1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec

96 1,5K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

trình bày về tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I.1 Cơ sở hình thành đề tài:

Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và sản xuất đang làvấn đề bức xúc hiện nay Việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước để cung cấpcho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện tại và thỏa mãnnhu cầu của tương lai Đã và đang là bài toán nan giải đối với quốc gia Việt Namnói riêng và thế giới nói chung Tp.HCM là một thành phố cực lớn, có tầm quantrọng không những ở trên bình diện quốc gia mà còn cả quốc tế Định hướng pháttriển kinh tế của thành phố sẽ tập trung vào phát triển mạnh các ngành dịch vụnhư thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải, văn hoá, y tế,đào tạo, công nhân kỹ thuật cao Để tránh sự tập trung qua mức và tránh tìnhtrạng “quá tải” cho Tp.HCM, đặc biệt là khu vực nội thành, thành phố thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế ra khu vực ngoại thành và các vùng phụ cận

Nhà Bè có vị trí khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thủyvà bộ, nằm cửa ngõ phía Nam của thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của

thành phố với biển Đông và thế giới Huyện Nhà Bè là một trong những vùng

tâm điểm đầu tiên được thành phố chú ý Do vậy trong 5 năm trở lại đây tìnhhình phát triển đô thị hóa huyện Nhà Bè ngày càng cao, với sự góp mặt của đôngđảo các đơn vị kinh tế của trung ương và thành phố Một số các khu công nghiệpvà các khu đô thị mới đã được hình thành phát triển như: khu công nghiệp HiệpPhước - Nhà Bè với đô thị mới Phú Xuân - Mương Chuối - 100.000 người

Xã Phú Xuân được quy hoạch thành khu trung tâm huyện lỵ nên xã đã vàsẽ được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng để xứng đáng với bộ mặt của mộthuyện đang phát triển Ngoài các công trình, trụ sở hành chính, nhiều khu dân cư

Trang 2

khu trung cư hiện đại của huyện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở chodân trong vùng và dân cơ học, tuy nhiên nước thải từ các khu dân cư và các hoạtđộng sản xuất dịch vụ trong huyện vẫn chưa được xử lý mà thải thẳng ra sông Đểgóp phần vào việc bảo vệ môi trường chung của thế giới và giảm bớt nỗi lo vềhậu quả ô nhiễm môi trường của nhân loại đề tài “ tính toán thiết kế hệ thống xửlý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân- Cotec huyện Nhà Bè” được hình thành.

I.2 Mục tiêu của đề tài

 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Cotec tại huyện Nhà Bè

Xuân-I.3 Nội dung của đề tài

Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:

 Tổng quan về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt

 Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội và hiện trạngmôi trường tại huyện Nhà Bè và của khu dân cư Phú Xuân

 Tính toán thiết kế hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại khu dân cư

 Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất đểthiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư

I.4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Huyện Nhà Bè đang trên đà phát triển về mặt kinh tế và xã hội,thúc đẩyngành sản xuất kéo theo dân nhập cư cơ học tăng cao Điều này cho thấy việchình thành các khu định cư là vấn đề thiết thực, việc xây dựng các khu định cưgiúp các cơ quan nhà nước quản lý tốt vấn đề nhà ở, bên cạnh đó có thể kiểmsoát được tải lượng, khả năng gây ô nhiễm, tiến triển của tình trạng gây ô nhiễm

do nước thải sinh hoạt gây ra

Trang 3

Đồ án này tính toán thiết kế dựa trên số dân ước tính trên một khu định cưđiển hình, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, và có thể ứng dụng cho các khudân cư khác có thể được hình thành trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp thực tế: thu thập và xử lý các tài liệu cần thiết cho đề tài mộtcách thích hợp

 Tổng quan về nước thải đơ thị và ơ nhiễm mơi trường do nước thải đơ thị

Thành phần và tính chất của nước thải đơ thị

Ơ nhiễm nước thải đơ thị

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Các cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

 Tổng quan về điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội ở huyện Nhà Bè thànhphố Hồ Chí Minh

 Tập trung nghiên cứu khảo sát hiện trạng môi trường tại khu dân cưPhú Xuân-Cotec

 Tìm hiểu về thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt để đưa rabiện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân– Cotec

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư

Tính toán kinh tế cho các phương án và lựa chọn phương án tối ưu

 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 1/10/2007 đến ngày 22/12/2007

I.5 Phương hướng phát triển của đề tài

Do kiến thức và thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ khảosát, tìm hiểu và thiết kế cho khu dân cư Phú Xuân huyện Nhà Bè chứ không thiếtkế chung cho các khu dân cư trong thành phố Từ kết quả nghiên cứu của đề tài

Trang 4

này có thể bổ sung, chỉnh sửa và phát triển cho các khu dân cư khác trên địa bànthành phố và toàn quốc.

I.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

I.6.1 Ý nghĩa khoa học

 Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinhhoạt tại khu dân cư Phú Xuân-cotec huyện Nhà Bè Từ đó góp phần vào công tácbảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong sạch hơn

 Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn

I.6.2 Ýù nghĩa thực tiễn

 Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung để phát triển cho các khu dân cưtrên địa bàn thành phố và toàn quốc

 Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước

Trang 5

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC

THẢI SINH HOẠT

II.1 Nguồn Gốc Và Đặc Tính Nước Thải Sinh Hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải được hình thành trong quá trình hoạt độngsống của con người như : giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nước nhà bếp… và cáchoạt động khác không phải là sản xuất.Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từcác căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ các công trình công cộng khác vàngay chính trong các cơ sở sản xuất

Khối lượng nước thải sinh hoạt của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:

 Quy mô dân số

 Tiêu chuẩn cấp nước

 Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước

 Loại hình sinh hoạt

Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặnbã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chấtdinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…);

Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào:

 Lưu lượng nước thải

 Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người

Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào:

 Mức sống, điều kiện sống và tập quán sống

 Điều kiện khí hậu

Và được xác định ở bảng 1

Trang 6

Bảng 1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người

Chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số phát thải

Các quốc gia gần gũi với

Việt Nam

Theo tiêu chuẩn ViệtNam (TCXD-51-84)

-(Nguồn: Chương trình môn học kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Minh Triết)

II.2 Thành Phần Và Tính Chất Của Nước Thải

Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vàonguồn gốc nước thải ngoài ra Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt là thànhphần của chúng tương đối ổn định Các thành phần này bao gồm 52% chất hữu

cơ, 48% chất vô cơ, ngoài ra nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều các vi sinh vậtgây bệnh và các độc tố của chúng Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải là các

vi khuẩn và vi rut gây bệnh như : các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn…

Thành phần nước thải được chia làm hai nhóm chính:

 Thành phần vật lý

 Thành phần hoá học

Thành phần vật lý: biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các kíchthước khác nhau, được chia thành 3 nhóm:

 Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải,giấy, cành lá cây, sạn, sỏi, cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng (  > 10-1mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt ( = 10-1 – 10-4 mm)

 Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo ( = 10-4 – 10-6 mm)

Trang 7

 Nhóm 3: Gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có  < 10-6 mm; chúng cóthể ở dạng ion hoặc phân tử: Hệ một pha – dung dịch thật.

