IRAN KiNH TẾ THẾ GIỚI * NĂM 2012 VÀ THÁCH THỨC NĂM 2013
3 TS Nguyễn Minh Phong *
I Những điểm nhấn kinh tế thế giới năm 2012
1.1 Đình trệ và suy giảm kinh tế kéo dài ở hầu hết các khu vực,
khối và quốc gia
Năm 2012 là năm mà nền kinh
tế thế giới rơi vào tình trạng “u ám nhất” kể từ “những ngày đen tối”
năm 2009; ngày 16/7/2012, Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 xuống còn 3,5%, mức thấp nhất kể từ năm 2009
Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), gồm 17 nước thành viên, đóng góp 16% sản lượng kinh tế toàn cầu đang đối diện với một năm 2012 vô cùng khắc nghiệt Ngày 6/9/2012, ECB dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone cả năm 2012 sẽ giảm 0,4% (so với mức dự báo giảm 0,3% theo Ủy ban châu Âu - EC) và chỉ tăng 0,5% trong năm 2013; trong đó Hy Lạp, Bồ Đào Nha, ltaly và Tây Ban Nha đang chìm trong suy thoái; kinh tế Đức
*Phó Ban Tuyên truyền lý luận
Báo Nhân Dân
và Pháp tuy khá hơn, song có lẽ sẽ tăng trưởng chậm hơn so với Mỹ trong năm 2012 Trong quý II/2012, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tăng trưởng chậm lại còn 0,3%, kinh tế Pháp không tăng, trong khi GDP của Italy giảm trong quý thứ tư liên tiếp và Tây Ban Nha giảm 0,4% Dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay, song nhiều nhà kinh tế lo ngại
mức độ giảm sẽ còn mạnh hơn
nữa Thậm chí, đầu tháng 9/2012, Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) nhận định nhiều khả năng Eurozone sẽ rơi vào suy thoái lân thứ hai do GDP của khu vực này trong quý II/2012 suy giảm 0,2% so với quý 1/2012, khéng thay đổi so với con số công bố hôm 14/8/2012, và giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2011 do người tiêu dùng cắt giảm chỉ tiêu (giảm 0,2%), đầu tư của các công ty sụt giảm và nhịp độ tăng chỉ tiêu của
chính phủ chậm lại mức 0,1%
Tuy nhiên, với mức tăng tương đối
F tr chí NGÂN HÀNG | sỐ 19 | THÁNG 10/2012
mạnh 1,3% trong quý 2/2012, xuất khẩu đã đóng góp 0,6 điểm % vào tăng trưởng GDP của Eurozone và xuất khẩu tăng mạnh đã phần nào giúp hạn chế sự sụt giảm của khu VựC này
Kinh tế Alÿ đã phục hồi nhẹ với mức 1,5% quý I/2012 và tang 1,7% trong quý II/2012 với mức thâm hụt thương mại đã phần
nào được cải thiện và chỉ tiêu hộ
gia đình cũng nhích lên đôi chút Ngày 29/8/2012, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết
kinh tế Mỹ, tiếp tục tăng trưởng nhẹ trong tháng 7 và đầu tháng 8/2012 trên hầu hết mọi lĩnh vực
và các vùng trên cả nước, song bức tranh phục hồi tại các khu vực bán lẻ và chế tạo vẫn còn hỗn tạp Tuy nhiên, tốc độ đầu tư vào các thiết bị mới của các doanh nghiệp
giảm nhất trong
3 năm trở lại đây Hoạt động trong
khu vực sản xuất, vốn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua, đã có chiều hướng suy giảm
xuống thấp
*
AR
Trang 2Nhật Bản với sự kiên cường và
kỷ luật trật tự đã khiến cả thế giới phải kính nể, với tốc độ hồi phục của đất nước này được mô tả là
“kỳ diệu” khi đồng Yên tiếp tục
tăng giá và nền kinh tế trên 5.000 tỉ USD - thứ ba thế giới này dự kiến sẽ quay trở về mức độ trước thảm họa Fukushima trong những tháng cuốt năm 2012 Tuy nhiên,
10/9/2012, Chính phủ Nhật Bản
cho biết, cán cân thanh toán quốc tế của Nhật Bản đã sụt giảm tháng thứ 17 liên tiếp và thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong
tháng 7/2012 đã giảm 40,6%
so với năm trước, xuống còn 625,4 tỷ Yên (khoảng 8 tỷ USD), cho thấy xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc tiếp tục giảm, trong khi nhập khẩu nhiên liệu tăng
Điểm mới của năm 2012 là hiện tuợng suy giảm kinh tế diễn ra cả ở
khối các nền kinh tế mới nổi hàng
đầu như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil
Trung Quốc năm 2012 có thé
khó đạt mục tiêu 7,5% dù đó là
tỈ lệ tăng yếu nhất trong vòng 13 năm qua của nên kinh tế thứ
hai thế giới, với xuất khẩu tạo ra
25% GDP và nuôi dưỡng 200 triệu
việc làm do hai khách hàng lớn nhất của Trung Quốc là Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ hiện đang chìm đấm trong khủng hoảng nợ hay đang hồi phục chậm chạp Kinh tế nước Trung Quốc trong quý I! nam 2012 tăng trưởng 7,6% - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009 Tính đến quý II năm 2012, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong quý thứ tám liên tiếp Đây là chuỗi tăng trưởng chậm lại dài nhất (được thống kê) tính từ năm 1999 Ngày
13/7/2012, Tổng Cục Thống kê
Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy, trong nửa đầu
*
Arn NGAN HANG QUAN DO!
