trạm đích sau khi nhậnkhung mang dữ liệu này sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòngnhưng thêm một thông tin xác nhận Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đãnhận đúng, rồi bít bận thành bít rỗi và truyền thẻ bài đi
Vì thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng kín và có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệukhông thể xẩy ra Do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi, trong các giaothức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dấn đến phá vỡ hệ thống Một là việc mất thẻ bàilàm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa Hai là một thẻ bài tuân thủ đúng sựphân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm Việc truyềnthẻ bài sẽ không thực hiện được nếu việc xoay vòng bị đứt đoạn Giao thức phải chữa cácthủ tục kiểm tra thẻ bài để cho phép khôi phục lại thẻ bài bị mất hoặc thay thế trạng tháicủa thẻ bài và cung cấp các phương tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lạitrật tự của các trạm)
Trang 11II.3 GIAO THỨC FDDL
FDDL là kỹ thuật dùng các mạng có cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng
phương tiện cáp sợi quang
FDDL sử dụng cơ chế chuyển thẻ bài trong vòng tròn khép kín Lưu thông trên mạng FDDL bao gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau FDDL thường được sử
dụng với hai mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào Các mạngLAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dài băng thông lớn cũng có thể sử dụng FDDL
Hình II 4: Cấu trúc mạng dạng vòng của FDDL III CÁC KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH TRONG MẠNG LAN
III.1 PHÂN ĐOẠN MẠNG LAN
III.1.1 MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN ĐOẠN MẠN G LAN
Mục đích của phân chia băng thông hợp lý đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trongmạng Đồng thời tận dụng hiệu quả nhất băng thông đang có Để thực hiện tốt điều này cầnhiểu rõ khái niệm : Miền xung đột(Collition domain) và miền quảng bá (Broadcast domain)
* Miền xung đột (còn gọi là miền băng thông – Bandwith domain)
Như đã miêu tả trong hoạt động của Ethernet, hiện tượng xung đột xảy ra khi hai trạmtrong cùng một phân đoạn mạng đồng thời truyền khung, Miền xung đột được định nghĩa
là vùng mạng mà trong đó các khung phát ra có thể gây xung đột với nhau Càng nhiềutrạm trong cùng một miền cung đột thì sẽ làm tăng sự xung đột và làm giảm tốc độ đườngtruyền Vì thế mà miền xung đột còn có thể gọi là miền băng thông (các trạm trong cùngmiền này sẽ chia sẻ băng thông của miền)
Trang 12Khi sử dụng các thiết bị kết nối khác nhau, ta sẽ phân chia mạng thành các miền xungđột và miền quảng bá khác nhau.
III.1.2 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG REPEATER
Thực chất repeater không phân đoạn mạng mà chỉ mở rộng đoạn mạng về mặt vật lý.Nói chính xác thì repeater cho phép mở rộng miền xung đột
Hình II 5: Kết nối mạng Ethernet 10 Base T sử dụng Hub
Hệ thống mạng 10 Base T sử dụng Hub như là một bộ repeater nhiều cổng Các máytrạm cùng nối một Hub sẽ thuộc cùng một miền xung đột
Giả sử 8 trạm nối cùng một Hub 10 Base T tốc độ 10Mb/s, vì tại một thời điểm chỉ cómột trạm được truyền khung nên băng thông trung bình mỗi trạm có được là :
10 Mb/s : 8 trạm=1,25 Mbps /1 trạm
Hình sau minh hoạ miền xung đột và miền quảng bá khi sử dụng repeater:
Trang 13Hình II 6: Miền xung đột và miền quảng bá khi phân đoạn mạng bằng Repeater
Một điều cần chú ý khi sử dụng repeater để mở rộng mạng thì khoảng cách xa nhấtgiữa 2 trạm sẽ bị hạn chế Trong hoạt động của Ethernet trong cùng một miền xung đột,giá trị slotTime sẽ quy định việc kết nối các thiết bị, việc sử dụng nhiều repeater làmtăng giá trị trễ truyền khung vượt quá giá trị cho phép gây ra hoạt động không đúngtrong mạng
Hình II 7: Quy định việc sử dụng Repeater để liên kết mạng
Trang 14III.1.3 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG CẦU NỐI
Cầu nối hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra phần địachỉ MAC trong khung và dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích nó sẽ ra quyết định đẩykhung này tới đâu Quan trọng là qua đó ta có thể liên kết các miền xung đột với nhautrong cùng một miền quảng bá mà các miền xung đột này vẫn độc lập với nhau
Hình II.8: Việc truyền tin diễn ra bên A không diễn ra bên B
Khác với trường hợp sử dụng repeater ở trên, băng thông lúc này chỉ bị chia sẻ trongtừng miền xung đột, mỗi máy tính trạm được sử dụng nhiều băng thông hơn, lợi íchkhác của việc sử dụng cầu nối là ta có hai miền xung đột riêng biệt nên mỗi miền córiêng giá trị slottime do vậy có thể mở rộng tối đa cho từng miền
Hình II.9: Miền xung đột và miền quảng bá với việc sử dụng Bridge
Trang 15Tuy nhiên việc sử dụng cầu nối bị giới hạn bởi quy tắc 80/20, theo quy tắc này thìcầu nối chỉ hoạt động hiệu quả khi chỉ có 20 % tải của phân đoạn đi qua cầu, 80% là tảitrọng nội bộ phân đoạn.