Thành phần hoá học: Biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tínhchất hoá học khác nhau, được chia thành 3 nhóm:

 Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axit vô cơ, các ion của muối phân ly…(khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt );

 Thành phần hữu cơ: Các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, cặnbã bài tiết…(chiếm khoảng 58%)

 Các chất chứa Nitơ:Urê, protêin, amin, acid amin…

 Các hợp chất nhóm hydrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulose…

 Các hợp chất có chứa phosphor, lưu huỳnh

 Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…

II.3 Tổng Quan Về Hệ Thống Và Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt II.3.1 Tổng Quan Về Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

Các quá trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các nhà máy xử lý thường đượcchia ra thành các bước: xử lý ban đầu, xử lý bậc hai, xử lý bậc ba

II.3.1.1 Xử lý ban đầu

Nước thải được đưa đến nhà máy xử lý có thể chứa những mảnh vụn và rácrưởi gây cản trở hoặc làm hư hỏng máy bơm và các thiết bị khác Những vật liệuđó được màng chắn hoặc song chắn rác giữ lại, được lấy ra bằng máy hoặc bằngtay đem chôn hoặc đốt Nước thải sau đó đi qua một máy nghiền, nghiền các vậtliệu hữu cơ và các thứ còn lại nhằm giảm kích thước của chúng để sau đó xử lývà loại bỏ hiệu quả hơn

Trang 8

Ngăn lắng cát

Ngăn lắng cát được thiết kế để cho các hạt cát có kích thước 0.2 mm hoặclớn hơn lắng xuống đáy trong khi những hạt nhỏ hơn và phần lớn các chất hữu cơ

ở trạng thái lơ lửng đi qua

Bể lắng 1

Sau khi cát được loại bỏ, nước thải đi qua một bể lắng tại đó các vật liệu hữu

cơ sa lắng và được lấy ra thải bỏ Quá trình sa lắng có thể loại bỏ được từ 20- 40

% chất rắn lơ lửng

Bể tuyển nổi

Trong nước thải chứa rất nhiều chất ở dạng rắn hoặc ở dạng lỏng, phân tánkhông tan, tự lắng kém Tuyển nổi là quá trình vật lý được dùng để tách các hạtrắn và các hạt chất lỏng ra khỏi pha lỏng và cô đặc bùn sinh học Quá trình nàyđược thực hiện nhờ bọt khí tạo ra khối chất lỏng khi cho không khí vào Các bọtkhí bám vào các hạt hoặc được giữ lại trong cấu trúc hạt nên tạo nên lực đẩy nổiđối với các hạt Không khí được đưa vào nước với áp lực 1.75-3.5 kg/ cm2

Sau đónước thải dư thừa không khí được đưa sang bể làm thoát các bọt khí đi lên làmcho các chất rắn lơ lửng nổi lên mặt nước và được loại bỏ

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử đượchoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm trong một thời gian dài

II.3.1.2 Xử lý bậc hai

Sau khi đã bỏ được 40-60 % chất rắn lơ lửng và 20-40% BOD5 trong giaiđoạn xử lý ban đầu bằng các biện pháp xử lý, giai đoạn xử lý bậc hai tiếp tụcgiảm thiểu vật chất hữu cơ còn lại trong nước thải bằng các biện pháp sinh học.Trong các quá trình vi khuẩn được xử dụng là vi khuẩn háo khí Vi khuẩn háo khíbiến đổi vật chất hữu cơ thành những dạng vật chất như cacbonic, nước, nitratcũng như các vật liệu hữu cơ khác Việc tạo ra vật chất hữu cơ mới là kết quả

Trang 9

gián tiếp của quá trình sinh học, và chất hữu cơ này cần được loại bỏ trước khinước thải được thải vào sông Giai đoạn xử lý bật hai gồm các quá trình: lọc nhỏgiọt, xử lý bùn hoạt tính, hồ sinh vật.

Lọc nhỏ giọt

Trong quá trình này dòng nước thải được đưa không liên tục vào các lớp haymột số vật liệu xốp Một lớp màng sệt chứa các vi sinh vật bao phủ các vật liệulọc và có chức năng như các tác nhân loại trừ ô nhiễm Vật chất hữu cơ trongnước thải chảy qua lớp màng vi sinh hấp thụ và biến đổi thành cacbonic và nước.Quá trình nhỏ giọt sau lắng có thể loại trừ được 85% BOD5

Ao hoặc hồ điều hòa

Một dạng xử lý sinh học khác đó là ao hoặc hồ điều hòa với diện tích lớn, dođó chúng thường được bố trí ở các vùng quê Hồ điều hòa phổ biến nhất có độsâu từ 0.6-1.5 m diện tích bề mặt có thể đến vài hecta Các chất rắn chủ yếu phânhủy trong điều kiện yếm khí ở đáy hồ Trong khi đó ở vùng mặt cho phép oxy hóavật chất hữu cơ dạng keo và hòa tan Quá trình này có thể giảm được 75-85%BOD5

II.3.1.3 Xử lý bậc cao nước thải

Nếu nơi tiếp nhận yêu cầu nước thải phải xử lý ở mức cao hơn so với xử lýbậc hai, hoặc nước thải được xử lý sẽ được tái sử dụng thì khi đó cần tiến hành xử

Trang 10

xử lý bậc cao Tuy nhiên, hai phương pháp này không phải là một Xử lý bậc bathường được sử dụng để loại trừ Photpho trong khi đó xử lý bậc cao có thể thêmmột số bước nhằm cải thiện chất lượng nước thải bằng cách loại bỏ các chất ônhiễm trơ Những quá trình hiện có thể loại trên 99% chất rắn lơ lửng và BOD5.Như các biện pháp như thẩm thấu ngược và thấm tách bằng điện Các quá trìnhkhử Amoniac, khử nitrat và kết tủa Phot phat có thể loại trừ được các chất dinhdưỡng Nếu nước thải sẽ được tái sử dụng lại bằng phương pháp khử trùng bằngClo thì khử trùng bằng Ozon được coi là đáng tin cậy nhất.

II.3.2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau: từ các loạichất rắn không tan, đến những loại chất khó tan hoặc tan được trong nước, xử lýnước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước hoặc thải vào nguồn haytái sử dụng Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểmcủa từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp Thông thường cócác phương pháp xử lý sau:

 Xử lý bằng phương pháp cơ học

 Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học

 Xử lý bằng phương pháp sinh học

III.3.2.1 Phương pháp cơ học

Trong nước thải thường có những tạp chất rắn có kích cỡ khác nhau bị cuốntheo như: rơm cỏ, bao bì chất dẻo, giấy, cát, sỏi… ngoài ra, còn có các loại chất lơlửng ở dạng huyền phù rất khó lắng Tùy theo kích cỡ, các hạt huyền phù thườngđược chia thành hạt chất lắng lơ lửng có thể lắng được và hạt rắn được keo đượckhử bằng đông tụ Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học làthích hợp Một số công trình xử lý cơ học điển hình như sau:

+ Song chắn rác

Trang 11

+ Bể lắng cát

+ Bể lắng

+ Bể tách dầu, mỡ

+ Bể lọc

Song chắn rác: Song chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích

thước lớn như: giấy, rác, rau, cỏ… được gọi chung là rác Rác được chuyển tới máynghiền để nghiền nhỏ sau đó được chuyển tới để phân hủy cặn (bể mêtan) Tuynhiên, hiện nay người ta sử dụng phổ biến loại song chắn rác, vừa kết hợp vừachắn giữ vừa nghiền rác

Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ chuẩn bị điều kiện cho việc xử lýnước thải sau đó Trường hợp ở trạm bơm chính đã được đặt song chắn rác vớikích thước 16 mm thì không nhất thiết phải đặt nó ở trạm xử lý nữa (đối với trạmxử lý công suât nhỏ)

Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp với nhau ở trên mương dẫn nước.Khoảng cách giữa các thanh đan gọi là khe hở Song chắn rác có thể chia thành 3nhóm:

+ Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30-200 mm) và loại trungbình (5-25 mm) đối với nước thải sinh hoạt khe hở song chắn nhỏ hơn 16 mmthực tế được sử dụng theo đặc điểm cấu tạo phân biệt loại cố định và loại diđộng

+ Theo phương pháp lấy rác phân biệt loại thủ công và loại cơ giới.Song chắn rác thường đặt nghiêng so vơí mặt nằm ngang một góc 450-900(thường chọn 600) để tiện lợi khi cọ rửa Theo mặt bằng cũng có thể đặt vuônggóc hoặc tạo thành góc  so với hướng dòng chảy

Trang 12

Thanh đan song chắn có thể dùng loại tiết diện tròn d = 8 – 10 mm, chữ nhật

b = 10x40 mm và 8x60 mm, bầu dục,… vận tốc dòng chảy thường lấy 0,8 – 1m/sđể lắng cát

Hình 2.1: Song chắn rác Bể lắng cát:

Trên công trình xử lý nước thải, việc cát lắng lại trong bể lắng gây khó khăncho công tác lấy cặn Ngoài ra trong cặn có cát thì có thể làm cho các ống dẫnbùn của các bể lắng không hoạt động được, máy bơm chónh hỏng Đối với bểmetan và bể lắng hai vỏ thì cát là một chất thừa, do đó xây dựng các bể lắng cáttrên các trạm xử lý khi lưu lượng nước thải lớn hơn 100 m3/ngày đêm thì cần thiết.Trong bể lắng cát thường giữ các hạt có độ lớn thủy lực U> 24,2 mm/s chiếm gần60% tổng số Có 3 loại bể lắng cát

+ Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng hoặc vòng

+ Bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên

Trang 13

+ Bể lắng cát nước chảy xoắn ốc.

Lượng cát giữ lại ở bể lắng cát phụ thuộc vào các yếu tố: loại hệ thống thoátnước, tổng chiều dài mạng lưới, điều kiện sử dụng, tốc độ nước chảy, thành phầnvà tính chất nước thải… đối với bể lắng cát ngang và tiếp tuyến lấy bằng0,02l/người/ngày đêm; độ ẩm trung bình 60%, khối lượng riêng 1,5 tấn/m3 (đốivới hệ thống thoát nước riêng rẽ)

Hình 2.2: Bế lắng cát ngang

Cấu tạo bể lắng ngang: 1 đường dẫn nước thải vào; 2 buồng lắng; 3 đường dẫn

nước thải ra; 4 hố tập trung bùn

 Bể lắng: Dùng để tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơnnhiều so với trọng lượng riêng của nước thải như: xỉ than, cát… chất lơ lửng nặnghơn sẽ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước Dùngnhững thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng và nổi (ta gọi là cặn) lêncông trình xử lý cặn

Phân loại bể lắng:

Tùy theo yêu cầu xử lý nước mà ta có thể dùng bể lắng như một công trìnhxử lý sơ bộ trước khi đưa tới công trình xử lý phức tạp hơn Cũng có thể sử dụngbể lắng như một công trình xử lý cuối cùng, nếu điều kiện vệ sinh nơi đó cho

Trang 14

Tùy theo công dụng của bể lắng trong dây chuyền công nghệ mà người taphân biệt bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 2 Bể lắng đợt 1 đặt trước công trình xử lýsinh học, bể lắng đợt 2 đặt sau công trình xử lý sinh học.

Căn cứ theo chế độ làm việc phân biệt bể lắng hoạt động gián đoạn bể lắnghoạt động liên tục

Căn cứ theo chiều nước chảy trong bể cũng phân làm 3 loại:

+ Bể lắng ngang: trong đó nước chảy theo phương từ đầu đến cuối bể.+ Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo chiều thẳng đứng

+ Bể lắng radian: nước chảy từ tâm ra quanh thành bể hoặc có thể ngượclại Trong trường hợp thứ nhất gọi là bể lắng li tâm, trong trường hợp thứ hai gọilà bể lắng hướng tâm

Số lượng cặn tách ra khỏi nước thải trong các bể lắng phụ thuộc vào nồng độ

ô nhiễm bẩn ban đầu, đặc tính riêng của cặn (hình dạng, kích thước, trọng lượngriêng, vận tốc rơi…) và thời gian lưu nước trong bể

Ngoài ra trong thực tế người ta còn sử dụng những loại bể lắng khác nữa nhưbể lắng trong, bể lắng tầm mỏng…

+ Bể lắng trong là bể lắng có chứa buồng keo tụ bên trong

+ Bể lắng tầm mỏng là bể chứa hoặc kín, hoặc hở

Biện pháp tăng cường hiệu suất của bể lắng:

Trong các bể lắng (lắng ngang, radian, đứng) thường cũng chỉ giữ được 50% lượng chất bẩn không hoà tan, với điều kiện thuận lợi cũng đạt được tối đa60%

30-Để tăng cường hiệu suất nước thải (ví dụ trong bể lắng làm thoáng sơ bộhiệu suất lắng đạt tới 60-70% theo vật chất lơ lửng và giảm BOD xuống 20%,hàm lượng vật chất trong nước đã lắng đạt tới 100 mg/l) có thể dùng các biệnpháp tăng cường sau:

Trang 15

+ Làm thoáng sơ bộ nước thải trước khi đưa lên bể lắng, làm thoáng sơ bộcó thể cùng với hoặc không cùng với bùn hoạt tính.