năm 2012, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của nước này chỉ đạt
khoảng 3.604 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua Riêng quý lÍ năm nay, GDP của Trung Quốc tăng 7,6%, thấp hơn mức 8,1% của quý l, nguyên nhân do sự sụt giảm các dự án đầu tư và tình trạng xuất khẩu ảm đạm Ngày 10/9/2012, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo xuất khẩu tháng 8/2012 chỉ tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm ngoái, thấp
hơn mức dự báo 3% và là mức
tăng yếu hơn nhiều so với các
năm gan đây Trong khi đó, nhập khẩu bất ngờ giảm 2,6% trong khi các nhà quan sát kỳ vọng sẽ tăng
3,5% Riêng nhập khẩu dầu thô
của Trung Quốc giảm tới 12% so với cùng kỳ, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10-2010 Đồng thời, tỉ lệ lạm phát của Trung Quốc tháng 8/2012 tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá thực phẩm tăng 3,4% so với cùng kỳ và lạm phát của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới do giá thực phẩm thế giới gia tăng Tuy nhiên, ADB vẫn cho rằng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ ở mức 8,2% trong năm 2012 và 8,5% trong năm 2013, dù giảm
0,2 đến 0,3% so với dự báo hồi
tháng 4/2012 IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 của Trung Quốc từ 8,2% xuống 8% và năm 2013 từ 8,8% xuống 8,5%
Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ tư thế giới - cũng không sáng sủa hơn Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong quý | nam 2012 đã chậm lại còn 5,3% - mức thấp nhất trong 9 năm qua Tỷ lệ lạm phát trung bình hơn 9% trong hai năm
Tháng 7/2012, ADB dự báo GDP
của Ấn Độ năm 2012 sẽ chỉ tăng
6,5% va nam sau la 7,3% IMF
TÀI CHÍNH VA NGAN HÀNG QUỐC TẾ E~)
cũng hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ 6,9% xuống 6,1% trong năm 2012 và từ 7,3% xuống 6,5% trong năm 2013
Brazil - nền kinh tế lớn thứ tám
thế giới - cũng đang gặp khó khăn khi (theo Liên đồn Cơng nghiệp Sao Paulo) tăng trưởng kinh tế tại nước này giảm còn khoảng 1,8 - 2% trong năm 2012 Đồng nội tệ tương đối mạnh của Brazil chẳng những không giúp ích gì mà cịn làm cho hàng hóa của nước này
trở nên dat dd hon đối với các
khách hàng nước ngồi
Nước Nga đón nhận năm 2012 với 2 sự kiện nổi bật là niềm vui chính thức gia nhập WTO sau 18
năm thương lượng ròng rã kiểu
marathon và sự trở lại với những
giọt nước mắt vỡ òa rạng rỡ ngôi vị tổng thống lần ba của Putin nhờ
63% phiếu bầu cử tri và sụt giảm
còn 53% sau 3 tháng kể từ ngày nhậm chức Tuy nhiên, năm 2012 không mang lại may mắn cho Nga với mức sụt giảm giá xăng dầu thế giới và lạm phát gây lo ngại cho cân đối ngân sách nhà nước, cũng như ngân sách gia đình Theo Bộ Kinh tế Nga, tăng trưởng kinh tế
của nước này nhiễu khả năng chỉ
đạt khoảng 3,4% trong năm 2012
so với mức 3,7% của năm trước
Tham nhũng vẫn là kẻ thù số 1 của đất nước, vẫn chẳng có dấu hiệu nào chứng tỏ Nga đã kiểm soát
được vấn nạn này Theo một số ước tính, các khoản tiền đút lót và
các khoản tién “lại quả” đã vượt
quá cả tống doanh thu từ thuế của Chính phủ Nga Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Nga, năm 2012, dòng tiền “chảy” ra khỏi thị trường trong nước sẽ đạt tới 70 tỷ USD Những cải cách kinh tế do
Tổng thống Putin phát động theo
hướng để cao công nghệ, chế biến sâu và khai thác vùng viễn Đông
Trang 3f=] TAI CHINH VA NGAN HANG QUOC TE
nhằm dua nước Nga trở thành cường quốc kinh tế số 5 thế giới vào năm 2020 cần có thời gian mới phát huy hiệu quả
Châu Á vừa trải qua nửa đầu
2012 tăng trưởng khiêm tốn, một
phần do kinh tế Mỹ đi chậm lại, và khủng hoảng khu vực đồng tiền
chung châu Âu khiến kim ngạch xuất khẩu đi xuống Báo cáo Bổ
sung Triển vọng Phát triển châu Á,
do Ngân hàng ADB đưa ra trong tháng 7/2012 dự doan kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 6,6% trong cả năm 2012 và tăng lên 7,1% trong năm 2013 Tức thấp hơn dự báo cũ
hồi tháng 4/2012, với hai thông số
trên lần lượt là 6,9 và 7,3% Tháng 6/2012, Bộ Tài chính Hàn Quốc cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của nước này năm nay còn 3,3% từ mức 3,7% đưa ra trong lần dự báo trước Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, kinh tế Hàn Quốc năm nay chỉ tăng quanh ngưỡng 2,5%
Tuy nhiên, APEC vẫn là khu vực kinh tế động lực của thế giới năm 2012, nhờ các nền kinh tế thành viên APEC có mức tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh và có khả năng phục hồi cao Báo cáo của Cơ quan hỗ trợ chính sách (thuộc APEC) ngày 7/9/2012 cho biết, mức tăng trưởng thương mại trung
bình của các nền kinh tế APEC
chỉ đạt 4,6% trong tháng 5/2012,
so với 12,1% hồi tháng 12/2011,
trong khi đó, bn bán hàng hóa trong tháng 5/2012 của các khu vực còn lại trên thế giới lại giảm 5,6% IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của APEC sẽ tăng nhẹ lên 4,2% trong năm 2012 so với mức
4,1% của năm ngoái Năm 2013,
con số này sẽ đạt 4,5%, vượt xa so
với xu hướng phát triển chung của
thế giới FDI vào khu vực này là
đáng khích lệ nhờ châu Á - Thái
Bình Dương hiện chiếm gần một
nửa mức tăng FDI của toàn cầu
trong nam 2011
Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, nhu cầu tiêu dùng trong nước và các hoạt động tái thiết vẫn có thể là địn bẩy cho kinh tế Sự phục hổi tại Thái Lan, Philippines, và Indonesia sẽ thúc đấy kinh tế cho tiểu khu vực ADB
dự báo tăng trưởng cho khu vực
này ở mức 5,2% trong năm 2012 và 5,6% cho năm sau, trong khi
lạm phát năm 2012 sẽ còn 4,4%
so với dự báo lạm phát 4,6% hồi
tháng 4/2012 Ngày 12/7/2012,
Ngân hàng Trung ương Indonesia
