luận văn đề án thiết kế tàu
Trang 1NỘI DUNG THỰC TẬP
1) Tìm hiểu các bản vẽ kỹ thuật (hoặc các loại bản vẽ: bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công)
2) Lập qui trình thi công cho 1 sản phẩm , qui thình thi công cho 1 tổng đoạn ( phân đoạn ) trong công trình thiết kế
3) Khảo sát phương tiện cần sửa chữa , lên kế hoạch sửa chữa , nghiệm thu sản phẩm
4) Lập dự toán đóng mới hoặc dự toán sửa chữa cho 1 con tàu cụ thể
5) Tìm hiểu cách tổ chức 1 phòng kỹ thuật , một cơ quan thiết kế , một cơ quan nghiên cứu hoặc 1 bộ phận kiểm tra
6) Tìm hiểu cách lập hồ sơ công trình thiết kế
7) Tập xây dựng phương án thiết kế và phân tích để chọn phương án thiết kế nếu nơi thực tập cho phép
8) Tìm hiểu các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thiết kế 1 con tàu
Trang 2Để phục vụ cho việc làm đề tài tốt nghiệp, em được nhà trường gửi đến thực tập tại
Công Ty Đóng Tàu Và Công Nghiệp Hàng Hải Sài Gòn trực thuộc Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam Với sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú, anh chị và
cán bộ công nhân viên của công ty, em được ứng dụng những kiến thức đã học ở trườngvào các công việc thực tế ở công ty Tại địa điểm thực tập này mà em đã làm quen vàthích nghi được với các công việc của một kỹ sư đóng tàu
Em xin chân thành cảm ơn đến Nhà Trường – Khoa Đóng Tàu Thủy Và Công
Trình Nổi đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích này; Giáo viên hướng
dẫn Lê Văn Toàn và các cô chú, anh chị tại Công Ty Đóng Tàu Và Công Nghiệp Hàng
Hải Sài Gòn đã tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua.
Sinh Viên: Phan Thanh Nhật
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU VÀ CÔNG NGHIỆP
HÀNG HẢI SÀI GÒN
CÔNG TY ĐÓNG TÀU & CÔNG NGHIỆP HÀNG HẢI SÀI GÒN:
Số 2 Đào Trí, Phường phú thuận, Quận 7, Tp.HCM, VN
ĐT: (84.8) 7.730.232 - 7.730.234 - 7.730.234 – Fax: (84.8) 7.730.236
Các đơn vị thành viên:
1 Xí Nghiệp Đóng Tàu Và Sửa Chữa Tàu Thủy Bình Triệu
Khu Phố 3, P.Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh,VN
ĐT : (84.8) 7.266.662 - 7.266.086 – Fax:(84.8) 7.266.032
2 Xí Nghiệp Đóng Tàu Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Nam Sài Gòn
Số 2 Đường Đào Trí , P.Phú Thuận, Quận 7 TP Hồ Chí Minh VN
ĐT : (84.8) 7.730.040 – 8.731.679 – Fax: (84.8) 8.733.312
3 Chi Nhánh Vũng Tàu
196 Bình Giã, Tp Vũng Tàu, VN
ĐT : (064) 816.312 – Fax : (064) 816.312
4 Ban Kinh Doanh Dịch Vụ Cơ Khí
29 Nguyễn Văn Nguyên, P.Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, VN
ĐT : (84.8) 8.483.372
5 Ban Kinh Doanh Dịch Vụ Hàng Hải
Trang 5ĐT : (84.8) 8.824.419
Năng Lực Chủ Yếu :
1 Xí Nghiệp Đóng Tàu Và Sửa Chữa Tàu Thủy Bình Triệu
Sữa chữa các loại tàu có trọng tải đến 1.500 Tấn, sà lan 2.000 Tấn