Hình II.10:Quy tắc 80/20 đối với việc sử dụng Bridge
III.1.4 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG ROUTER
Router hoạt động ở tầng 3 trong mô hình OSI, nó có khả năng kiểm tra header củagói IP nên đưa ra quyết định, đơn vị dữ liệu mà các bộ định tuyến thao tác là các bộ địnhtuyến đồng thời tạo ra các miền xung đột và miền quảng bá riêng biệt
Hình II 11:Phân đoạn mạng bằng Router
Trang 16III.1.5 PHÂN ĐOẠN MẠNG BẰNG BỘ CHUYỂN MẠCH
Bộ chuyển mạch là thiết bị phức tạp nhiều cổng cho phép cấu hình theonhiều cáchkhác nhau Có thể cấu hình để cho nó trở thành nhiều cầu ảo như sau:
Hình II 12: Có thể cấu hình bộ chuyển mạch thành nhiều cấu hình ảo
Bảng tổng kết thực hiện phân đoạn mạng bằng các thiết bị kết nối khác nhau
III.2 CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN MẠCH TRONG LAN
Như phần trên đã trình bày, bộ chuyển mạch cung cấp khả năng tương tự như cầunối, nhưng có khả năng thích ứng tốt hơn trong trường hợp phải mở rộng quy mô, cũngnhư trong trường hợp phải cải thiện hiệu suất vận hành của toàn mạng Bộ chuyển kếtnối nhiều đoạn mạng hoặc thiết bị thực hiện chức năng của nó bằng cách xây dựng vàduy trì một cơ sở dữ liệu danh sách các cổng và các phân đoạn mạng kết nối tới Khi mộtkhung tin gửi tới, bộ chuyển mạch sẽ kiểm tra địa chỉ đích có trong khung tin Sau đó tìm
Trang 17số cổng tương ứng trong cơ sở dữ liệu để gửi khung tin đến đúng cổng, cách thức vậnchuyển khung tin cho hai chế độ chuyển mạch:
Chuyển mạch lưu – và - chuyển (store- and- forward switching)
Chuyển mạch ngay (cut – through switch)
III.2.1 CHUYỂN MẠCH LƯU VÀ CHUYỂN
Các bộ chuyển mạch lưu và chuyển hoạt động như cầu nối Trước hết, khi có khungtin gửi tới, bộ chuyển mạch sẽ nhân toàn bộ khung tin, kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệucủa khung tin, sau đó mới chuyển tiếp khung tin tới cổng cần chuyển
Khung tin trước hết phải được lưu lại để kiểm tra tính toàn vẹn do đó sẽ có một độtrễ nhất định từ khi dữ liệu được nhận tới khi dữ liệu được chuyển đi, với chế độ chuyểnmạch này các khung tin đảm bảo tính toàn vẹn mới được chuyển mạch Các khung tinlỗi sẽ không được chuyển từ phân đoạn mạng này đến phần đoạn mạng khác
III.2.2 CHUYỂN MẠCH NGAY
Các bộ chuyển mạch ngay hoạt động nhanh hơn so với các bộ chuyển mạch lưu vàchuyển, bộ chuyển mạch đọc địa chỉ đích ở phần đầu khung tin rồi chuyển ngay khungtin tới cổng tương ứng mà không cần kiểm tra tính toàn vẹn Khung tin được chuyểnngay thậm chí trước khi bộ chuyển mạch nhận đủ dòng bít dữ liệu Khung tin đi ra khỏi
bộ chuyển mạch trước khi nó được nhận đủ các bộ chuyển mạch đời mới có khả nănggiám sát các cổng của nó và quyết định sẽ sử dụng phương pháp chuyển ngay sangphương pháp lưu và chuyển nếu số lỗi trênc cổng vượt quá một ngưỡng xác định
IV MÔ HÌNH THIẾT KẾ MẠNG LAN
Trang 18IV.1 MÔ HÌNH PHÂN CẤP (Hierarchical models)
Hình II.13: Mô hình mạng phân cấp Cấu trúc
- Lớp lõi (Core Layer) đây là trục xương sống của mạng (Backbone), thường đượcdùng các bộ chuyển mạch có tốc độ cáo (high – speed switching), thường có các đặc tínhnhư độ tín cậy cao, có công suất dư thừa, có khả năng tự khắc phục lỗi, có khả năng lọcgói, hay lọc các tiến trình đang chuyển trong mạng