đã hạ dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế của nước này xuống còn 6,1% đến 6,5%, so với mục tiêu đưa ra lúc đầu là từ 6,3% đến 6,7%, đồng
thời hạ dự báo tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế trong năm 2013 xuống
còn 6,3%-6,7% so với mục tiêu dự kiến là 6,4%-6,8%
1.2 Tiếp tục xu hướng thất nghiệp và nợ công cao
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đứng ở
mức 8,2% trong tháng 6/2012, tháng thứ 41 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp trên 8% Số liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng 7/2012 vừa qua, số người lao động nước này bị mất việc trong 27 tuần hoặc lâu hơn thấp hơn 1,5 triệu người so với mức đỉnh vào tháng 4/2010 Số lao động thất
nghiệp dài hạn chiếm 41% tổng số người thất nghiệp, tỷ lệ thấp
nhất kể từ năm 2009 Trong khi đó, thời gian thất nghiệp trung bình đã giảm xuống 39 tuần trong tháng 7, mức thấp nhất trong 15 tháng Tuy nhiên, con số này vẫn cao gấp đôi so với mức trong
cuộc suy thoái năm 1981 - 1982,
khi tỷ lệ thất nghiệp là 10,8%, so với mức 10% vào tháng 10/2009; mặc dù tỷ lệ thất nghiệp dài hạn giảm, con số vẫn cao gấp đôi so
với mức khi thị trường việc làm
[2] tap CHiNGAN HANG | SO 19 | THANG 10/2012
trong trạng thái bình thường Đây là nguyên nhân chính khiến FED vẫn duy trì tình trạng cảnh báo
cao và thiên về việc nới lỏng định lượng bổ sung FED đã duy trì lãi suất chuẩn ở mức gần 0% kể từ
tháng 12/2008 và hai đợt mua trái phiếu đã khiến bản quyết toán của ngân hàng này tăng lên tới mức kỷ lục gần 3.000 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone hiện lên tới 11%, mức cao nhất kể
từ khi đồng euro ra đời năm 1999;
Nhiều nước có tý lệ thất nghiệp
thậm chí tới 20 - 25%, đặc biệt,
như ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, cứ
2 thanh niên trong độ tuổi dưới 25
thì có 1 người khó hoặc khơng thể
tìm được việc làm
Pháp có số người thất nghiệp trên 3 triệu người vào ngày 2/9/2012, tỉ
lệ hiện ở mức 10%
Theo Tổng Thư ký OECD Angel Gurria, tình trạng suy thoái kinh tế đang lan tràn khắp Eurozone và để EU đạt được mục tiêu 75% người dân có việc làm vào năm
2020, khối này cần phải tạo thêm
17 triệu việc làm mới Ông Gurria
còn đề cập tới một “thế hệ có khả
năng bị thua thiệt” gồm 7,8 triệu
thanh niên, những người khơng
có việc làm hoặc không được đào
tạo nghề nghiệp Ơng nói thêm rằng, các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với một hiện tượng mới là “tình trạng thất nghiệp mang tính cơ cấu trong thời gian dài” Đại diện cấp cao của EU phụ trách vấn để việc làm
Laszlo Andor gọi đây là một “cuộc
khủng hoảng việc làm” Thị trường
việc làm càng ảm đạm hơn tại các
nước đang ngập trong nợ nần và
buộc phải cắt giảm chỉ tiêu Điển
hình, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha có tý lệ thất nghiệp ở mức khá cao, tương ứng là 22,4%, 14,9% và 15,7% Theo số liệu
mới công bố tháng 9/2012 của Tổ
*
AR
Trang 4chức Lao động Quốc tế (ILO), Tây Ban Nha - quốc gia đang cân nhắc việc để nghị cứu trợ - có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới, khi lên tới 24,5% Trong số những người dưới 25 tuổi, tỷ lệ thất nghiệp này
còn cao hơn Trong độ tuổi này, tại
Ireland và Bồ Đào Nha, cứ 5 người thì hơn 1 người khơng có việc làm, trong khi 53% thanh niên Tây Ban Nha và 55% thanh niên Hy Lạp khơng có việc làm
Theo Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, từ cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu năm 2008 đến
năm 2011, trên 20 triệu người lao động ở các nước phát triển và đang phát triển đã mất việc làm Đến cuối năm 2012, rất có thể, thêm 20 triệu lao động nữa mất việc Theo một số chuyên gia, số người thất nghiệp trên toàn thế giới sẽ nhanh tiến tới con số 200 triệu Bởi, tốc độ tăng trưởng việc làm
ở các quốc gia hàng đầu thế giới
hiện nay là không đủ Mức tăng của nhóm G20 chỉ khoảng 1% mỗi năm, trong khi nhu cầu tối thiểu là
1,3% trong 4 năm tới Điều đáng
nói, thanh niên thất nghiệp đang gia tăng ở 15 quốc gia trong nhóm G20 Ví dụ, tại Italy, người thất nghiệp khơng thể tìm thấy một
công việc mới nào trong hơn một
năm, và ở Nam Phi, con số này là cứ 3 người thất nghiệp thì 2 trong số đó khơng thể tìm nổi cơng việc khác )
Nợ công đang tiếp tục đè nặng
lên hâu hết các nước trên thế giới
trong năm 2012, thậm chí nợ ngày
càng trở thành căn bệnh mãn tính,
phổ biến và đặc trưng có tính chất thời đại, hầu như không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào Thực tế đang cho thấy, ngày càng đậm hơn xu hướng tương tác
lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ,
cũng như sự chuyển hóa và chế *
AB
NGAN HANG QUAN DOI
định lẫn nhau giữa nợ công và nợ tư Mét mat, nd công được tài trợ
bởi nguồn vốn tư nhân đã trở thành
phổ biến qua việc phát hành các
công cụ nợ công, như trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà
nước và các chứng khoán nợ khác
Miặt khác, khi có sự cố lớn trên thị trường nợ tư nhân, gây nguy cơ đổ vỡ kinh tế và sự giảm mạnh các nguồn thu NSNN trong nước, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, chính phủ đều buộc phải viện đến các gói hỗ trợ và tăng
chỉ tiêu công trị giá nhiều tỷ USD
nhằm phong tỏa các nguy cơ và hệ quả tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu, giải cứu nợ và giữ ổn định nền kinh tế Điều này trực
tiếp và gián tiếp dẫn đến áp lực
tăng nợ cơng, cũng như nợ nước ngồi ở hàng loạt nuớc Vì vậy, năm 2012 và tới đây, thị trường
nợ và các hoạt động mua - bán nợ
dường như ngày càng là thị trường
sôi động nhất, đồng thời, đang và
