1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân loại chất lượng sản phẩm

3 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 71,07 KB

Nội dung

Do đó, việc phân loại chất lượng sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ.... Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm

Trang 1

Phân loại chất lượng sản

phẩm

Bởi:

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Phân loại chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là 1 phạm trù tổng hợp cả về kinh tế-kỹ thuật, xã hội gắn với mọi mặt của quá trình phát triển Do đó, việc phân loại chất lượng sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau tuỳ thuộc vào các điều kiện nghiên cứu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ

Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000.

Theo tiêu thức này, chất lượng sản phẩm được chia thành các loại sau:

-Chất lượng thiết kế

Chất lượng thiết kế của sản phẩm là bảo đảm đúng các thông số trong thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả các mặt hàng cùng loại

-Chất lượng tiêu chuẩn

Là mức chất lượng bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế, nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy định

+Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do các tổ chức chất lượng quốc tế nghiên cứu, điều chỉnh và triển khai trên phạm vi thế giới và được chấp nhận ở các nước khác nhau

+Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, được xây dựng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước

+Tiêu chuẩn ngành: Là chất lượng do các bộ, ngành ban hành được áp dụng trong phạm

vi nội bộ ngành

Trang 2

+Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là chỉ tiêu chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình

-Chất lượng thực tế

Là mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp quản lý chi phối

-Chất lượng cho phép

Là mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất lượng thực tế và chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- kỹ thuật, trình độ lành nghề của công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp

-Chất lượng tối ưu:

Là mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó

Ngày nay, các doanh nghiệp phấn đầu đưa chất lượng của sản phẩm hàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là một trong những mục đích quan trọng của quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung Tuy nhiên, mức chất lượng tối ưu tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng cụ thể của từng nước, từng vùng trong những thời điểm khác nhau Nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở giảm tỷ suất lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm với mức chi phí hợp lý, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm

và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng

Phân loại theo mục đích công dụng của sản phẩm.

-Chất lượng thị trường

Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định Nói cách khác, chất lượng là thị trường, là khả năng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh hiệu quả cao

-Chất lượng thị hiếu

Là mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với ý thích sở trường, tâm lý của người tiêu dùng

-Chất lượng thành phần

Trang 3

Là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu mong đọi của một số người hay một số nhóm người Đây là mức chất lượng hướng vào một nhóm người nhất định, một số bộ phận tạo nên chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu cầu theo sở thích cá nhân

Ngày đăng: 30/12/2015, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w