- Lớp phân tán (Distribution Layer) Lớp phân tán là ranh giới giữa lớp truy nhập và lớp lõi của mạn Lớp phân tán thực hiện các chức năng như đảm bảo gửỉ dữ liệu đến từngphân đoạn mạng, đảm bảo an ninh – an toàn phân đoạn mạng theo nhóm công tác Chia miền Broadcast/ Multicast, định tuyến giữa các LAN ảo (VLAN), chuyển môi trường truyền dẫn, định tuyến giữa các miền, tạo biên giới giữa các miền trong tuyến định tuyến tĩnh và động, thực hiện các bộ lọc gói (theo địa chỉ, theo số hiệu cổng…… ) Thực hiện các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QOS
- Lớp truy nhập (Access Layer) lớp truy nhập cung cấp các khả năng truy nhập cho người dùng cục bộ hay từ xa truy nhập vào mạng Thường được thực hiện bằng các bộ tuyển mạch (Switch) Trong môi trường campus, hay các công nghệ WAN
Đánh giá mô hình
Trang 19- Giá thành thấp
- Dễ cài đặt
- Dễ mở rộng
- Dễ cô lập lỗi
IV.2 MÔ HÌNH AN NINH
Hệ thống tường lửa 3 phần (Three- part Firewall System ) đặc biệt quan trọng trongthiết kế WAN, chúng tôi sẽ trình bày trong chương 3 Ở đây chỉ nêu một khía cạnh chungnhất cấu trúc của mô hình sử dụng trong thiết kế mạng LAN
Hình II.14:Mô hình tường lửa 3 phần
LAN cô lập làm vùngđệm giữa mạng công tác với bên ngoài (LAN cô lậpđược gọi là khu phi quân sự hay vùng DMZ)
Thiết bị định tuyến trong có cài đặt bộ lọc gói được đặt giữa DMZ và mạngcông tác
Thiết bị định tuyến ngoài có cài đặt bộ lọc gói được đặt giữa DMZ và mạngngoài
Chương II
Trang 20THIẾT KẾ MẠNG VLAN
I: PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐẶT RA
I.1 Mục đích lựa chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão này thì nhu cầu conngười con người càng đỏi hỏi cao hơn nữa, Từ khi có máy tính ra đời thì nó đã có thểthay thế dần con người những công việc tính toán thậm chí cả làm công việc gì đó nữa,
và trong cuộc sống con người chúng ta cũng có những nhu cầu trao đổi thông tin, muabán Ngày trước kia thì chúng ta mua bán hàng hoá vật chất thông qua trao tay, nhưngngày nay thì công việc đó còn thực hiện được trên cả máy tính tuỳ theo nhu cầu củangười mua, có thể một người ở nơi xa nhưng vẫn có thể mua được những mặt hàng màkhông cần phải đến tận nơi mua
Mục đích mà em chọn đề tài này là giúp cho các nhân viên trong công ty hoặc doanhnghiệp có thể trao đổi thông tin, chia sẻ thêm dữ liệu giúp cho công việc của các nhânviên thêm thuận tiện và năng suất lao động sẽ đạt hiệu quả rất cao và làm được điều nàythì các doanh nghiệp sẽ rất có lợi cho việc cơ cấu tổ chức các phòng ban, và hơn nữa là
sẽ giảm chi phí cho các doanh nghiệp một khoản chi phí rất lớn Việc xây dựng đề tàithiết kế mạng LAN cho công ty cũng giúp cho chúng em rất nhiều cho công việc sau này:Củng cố thêm kiến thức , kinh nghiệm thiết kế các mô hình cách quản lý, hơn thế nữa làthông qua đề tài này nó sẽ cung cấp cho chúng em có thêm cái nhìn sâu hơn nữa vềngành công nghệ thông tin và có thể ứng dụng sâu rộng vào trong thực tế cuộc sốngchúng ta
Ngoài ra thiết kế hạ tầng mạng máy tính còn có thể liên kết cho các nhân viên (sinhviên, người sử dụng máy tính), có thể truy cập, sử dụng thuận tiện, nhanh chóng rút ngắnthời gian và đem lại hiệu quả cao trong công việc
I.2 Yêu cầu đề tài:
Trang 21Do nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên mạng nên càng thúc đẩy nhanh quátrình phát triển mạng máy tính, Ngày nay trong các phòng ban của công ty nào hầu nhưmạng máy tính cũng đã thâm nhập vào Nhằm góp phần thêm vào quá trình phát triển củanghành công nghệ thông tin nói chung cũng như giải quyết được nhu cầu trao đổi thôngtin, tài nguyên trong một công ty, doanh nghiệp nói riêng nên em đã lựa chọn đề tài này.Thiết kế mạng LAN cho văn phòng công ty là một đề tài mang tính chất thực tế Việcthiết kế mạng LAN trong công ty hoặc cho doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp cóđược sự tiết kiệm về kinh phí cho các thiết bị như : Máy in , chia sẻ tài nguyên thông tingiữa các nhân viên giữa các phòng ban Điều này đem lại sự thuận tiện cho các nhânviên, đẩy nhanh tốc độ làm việc và tăng hiệu quả làm việc của công ty.
Ngoài ra trong quá trình thiết kế mạng LAN chúng ta cũng cần tuân thủ những yêucầu về kỹ thuật, cấu trúc đặt ra như:
Yêu cầu về kỹ thuật
Yêu cầu về hiệu năng
Yêu cầu về ứng dụng
Yêu cầu về quản lý mạng
Yêu cầu về an ninh-an toàn mạng
Yêu cầu về ràng buộc về tài chính,thời gian thực hiện
Yêu cầu về chính trị của dự án ,xác định nguồn nhân lực xác định cáctài nguyên đã có và có thể tái sử dụng
I.3 Khảo sát vị trí lắp đặt các thiết bị trong văn phòng công ty
Trang 22Mô hình công ty tin học bao gồm 3 tầng.
Tầng một: Là nơi giao dịch với khách hàng và cũng là nơi trưng bày các trangthiết bị máy móc Phòng này được lắp đặt : 5 máy tính được dùng cho nhânviên nơi giao dịch cùng khách hàng cũng như tìm kiếm trao đổi thêm thông tintrên Internet
Tầng 2 : Là phòng bảo trì hệ thống, phòng gồm 2 phòng nhỏ : 1phòng lớn + 1 phòng là nơi nhận bảo trì các thiết bị cho khách hàng
+ 1 phòng là nơi kiểm tra bảo trì các lỗi thông dụng cho khách hàng trong quá trình sửdụng bị hư hỏng Nếu trong quá trình kiểm tra lỗi không thể sử được thì chuyển đi đếnphòng bảo trì cho khách hàng
+ 1 Phòng lớn là nơi cài đặt máy và thiết bị cho khách hàng, cũng là nơi bảo trì hệ thốngcác lỗi cho khách hàng, giao nhận máy cho khách hàng…
Tầng trên cùng là tầng dành riêng cho phòng giám đốc, phó giám đốc, vàphòng hội đồng quản trị công ty
I.4 Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu thi công
Do công ty có 3 tầng nên hệ thống cáp cũng được tổ chức cao Cáp dùng cho hệ thống
là loại cáp UTP CAT5, do nhu cầu truyền dẫn tín hiệu tốt và tính thẩm mỹ cho công tynên chúng ta dùng thêm các ống nẹp dây cho gọn gàng và chống nhiễu từ giữa các dâyvới nhau
I.5 Lựa chọn giải pháp và mô hình thiết kế
I.5.1 Lựa chọn hệ điều hành mạng
Nhằm quản lý tốt và tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu cho công ty thì em lựa chọn
hệ điều hành : WindowServer hoặc Server 2003 Nếu dùng hệ điều hành này thì ngoàinhững tính năng của Window XP có nó còn có thêm tính năng bảo mật và phân chia quền
Trang 23I.5.2 Lựa chọn kiến trúc mạng
Công ty là một doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ nên em chọn giải pháp là mạngLAN dây dẫn và mô hình là Star Nghĩa là có một phòng đặt các thiết bị trung tâm từ đódẫn dây đến các phòng còn lại và đây cũng thuộc loại mô hình Client / Server thườngđược dùng trong các doạnh nghiệp công ty
I.5.3 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật (khả năng vận hành, tính tương thích, quản lý….)
