1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Những thuận lợi, khó khăn và một số biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế việt nam liên bang nga

18 387 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

___ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MOT SO BIEN PHAP THUC DAY QUAN HE KINH TE VIET NAM - LIEN BANG NGA Nguyễn Văn Lịch" Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga đã có một quá trình phát

Trang 1

Nghiên cứu Quốc tế số 2(81), 6/3010: 131-148

_ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

VÀ MOT SO BIEN PHAP THUC DAY QUAN HE KINH TE VIET NAM - LIEN BANG NGA

Nguyễn Văn Lịch"

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga đã có một quá trình phát triển rất lâu dài, với những thành tựu đáng ghi nhận trong lịch sử cả hai nước Giờ đây, trong bối cảnh mới, quan hệ này cần phái được khôi

phục và thúc đẩy, nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên Để làm tốt điều đó, cần thấy rõ những yếu tố chỉ phối

quá trình này

Trước hết, đó là những yếu tố thuận lợi cho quan hệ song phương Theo nhiều đánh giá khác nhau, Liên bang Nga đã, đang và sẽ tiếp tục là quốc gia có vai trò quan trọng trên thế giới Cé thé thay diéu nay qua cac khia canh sau:

Tiềm năng tự nhiên của Nga rất lớn Đây là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là năng lượng (chiếm

13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới) Dầu mỏ

và khí đốt là một phương tiện quan trọng tạo sức mạnh cho Nga trong các

cuộc tranh chấp, mặc cả với EU về những vấn đề an ninh và kinh tế

Khoảng 30% khí đốt và 20% dầu mỏ nhập khâu của Tây Âu là từ Nga

Nga là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, là nước có nền văn minh lâu đời,

có nên văn hóa đặc sắc, rực rỡ 105

”TS., Học viện Ngoại giao

'3 http://vietinfo.eu/350/3 171/kinh-te-nga.htm

Trang 2

Sau thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, phải trải qua những ngày dài đen tối, giờ đây Nga đã bước sang một trang mới Kinh tế Nga liên tục tăng trưởng Năm 2003, GDP tăng 7,3%, đạt 462,5 tỷ USD Năm 2004, GDP tăng 6,9%, đạt 583,3 tý USD Năm 2005, GDP tăng 6,4% Năm

2006 tăng trưởng hơn 6,9% Từ năm 2001 đến nay, kinh tế Nga phát triển

tương đối ổn định, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình từ 6 - 8%⁄2/năm, gấp đôi tốc độ của các nước phát triển Nga trở thành một trong mười nền kinh tế lớn trên thế giới và là cường quốc về

năng lượng với GDP đạt hơn 1.000 tỷ USD Giữa những năm 90 của thế

kỷ trước, Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ, nhưng tính đến 26/10/2007, con

số này là 441,3 tỷ USD (thứ ba thế giới) Nga đã có nguồn lực để bảo

đảm sự ổn định của nền kinh tế Đến tháng 8/2006, Nga đã thanh toán trước thời hạn 21,3 tỷ USD tiền nợ.'"" Những thành tựu cải cách của Nga

là rất lớn Đây là một yếu tổ thuận lợi giúp Nga tiếp tục tiến nhanh hơn

nữa trong tương lai

Những chuyên biến tích cực trong nền kinh tế đã giúp cho Nga có điều kiện triển khai các chính sách xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và củng cố nền móng cho sự phát triển trong tương lai Tình trạng thất nghiệp bước đầu được giải quyết, các tệ nạn xã hội giảm dần Chính phủ Nga đang thực hiện nhiều giải pháp quản lý, nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước, đa đạng hóa cơ cấu kinh tế, khôi phục các ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao

khả năng cạnh tranh Một loạt tập đoàn nhà nước mạnh đã được thành

lập Nga cũng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và thúc đây hội nhập quốc tế, tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại tích cực và chủ động, phủ

hợp tình hình thực tế nhằm tăng cường vị thế của đất nước, nỗ lực hội

106 Nguyễn Quang Thuan, “Lién Bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số 3 (24), tháng 3/2006

Trang 3

Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)

nhập quốc tế Nga quan tâm phát triển quan hệ với Việt Nam, coi trọng vị trí của Việt Nam trong chiến lược hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương Mấy năm gần đây, Nga đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh

tế Môi trường kinh tế Nga đã được cải thiện rõ rệt và ngày càng hấp dẫn

đầu tư nước ngoài Năm 2005, lượng vốn FDI vào Nga đã gấp đôi năm

2004 với hơn 26 tỷ USD FDI năm 2006 đạt hơn 50 tỷ USD, năm 2007

đạt hơn 70 tỷ USD FDI vào Nga tăng nhanh, trung bình đạt 7,4% Bên cạnh đó, Nga đã bắt kịp thế giới trong các lĩnh vực công nghệ mới Cựu