sẽ không ngừng gia tăng cả về yêu cầu, quy mô và sự đa dạng hoá các sản phẩm, cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết
Nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chỉ phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia Quan điểm và quá trình xử lý nợ khơng
chỉ phản ánh quan điểm chính trị,
lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ Trong quá trình xử lý nợ, nhiều
nước cân đến các gói giải cứu
của các nước, tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, song không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thất chặt chỉ tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế,
những cuộc biểu tình địi tăng chỉ
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ +)
hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự
chính quyền cấp cao Đặc biệt, từ
vấn để kinh tế thuần túy, nợ đang có khuynh hướng nâng cấp và “đổi mầu” trở thành vấn đề kinh tế - xã
hội, thậm chí, tạo áp lực làm sụp
đổ cả ê kíp chính phủ hoặc liên
minh chính trị; những tháng đầu năm 2012, thế giới ngẹt thở chứng kiến sự ra đi của nhiều nguyên thủ quốc gia các nước con nợ châu Âu
và thị trường tài chính khu vực,
cũng như toàn thế giới đều phản
ứng mạnh trước các phán quyết
nhằm tạo áp lực của cộng đồng
tới các nước con nợ đang gặp khó
khăn về nợ công cho những nước
như Hy Lạp, Tây Ban Nha
Châu Âu đang phải đối mặt các
khoản nợ công khổng lồ, các ngân
hàng phải chật vật để trụ vững
do đối mặt những khoản cho vay không sinh lời, thậm chí, ngân hàng lâu đời nhất thế giới của Ý cũng có thể phải gánh chịu khoản
lỗ khổng lỗ từ 2 - 4,6 tỷ USD trong
năm 2012 Áp lực nợ đã đe dọa Hy Lạp và có thể là những nước khác sẽ vỡ nợ và phải từ bỏ đồng tiền chung châu Âu Chính phủ các nước trong khu vực vẫn nợ “đầm đìa” và các ngân hàng Bản thân châu Âu cũng đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng đình trệ và mối đe dọa liên minh tiển tệ
sụp đổ
Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/9/2012 thông báo khoản nợ quốc gia của nước này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 16.000 tỷ USD Diéu nay đang đẩy nước Mỹ vào một tình thế nguy hiểm, khó kiểm soát Moodys nhận định, kế hoạch
ngân sách của chính quyển Tổng thống Obama sẽ dẫn tới tỷ lệ nợ
công/GDP ở mức 75% trong năm nay Trong khi đó, theo CBO (Văn
Trang 5ˆ~° 1 TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
phòng Quốc hội), mức thâm hụt ngân sách năm nay của Mỹ sẽ là 1,1 nghìn tỷ USD, giảm từ mức 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2011
nhờ nguồn thu từ thuế tăng khoảng
6% và chỉ tiêu giảm 1% Trong 30 năm, từ thập niên 1940 đến thập
niên 1970 của thế kỷ trước, tổng
khoản nợ công của Mỹ ở mức có
thể chấp nhận được, nhưng kể từ
năm 1970 tới nay, mức nợ này cứ bảy năm lại tăng hơn gấp đơi Kết
quả thăm dị gần đây cho biết có
tới 61% người dân Mỹ cho rằng một hiểm họa đang hiện dần từ khoản nợ quốc gia của Mỹ và chỉ có 15% tin rằng nước Mỹ đã ở thế sẵn sàng cho một tình huống như thế Do hậu quả của cuộc đại khủng hoảng 2007 - 2009, khoản nợ quốc gia của Mỹ trong gần
bốn năm cầm quyển vừa qua của
Tổng thống Obama đã tăng tổng cộng hơn 6.000 tỷ USD Ứng viên tổng thống đảng Cộng hịa Mitt Romney cơng kích các chính sách tài chính mà ông cho là thiếu trách nhiệm của chính quyền Obama dẫn tới hậu quả “không chỉ thế hệ này phải trả giá mà các thế hệ tiếp theo của Mỹ cũng phải gánh chịu khoản nợ khổng lẩ”
Brazil cũng vấp phải vấn để nợ tiêu dùng giống như Mỹ Từ năm 2003 tới nay, khoảng 40 triệu
người Brazil “gia nhập” tầng lớp trung lưu và có nhu cầu mua sắm
lớn - xu hướng mà các nhà lãnh đạo Brazil cho rằng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây và bảo vệ nước này trước những cú sốc bên ngoài Tuy nhiên, phần lớn hoạt động mua sắm này là mua chịu và số hóa đơn mua chịu ngày càng tăng Trong báo cáo công bố tuần trước, tổ chức nghiên cứu Capital Economics dự đoán số tiển trả nợ hiện chiếm tới
20% thu nhập của một hộ gia đình tại Brazil
Gánh nặng nợ công khiến các chính phủ tiếp tục xiết chặt chỉ tiêu công như một xu hướng ngày càng đậm và lan tỏa rộng khắp khu vực Euro, ở Mỹ và cả ở Nhật Nội các của Thủ tướng Yoshihiko Noda ngày 7/9/2012 đã thông qua kế hoạch hạn chế chi tiêu ngân sách nhằm tránh tình trạng Nhật Bản thiếu tiền hoạt động do bế tắc chính trị liên quan tới dự thảo phát hành trái phiếu bù đắp cho các khoản nợ
1.3 Gia tăng xu hướng nới lỏng
tài chính - tiên tệ và áp lực lạm
phát
Năm 2012, chứng kiến hàng loạt động thái chú trọng nhiễu hơn vào việc nới lỏng tài chính - tín dụng, hỗ trợ giải tổa sức ép nợ công và thúc đẩy tăng trưởng, song
song với việc thực thi những biện
pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách Sự chuyển mạnh xu hướng này ở
châu Âu được đánh dấu từ khi ông
Hollande (với tuyên bố tranh cử sẽ xem xét lại chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ và nhờ
đó) giành được sự ủng hộ của cử tri
cho ghế tổng thống Pháp hồi tháng
5/2012 và đặc biệt, được chính
thức xác nhận và cộng hưởng bởi tổ hợp liên tiếp 3 cú sốc mang tính đột phá chính sách tài chính - tín dụng chưa từng có từ châu Âu và
Mỹ, với sự ủng hộ của OECD và
IMF, cụ thể:
- Ngày 6/9/2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định mua không hạn chế trái phiếu chính phủ của các nước thành viên trên thị trường thứ cấp với thời gian đáo hạn † - 3 năm và với điều kiện các nước liên quan phải chịu sự kiếm soát nghiêm ngặt của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSE)/Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESM); đồng thời ECB cũng đã quyết định giữ