Việc thiết kế giải pháp sao cho để thoả mãn và đáp ứng được nhu cầu khách hàngkhông phải là một điều dễ dàng chút nào, để đáp ứng được đúng nhu cầu cho khách hàng
về mặt kỹ thuật, cũng như tính thẩm mỹ, giá thành vừa kinh phí của công ty đưa ra thì,chúng ta phải khảo sát, thiết kế, lập được bảng dự trù thiết bị sao thật kỹ lưỡng Đặc tả hệthống mạng, lựa chọn giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưsau
- Kinh phí dành cho hệ thống mạng chúng ta xây dựng, đây là vấn đề được đặt lênhàng đâu của những ai bắt tay vào xây dựng mạng
- Công nghệ phổ biến trên thị trường hiện nay, như chúng ta đã biết do nhu cầu đòihỏi của người đùng ngày càng cao để áp thay thế dần con người, thì hệ thống máy móc vàtrang thiết bị cũng ngày càng tính tế và có nhiều chức năng hơn Vì vậy trong cuộc sốnghàng ngày cũng vậy nếu chúng ta không thường xuyên trao dồi kíên thức và tìm kiếmthông tin báo chí về các linh kiện thiết bị thì chúng ta sẽ không thể nào có những trangthiết bị tốt và hợp lý cho công ty được Vậy nên phải thường xuyên truy cập thông tin báochí để nhanh chóng bắt được những tài liệu về những trang thiết bị mới ra
II THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠNG
II.1 Thiết kế sơ đồ mạng ở tầng vật lý
Trang 24Sự đi dây là một trong những vấn đề cần phải được xem xét khi thiết kế một mạng.Các vấn đề thiết kế ở mức này liên quan đến việc chọn lựa các loại cáp được sử dụng sơ
đồ đi dây cáp phải thoả mãn các ràng buộc về băng thông và khoảng cách địa lý củamạng
Sơ đồ mạng hình sao sử dụng cáp xoắn đôi CAT 5 thường được dùng hiện nay Đốivới các mạng nhỏ thì chỉ cần một điểm tập trung nối kết cho tất cả các máy tính với điềukiện rằng khoảng cách từ máy tính đến điểm tập trung nối là không quá 100 mét
Thông thường trong một toà nhà người ta chọn ra một phòng đặc biệt để lắp đặt các thiết
bị mạng như Hub, Switch, Router hay các bảng cắm dây (Patch Panels Người ta gọiphòng này là đi Nơi phân phối chính MDF (Main distribution factity)
Trang 26II.2 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic
Trang 27II.3 Lựa chọn thiết bị
Việc lựa chọn thiết bị cho việc lắp đặt hệ thống mạng cũng rất quan trong, việckhảo sát công ty và nhu cầu của công ty đặt ra thế nào thì việc lựa chọn thiết bị cũngảnh hưởng đến rất nhiều Nhu cầu công ty đặt ra như nào hệ thống gồm bao nhiêuphòng ban, máy móc yêu cầu thế nào Từ những việc trên chúng ta mới căn cứ vào
đó và đưa ra bảng dự trù và danh sách những loại thiết bị nào chúng ta nên dùng vànhững thiết bị nào chúng ta có thể nâng cấp thêm
Lựa chọn thiết bị chủ yếu dựa vào nhu cầu của khách hàng và kinh phí chi trảcho các thiết bị
II.4 Lựa chọn phần mềm
Ngày nay khi mà hệ thống mạng máy tính đã phát triển khá rộng rãi trong các công ty
tổ chức Thì vấn đề bảo mật thông tin, cơ sở dữ liệu được đặt lên hàng đầu, nhất là các tổchức lớn khi kết nối Internet để cho nhân viên thuận tiện trong làm việc thì vấn đề bảo mậttài liệu công ty là quan trọng nhất Chính điều đó nên khi thiết kế hay phân tích thì chúng tacũng phải lựa chọn thêm một số phần mềm thông dụng để tăng độ bảo mật cơ sở dữ liệunhư là
- Lựa chọn các hệ điều hành Winserver 2000, Window NT, hay 2003 Servergiành cho hệ thống máy chủ, vì các hệ điều hành này có thêm chức năng bảo mật và phânquyền truy cập chia sẻ tài nguyên hơn WinXP và các hệ điều hành khác