Tổng thống Nga Putin cũng rất chú trọng tới phát triển công nghệ cao và

đưa ra ý tưởng công viên khoa học từ năm 2006.!%

Nga có nền công nghiệp cơ bản, công nghiệp vật liệu và công

nghiệp chế tạo thiết bị động lực rất hoàn chỉnh và khá hiện đại, một số

lĩnh vực không thua kém Mỹ và Tây Âu Bên cạnh lĩnh vực hàng tiêu

dùng lâu bền như ô tô, đồ nội thất, hàng điện tử tiêu dùng , tiềm năng

phát triển trong dịch vụ tài chính và du lịch ở Nga vẫn còn rất lớn, thu hút nhiều đầu tư của nhiều công ty nước ngoài Theo dự báo, vào năm

2025, Nga sẽ là cường quốc kinh tế thứ tám trên thế giới Khoảng 15 năm

nữa, Nga sẽ chiếm 10% thị phần công nghệ cao thé giới và nắm giữ vị trí

dẫn đầu từ bốn đến sáu lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, chế tạo máy

móc vũ trụ, tàu thủy, tàu nghiên cứu khoa học, công nghệ na-nô 0 Nga cũng là nước có tiềm năng lớn về khoa học công nghệ, xếp thứ

ba thế giới về số lượng các nhà khoa học và thuộc loại các quốc gia chỉ tiêu nhiều nhất cho khoa học, đặc biệt Nga là cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới Các nhà khoa học Nga đang có các phát minh có thé-tao

'°7 “Reform and Russia’s Future”, http://www.trilateral.org/annmtgs/trialog/trigtxts3/ kok.htm

108 “Market reform in Russia brings”, http://www.wsws.org/articles/1999/ nov1999/

1.shtml

Trang 4

nên cuộc cách mạng trong vật lý, hóa học, điện tử học và nhiều ngành khác Những phát minh của họ đặt nền móng cho lĩnh vực công nghệ điện tử hoàn toàn mới, gọi là “điện tử siêu liên kết”

Những thuận lợi đối với Việt Nam cũng rất lớn Nằm ở vị trí địa - chiến lược, Việt Nam có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải quốc tế

quan trọng qua Biển Đông Ưu thế này đem lại cho Việt Nam vai trò nhất định trong tổng thể chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Nga là một trong những hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của cường quốc này Nga tuyên bố châu Á - Thái Bình Dương là khu vực lợi ích đặc biệt của Mát-xcơ-va, chủ trương giữ vị thế chủ đạo trên thị trường công nghệ cao trong khu vực, đặc biệt là chế tạo máy bay, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ thông tin và liên lạc viễn thông, công nghệ na-nô Nga đang tiến hành tiếp cận nền kinh tế của khu vực này, tham gia vào hệ thống giao thông Á - Âu, hiện đại hoá tuyến đường sắt xuyên Xi-bê-ri Trong bối cảnh đó, Việt Nam chắc chăn cũng sẽ có được những lợi thế trong quan hệ với Nga

Bên cạnh những yếu tố trên, quan điểm của Việt Nam về Nga là rất tích cực Xét trên nhiều khía cạnh, Nga là một cường quốc ngày càng có vai trò quan trọng trên thế giới Duy trì và phát triển quan hệ

với Nga, Việt Nam sẽ tranh thủ được những thế mạnh của nước bạn

để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

đồng thời nâng cao hình ảnh của mình trên các diễn đàn quốc tế cũng

như khu vực Với quan điểm đó, Nga chiếm một chỗ đứng ưu tiên

trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung, trong quan hệ kinh tế nói riêng

Sau gần 25 năm đổi mới, tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam ngày càng tốt hơn Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, gặt hái được nhiều thành công Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá cao, bình quân hơn