+ Làm thoáng sơ bộ bổ sung bùn hoạt tính gọi là làm thoáng đông tụ sinhhọc, còn không bổ sung bùn hoạt tính gọi là làm thoáng đơn giản

+ Làm thoáng đơn giản có thể tiến hành ngay trên mương máng dẫn nướcvào bể lắng hoặc trong những công trình đặc biệt – gọi là bể làm thoáng sơ bộnếu bể làm thoáng và bể lắng kết hợp – gọi là bể lắng làm thoáng

+ Khi làm thoáng sẽ diễn ra quá trình đông tụ và keo tụ các hợp chấtkhông hoà tan nhỏ có trọng lượng riêng xấp xỉ trọng lượng riêng của nước Kếtquả là làm thay đổ độ lớn thuỷ lực và tăng quá trình lắng các cặn

+ Làm thoáng đơn giản có hiệu suất tăng lên 7 - 8%, thời gian làm thoánglấy bằng 10 – 20 phút, lượng không khí cần thiết khoảng 0.5 m3/m3 nước thải

+ Làm thoáng đông tụ sinh học có hiệu suất lắng cao hơn Bởi và ngoàicác quá trình hoá lý, khi đông tụ sinh học một phần chất hoà tan dễ bị oxy hoácũng được oxy hoá và khoáng hoá

+ Khi thiết kế và xây dựng các bể làm thoáng sơ bộ cần lưu ý điều kiệntái sinh bùn hoạt tính Dung tích ngăn tái sinh lấy bằng 0.25 – 0.3 dung tích tổngcộng của bể làm thoáng Lưu lượng tối ưu của bùn hoạt tính dao động trongkhoảng 100 – 400 mg/l

Bể tách dầu mỡ:

Trong nhiều loại nước thải có chứa dầu mỡ (kể cả dầu khoáng vô cơ) Đó lànhững chất nổi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các công trình thoát nước (mạnglưới và các công trình xử lý) và nguồn tiếp nhận nước thải

Vì vậy người ta phải thu hồi những chất này trước khi thải vào hệ thốngthoát nước sinh hoạt và sản xuất Chất mỡ sẽ bít kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu

Trang 16

lọc trong bể sinh học, cánh đồng tưới, cách đồng lọc Chúng sẽ phá huỷ cấu trúcbùn hoạt tính trong bể Aeroten, gây khó khăn trong quá trình lên men…

Bể lọc

Người ta dùng các bể lọc để tách các tạp chất nhỏ khỏi nước thải (bụi, dầu,mỡ bôi trơn…)mà ở các bể lắng không giữ lại được Những loại vật liệu lọc có thểsử dụng là cát thạch anh, than cốc hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu, thanbùn than gỗ Việc chọn vật liệu lọc phụ thuộc vào loại nước thải và điều kiện địaphương

Bên cạnh các bể lọc và lớp vật liệu lọc, người ta còn sử dụng cácmáy vi lọc có lưới và lớp vật liệu tự hình thành khi máy vi lọc làm việc Cácloại máy vi lọc này được sử dụng để xử lý nước thải dạng sợi

Công trình hoặc

thiết bị

Chức năng

Lưu lượng kế Theo dõi quản lý lưu lượng nước thải

Song chắn rác,

lưới chắn rác

Loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 5 mm

Bể tạo bông cặn Tạo điều kiện cho các hạt nhỏ liên kết lại với nhau thành

các bông cặn để chúng có thể lắng được

Bể lắng Loại các cặn lắng và cô đặc bùn

Bể tuyển nổi Loại các chất rắn có kích thước nhỏ và có tỷ trọng gần

bằng tỷ trọng của nước

Bể lọc Loại bỏ các chất rứn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi

xử lý nước thải bằng quá trình sinh học hoặc hoá học

Siêu lọc Như bể lọc, cũng được ứng dụng lọc tảo trong các hồ cố

định nước thải

Trang 17

Trao đổi khí Đưa thêm vào hoặc khử đi các chất khí trong nước thải Làm bay hơi và

sơ bộ trước khi xử lý sinh học

III.3.2.2 Phương pháp hoá học:

Cơ sở của phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học, các quá trình hoálý diễn ra giữa chất bẩn và chất cho thêm vào Các phương pháp hoá học là đôngtụ, trung hoà, hấp phụ và oxy hoá Thông thường các quá trình keo tụ thường đikèm với quá trình trung hoà hoặc các hiện tượng vật lý khác Những phản ứngxảy ra là phản ứng trung hoà, phản ứng oxy hoá – khử, phản ứng tạo chất kết tủahoặc phản ứng phân huỷ các chất độc hại

III.3.2.2.1 Phương pháp đông tụ - tủa bông:

Đông tụ và tủa bông là một công đoạn của quá trình xử lý nước thải, mặc dùchúng là hai quá trình riêng biệt nhưng chúng không thể tách rời nhau

Vai trò của quá trình đông tụ và kết bông nhằm loại bỏ huyền phù, chất keocó trong nước thải

Đông tụ: Là phá vỡ tính bền vững của các hạt keo, bằng cách đưa thêm chấtphản ứng gọi là chất đông tụ

Kết bông: Là tích tụ các hạt “ đã phá vỡ độ bền” thành các cụm nhỏ sau đókết thành các cụm lớn hơn và có thể lắng được gọi là quá trình kết bông Quátrình kết bông có thể cải thiện bằng cách đưa thêm vào các chất phản ứng gọi là

Trang 18

chất trợ kết bông Tuy nhiên quá trình kết bông chịu sự chi phối của hai hiệntượng: kết bông động học và kết bông Orthocinetique.

+Kết bông động học liên quan đến khuyếch tán Brao (chuyển động hỗnđộn), kết bông dạng này thay đổi theo thời gian và chỉ có tác dụng đối với các hạtnhỏ hơn 1 mcrofloc dễ dàng tạo thành khối đông tụ nhỏ

+Kết bông Orthocinetique liên quan đến quá trình tiêu hao năng lượng vàchế độ của dòng chảy là chảy tầng hay chảy rối

Cho thêm chất

Đông tụ

Phản ứng với nước, ion hoá,thuỷ phân, polymer hoá

Thuỷ phân

Phá huỷ tính bền

Đặc tính hút ion làm đông lạnhbề măt các phân tử

Đông tụ

Đặc tính liên quan đến ionhoặc trường hợp bề mặt củaphân tử

Bao gồm cả chất keo kết tủa

Liên quan đến bên trong cácphân tử, trương hợp đông hợpchất

Vận chuyển Chuyển động Brao Kết bông ngoại vi

Năng lượng tiêu tán (gradiantốc độ)

Kết bông trục giao

Các chất làm đông tụ, kết bông:

Để tăng quá trình lắng các chất lơ lửng hay một số tạp chất khác người tathường dùng các chất làm đông tụ, kết bông như nhôm sunfat, sắt sunfat, sắtclorua hay một số polyme nhôm, PCBA, polyacrylamit (CH2CHCONH2)n,natrisilicat hoạt tính và nhiều chất khác

Trang 19

Hiệu suất của quá trình đông tụ cao nhất khi pH = 4 – 8,5 Để bông tạothành dễ lắng hơn thì người ta thường dùng chất trợ đông Đó là những chất caophân tử tan được trong nước và dễ phân ly thành ion Tuỳ thuộc vào từng nhómion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hay dương (các chất đôngtụ là anion hay cation) Đa số chất bẩn hữu cơ, vô cơ dạng keo có trong nước thảichúng tồn tại ở điện tích âm Vì vậy các chất trợ đôngcation không cần keo tu sơbộ trước đó Việc lựa chọn hoá chất, liều lượng tối ưu của chúng, thứ tự cho vàonước cần phải tính bằng thực nghiệm Thông thường liều lượng chất trợ đông tụ làtừ 1 – 5 mg/l.

Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm hoá chất thì phải khuấy trộn đềuvới nước thải, liều lượng hoá chất cho vào phải cần tính bằng Grotamet Thời gianlưu nước trong bể trộn là 1 – 15 phút Thời gian để nước thải tiếp xúc với hoáchất tới khi bắt đầu lắng là từ 20 – 60 phút, trong khoảng thời gian này các chấthoá học tác dụng với các chất trong nước thải và quá trình động tụ diễn ra

III.3.2.2.2 Phương pháp trung hoà:

Phương pháp trung hoà chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp cóchứa kiềm hay axit Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm môi trường xungquanh thì người ta phải trung hoà nước thải, với mục đích là làm lắng các muốicủa kim loại nặng xuống và tách chúng ra khỏi nước thải

Qúa trình trung hoà trước hết là phải tính đến khả năng trung hoà lẫn nhaugiữa các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nướcthải sinh hoạt và nước sông Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH = 6.5 – 8.5 thìnước đó được coi là đã trung hoà

III.3.2.2.3 Phương pháp hấp phụ:

Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà

Trang 20

với hàm lượng rất nhỏ Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính caohoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.

Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen,keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản xuất như xỉtro, xi mạ săt trong số này, than hoạt tính thường được dùng phổ biến nhất Cácchất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp phụ Lượng chất hấpphụ tuỳ thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn cótrong nước Phương pháp này có thể hấp phụ 58 – 95% các chất hưu cơ màu Cácchất hưu cơ có thể bị hấp phụ là phenol, Alkylbenzen, sunfonic axit, thuốc nhộmvà các chất thơm

III.3.2.2.4 Phương pháp oxi hoá khử:

Oxi hoá bằng không khí dựa vào khả năng hoà tan của oxi vào nước Phươngpháp thường dùng để oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ Ngoài ra phương pháp còn dùng đểloại bỏ một số hợp chất như: H2S, CO2 tuy nhiên cần phải chú ý hàm lượng khísục vào vì nếu sục khí qua mạnh sẽ làm tăng pH của nước

Oxi hoá bằng phương pháp hoá học

Clo là một trong những chất dùng để khử trùng nước, clo không dùng dướidạng khí mà chúng cần phải hoà tan trong nước để trở thành HClO chất này cótác dụng diệt khuẩn Tuy nhiên clo có khả năng giữ lại trong nước lâu Ngoài ra

ta còn sử dụng hợp chất của clo như cloramin, chúng cũng có khả năng khử trùngnước nhưng hiệu quả không cao nhưng chúng có khả năng giữ lại trong nước lâu ởnhiệt độ cao

Ozone là một chất oxi hoá mạnh được dùng để xử lý nước uống, nhưngchúng không có khả năng giữ lại trong nước

Pedroxit hydro: cũng dùng khử trùng nước tuy nhiên giá thành cao Nó

Trang 21

có thể dùng khử trùng đường ống Ngoài ra còn dùng để xử lý hợp chất chứa lưuhuỳnh trong nước thải gây ra mùi hôi khó chịu Ưu điểm dùng chất này là khôngtạo thành hợp chất halogen.

III.3.2.2.5 Phương pháp oxi hoá điện hoá:

Phương pháp oxi hoá điện hoá được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, vớimục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên cácđiện cực anot Phương pháp này dùng xử lí nước thải xi mạ Niken, mạ bạc haycác nhà máy tẩy gỉ kim loại, như điện phân dung dịch chứa sắt sunfat và Axitsunfuric tự do bằng màng trao đổi ion sẽ phục hồi 80 – 90% Axit sunfurric và thuhồi bột sắt với khối lượng là 20 – 25 kg/m3 dung dịch

Nếu xử lý bằng phương pháp điện phân thì nước thải có thể dùng lại được,và dung dịch Axit sunfuric có thể dùng lại cho qua trình điện phân sau

Bảng 2: Ứng dụng qua trình xử lý hoá học

Trung hoà Để trung hoà các nước thải có độ kiềm hoặc độ trung acid caoKeo tụ Loại bỏ photpho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng

trong các công trình lắng sơ cấp

Hấp phụ Loại bỏ các chất hưu cơ không thể xử lý được bằng các phương

pháp hoá học hay sinh học thông dụng Cũng được dùng để khửchlor của nước thải sau xử lý, trước khi thải vào môi trường

Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh Các phương pháp thường sử

dụng là: chlorine, chlorine dioxide, brrmide chlorine, ozone…

Khử chlor Loại bỏ các hợp chất của chlorine còn sót lại sau quá trình khử

trùng bằng chlor

Các quá

trình khác

Nhiều loại hoá chất được sử dụng để đạt được những mục tiêunhất định nào đó Ví dụ như dòng hoá chất để kết tủa các kimloại nặng trong nước thải

(Nguồn: Metcalf và Eddy, 1991)

Trang 22

Hình 2.3: Bể lọc sinh học biofilter

Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa trên hoạt động sống của visinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải Quá trìnhhoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoánghoá và trở thành chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước

Các quá trình sinh học có thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên, hoặc cácbể được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho việc xử lý một loại nước thải nàođó

Dạng thứ nhất: gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh

vật…Trong điều kiện xử lý nước ta, các công trình xử lý sinh học tự nhiên có một

ý nghĩa lớn Thứ nhất nó giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cầnthiết, thứ hai nó phục vụ tưới ruộng làm màu mỡ đất đai và nuôi cá Điều kiệnquan trọng là cần nghiên cứu tìm cho được các thông số tính toán thích hợp vớiđiều kiện nước ta và trên cơ sở đó tìm phương pháp xử lý tối ưu nhất Tuy nhiên,việc vận chuyển hay lắp đặt các hệ thống ống dẫn nước thải sau xử lý đến nơicần tưới tiêu có thể là một giới hạn cho ứng dụng này do chi phí đầu tư rất cao

Dạng thứ hai :gồm các công trình như bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học nhỏ

giọt( tritkling filter), bể lọc sinh học cao tải, hầm ủ Biogas…

Giai đoạn xử lý sinh học được tiến hành sau giai đoạn xử lý lý học Bể lắng

ở trước giai đoạn xử lý sinh học được gọi là bể lắng sơ cấp Sau giai đoạn xử lý

Trang 23

sinh học bằng Biofilm hoặc bùn hoạt tính, để loại màng vi sinh vật và bùn hoạttính ra khỏi nước thải người ta thường dùng bể lắng thứ cấp Sau bể lắng thứ cấpthường là quá trình khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.

Xử lý cặn của nước thải: các cặn của nước thải ở các bể lắng cũng cần phảixử lý Thường người ta xử dụng một phần lượng cặn ở bể lắng thứ cấp để bơmhoàn lưu vào bể Aeroten nhằm mục đích bổ sung lượng vi khuẩn hoạt động chocông trình này Phần còn lại cộng với cặn lắng của bể lắng sơ cấp được đưa vàobể tự hoại, để phân huỷ bùn ( thực chất là hầm ủ Biogas), sân phơi bùn, ủ phâncompost, thiết bị lắng bùn để xử lý tiếp

Bảng 3: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải

Loại Tên chung Aùp dụng

Ổn định tiếp xúcLàm thoáng kéo dàiKênh oxy hoáBể sâu

Bể rộng- sâu Nitrat hoá sinh trưởng lơ lửngHồ làm thoáng

Phân huỷ hiếu khí

Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)

Nitrat hoáKhử BOD –chứa cacbon (nitrathoá)