FFỔ TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 19 | THÁNG 10/2012
nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,75% Các hoạt động mua trái phiếu này sẽ được trung hịa, có nghĩa là ngân hàng trung
ương sẽ hút về toàn bộ lượng thanh khoản đã được bơm ra và cung tiền
trên thị trường không bị ảnh hưởng Các quốc gia thành viên eurozone có thể chọn một trong hai cách đó
là xin giải cứu toàn diện hoặc chọn một chương trình thận trọng Hoạt
động mua trái phiếu của ECB sẽ tuân thủ những điều kiện chặt chẽ và phối hợp với công cụ ổn định tài
chính châu Âu (EFSF) và quỹ giải
cứu mới của eurozone; Theo Chủ
tịch Ngân hàng Trung ương châu
Âu Mario Draghi, điều đó có nghĩa
là ECB đã quyết định khởi động
cỗ máy in tién dé giúp các quốc
gia thành viên có thể trang trải nợ
nan va bao đảm “đồng Euro không
thể biến mất” Chương trình mua
trái phiếu có tên “Giao dịch tiền
tệ mua đứt bán đoạn” (Monetary Outright Transactions hay MOT)
sẽ cho phép khắc phục những bất
ổn trên thị trường trái phiếu chính phủ vốn xuất phát từ những lo ngại
khơng có cơ sở từ phía các nhà đầu tư về khả năng đồng Euro có thể
bị thu hồi
- Ngày 12/9/2012, Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố bác đề xuất về phản đối Cơ chế ổn định Châu Âu (ESM) do các đẳng cánh tả, Liên minh Xã hội dân chủ và nhiều giáo sư kinh tế, luật đệ trình, với điều kiện là bất kỳ khoản đóng góp nào
của nước Đức - đầu tàu kinh tế châu
Âu cho ESM vượt quá 190 tỷ euro (244 tỷ USD) đều phải được trình lên hạ viện xem xét Đồng thời, các phán quyết về ESM còn phải
đệ trình lên thượng viện và được cả
hai viện này thông qua Đây được
cho là yếu tố giúp Berlin duy trì
được tình trạng tự chủ về tài chính Từ đó, mở đường cho Đức tiếp vốn cho khu vực đồng Euro châu Âu
*
AB
Trang 6vượt qua khủng hoảng thông qua cơ chế ESM (ESM là quỹ cứu trợ vĩnh viễn quy mô 500 tỷ EUR của Eurozone và sẽ thay thế quỹ cứu trợ tạm thời mang tên Cơ chế Bình
ổn Tài chính châu Âu (EFSF) hết
hiệu lực từ tháng 7/2012 ESM là
nên tang cho “bức tường lửa” tài
chính khu vực trị giá 700 tỷ EUR nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ lan rộng trong Eurozone)
- Ngày 13/9/2012, Cục Dự trữ
Liên bang My quyét dinh sé ap
dụng Chương trình nới lỗng định
lượng mở (QE3) bằng việc mua vào các chứng khoán thế chấp với quy mô 40 tỷ USD mỗi tháng
cho tới khi thị trường việc làm cải
thiện; đồng thời, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản gần bằng 0% được
FED thực hiện từ tháng 12/2008
cho tới giữa năm 2015, thay vì cuối năm 2014 như những cam kết trước đây để hỗ trợ tốt cho nền kinh tế Mỹ vốn dĩ đang gặp nhiều trắc trở do một loạt số liệu yếu kém được công bố thời gian gần dây bất chấp 04 năm và hơn 2,3 nghìn tỷ USD sau đợt xả van tiển của Fed nhằm cứu văn hệ thống tài chính kể từ năm 2008
Sự cộng hưởng liên tiếp những động thái chính sách kể trên, bên cạnh thổi bùng ngọn lửa hy vọng trên thị trường chứng khoán và
đầu tư quốc tế, thì cũng lập tức kéo theo các quan ngại về lạm
phát và đã khiến giá vàng thế giới tăng liên tục, đỉnh điểm đạt mức trên 1777 USD/ounce, sau suốt nửa đầu năm 2012 tương đối bình
lặng (Lúc 6h11” sáng 15/9/2012,
giá vàng giao ngay trên Kitco ổn
định ở 1.770,5 USD/oz, tăng
3,3 USD so với chốt phiên trước đó Mức đỉnh trong phiên đạt 1.777,51 USD/oz, cao nhất kể từ ngày 29/2/2012) Màu xanh cũng bao phủ hầu hết các thị trường chứng khoán ở nhiều quốc gia khác
*
AB
NGAN HANG QUAN ®O/
thudc chau Au Trang thai hung phấn con lan sang cả thị trường châu Á và trung tâm tài chính phố Wall (Mỹ) Đồng Euro đã bật
lên 0,26% so với USD Vàng, dầu đồng loạt tăng nhẹ Nhưng, nhiều
chuyên gia phân tích kinh tế vẫn chưa hết nghi ngờ và cho rằng tâm lý tích cực trên thị trường sẽ không thể kéo dài Nhất là khi Đức - nền kinh tế đầu tàu châu Âu và là quốc gia đóng góp tới 27% cho ESM đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), cho rằng, chương trình mua trái phiếu có thể khiến chương trình cấp vốn của ECB trở thành “một loại thuốc phiện” đối với các quốc gia khó khăn của Eurozone Và đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ đương nhiệm đang chỉ trích gói QE3 của Mỹ sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần lên thế hệ tương lai của Mỹ
Ngoài ra, cùng thời gian này các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ quy mơ lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi nước Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong tháng 9/2012 cũng tuyên bố
duy trì lãi suất ở mức thấp lịch sử
0,5% từng được BoE áp dụng trong 3 năm qua Đông thời, BoE còn quyết định giữ nguyên quy mô của chương trình nới lỏng đỉnh lượng (QE) ở mức 375 tỷ bảng Anh (596 tỷ USD)
Ngày 13/7/2012, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tái khẳng định sẽ tiếp tục duy trì chính sách tài chính linh hoạt và chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2012 Giữa tháng 9/2012, Ủy ban Cải cách và Đổi mới quốc gia Trung
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ E~)
Quốc (NDRC) đã chấp thuận gói kích thích kinh tế mới khoảng
1.000 tỷ NDT (158 tỷ USD), tương
đương 2% GDP để xây dựng 25 dự án đường sắt đô thị, 13 dự án đường cao tốc, 7 đường thủy giao thông và 9 nhà máy xử lý nước
thải trong vài bai năm tới Về tổng thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh
tỷ lệ lãi suất và lập hệ thống lãi suất cơ bản thả nổi theo thị trường Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ
cải thiện cơ chế xác lập tỷ giá hối
đoái cho đồng Nhân dân tệ (CNY), duy trì sự ổn định của đồng CNY, mở rộng diện thanh toán bằng CNY trong các hoạt động thương