Đóng mới tàu 3.000 Tấn , các phân đoạn , tổng đoạn cho tàu đến 6.500 Tấn
Sữa chữa, lắp ráp các kết cấu thép, kết cấu dàn khoan
b Triền tàu : 800 Tấn
c Phân xưởng cơ khí, phân xưởng vỏ:
Được trang bị các thiết bị máy móc, công cụ, gia công cắt gọt, gia công vậtliệu, sắt thép, đáp ứng nhu cầu gia công cơ khí, gia công sắt thép cho các tàuđóng mới và sửa chữa
2 Xí Nghiệp Đóng Tàu Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Nam Sài Gòn:
Sửa chữa các loại tàu có trọng tải 25.000 tấn
Đóng mới tàu có trọng tải 6.500 Tấn
Sửa chữa, lắp ráp các kết cấu thép, giàn khoan
a Dock nổi 6.000 Tấn
Cầu tàu dài 100 m, cập được tàu 25.000 Tấn
d Triền và âu tàu :
Đóng mới và sửa chữa được tàu 6.500 Tấn
e Phân xưởng cơ khí, phân xưởng vỏ
Được trang bị các thiết bị máy móc, công cụ, gia công cắt gọt, gia côngvật liệu sắt thép, đáp ứng được nhu cầu gia công cơ khí, gia công sắt théocho đóng mới tàu 6.500 Tấn và sửa chữa tàu 25.000 Tấn
Trang 7Phần I: CÁC LOẠI BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG NGÀNH
ĐÓNG TÀU
I.VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT:
Dù ngành đóng tàu không phải là ngành xuất hiện đầu tiên nhưng có thể chắcchắn một điều rằng hiếm có ngành nghề nào lại có một bề dày lịch sử đến như vậy.Ngay từ thời, con người đã biết chế tạo ra những con thuyền với mục đích ban đầu làkiếm cái ăn như : đánh bắt cá, hải sản và phục vụ nhu cầu di chuyển Cùng với thờigian, sự phát triển của loài người và những thăng trầm của lịch sử, ngành đóng tàu đãcó những bước phát triển đáng kể và nhảy vọt Những con tàu ở những thế hệ saucàng to lớn, hiện đại hơn những thế hệ trước Từ sự phát triển đó, cũng nảy sinh nhiềuvấn đề phức tạp Nếu như lúc trước việc chế tạo chỉ đơn thuần là dựa vào kinhnghiệm cha truyền con nối, những con tàu ra đời chỉ quanh quẩn ở một vài kiểu tàu,thì ngày nay có vô số những kiểu tàu với nhiều công dụng khác nhau Việc đa dạnghóa các loại tàu có được là nhờ vào việc xem công tác nghiên cứu và thiết kế tàu làmột ngành khoa học Trong khi thiết kế, người kỹ sư thổi vào đó ý tưởng sáng tạo củamình trên nguyên tắc tuân thủ các qui định đặc thù thông qua các bản vẽ minh họa.Trên cơ sở các số liệu và hình ảnh minh họa của bản vẽ, người ta sẽ tiến hành chế tạo
ra con tàu Nói một cách khác, bản vẽ kỹ thuật là chiếc cầu nối giữa người thiết kế vàngười chế tạo, ngoài ra nó còn là cơ sở pháp lý cho những vấn đề nảy sinh trong thiếtkế chế tạo và là hồ sơ lý lịch của một con tàu
II Phân loại :
Cục Đăng Kiểm Việt Nam (VIRES) được Nhà nước ủy quyền về việc kiểm tra,giám sát và cấp các giấy chứng nhận trong thiết kế đóng mới ,sửa chữa, hoán cải , antoàn trong khai thác các loại tàu thuyền ( trừ tàu quân sự ) lưu thông trên lãnh thổViệt Nam qui định về danh mục các loại hồ sơ kỹ thuật cần có trong công tác thiết kếđóng mới và sửa chữa tàu như sau:
1._ Phần chung
- Thuyết minh chung toàn tàu
- Bản vẽ bố trí chung
- Bản vẽ tuyến hình
2._ Phần thân vỏ
- Bản vẽ kết cấu cơ bản
- Bản vẽ mặt cắt ngang ( sườn giữa và các cơ cấu chính của khung xương )
- Bản vẽ rải tôn
- Bản vẽ bệ máy chính
- Bản vẽ bố trí thiết bị lái , chằng buột , thiết bị đẩy , làm hàng
- Bản vẽ bánh lái và chi tiết lái
- Bản vẽ các cột đèn tín hiệu và dây chằng
Trang 83 _ Phần tính năng
- Bản vẽ đường cong thủy lực
- Bản vẽ đường cong diện tích đường sườn và moment tĩnh của diện tíchđường sườn ( Bonjean )
- Bản vẽ Pantokaren
- Bản vẽ dung tích các hầm và toàn tàu
- Bảng tổng hợp về lượng chiếm nước , vị trí trọng tâm , độ chúi và ổn địnhban đầu cho các trạng thái tải trọng khác nhau
4 _ Phần máy
- Bản vẽ toàn bộ bố trí các máy , nồi hơi và các trang thiết bị trong buồngmáy , các trang bị năng lượng dự phòng , các lối thoát hiểm
- Bản vẽ bố trí hệ trục
- Bản vẽ ống bọc trục và các chi tiết có liên quan
- Bản vẽ chân vịt và bản tính độ bền cánh chân vịt
5 _ Phần hệ thống và đường ống
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống hút khô
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống két chứa nước bẩn , ống dẫn và lỗ xả nước ra ngoàimạn
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống dằn tàu
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống điều chỉnh nghiêng ngang và dọc
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống nhận và chuyển nhiên liệu lỏng
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống ống đo , ống thông khí , ống tràn
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống thau rửa hầm hàng
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống thông hơi , thông gió
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liệu
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống làm mát máy chính
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống bôi trơn
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống khí nén
- Bản vẽ sơ đồ hệ thống khí thải , tiêu âm
Trang 9Dưới đây là một số bản vẽ tiêu biểu:
_ Bản vẽ tuyến hình (đường hình dáng) : trong bản vẽ này, ta biểu diễn hình dáng
các đường sườn lý thuyết ( thông thường là 10 hay 20 sườn ), vị trí và hình dáng cácđường nước, hình dạng mũi (đuôi), vi trí đặt thiết bi đẩy, thiết bi lái, vi trí vây giảm lắc ,
ky hông ( nếu có ), các thông số về tuyến hình , độ cao cách chuẩn của sườn , các thôngsố kích thước chủ yếu (chiều dài,chiều rộng ,chiều cao mạn , chiều chìm , hệ số béo thểtích , công suất máy chính , vận tốc tàu, cấp tàu , cơ quan phân cấp và giám sát , cấp tàuvà vùng hoạt động ).Trong bản vẽ tuyến hình cần đặc biệt quan tâm đến sự chính xáccủa ô mạng vì nó ảnh hưởng đến sự cong trơn của các đường sườn , đường nước ,ảnhhưởng rất lớn đến công tác phóng dạng sau này