Trang 5

Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)

7,0% và phát triển tương đối toàn diện Tình hình chính trị xã hội luôn ô én

ˆ định Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào đời sống khu vực và quốc tế và tham gia nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế lớn (WTO, WB, APEC, ), là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Phó chủ tịch Hội đồng kinh doanh Nga -Việt đã nhận xét “nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục” 109

Những thành tựu trong đổi mới ở cả Nga và Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đây, thu hút sự quan tâm lẫn nhau từ cả hai phía trong tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến mới

Theo số liệu thông kê, có khoảng 60.000 - 80.000 người Việt Nam đang học tập, sinh sống tại Nga, trong đó khoảng 60% tập trung tại Mat- xcơ-va.''9 Cộng đồng người Việt tại Nga thực sự là cầu nỗi hữu nghị cho quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai nước Đa số người Việt đã nhiều năm song và làm việc ở Mát-xcơ-va đều là những người tháo vát, trung

thực và rất chăm chỉ Họ đang có những đóng góp thực chất vào sự phát

triển kinh tế, hạ tầng cơ sở và các lĩnh vực xã hội của Nga, chấp hành tốt luật pháp của nước sở tại và luôn hướng về quê hương đất nước Một số người thành đạt và trở về đầu tư trong nước Tháng 10/2008, chính phủ hai nước đã ký ba Hiệp định (Hiệp định về lao động có thời hạn, Hiệp định hợp tác đấu tranh chống di cư bất hợp pháp và tạo thuận lợi cho di

cu hop phap, Hiép dinh nhan tro lại công dân) tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam cư trú hợp pháp ở Nga và mở ra triển vọng hợp tác

về lao động.'!"

!9 Thời báo kinh tế, ngày 23/01/2009

Ho Vũ Đình Hòe - Nguyễn Hoàng Giáp, Hợp tác chiến lược Việt-Nga: Thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008

H! «Onan hệ kinh tế Việt-Nga”, http://diendan.nuocnga net/archive/index.php/t- 206.html

Trang 6

Phía Nga cũng có hàng nghìn công nhân đang làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam Những người Nga đã đưa ra kiến nghị thành lập một khu phố dành riêng cho người Nga tại Hà Nội

Cùng với kinh tế, quan hệ chính trị giữa hai nước cũng rất tốt Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định: Việt Nam là đất nước giàu tình

nghĩa, luôn biết ơn nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay

và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nga hoạt động tại Việt

Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: Việt Nam dành mối quan tâm

hàng đầu cho việc phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Nga Cựu Tổng thống Putin cũng nêu rõ: Chúng tôi vẫn coi Việt Nam là những người bạn truyền thống, một đối tác tin cậy ở Đông Nam Á Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov nhận xét: Việt Nam chiếm một VỊ trí ưu tiên truyền thông trong chính sách của Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với nước Nga 60 năm qua, hai nước đã cùng nhau trải qua nhiều thử thách, giữ được độ tin cậy và tình hữu nghị trong các mối quan

hệ Nga không muốn để mắt và không có ý nhượng lại quan hệ mật

thiết với Hà Nội cho bất cứ ai Điểm đặc biệt thuận lợi là giữa hai nước

không có bất đồng hay mâu thuẫn chính trị trong quá khứ cũng như trong hiện tại, nên không có vấn đề gi la “nhay cảm” và khó giải quyết Đây

cũng chính là một yếu tố thuận lợi cho việc thúc đây quan hệ kinh tế song

phương

Quan hệ Nga - Việt đạt được độ tin cậy rất cao bởi hai dan toc có

tình cảm đặc biệt, kể cả trong những năm tháng gian khổ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong quá trình xây dựng đất nước Hai bên không chỉ tự hào về di sản, mà còn tự hào vì quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển năng động, đem lại những kết quả tỐt đẹp

Trang 7

Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)

