Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội BHXH ra đời vào những năm giữa
Trang 1Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19 khi mà nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu âu Từ năm 1883 ở nước phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật Bảo hiểm y tế Một số nước châu Âu và Bắc mĩ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH mặc dù ra đời từ rất lâu như vậy nhưng đối tượng của BHXH vẫn có nhiều quan điểm khác nhau gây ra nhiều tranh cãi Đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng BHXH với đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng của BHXH.
BHXH là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi già Chính
vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của NLĐ bị biến động hoặc giảm, mất đi
do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra
Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp… cho NLĐ có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH
Đối tượng tham gia BHXH.
Đối tượng tham của BHXH là NLĐ và NSDLĐ Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của NLĐ theo quy định của luật BHXH Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó trong xã hội
Trang 2Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đối với những người làm công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo an toàn quỹ BHXH
Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng NLĐ trong và ngoài doanh nghiệp nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối tượng của BHXH cũng được mở rộng ra Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH bao gồm:
• Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là NLĐ và NSDLĐ phải tham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng BHXH theo quy định của luật BHXH
• Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ăn lương
và NLĐ không làm công ăn lương Thường là do sự đóng góp của NLĐ cùng với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước
Các chế độ bảo hiểm xã hội
BHXH đã xuất hiện vào thế kỷ XIII ở Nam Âu Tuy nhiên, lúc đầu BHXH chỉ là mang tính sơ khai và tự phát được áp dụng trong phạm vi nhỏ
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai BHXH được nhiều nước biết đến trên thế giới với những thay đổi, bổ sung phong phú và đa dạng hơn BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất đối với hầu hết các quôc gia trên thế giới Theo công ước 102
kí kết tại Giơnevơ tháng 6 năm 1952 của Tổ chức Lao động quốc tế với sự tham gia của rất nhiều quốc gia đã xác định rõ, BHXH bao gồm các chế độ sau:
1 Chế độ chăm sóc y tế
2 Chế độ trợ cấp ốm đau
3 Chế độ trợ cấp thất nghiệp
4 Chế độ trợ cấp tại nạn lao động & bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)
5 Chế độ trợ cấp tuổi già
6 Chế độ trợ cấp gia đình
7 Chế độ trợ cấp sinh đẻ
8 Chế độ trợ cấp khi tàn phế
9 Chế độ trợ cấp cho người còn sống
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH Tuỳ điều kiện kinh tế chính trị xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 trong 9 chế độ Trong đó có ít nhất một trong năm chế độ: 3, 4, 5, 8, 9 Tuy vậy, không phải Quốc gia nào cũng thực hiện được cả 9 chế độ đã nêu trên
Trang 3Ở Việt nam, trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân pháp đã thực hiện BHXH cho một số người làm việc trong bộ máy của chúng còn đối với công nhân Việt nam làm việc cho Chính phủ pháp thì hầu như không được tham gia BHXH Đến năm 1945, nước Việt nam dân chủ cộng hoà được thành lập Chính phủ đã ban hành điều lệ, sắc lệnh 54/SL ngày 14/6/1946 của Chính phủ ban hành về việc cấp hưu bổng cho công chức Sau khi miền Bắc hoà bình, thực hiện hiến pháp năm 1949 hội đồng Chính phủ ban hành điều
lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm theo Nghị định 218/CP ra đời ngày 27/12/1961 quy định chế độ BHXH ở Việt nam gồm 6 loại chế
độ trợ cấp: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, mất sức lao động, chế độ tử tuất Khi nền kinh tế phát triển và chuyển đổi theo cơ chế thị trường từ năm 1986 đặc biệt là từ những năm 1990 trở lại đây, điều kiện kinh tế đã thay đổi thì Nghị định 43/CP ngày 22/ 6/1993 và Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 thống nhất bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động Như vậy là hiện nay BHXH Việt nam thực hiện 5 chế độ Đến năm 2003, do BHYT Việt nam sát nhập với BHXH Việt nam do đó hiện nay ở Việt nam thực hiện 6 chế độ BHXH Các chế độ đó là: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ chăm sóc y tế