mại và đầu tư ở nước ngoài, thúc
đẩy ngành dịch vụ phát triển để tăng thêm nhu câu và sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ
Hàn Quốc đầu tháng 09/2012 đã công bế một kế hoạch trị giá
5,23 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh
nên kinh tế lớn thứ tư châu Á này chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm tăng trưởng tồn cầu Gói kích thích 5,9 nghìn tỷ won (5,25 tỷ USD) này của Hàn Quốc được chia làm hai phần, một phần trị giá 4,6 nghìn tỷ won dành cho thời gian từ nay đến hết năm 2012 và một phần trị giá 1,3 nghìn tỷ
Won dành cho năm sau Theo kế
hoạch, các khoản kích thích này
sẽ được triển khai dưới dạng giảm
thuế thu nhập cho cá nhân và thuế đánh vào các giao dịch mua nhà hoặc xe, đồng thời mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội Bởi vậy, kế hoạch kích thích này khơng địi hỏi tăng chi tiêu ngân sách
Gói kích thích nói trên được đưa
ra sau một chương trình kích thích khác trị giá 8,5 nghìn tỷ won mà Seoul công bố hồi tháng 6/2012 để hỗ trợ nền kinh tế trong 6
tháng cuối năm Như vậy, tổng số
Trang 7=] TAI CHINH VA NGAN HANG QUOC TẾ
tién ma Han Quéc da céng bố để kích thích kinh tế năm 2012 là 13,1 nghìn tỷ won, tương đương với 1% GDP của nước này
Cùng với xu hướng nới lỏng chính sách tài chính - tín dụng nêu trên là những quan ngại ngày càng gia tăng về mức lạm phát trên thế giới
Năm 2012, Mỹ có tỷ lệ lạm phát
ở mức gần mục tiêu 2%
Các số liệu mới của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/7/2012 cho thấy, tỷ lệ lạm phát ở khu vực đồng tiển chung châu Âu (Eurozone) trong
tháng 6/2012 vẫn giữ nguyên mức
2,4% như tháng 5/2012, song vẫn cao hơn so với chỉ tiêu mà Liên minh châu Âu (EU) để ra Đây là tháng thứ 19 liên tiếp tỷ lệ lạm phát của EU vẫn cao hơn chỉ tiêu lạm phát trung hạn mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã để ra là dưới hoặc xấp xÏ 2% Những
nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất
trong Eurozone là Thụy Điển với 0,9%, Hy Lap 1% va Bulgaria 1,6% Trái lại, Hungary lại là nước có tỷ lệ lạm phát cao là 5,6% trong khi Estonia và Malta cùng có mức lạm phát là 4,4% Cơ quan thống kê Eurostat cũng cho biết lạm phát của eurozone trong tháng 8 lên 2,6% so với 2,4% trong tháng 7 do
giá dầu tăng cao Thông tin này sẽ
khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ít khả năng hạ lãi suất cơ bản trong những tháng tới
Năm 2012, các nền kinh tế mới
nổi đều bày tỏ mối lo lắng về sự giảm giá chóng mặt của đồng tiền
và mức độ biến động ngày càng mạnh của tỷ giá IMF cho biết các đơn vị tiền tệ như đồng Real của Brazil và đồng Rupi của Ấn Độ đã giảm giá từ 15-25% trong chưa
đầy một quý của năm 2012
Đồng tién Rial của Iran ngày
9/9/2012 đã xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD và đã mất khoảng 50% giá trị trong năm nay, đặc biệt trong tháng 1/2012 sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ công bố các biện pháp
trừng phạt cứng rắn, có hiệu lực
từ ngày 1/7/2012 vừa qua Ngân hàng Trung ương nước này tuyên
bố đang cố gắng kiểm chế đà trượt
giá trong bối cảnh “cuộc chiến
kinh tế với thế giới.” Tỷ giá thị
trường tự do hiện đổi 1 USD lấy hơn 24.000 Rial, tức gấp đôi so với 12.260 Rial của tỷ giá chính thức được sử dụng cho những mục đích đặc biệt như nhập khẩu lương thực hay thuốc men
Hầu hết các chính phủ ở Đơng
Nam Á đang sẵn sàng nới lỏng tiền tệ và cung cấp gói kích thích tài chính nếu cần thiết Suốt nửa đầu năm 2012, Indonesia tiếp tục duy trì trần lãi suất cơ bản không
đổi ở mức 5,75% nhằm kiểm chế
áp lực lạm pháp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Indonesia
Về phía IMF, định chế này ủng hộ kế hoạch mua trái phiếu chính phủ ECB nhằm giảm sức ép thanh khoản cho eurozone IMF cũng ủng hộ chính phủ Trung Quốc nới lỗng hơn nữa chính sách tiền tệ Theo ông Zhu, kinh tế Trung Quốc không có nguy cơ “hạ cánh cứng”
(kinh tế đột ngột giảm mạnh) song giới chức nước này cần có biện
pháp để chặn đà suy giảm tăng trưởng
1.4 Mở rộng quá trình dịch
chuyển các dòng vốn, các hoạt
déng M&A va dam phan FTA Năm 2012, chứng kiến sự gia
tăng khá mạnh mẽ các hoạt động
dịch chuyển các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt
động M&A quốc tế và các hoạt
động đàm phán FTA trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương
H1 TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 19 | THÁNG 10/2012
Mergers (sáp nhập) - và Acquisitions (mua lại) doanh nghiệp là một trong những hoạt động đặc trưng và ngày càng phổ
biến, đặc biệt trong bối cảnh của
khủng hoảng, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế Những khó khăn kinh tế trên phạm vi toàn càu năm 2012 càng thúc đẩy xu hướng này
Các quỹ đầu tư nước ngoài đang tích cực điều chỉnh định hướng đầu tư của mình theo hướng gia
tăng nguồn vốn đổ vào các thị
trường Đơng Nam Á, để đón bắt cơ hội đầu tư mới từ sự gia tăng sức tiêu thụ tại khu vực kinh tế, theo
nhận định của Reuters, có giá trị
lên đến 2.000 tỉ USD, có nguồn ngân sách và sự phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách quản
lý chi tiêu tốt đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc Theo số liệu của Công ty tư vấn tài chính
Lipper (Mỹ), giá trị khối tài sản thuộc sở hữu của các quỹ đầu tư
nước ngồi tại Đơng Nam Á tăng lên hơn 26 tỉ USD trong tháng 3/2012, trong khí đó, giá trị quỹ đầu tư tại Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm mạnh 30% so với mức trước năm 2008 - thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu Ông Rajesh Ranganathan, giám