- Lựa chọn thêm các phần mềm ứng dụng, quản trị cơ sở dữ liệu (SQL, Oracle),,phần mềm văn phòng
- Ngoài ra chúng ta cũng có thêm các phần mềm phòng và diệt virus, phần mềmchống đột nhập và công ty kết nối Internet thì không thể nào thiếu được những phần mềm :Sendmail,PostOffice,Nestcape,
II 5 Thiết bị bảo vệ điện áp
Trang 28Trong quá trình hoạt động thì vấn đề điện áp cũng là điều đáng nói đến, trong mộtcông ty với hệ thống máy tính và Server lớn thì vấn đề ổn định nguồn điện cho các thiết bịhoạt động đúng công suất là điều cần phải có, để dự phòng cho các trường hợp xấu có thể
đế như là: Mất điện đột ngột, hoặc hệ thống máy tính có sự cố, hoặc điện áp để dùng cho hệthống máy cao và ổn định Trong trườngg hợp này chúng ta có thể nâng cấp thêm một ổn
áp điện, một máy phát điện dự phòng
II.6 Lập kế hoạch thực hiện
Sau khi đã lên bảng dự trù thiết bị và các danh sách các loại thiết bị chúng tanên dùng rồi, thì điều cũng thật quan trọng trong giai đoạn này là lập kế hoạch thựchiện, triển khai lắp đặt chính thức Cách sắp xếp bố trí công việc thế nào cho hợp lý,vừa tốt chi phí thấp nhất vừa đem lại hiệu quả cao
Và việc lập kế hoạch thực hiện tốt thì tránh cho chúng ta những khó khăn gặpphải trong quá trình thực hiện: Những nảy sinh ngoài dự tính và lập kế hoạch thìchúng ta có thể kiểm tra được công việc triển khai đến đâu và chất lượng thề nào
Trang 29Chương III
CÀI ĐẶT KIỂM THỬ VLAN
I CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO SERVER
Do việc quản lý các hệ thống máy con có những điều rất phức tạp: Việc phânquyền sử dụng tài nguyên, chia sẻ dữ liệu, và quản lý tập trung đỏi hỏi phải cónhững phần mềm quản lý và một trong những phần mềm làm được điều này là Hệđiều hành(phần mềm hệ thống)
Hệ điều hành thông dùng cho Server là các hệ điều hành: Server 2003 , Window
2000 và hơn nữa là loại Server 2008
II CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ CÁC GIAO THỨC
II.1 CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP II.1.1 Khái niệm DHCP được viết tắt bởi cụm từ Dynamic Host
Configuration Protocol (Giao thức cấu hình địa chỉ IP động) là phần mở rộng củaBootProtocol DHCP có nhiềm vụ là cấp phát địa chỉ IP động cho các Client DHCPlàm theo mô hình Client/ Serve, quá trình tương tác giữa Client và Server diễn ranhư sau:
+ Khi máy Client khởi động nó sẽ tự động gửi một gói tin yêu cầu đến máyServer trong gói tin đó có kèm theo địa chi MAC của máy Client
+ Máy Server trên mạng nhận được yêu cầu đó liền cấp một địa chỉ IP độngcho máy Client trong khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo mộtSubnetMask và địa chỉ IP của Server
+ Sau đó Client sẽ gửi thông điệp chấp nhận IP lại cho Server và máy Server
sẽ lọc ra những IP nào chưa cấp và cấp cho các Client tiếp theo
Trang 30
II.1.2 CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP
II.1.2.1 Cài đặt dich vụ DHCP cho máy phục vụ
1.1 Cài đặt
Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa
chỉ IP động DHCP Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau:
+ Bước 1: start settingcontrol pannel Double click vào add/remove
program chọn tab add/remove windows components và đợi trong giây lát
một bảng danh sách xuất hiện
Trang 31
+ Bước 2: Hộp thoại NETWORK SERVER xuất hiện
Đưa hộp sáng đến mục Network Server và nhấn nút Detail để làm xuất hiệncửa sổ Network Server