_ Bản vẽ kết cấu cơ bản : trong bản vẽ này , ta biểu diễn vị trí và qui cách các cơ
cấu thân tàu : sống chính đáy , đà ngang đáy, sống phụ đáy, sườn thường , sườn khỏe ,sống dọc mạn, sống dọc boong ,xà ngang boong, xà dọc boong, xà ngang congson, quicách mã gia cường , vị trí các vách ngang ( dọc ) kín nước , khoảng sườn, khoảng cáchdầm cơ cấu …
_ Bản vẽ bố trí chung , bản vẽ bố trí thiết bị : trong bản vẽ này, ta biểu diễn cách
bố trí các phòng chức năng như : phòng ngủ , phòng sinh hoạt chung , buồng máy , bếp ,phòng ăn , buồng tắm , toilet, lầu lái… các trang bị sinh hoạt , vị trí các thiết bị trên tàu :xuồng cứu sinh , phao tự thổi , máy chính , máy phụ , tời , neo , hầm xích neo …, cáckhoang két dự trữ , dằn …, qui cách cửa sổ , cửa ra vào , cửa lấy ánh sáng , cầu thang , lối
đi , đèn hành trình , vị trí các khoang hàng , khoang cách ly , thiết bị chằng buột …
_ Bản vẽ mặt cắt ngang : trong bản vẽ này , ta biểu diễn mặt cắt ngang của một số
sườn đặc trưng bao gồm : qui cách kết cấu : số hiệu đường hàn , qui cách mã gia cường ,chiều dày tole bao tại sườn đó…
Trang 10Phần II: LẬP QUI TRÌNH THI CÔNG CHO MỘT SẢN PHẨM, QUI TRÌNH THI CÔNG MỘT TỔNG ĐOẠN (PHÂN ĐOẠN )TRONG
CÔNG TRÌNH THIẾT KẾ
♣ LẬP QUI TRÌNH ĐÓNG MỚI SÀ LAN CHỞ DẦU 15000 TẤN:
1 Giới thiệu chung:
1.1 Giới thiệu về dự án :
- Sà lan chuyên dụng dầu khí được thiết kế với các đặc tính kỹ thuật sau :
Thông số kích thước
• Lượng chiếm nước : D = 15248 tấn
Đặc điểm kết cấu
• Sà lan chuyên dụng được thiết kế kết cấu theo hệ thống dọc, khoảng sườn
a = 1800 mm, bao gồm đáy đơn, mạn đơn, 08 vách ngang, 03 vách dọc
• Vật liệu dùng trong đóng Sà Lan Chuyên dụng là thép đóng sà lan có
σ = 2400 kG/cm
1.2 Mục đích:
- Qui trình này được thiết lập để hướng dẫn các đốc công quản lý được quá trìnhlàm việc trong công tác thi công đóng mới sà lan cũng như công tác kiểm soát chấtlượng nhằm làm cho sản phẩm được hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt chấtlượng tốt
1.3 Phạm vi áp dụng của quy trình:
- Qui trình này áp dụng cho toàn bộ quá trình chế tạo lắp đặt các phân đoạn, quátrình đấu lắp tổng thành, bắn cát phun sơn
1.4 Tiêu chuẩn áp dụng và tài liệu tham khảo:
• Sổ tay đóng tàu tập 3
• AWS D1.1 –2000 Structural Welding Code
• Nguyên tắc công nghệ S198/202-01
2 Trách nhiệm :
- Các đốc công và bộ phận KCS phải thực hiện theo đúng nội dung của qui trình đề
ra
3 Qui trình chế tạo lắp đặt:
3.1 Tiếp nhận, đánh dấu, chuẩn bị vật liệu:
Trang 113.1.1 Tiếp nhận vật liệu:
- Đại điện bên A sẽ kiểm tra :
• Đặc tính kỹ thuật và số lượng
• Chứng nhận vật liệu và các khuyết tật
• Các dấu hiệu hư hỏng của vật liệu
• Các biên bảng thử nghiệm nếu có
• Trong các trường hợp phát hiện khuyết tật :
• Đánh dấu vùng khuyết tật
• Loại bỏ các vật liệu có khuyết tật quá quy định và các vật liệu không phù hợp
ra khỏi công trình
3.1.2 Đánh dấu:
- Tất cả các loại vật liệu khác nhau phải có dấu hiệu nhận biết và phải được xếpđặt riêng biệt theo dấu hiệu và được bảo quản thoả đáng khỏi các chất gây bẩn vàăn mòn
3.1.3 Chuẩn bị vật liệu:
- Vật liệu sau khi được tiếp nhận sẽ được làm sạch bề mặt bằng bắn cát ở cấp S2.5và được sơn một lớp chống gỉ
3.2 Chế tạo các tiện ích dùng trong thi công:
- Bệ gia công dầm T
3.3 Sai số lắp đặt:
- Sai số trong chế tạo chi tiết:
• Độ lệch tâm bản thành so với bản cánh : ±2mm
• Độ cong của bản thành và bản cánh : ±2mm/1m chiều dài và không quá
±5mm/ toàn bộ chiều dài
• Các mối hàn phải đúng quy cách và đảm bảo đủ chiều cạnh theo yêu cầu củabản vẽ
• Dung sai kích thước : ±2mm theo chiều cao và ±5mm theo chiều dài
- Sai số trong chế tạo phân đoạn :
• Theo chiều dài : ± 0.001 L của phân đoạn
• Sai số theo đường chéo không quá 12.7 m so với thiết kế
• Độ sai của kết cấu so với đường vạch dấu : ± 2 mm
• Độ chênh mép giữa các tấm tôn đáy : ± 2 mm
• Độ lồi lõm giữa hai sườn : ± 4 mm
• Độ vặn vỏ, độ méo mó : ± 10 mm
• Độ công vênh đo theo đường chéo : ± 5 mm
- Sai số trong đấu tổng thành các phân đoạn :
• Độ sai lệch đường KN của phân đoạn so với đường KN trên đà: ±3 mm
• Độ sai lệch cơ cấu ngang của hai phân đoạn : ±2 mm
• Độ chênh mép giữa các tấm tôn đáy của 2 phân đoạn : ±2 mm
Trang 12• Độ sai lệch theo chiều cao của phân đoạn so với số liệu trên cột chuẩn : ±2mm.
• Độ nghiêng ngang của phân đoạn : ±2 mm
• Độ chúi dọc của phân đoạn : ±5 mm
3.4 Danh mục thiết bị dùng trong thi công:
Trang 13STT TÊN THIẾT BỊ ĐVT S.L ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
I Thiết bị gia công tôn
3 Đèn cắt hơi, đồng hồ bộ 110
4 Máy cắt tôn lưởi nghiêng máy 2
5 Máy chấn tôn thủy lực máy 2
8 Máy vát mép điện cực than máy 1
II Thiết bị hàn, lắp ráp
1 Máy hàn tự động dưới lớp thuốc máy 6
2 Máy hàn bán tự động khí CO2 bảo vệ máy 28
3 Máy hàn điện một chiều máy 66
4 Máy hàn điện xoay chiều máy 88
6 Xe chở phân đoạn : đầu kéo, 02 mooc con 40’ bộ 1
Trang 144 Phương án thi công:
- Dựa vào điều kiện thi công của nhà máy về trang thiết bị và mặt bằng thi côngcủa công ty, kết hợp với đặc tính kỹ thuật của Sà Lan chuyên dụng dầu khí, lựachọn phương án thi công Sà Lan chuyên dụng từ các phân đoạn
Sà lan chuyên dụng được phân chia thành các phân đoạn như sau :
• Dàn đáy : 36 phân đoạn
• Dàn boong : 36 phân đoạn
• Dàn mạn : 18 phân đoạn