Ổn định, khử BOD – chứa cacbon

Trang 24

Oxi nguyên chấtSinh trưởng gắn

kết

Kết hợp quá trình

sinh trưởng lơ lửng

và gắn kết

Bể lọc sinh họcTháp tải- nhỏ giọtCao tải

Lọc trên bề mặt xù xìĐĩa tiếp xúc sinh học quay Bểphản ứng với khối vật liệuQuá trình lọc sinh học hoạt tínhLọc nhỏ giọt- vật liệu rắn tiếpxúc

Quá trình bùn hoạt tính- lọcsinh học

Quá trình lọc sinh học- bùnhoạt tính nối tiếp nhiều bậc

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoáKhử BOD chứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá

Hai bậcQuá trình tiếp xúc kị khíLớp bùn lơ lửng kị khí hướnglên (USAB)

Ổn định, khử BOD chứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon

Trang 25

Sinh trưởng gắn

kết

Quá trình lọc kị khí Khử BOD chứa cacbon

Ổn định chất thải và khử nitrat hoáỔn định chất thải – khử nitrat hoá

Quá trình kết hợp

Quá trình một bậc hoặc nhiềubậc

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá,khử nitrat hoá, khử phosphor

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá,khử nitrat hoá, khử phospho

Quá trình ở hồ Hồ hiếu khí

Hồ bậc ba Hồ tuỳ tiệnHồ kị khí

Khử BOD chứa cacbonKhử BOD chứa cacbon – nitrat hoáKhử BOD chứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon (ổn địnhchất thải- bùn

III.3.2.4 Phương pháp khử trùng

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105-106

vi khuẩn trong 1 ml Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vitrùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loài vi khuẩn gâybệnh nào trong nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng lantruyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả

ra nguồn tiếp nhận Các biện pháp tiệt trùng nước thải phổ biến hiện nay là:

- Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo

Trang 26

- Dùng Hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hoà tan trong thùng dungdịch 3 – 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.

- Dùng Hydroclorit – natri, nước zavel NaClO

- Dùng Ozon, Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozon đặt trongnhà máy xử lý nước thải Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hoà tanvà tiếp xúc

- Dùng tia cực tiếp (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra Đèn phát tiacực tím đặt ngập trong mương có nước thải chảy qua

Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước thải hay dùng Clo hơi và các hợp chấtcủa Clo vì Clo là hoá chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều,có sẵn trên thịtrường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao Nhưng những năm gầnđây các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo để tiệt trùng nước thảivì:

- Lượng Clo dư 0.5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn địnhcho quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước có ích khác

- Clo kết hợp với Hydrocacbon thành hợp chất có hại cho môi trường sống.Trong quá trình xử lý nước thải, công đoạn khử khuẩn thường được đặt ởcuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn

Hình 2.4: Bể khử trùng nước thải bằng NaOCl

Nước

vào

Nước raNaOCl

Trang 27

GIỚI THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ PHÚ XUÂN –COTEC

HUYỆN NHÀ BÈ

III.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên huyện Nhà Bè:

III.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của TPHCM Là địa bàn cửa ngõphía nam thành phố hướng ra biển Đông.thuận lợi giao thông thủy bộ, có điềukiện phát triển cảng biển và khu công nghiệp quy mô lớn của thành phố Có tổngdiện tích tự nhiên là 100,41km2 chia theo đơn vị hành chính gồm một thị trấn vàsáu xã nông thôn Dân số trung bình 73.264 người Có vị trí địa lí:

 Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An

 Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

 Phía Tây giáp huyện Bình Chánh

 phía Bắc giáp Quận 7, TP.HCM

Tổ chức hành chính

Trang 28

Hình3.1: Bản đồ vị trí địa lí huyện Nhà Bè

Trang 29

III.1.2 Đặc điểm địa hình địa chất

II.1.2.1 Đặc điểm địa hình:

Nằm trong vùng hạ lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, địa hình huyện NhàBè tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn, trung bình 0.6 –1.5m Nhìn chung địa hình lòng chảo trũng về phía nam huyện

II.1.2.2 Đặc điểm địa chất

 Thổ nhưỡng:đất ở huyện Nhà Bè được phủ bởi trầm tích Halogen, cónguồn gốc sông biển, đầm lầy với thành phần bùn sét Lớp bùn xét dày trên 20m,sức chịu tải nhỏ vì vậy sẽ gặp khó khăn khi xây dựng cơ sở hạ tầng

 Nguồn nước ngầm:

Có 5 tầng nước ngầm

+Tầng 1: nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thuỷ cấp Tầng nước này

dễ bị ô nhiễm do thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực ở gần bãi rác đôngThạnh

+Tầng 2: nằm ở độ sâu hơn 20-50m, đây là tầng nước có áp.

+Tầng 3: nằm ở độ sâu 50-90m.

+Tầng 4: nằm ở độ sâu 100-120m.

+Tầng 5: nằm ở độ sâu hơn 120m.

Tầng 2 và tầng 3 trữ lượng nhiều và chất lượng tốt Hiện nay nhân dân đangkhai thác sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày Tầng 4 vàtầng 5 công ty cấp nước thành phố đang khai thác phụ vụ cho khu vực nội thành.Khu vực Nhị Xuân, nước ngầm bị nhiễm phèn và mặn nên không sử dụng được.Khu vực xung quanh bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng cầnnghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm, từ lâu khu vực này đã không sử dụng nướcngầm

Trang 30

 Mạng lưới thuỷ văn:Huyện Nhà Bè có hệ thống sông ngòi thuận lợi choviệc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi kháp nơi, có điều kiện xâydựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng

III.2 Hiện trạng môi trường khu vực

III.2.1 Chất lượng môi trường không khí

Nhiệt độ không khí: tỷ lệ nghịch với lượng mưa, ngược lại ẩm độ không khí

tỷ lệ thuận với lượng nước mưa

Nhìn chung khí hậu tương đối ôn hoà, ít bị ảnh hưởng của gió bão, không cógió Tây khô nóng, mùa đông không lạnh và không có sương muối, ánh sáng dồidào trong năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp do vụ đông xuân có điều kiện tối ưu về ánhsáng, bức xạ, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm nên cây trồng sinh trưởng và pháttriển tốt, cho năng suất và chất lượng cao hơn các vụ khác

Kết quả theo dõi nhiệt độ tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất nhiều năm đượctóm tắt như sau:

Nhiệt độ trung bình năm: 280C

Nhiệt độ trung bình cao nhất: 30,2 0C ( tháng 4)

Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 26,6 0C (tháng 12

Trang 31

Bảng 4 : Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (TSN)

Các tháng trong năm Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

(Nguồn: Phân viện nghiên cứu khí tượng thuỷ văn phía Nam)

 Chế độ mưa

Mùa mưa tập trung vào tháng 7 đến tháng 11

Lượng mưa trung bình năm 1859,4 mm

Lượng mưa thấp nhất trong năm 1654,3 mm

Lượng mưa lớn nhất trong ngày 177,0 mm

Bảng 5: Lượng mưa trung bình tại TP HCM

(Nguồn: Phân viện nghiên cứu khí tượng thửy văn phía Nam)