đốc danh mục đầu tư của quỹ đầu tu Doric Capital (Héng Kéng) cho rằng "Nhận thức về thị trường của
các nhà đầu tư đang thay đổi Ấn Độ và Trung Quốc hiện giờ được
cho là kênh đầu tư may rủi, trong
khi Indonesia và Thái Lan lại là
nơi để các nhà đầu tư tránh cơn
bão khủng hoảng"
Sự suy yếu của các nước phát triển và sức hấp dẫn từ lợi nhuận
cao đã khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu châu Á trong
năm 2012 Theo ADB, chỉ riêng
nửa đầu năm 2012 đã có tới *
AB
Trang 85.900 ty USD da chay vao trai phiéu doanh nghiép va chinh phu
các nước khu vực này, tăng 8,6%
so với cùng kỳ Tổng giá trị các
thương vụ M&A quốc tế trong nửa
đầu năm 2012 tại ASEAN đạt 26,2
tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và lớn hơn mức 23,2 tỷ USD của cả năm 2011 Các doanh nghiệp Đông Nam Á đang tăng cường mua lại các công ty tài chính, năng lượng và bán lẻ trên khắp thế giới
Mới đây, Ngân hàng Đầu tư Ấn
Độ Religare Capital Markets thông báo một công ty đã tuyên bố trả 7,7 tỷ SGD (6,2 tỷ USD) cho mảng bất động sản Frasers Centrepoint, cao hơn 71% giá cổ phiếu hiện tại của Tập đoàn Singapore 129
tuổi Fraser & Neave (F&N) Theo
Bloomberg, đây sẽ là thương vụ "thâu tóm" bất động sản lớn nhất
Đông Nam Á Cuối tháng 8/2012,
Công ty nhà nước Malaysia - Petroliam Nasional Bhd (Petronas) đã đạt thỏa thuận mua lại Progress Energy Resources (Canada) với giá 5,6 tỷ USD Công ty Thái Lan PTT Exploration & Production (Thai Lan) thông báo chuẩn bị mua lại Cove Energy PLC (Anh) với giá 1,9 tỷ USD
Xu hướng phan chia lai ban dé
công nghiệp thế giới dường như đã khởi động với làn sóng doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc
cùng với triển vọng giảm sút tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc năm
2012 và đe dọa vị thế kinh tế nói
chung, vai trị cơng xưởng thế giới nói riêng của nước này Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu
hút vốn FDI với tổng số vốn lên
tới 108 tỷ USD Các nước xếp sau Trung Quốc như Brazil, Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất
*
AB
NGẮÁN HANG QUAN 801
dần vị trí thống lĩnh trong sự lựa
chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các
nên kinh tế mới nổi khác ở châu
Á, Bắc Phi hay các nước ngoại vi
của EU Tính từ đầu năm 2012 tới nay, FDI vào Trung Quốc thực tế đã giảm 4% so với cùng kỳ năm 2011 Số dự án mới ở Trung Quốc trong quý l/2012 cũng chỉ dừng
lại ở mức 8% trong tổng số dự án
FDI thống kê được trên thị trường
toàn câu Trong khi đó, dịng chảy FDI vào các nước mới nổi và đang phát triển khác lại tăng trưởng khá
mạnh, chẳng hạn ở Ấn Độ là 40%,
Indonesia là 30%, còn Tunisia là
45% Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết trong tháng 7/2012, các ngân hàng nước này đã bán ra gần 600 triệu USD, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư
nước ngoài đang rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc
Foxconn, công ty chuyên gia công cho Apple, từ trước tới nay hầu như chỉ sản xuất ở Trung Quốc nhằm tận dụng, thậm chí là bóc lột sức lao động của công nhân với điều kiện lương tối thiểu, giờ làm việc thì tối đa Nay Foxconn và “ông chủ” Apple đang lên kế hoạch cho những dự án lắp ráp mới
ở Indonesia và cả ở Myanmar, nơi
có mức lương công nhân thấp hơn ở Trung Quốc Bộ trưởng Thương mại Indonesia ngày 14/8/2012 đã thông báo về kế hoạch “di chuyển” của Foxconn tới Indonesia, du kiến khi nhà máy lap rap Ipad tai Indonesia hoàn tất có thể sử dụng tới 1 triệu công nhân
Trước Foxconn, trong quý
1/2012, hãng ô tô hàng đầu Nhật
Bản là Toyota đã thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy thứ tư ở Brazil
Ngay cả một số công ty dệt may của Trung Quốc cũng đã tìm cách
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ E~)
di chuyển cơ sở sản xuất ra nước
ngoài, tại các địa điểm mới như Bangladesh Hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng Adidas cũng vừa
đóng cửa nhà máy cuối cùng do hãng này nắm giữ trực tiếp ở Trung Quốc Dệt may là lĩnh vực chịu sự
cạnh tranh mạnh nhất và các công
ty đang có xu hướng chuyển sang
các nước láng giểng của Trung Quốc, nơi chí phí lao động thấp hơn nhiễu Nghiên cứu của Ngân
hàng Natixis của Pháp cho biết, chi phí nhân công tại Trung Quốc
đã cao hơn ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và cả Algeria, Bulgaria,
Tunisia hay Maroc Nghiên cứu
còn dự bao chi phi tiển công ở Trung Quốc thậm chí cịn có thể
ngang bằng với Mỹ trong 4 năm tới do tác động của kế hoạch tăng lương và điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ của nước này
Tuy nhiên, theo một đánh giá khác thì lương tại Trung Quốc dù tăng nhưng hiện vẫn thấp hơn Pháp từ 1 tới 10 lần Hơn nữa, đầu tư vào Trung Quốc vẫn có sức hút với giới doanh nghiệp quốc tế bởi
điều đó đảm bảo có một chỗ đứng trên thị trường châu Á đang trỗi dạy Đầu tư vào Trung Quốc để
sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa
vẫn là một xu thế lớn, còn việc đầu tư để xuất khẩu sang nước thứ ba
là vấn để mà nhiều công ty quốc tế đang cần cân nhac Diéu nay cũng phù hợp với chủ trương của Trung Quốc đang muốn hiện đại
hóa nền cơng nghiệp của mình
và nhường lại vị trí sản xuất hàng hóa cấp thấp cho các nước khác Hãng tin Bloomberg giữa tháng 8/2012 cho biết, liên tiếp trong ba
tháng qua, chỉ số cổ phiếu của một
số công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán New
York đều sụt giảm Điều này khớp
với báo cáo của chính phủ Trung
Trang 9L~> 1 TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
Quốc về lợi nhuận của ngành công nghiệp nước này đã sụt giảm ba tháng liên tiếp Với tình hình kinh