• Dàn vách ngang : 38 phân đoạn
• Dàn vách dọc : 27 phân đoạn
• Khung giằng : 36 phân đoạn
Tất cả các phân đoạn được chế tạo hoàn chỉnh và được đấu tổng thành trên triềnngang
5 Qui trình chế tạo phân đoạn:
- Phần qui trình này chỉ viết cho phân đoạn đáy V-1 (PĐĐ V-1) Vì Sà Lan đượcchế tạo từ các phân đoạn phẳng như PĐĐ V-1 nên qui trình chế tạo các phân đoạncòn lại được thực hiện tương tự như qui trình chế tạo PĐĐ V-1 này
5.1 Giới thiệu chung:
- Phân đoạn đáy V-1 (PĐĐ V-1) từ Sn26+400 đến Sn32+1550 có chiều rộng 8000 mm,chiều dài 11950 mm Bao gồm:
• 05 đà ngang đáy T600x10/250x14
• 08 nẹp dọc đáy L130x130x10
• 03 sống dọc đáy T600x10/250x14
I Thiết bị phun sơn, bắn cát
3 Nhà bắn cát (15x5m) nhà 01
4 Xe chở tôn để xử lý : 12x2m/4T xe 02
5 Giá phơi tôn : 12x2m/4T cái 24
6 Xe cẩu chuyển : 15T, cẩu 5T, thùng 8m xe 1
Trang 155.2 Trải tôn đáy:
- Sau khi kiểm tra bệ lắp ráp, tiến hành trải tôn đáy lên bệ lắp ráp phân đoạn
- Thứ tự trải : trải tờ tôn ở giữa trước, sau đó đặt các tờ tôn tiếp theo, kéo các méptôn sát với nhau Dùng các tăng đơ kéo sát tấm tôn phẳng xuống bệ, hàn đính cáctờ tôn với bệ khuôn và với nhau
- Qui cách hàn đính : chiều dài mối hàn 15÷20 mm, khoảng cách giữa hai mối hànlà 200 ÷ 250mm, hàn cách mép tôn 100 mm, mối hàn đính phải cách giao điểm củađường hàn giao nhau ít nhất là 30mm, phải gõ sạch xỉ của mối hàn đính trước khihàn chính thức
- Hàn chính thức : Hàn bằng phương pháp hàn tự động hoặc bán tự động hoặc hàntay, vệ sinh mép hàn trước khi hàn cần chuẩn bị các tấm đệm ở hai đầu đường hàn
- Đối với trường hợp hàn bán tự động hoặc hàn tay thì có những yêu cầu sau :
• Thợ hàn phải có chứng chỉ chứng nhận bậc 4 trở lên, sử dụng hai thợ hàn đốixứng nhau theo phương pháp hàn đuổi Với mối hàn có chiều dài ≥ 1 m phải tiếnhành hàn đuổi từ giữa ra hai đầu
- Kiểm tra nắn sửa biến dạng sau khi hàn xong
- Báo KCS kiểm tra nghiệm thu
- Sau khi nghiệm thu xong, tiến hành cẩu lật tôn đáy, kiểm tra nắn sửa biến dạngsau khi cẩu lật
5.3 Vạch dấu cơ cấu:
- Dụng cụ lấy dấu : thước, đột, búa, dây bật phấn…
- Lấy dấu các đường cơ cấu dọc và cơ cấu ngang
- Sau khi vạch dấu xong kiểm tra :
• Độ sai lệch khoảng cách giữa hai đường vạch dấu : ± 2 mm
• Độ không vuông góc giữa đường kết cấu ngang so với đường cơ cấu dọc (đotheo đường chéo hình chữ nhật của hai khoảng sườn ngang và hai khoảng sườndọc kề nhau) sai lệch cho phép : ± 2 mm
5.4 Lắp đặt cơ cấu:
- Lắp đặt nẹp dọc đáy:
• Trước khi lắp đặt nẹp dọc đáy cần làm vệ sinh sạch, kiểm tra các dấu đã vạch
• Đặt các nẹp dọc đáy lên vị trí vạch dấu, kiểm tra độ vuông góc, các nẹp dọcđược đặt từ giữa ra hai mạn của phân đoạn
• Hàn đính nẹp dọc đáy với tôn đáy
- Lắp đặt đà ngang đáy:
• Đặt các đoạn đà ngang lên tôn đáy, căn chỉnh, kê kích cho nằm đúng vị trí cácđường lấy dấu đã vạch trên tôn đáy, kiểm tra độ vuông góc của đà ngang đáy.Các đoạn đà ngang đáy được lắp từ giữa về hai đầu phân đoạn
• Hàn đính bản thành của đà ngang đáy với tôn đáy
- Lắp đặt sống dọc đáy:
Trang 16• Đặt sống dọc đáy lên tôn đáy, căn chỉnh vào đúng các vị trí đã vạch dấu, hànđính sống dọc đáy với tôn đáy
- Lắp ráp các tấm bịt lổ khoét
- Báo KCS kiểm tra nghiệm thu
5.5 Hàn chính thức:
- Hàn bán tự động và hàn tay
- Thứ tự hàn : hàn cơ cấu vơi cơ cấu trước sau đó hàn cơ cấu với tôn đáy Trình tựcụ thể như sau :
• Hàn các tấm thành sống dọc với tấm thành đàø ngang đáy
• Hàn các bản mép sống dọc với bản mép đà ngang đáy
• Hàn nẹp dọc với đà ngang đáy
• Hàn tấm thành sống dọc đáy với tôn đáy
• Hàn tấm thành đà ngang đáy với tôn đáy
• Hàn nẹp dọc đáy với tôn đáy
• Hàn tấm bịt lỗ khoét với nẹp dọc đáy
• Hàn tấm bịt lỗ khoét với đà ngang đáy
• Hàn đường hàn tôn đáy với tôn đáy
- Các đường hàn cơ cấu với tôn đáy không hàn hết toàn bộ mà để lại một đoạn dài150mm cách mép cơ cấu hoặc mép tôn Các đoạn này sẽ được hàn sau khi nối tổngthành 2 phân đoạn kề nhau
- Phương pháp hàn : hàn theo phương pháp ô mạng Đầu tiên hàn mối nối giữa các
cơ cấu với nhau, sau đó hàn cơ cấu với tôn đáy theo sơ đồ hàn hoàn chỉnh phânđoạn đáy V-1
- Kiểm tra, nắn sửa biến dạng sau khi hàn xong
- Báo KCS kiểm tra
5.6 Kiểm tra, nghiệm thu bàn giao phân đoạn:
- Kiểm tra đường hàn :
• Kiểm tra bằng mắt : bề mặt mối phải hàn đều, đồng dạng, không có khuyết tậtnứt, cháy, rỗ khí, rỗ xỉ, biến dạng
• Kiểm tra kín thẩm thấu : Dùng phương pháp vôi dầu để kiểm tra các đườnghàn nối tôn đáy, trước tiên quét 01 lớp vôi trắng lên một mặt của đường hàn(chọn mặt dưới) sau đó để khô vôi, sau khi vôi khô, quét 01 lớp dầu lên đườnghàn từ mặt bên kia (chọn mặt trên) Sau một khoảng thời gian 04 giờ, kiểm tracác đường hàn phía có bôi vôi, nếu không xuất hiện các vết dầu thấm qua làđảm bảo kín
• Kiểm tra bên trong (không phá huỷ) bằng siêu âm đường hàn tôn vỏ :
- Không có vết nứt cục bộ
- Không có khuyết tật liên tục
Trang 17• Sai lệch theo chiều dài không quá ± 8mm
• Sai lệch theo chiều rộng không quá ± 5mm
• Độ võng chung của phân đoạn theo chiều dài tại mặt phẳng dọc tâm khôngquá ± 20mm
• Độ võng chung của phân đoạn theo chiều rộng tại mặt phẳng các sườn ở haiđầu phân đoạn không quá ± 10mm
• Khoảng cách giữa các sườn không được sai khác với khoảng cách sườn lýthuyết quá ± 4mm
• Độ xê dịch của khung xương dọc và xương ngang khỏi đường vạch dấu trên tônbao không vượt quá ± 2mm
6 Công tác chuẩn bị trước khi đấu tổng thành:
6.1.1 Chuẩn bị thiết bị:
- Cẩu 150 T, 80T
- Xe nâng
- Thước mét, ống thuỷ bình, thước level, ……
- Máy hàn bán tự động