Trang 32

III.2.2 Chất lượng môi trường nước

Về nguồn nước, TP HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai- SàiGòn, TP HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang ( Đà Lạt) và hợp lưu bởinhiều sông khác, như sông La Ngà, Sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000

km2 Nó có lưu lượng bình quân 20- 500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũlên tới 10.000 m3/s , hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 khối nước và là nguồn nướcngọt chính của TP HCM Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy quaThủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phậnthành phố dài 80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưulượng trung bình vào khoảng 54 m3/s Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phốthay đổi từ 225- 370 m và độ sâu tới 20 m Sông Đồng Nai nối thông qua sông SàiGòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bèhình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâmthành phố khoảng 5 km về phía đông nam, nó chảy ra biển đông bằng 2 ngảchính- ngả Soài Rạp dài 59 km, bề rộng trung bình 0.5 km, lòng sông sâu, làđường thuỷ chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, Thành Phố còn có mạng lưới kênh ngòichằng chịt, như hệ thống sông Sài Gòn có các Rạch Láng The, Bàu Nông, rạchTra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc- Thị Nghè, Bến Nghé,Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đôi và ở phần phía nam thành phố thuộc địabàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thôngkênh cấp 3-4 của kênh đông Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, BìnhChánh đã hiúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từngbước thực hiện các dự án giải toả, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểmcảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn

Trang 33

Về thuỷ văn, hầu hết các sông rạch Tp.HCM đều chịu ảnh hưởng giao độngbán nhật triều của biển đông Mỗi ngày nước lên xuống hai lần, theo đó thuỷ vănthâm nhập sâu vào các kênh rạch trong Thành phố gây nên tác động không nhỏđối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nộithành.

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m tháng có mực nước cao nhất làtháng 10-11, thấp nhất các tháng 6-7 về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sôngnhỏ, độ mặn 4%^ có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có nămđến tận Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại Mùa mưa lưu lượngcủa nguồn lớn nên mặn đẩy lùi xa hơn và đọ mặn bị pha loãng nhiều

Hiện trạng chất lượng nước mặt

Bảng6 : Kết quả phân tích nước mặt tại một số khu vực trên địa bàn huyện

(guồn :Trung tâm CEER)

Nhận xét : So sánh với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 cho thấy: nước mặt trong khuvực có hàm lượng hữu cơ và chất rắn là rất cao (BOD, COD và SS đều vượt tiêuchuẩn) Các chỉ tiêu còn lại nhìn chung thấp hơn tiêu chuẩn cho phép

Trang 34

Nguồn : Trung tâm CEER

Nhận xét: Theo TCVN 5944-1995 cho thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu trong mẫunước ngầm tại khu vực dự án đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép Chỉ cósố lượng Coliform là vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 37 lần do vấn đề bảo quảngiếng chưa hợp vệ sinh Ngoài ra, nhìn chung nồng độ sắt và sunfat nơi đây làkhá cao, nước có dấu hiệu nhiễm phèn

III.2.3 Chất lượng môi trường đất

Thành phố HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền đông Nam Bộ vàđồng bằng Sông Cửu Long Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ bắc xuốngnam và từ đông sang tây Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:

Vùng cao nằm ở phía bắc – đông bắc và một phần tây bắc( thuộc bắc huyện CủChi, đông bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao

Trang 35

trung bình từ 10-25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m , như đồiLong Bình.

Vùng thấp trũng ở phía nam- tây nam và đông nam thành phố( thuộc cácquận 9,8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), Vùng này có độ caotrung bình trên 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0.5 m

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm thành phố, gồm phần lớn nộithành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn,Vùng này có độ cao trung bình 5- 12 m

Địa chất thủy văn:

Theo tài liệu khảo sát của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn khu vực huyện Nhà Bè cho thấy trong khu vực có thể khai thác nướcngầm ở hai tầng chính là tầng 20 - 40m và tầng 80-130m

Nước ngầm tầng nông có chất lượng kèm, thường bị nhiễm mặn hoặc lợ, chỉthích hợp cho cây chịu mặn.s

Các tầng sâu hơn (200 - 300m) có chất lượng tốt và trữ lượng lớn, có thể khai thác

Thời thiết khí hậu:

huyện Nhà Bè nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có hai mùa rõrệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa náng từ tháng 11 đến tháng 4) Nhiệtđộ tương đối điều hòa tổng lượng nhiệt lớn, tổng lượng mưa thấp,gió và độ bốchơi mạnh (nhất là trong tháng 4 và tháng 5)

- Nhiệt độ bình quân là 27oc

- Độ ẩm không khí trung bìnhlà :79%

- Lượng mưa trung bình là 1098mm

- Lượng nước bốc hơi trung bình là 3,7mm/ngày

- Số giờ nắng trung bình là 6,3h/ngày

Trang 36

III.2.4 Thực trạng vệ sinh môi trường

 Cấp nước:huyện đã phối hợp cùng ngành cấp nước thành phố, trung tâmnước sạch và vệ sinh môi trường thành phố cung cấp nước sinh hoạt đến chongười dân Năm 2005 trên địa bàn huyện có 34 giếng nước công nghiệp, 12 trạmcấp nước tập trung Ngoài ra, huyện chuyên chở nước bằng xe bồn, cung cấp cácthùng chứa nước cho nhân dân Năm 2006 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 99,01%.Bên cạnh đó vẫn còn những những hộ dân sử dụng nước sông rạch đã lắng phènvà một số giếng ở tầng 40-60m, chất lượng nước không đều có nhiều giếng bịnhiễm mặn và có hàm lượng sắt cao làm nước cho các hoạt động sinh hoạt

 Điều kiện vệ sinh môi trường:

Do việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và các khu dân cư mớitrên địa bàn huyện diễn ra khá nhanh do đó không kiểm soát được yêu cầu vệsinh môi trường đô thị như chất thải, khí thải

Hiện tại các chất thải và rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,dịch vụ – thương mại … đều thải trực tiếp ra sông rạch, không qua xử lý, kể cả cácchất thải hữu cơ và hóa chất

Theo số liệu thống kê dược hiện nay ngoài những hoạt động sản xuấttrên địa bàn huyện còn có 11 đơn vị sản xuất – phần lớn là của trung ương vàthành phố đang gây ô nhiễm nước và không khí ở huyện Những chất thải ở các

Trang 37

đơn vị này rất nguy hiểm, bao gồm các hóa chất, chất hữu cơ, được thải trực tiếp

ra sông Nhà Bè, Kênh Tẻ

Rác thải: bình quân trên địa bàn huyện một ngày thải ra khoảng 80 tấnrác các loại, trong đó ước chỉ có khoảng 40 tấn được xử lý đúng quy định củathành phố, phần còn lại được thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông, rạch

III.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội:

III.3.1 Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế của thành phố, huyện Nhà nè cũng cómức tăng trưởng kinh tế khá, bình quân thời kỳ 2001- 2005 tăng 36.06% thu nhậpbình quân đầu người từ 4.05 triệu đồng/ người/ năm (năm 2000) lên 6,47 triệuđồng/ người/ năm (năm 2005) năm 2006 là 7,04 triệu đồng/ người/ năm Nền kinhtế chủ yếu của huyện Nhà Bè hiện nay là thương mại- dịch vụ, kế đến là nôngnghiệp và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

 Công Nghiệp – Tiểu Thủ Công Nghiệp

Tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệpthoithời kỳ (2001-2005) là 36,16%, chiếm 3,39% cơ cấu kinh tế

Tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 2005 có 2.664 cơ sở,trong đó có:

o 63 công ty trach nhiệm hữu hạn (tăng 51 so vói năm 2001)

o 6 công ty cổ phần ( tăng 40so vói 2001)

o 60 doanh nghiệp tư nhân ( tăng 26 so với năm 2001)

o 9 hợp tác xã

o 2.526 hộ kinh doanh cá thể (tăng 815)

Nhìn chung ngành công nghiệp huyện phát triển chủ yếu các ngành sảnxuất nhỏ, phương pháp sản xuất còn thủ công, thu hút lực lao động ít, các ngành

Trang 38

loại, tuy có tỷ trọng lớn nhưng tốc dộ tăng thấp , chưa đáp ứng nhu cầu và tiềmnăng của huyện.