Về quan hệ kinh tế, từ khá lâu, Nga đã trở thành đối tác chiến lược

và truyền thống của Việt Nam Với số dân 146 triệu người, Nga thực sự

là thị trường đầy tiềm năng đối với Việt Nam Mức sống ngày càng cao,

„ nhu cầu tiêu đùng và sức mua ngày càng lớn Thị trường Nga có nhu cầu

lớn về những sản phẩm của Việt Nam như thủy hải sản, rau quả chế biến,

thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, giày dép Những sản phẩm Nga xuất khẩu đều thiết yếu cho Việt Nam như xăng dầu, sắt thép, phân bón, giấy, hóa chất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải Chính vì vậy, các mặt hàng xuất khâu của hai bên không có sự cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau Trong những năm gần đây hoạt động trao đổi mậu dịch Việt Nam - Liên bang Nga đã có những bước di tương đối tích cực Hợp tác thương mại song phương tăng nhanh từ mức 300-400 triệu USD những năm 1990 lên 1,64 tỷ USD năm 2008 Kim ngạch thương mại hai chiều

năm 2009 đạt 1,83 tỷ USD Nga đứng thứ 23 trong tổng số 81 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 59 dự án có tổng số vốn 302,9 triệu USD Trong khi đó, Việt Nam có 11 dự án đầu tư vào Nga, với 34

triệu USD Dầu khí và năng lượng là những lĩnh vực hợp tác truyền thống và có hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Việt Nam và

Nga Hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, an ninh quốc phòng giữa hai nước cũng được đây mạnh.'!?

Chính phủ hai nước cũng đang triển khai chương trình thúc đây

kinh tế với việc xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế Các vướng

mắc; hạn chế liên quan đến kinh tế dần được giải quyết, thông qua việc

ký kết các văn kiện về hợp tác kinh tế thương mại Tháng 9/2007, Hội

đồng kinh doanh Nga - Việt đã được thành lập, giúp các doanh nghiệp hai bên hợp tác được thuận lợi hơn Theo nhận xét từ phía Nga, đây thực

I2 «Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga”, Báo Nhán đân ngày 8/5/2010

Trang 8

sự là công cụ quan trọng và hữu hiệu để Nga phát triển hợp tác kinh tế

với đối tác tiềm năng như Việt Nam

Nga và Việt Nam đều là thành viên của APEC Hai bên đã hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam là đối tắc nàng đầu của Nga trong quan hệ Nga - ASEAN, có vai trò cầu nối giúp Nga mở rộng liên kết trong khu vực

Những thuận lợi trên đây là những nhân tổ hết sức quan trọng cho việc phát huy, tạo điều kiện thúc đây hợp tác sâu rộng và có hiệu quả quan hệ kinh tế Việt Nam - Nga

Thứ hai là những yếu tố khó khăn cho quan hệ song phương

Mặc dù có nhiều thuận lợi như trên, nhưng phải nói rằng, quan hệ

kinh tế Việt Nam - Nga vẫn còn không ít khó khăn Cho đù nền kinh tế Nga đang phục hồi, tăng trưởng cao, nhưng Nga đang phải đối mặt với không ít trở ngại Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, xếp hạng về kinh tế của Nga còn khá khiêm tốn, chỉ nằm trong khoảng thứ 10 - 11

trên thế giới, khủng hoảng kinh tế 2008 càng làm Nga thêm khó khăn

Năm 2003, Cựu Tổng thống Putin đã đưa ra mục tiêu Nga sẽ tăng gấp đôi

GDP trong vòng 10 năm sau đó Muốn vậy, tăng trưởng GDP phải đạt

7,2%/năm Tuy nhiên, ngay cả lúc giá dầu tăng cao, Nga cũng khá vất vả mới tăng trưởng được gần 7%/ năm.''?

Ngoài hai ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, khó khăn lớn nhất trong nền kinh tế Nga la bat hợp lý về cơ cấu (cơ cấu ngành - lĩnh vực, cơ

cấu vùng, cơ cấu kỹ thuật, công nghệ) và quản lý kém hiệu quả Nga

"3 “Forward looking approach essential for reform in Russia”, http://www.eldr.org/en/ news/2010/02/

Trang 9

Nghiên cứu Quốc tế số 9(81)