- Máy hàn điện hồ quang
- Các kích, palăng, tăng đơ, dây dọi, compa vạch dấu
6.1.2 Chuẩn bị nhân lực:
- Trình độ công nhân phải đáp được yêu cầu của công việc lắp ráp và hàn
6.1.3 Chuẩn bị triền đà lắp ráp:
- Khu vực triền đà dùng để đấu tổng thành phải được vệ sinh sạch, tiến hành xácđịnh đường tâm triền, đường sườn kiểm nghiệm, trồng cột chuẩn Thực hiện triềnđấu tổng thành theo bản vẽ, bệ, triền phải được KCS kiểm tra và có biên bảnnghiệm thu
7 Đấu tổng thành:
- Sà Lan chuyên dụng dầu khí được đấu tổng thành từ các phân đoạn đã được chếtạo hoàn chỉnh, bắt đầu từ phân đoạn đáy V-1 (phân đoạn gốc) tiếp đến là cácphân đoạn đáy IV-1, VI-1, phân đoạn vách ngang 30-1, phân đoạn vách dọc tâm V,
…
- Trình tự đấu tổng thành như sau :
• Phân đoạn đáy V-1 (PĐĐ V-1)
• Phân đoạn đáy IV-1 (PĐĐ IV-1)
• Phân đoạn đáy VI-1 (PĐĐ VI-1)
• Phân đoạn vách ngang 30-1 (PĐVN 30-1)
• Phân đoạn vách doc tâm V (PĐVDT V)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái V (PĐVDMT V)
• Phân đoạn đáy V-2 (PĐĐ V-2)
• Phân đoạn đáy III-1 (PĐĐ III-1)
Trang 18• Phân đoạn đáy VII-1 (PĐĐ V-1)
• Phân đoạn vách ngang 22-1 (PĐVN 22-1)
• Phân đoạn vách ngang 38-1 (PĐVN 38-1)
• Phân đoạn đáy II-1,(PĐĐ II-1)
• Phân đoạn đáy VIII-1 (PĐĐ VIII-1)
• Phân đoạn vách ngang 30-2 (PĐVN 30-2)
• Phân đoạn vách ngang 14-1 (PĐVN 14-1)
• Phân đoạn vách ngang 46-1 (PĐVN 46-1)
• Phân đoạn vách dọc tâm IV (PĐVDT IV)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái IV (PĐVDMT IV)
• Phân đoạn vách dọc tâm VI (PĐVDT VI)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái VI (PĐVDMT VI)
• Phân đoạn khung giằng trái I-4 (PĐKGT I-4)
• Phân đoạn khung giằng trái I-5 (PĐKGT I-5)
• Phân đoạn boong V-1 (PĐB V-1)
• Phân đoạn đáy IV-2 (PĐĐ IV-2)
• Phân đoạn đáy VI-2 (PĐĐ VI-2)
• Phân đoạn vách dọc tâm III (PĐVDT III)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái III (PĐVDMT III)
• Phân đoạn vách dọc tâm VII (PĐVDT VII)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái VII (PĐVDMT VII)
• Phân đoạn vách ngang 22-2 (PĐVN 22-2)
• Phân đoạn vách ngang 38-2 (PĐVN 38-2)
• Phân đoạn đáy III-2 (PĐĐ III-2)
• Phân đoạn đáy VII-2 (PĐĐ VII-2)
• Phân đoạn đáy I-1 (PĐĐ I-1)
• Phân đoạn đáy IX-1 (PĐĐ IX-1)
• Phân đoạn vách dọc mạn phải V (PĐVDMP V)
• Phân đoạn vách dọc mạn phải IV (PĐVDMP IV)
• Phân đoạn vách dọc mạn phải VI (PĐVDMP VI)
• Phân đoạn khung giằng phải I-4 (PĐKGP I-4)
• Phân đoạn khung giằng phải I-5 (PĐKGP I-5)
• Phân đoạn boong V-2(PĐB V-2)
• Phân đoạn vách dọc tâm II (PĐVDT II)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái II (PĐVDMT II)
• Phân đoạn vách dọc tâm VIII (PĐVDT VIII)
• Phân đoạn vách dọc mạn trái VIII (PĐVDMTVIII)
• Phân đoạn khung giằng trái I-3 (PĐKGT I-3)