 Thương Mại - Dịch Vụ

Về thương mại – dịch vụ huyện Nhà Bè có tăng nhanh nhưng nói chungchưa có sự chuyển biến lớn, phần nhiều phục vụ cho xây dựng và tiêu dùng, quymô nhỏ, các ngành như vận tải, bưu điện, xây dựng tăng nhanh nhưng ở mức độtương đối Mạng lưới các chợ được xây dựng mới, sắp xếp lại, góp phần phục vụhàng hóa tiêu dùng, sinh hoạt cho nhân dân

 Nông Nghiệp

Trước đây nông nghiệp huyện Nhà bè phát triển chủ yếu là cây lúa nướcmỗi năm một vụ nhưng năng suất thất thường, mấy năm trở lại đây do tốc độ đôthị hóa cao, giá đất tăng mạnh người dân có xu hướng chờ giá đất tăng cao lênkhông quan tâm phát triển cây lúa nữa đất làm diện tích dất nông nghiệp ngàycàng bị thu hẹp

III.3.2.1 Quy Mô Dân Số

Năm 1997 dân số trung bình của huyện Nhà Bè là 59.880 trong có 31.066nữ, có 34.331 người trong độ tuổi lao động Mật độ dân số là 642 người/km2 tỷ lệgia tăng tự nhiên 1.74%

Năm 2005 dân số trung bình của huyện Nhà Bè là 73.968 trong có 37.773nữ, có 45.860 người trong độ tuổi lao động Mật độ dân số là 731 người/km2 tỷ lệgia tăng tự nhiên 1.35%

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số của Nhà Bè giảm bình quân hàng năm( giai đoạn 1997- 2005) là 0.049% Giai đoạn (2001- 2005) giảm bình quân hàngnăm là 0.027% tốc độ phát triển dân số bình quân qua các năm 2001-2005 là102.57% hay tăng 2.57%

Bảng 8: Diện tích – dân số và đơn vị hành chánh năm 2006

Trang 39

Diện tích (km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số(người/km2)

( Nguồn: phòng tài nguyên môi trường huyện Nhà Bè)

III.3.2.2 Y Tế – Giáo Dục

 Y Tế

Năm 2006 toàn huyện đã có 8 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 1trung tâm y tế được đầu tư xây dựng mới cùng với trang thiết bị Toàn huyện cũngchú trộng đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nhằm phục vụ tại chỗ cho người dân, 7/7trạm y tế xã- Thị trấn được nâng cấp, xây dựng mới và có bác sỹ phụ trách Giảmđáng kể tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ( từ 23% năm 2001 xuống còn 14.83% năm2005) Bình quân có 5.02 bác sĩ/1 vạn dân

Trang 40

 Giáo Dục

Trong năm 5 huyện đã đầu tư xây dựng và cải tạo 46 công trìnhtrường học Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa và đào tạo nâng cao.Hiệu suất đào tạo được nâng lên:

- Tiểu học từ 90% năm 2001 lên 94.5% năm 2005

- THCS từ 71% năm 2001 lên 82.4% năm 2005

III.4 Khu Dân Cư Phú Xuân- Cotec

Vị Trí Địa Lí: Khu dân cứ Phú Xuân –Cotec Nằm ở vị trí có các mặt

tiếp giáp sau:8.716

 Phía Bắc :Giáp với rạch Mương Ngang

 Phía Nam :Cách Hương lộ 34 là 200m

 Phía Đông: giáp với Liên tỉnh lộ 13B

 Phía Tây : Cách cầu mương Chuối là 760m

Đặc điểm chung về khu dân cư Phú Xuân- Cotec

Nhìn chung đây là một khu dân cư mới đựoc xây dựng của huyện Nhà Bènhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho dân địa phương và sự tăng lên của dân số cơhọc Khu dân cư Phú Xuân có các đặc điểm sau:

 Địa hình :Địa hình khu đất tương đối bằng phẳng và thấp, hướng đổ dốckhông rõ rệt

Cao độ mặt đất thay đổi phổ biến từ 0,50 - 1,17 m, có nơi 1,2 - 1,45m Các

ao mương trong khu vực có cao độ đáy từ -0,64 đến - 0,07m

Hầu hết diện tích là trồng lát, cói, dừa nước, sình lầy và một ít diện tíchtrồng lúa

Quy Mơ Quy Hoach

với quy mô dân số 4940 người cân đối trên quỹ đất ,,,,quy nhà ở của khudân cư Phú Xuân bao gồm :

Ngày đăng: 27/04/2013, 07:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người (Trang 6)
Hình 2.2: Bế lắng cát ngang - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Hình 2.2 Bế lắng cát ngang (Trang 13)
Hình 2.3: Bể lọc sinh học biofilter - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Hình 2.3 Bể lọc sinh học biofilter (Trang 22)
Hình 2.4: Bể khử trùng nước thải bằng NaOCl - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Hình 2.4 Bể khử trùng nước thải bằng NaOCl (Trang 26)
Bảng 4 : Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (TSN) - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 4 Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất (TSN) (Trang 31)
Bảng 5: Lượng mưa trung bình tại TP HCM - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 5 Lượng mưa trung bình tại TP HCM (Trang 31)
Bảng 7: Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực dự án - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 7 Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực dự án (Trang 33)
Bảng 11 :Cân bằng sử dụng đất - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 11 Cân bằng sử dụng đất (Trang 42)
Bảng 4.1:Bảng hệ số không điều hòa chung - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 4.1 Bảng hệ số không điều hòa chung (Trang 51)
Bảng 10: Các thông số thiết kế mương và song chắn rác - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 10 Các thông số thiết kế mương và song chắn rác (Trang 56)
Bảng tóm tắt kích thước bể lắng và phân hủy bùn - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng t óm tắt kích thước bể lắng và phân hủy bùn (Trang 66)
Bảng tóm tắt kích thước bể lọc biofin 2 bậc nối tiếp bể bậc 1= bể bậc2 - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng t óm tắt kích thước bể lọc biofin 2 bậc nối tiếp bể bậc 1= bể bậc2 (Trang 72)
Bảng 20: Các thông số thiết kế bể Aerotank - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 20 Các thông số thiết kế bể Aerotank (Trang 86)
Bảng 21: Các thông số thiết kế bể lắng II - tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Phú Xuân - Cotec
Bảng 21 Các thông số thiết kế bể lắng II (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w