đang có nguy cơ rơi vào tình trạng tăng xuất khẩu năng lượng, nhưng sẽ

day tỉ giá lên cao, làm cho xuất khẩu trở nên đắt hơn, do vậy hạn chế cạnh tranh và đầu tư ở các lĩnh vực khác Mặt khác, giá dầu tăng có thể

giảm bớt áp lực đối với ngân sách, nhưng cũng làm yêu đi động lực cải tổ

và đa dạng hoá nền kinh tế của Nga Sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất

khẩu dầu mỏ thể hiện khá rõ qua việc Nga bị thất thu khá lớn do giá dầu gần đây tụt từ 147 USD/ thùng xuống 35 USD/thùng Nhiều nhà kinh tế

cho rằng, mặc dù việc chính phủ can thiệp vào lĩnh vực năng lượng có thể là phù hợp tại một số nước, nhưng đối với Nga, biện pháp này lại ít hiệu quả hơn là để cho tư nhân Tại Nga, chính phủ chỉ nên tạo môi

trường pháp lý để giúp doanh nghiệp phát triển, nhất là khi nhiều doanh nhân Nga và nước ngoài vẫn than phiền về tình trạng tham nhũng và

quan liêu tại nước này Mặt khác, thị trường Nga còn thiếu linh hoạt

Do thiếu đầu tư trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng của Nga đã bị xuống cấp Mặc dù gần đây kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể, nhưng nếu

so sánh với Trung Quốc, Án Độ , Nga còn kém trên nhiều lĩnh vực Nếu những cải cách của Nga kém hiệu quả, nước này sẽ có nguy cơ thua kém các đối thủ trên Chính vì thế, có những dự báo cho rằng, trong 10 năm

tới Nga khó lòng thay đổi được cơ cấu và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Vé kinh tế đối ngoại: Trong thương mại, khả năng cạnh tranh của nên kinh tế Nga nói chung, hàng hóa và dịch vụ nói riêng còn rất thấp, cả trong nước và trên quốc tế Ngoài dầu mỏ và khí đốt, Nga vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đưa ra những mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh Nga

còn phải nhập khẩu nhiều loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước Trong khi nhiều nước rất tích cực tiến hành ký kết các hiệp định và

tham gia ngày càng nhiều vào các khối thương mại tự do thì dường như Nga vẫn đang đứng ngoài các hoạt động này Nga vẫn chưa có mặt

Trang 10

trong các liên minh kinh tế Tất cả những vấn đề trên tác động không

nhỏ tới hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nga

Vé dau tư: Thu hút đầu tư nước ngoài của Nga còn hạn chế Do khả ` năng hạn hẹp về tài chính, nhất là chưa năng động trong tiếp cận các dự

án đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nga đã để mất nhiều cơ hội “ trong một số dự án mà phía Nga có thế mạnh tham gia

Về chính trị: Trong khi tiềm lực quốc phòng giảm sút, thì Nga gặp phải thách thức lớn về an ninh là việc NATO không ngừng mở rộng sang phía Đông và các cuộc cách mạng da cam, cách mạng hoa hồng ở các nước láng giềng Các cường quốc không muốn Nga phát triển nhanh, thậm chí họ còn liên kết với nhau để kìm hãm, cản trở sự phát triển của Nga, trong đó có Mỹ và EU Quan hệ Nga - Trung Quốc dù được tuyên

bó là đối tác chiến lược, nhưng thực chất vẫn còn lỏng lẻo Những nhân

tố này sẽ gây ra khó khăn cho Nga trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, trong quan hệ kinh tế với Việt Nam nói riêng

Căn cứ vào những phân tích trên, có thể dự đoán rằng trong vòng

15 - 20 năm tới, Nga chưa thể trở thành siêu cường, mà tiếp tục ôn định, phát triển chậm chắc, tiếp tục củng cố vị trí, vai trò của mình thế gidi

Vé phia Viét Nam, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do mở rộng quan hệ với nhiều đối tác khác, nên việc quan tâm đến thị trường Nga có giảm sút Việc Nga chưa phải là thành viên WTO cũng phần nào hạn chế thương mại với Việt Nam Nếu so sánh với các đối tác lớn khác thì hiện

nay Nga chiếm vị trí còn hạn chế trơng hợp tác kinh tế với Việt Nam Về

thương mại hai chiều, Nga chưa nằm trong số 10 đối tác lớn có quan hệ

với Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là còn manh mún, nhỏ

lẻ, chưa thể hiện được tính chiến lược, chưa theo đúng thông lệ, quy trình buôn bán quốc tế Khối lượng đầu tư của Nga tại Việt Nam vẫn còn thấp

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w