tế thế giới hiện nay, nhiều chuyên
gia dự đoán nền kinh tế thứ hai
thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ giống như Nhật Bản trong
những thập niên 90 nếu các gói
kích thích kinh tế nhằm cứu các
doanh nghiệp và dự án không phát huy hiệu quả Một nhận định triển
vọng và có thể xảy ra nhiều hơn
cả đó là Trung Quốc sẽ thốt khỏi khó khăn hiện nay nhờ tận dụng tốt tiểm lực dự trữ ngoại hối mạnh,
yếu tố dân số và nhu cầu nội địa tăng cao Để làm được điều này
đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực cải cách kinh tế mạnh mẽ, cùng với
triển vọng tích cực của môi trường
kinh tế quốc tế
Giới đầu tư toàn cầu đang mất dần niém tin vào Trung Quốc, khiến các thị trường của nước
này bị đánh giá tôi tệ nhất trong
hơn 2 năm qua trong cuộc thăm
dò đầu tư toàn cầu mới nhất của
Hang tin Bloomberg trong thang 8/2012, với khoảng số người được
khảo sát cho biết các thị trường
tài chính Trung Quốc sẽ tiếp tục
diễn biến tôi tệ trong năm 2013
Đây là đánh giá tiêu cực nhất mà Trung Quốc nhận trong các cuộc khảo sát toàn cầu của Bloomberg
kể từ tháng 1/2010 và nước này
chỉ đứng thứ 2 so với tỷ lệ đánh giá tiêu cực chiếm tới 45% mà
Liên minh châu Âu nhận được vào
ngày 04/9/2012 Ngân hàng Thế
giới WB cho rằng, nếu Trung Quốc không tiến hành những cải cách
mạnh mẽ về cơ cấu, trong 20 năm
tới, tăng trưởng của nên kinh tế
này sẽ chỉ đạt trung bình 7%/năm
Trong bối cảnh Trung Quốc dần mất điểm trong giới đầu tư quốc
tế, thì Mỹ lại một lần nữa đứng đầu trong cuộc bình chọn của
847 nhà đầu tư 46% các chuyên
gia kinh tế và các nhà giao dịch cho biết các thị trường của Mỹ sẽ mang lại lợi nhiều nhất trong năm tới, tương tự như kết quả khảo
sát hồi tháng 5/2012 Hãng đánh
giá tín nhiệm Moody’s Investors
Service tuyên bố có thể cắt giảm
điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Mỹ từ mức cao nhất Aaa hiện nay trừ phi nước này giảm được tỷ lệ nợ công/GDP trong cuộc đàm phán về ngân sách tại Quốc hội
vào năm tới (hiện Standard &
Poor's đang dành cho Mỹ hạng điểm tín nhiệm AA+, sau khi hạ từ AAA xuống vào tháng 8/2011; cịn hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vẫn đang dành cho Mỹ định mức tín nhiệm cao nhất AAA, nhưng đi kèm triển vọng tiêu cực ) Một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố hôm 22/8/2012 nhận định, kinh tế Mỹ có thể rơi
vào suy thối trong năm tới nếu các nhà làm luật và Tổng thống Barack Obama không thể phá vỡ
được thế bế tắc xung quanh vấn đề ngân sách liên bang và nếu
tình trạng “vực thẳm ngân sách”
(fiscal cliff xuất hiện Đây là thuật
ngữ dùng để chỉ tình thế nan giải
mà nước Mỹ phải đối mặt vào cuối năm 2012 này Trong đó, nếu Quốc hội Mỹ khơng thỏa thuận
được, thì các biện pháp cắt giảm thuế từ thời Tổng thống George W
Bush sẽ tự động hết hạn, gây khó khăn cho tăng trưởng
Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo
này, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn tiếp tục được giới dầu tư quốc tế
xem là một “vịnh tránh bão” hàng
dầu trong bối cảnh khủng hoảng
nợ châu Âu kéo lùi tăng trưởng
toàn câu, và tin tưởng rằng, nước Mỹ có thời gian và phương tiện để giải quyết vấn để thâm hụt ngân
sách Sức hút của trái phiếu kho bạc Mỹ còn đến từ mức độ thanh
EÍỔ TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 19 | THÁNG 10/2012
khoản cực cao của tài sản này Từ
tháng 8/2011 đến nay, đồng USD đã tăng giá 11% so với đồng Euro
Ngày 11/9/2012, chỉ vài giờ sau
cảnh báo của Moody“s, đợt đấu giá 32 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ
kỳ hạn 3 năm đã nhận được lực
cầu kỷ lục
Đặc biệt, trong bối cảnh khó
khăn phát triển khiến thị trường
các quốc gia đều thu hẹp do người tiêu dùng thắt chặt chỉ tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, thì năm 2012 ghi nhận nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động và cam kết giữa các nước khu vực APEC, như duy trì các thị trường tự do và thị trường mở, thực hiện cam kết bãi bỏ các biện pháp hạn chế hiện hành, chống các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế khu vực cũng như toàn cầu Đặc
biệt, đang khởi động mạnh mẽ các
cuộc vận động thành lập các FTA ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác
của một loạt nước, như thành lập Khu vực tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP, sự mời gọi
tham gia FTA 3 nước Nga - Belarut
- Kazacxtan; khởi động đàm phán
FTA Việt Nam - Hàn Quốc, cũng như ý tưởng vận động thành lập FTA bao quát tất cả các nước khu vực châu Á - TBD Trong thông điệp gửi tới Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2012 (diễn ra ngày 7/9), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, các thành viên APEC đang cùng chia sẻ nhiều lợi ích và trách nhiệm
chung to lớn như: Đẩy mạnh liên
kết kinh tế, duy trì hịa bình, ổn
định, hợp tác và thịnh vượng ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương; duy trì vai trị đầu tàu của châu Á
- Thái Bình Dương trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu; hỗ trợ các nền kinh tế thành viên
*
AB
Trang 10
Dự báo kinh tế 2012 theo WB (6/12/2011)
Dong A
Các nước đang phát triển Đông Á Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippine Thái Lan Việt Nam
Các nước dang phải triển ong Á trữ Trung Quốc 1,3
Giả định về môi trường kinh tế ngoài khu vực: Thế giới
Các nước thụ nhập cao Các nước đang phát triển khác phục hồi và phát triển trong bối
cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn Cũng trong Hội nghị này, Ngoai truéng My Hillary Clinton
đã đưa ra tuyên bố “Phần lớn lịch
sử thế kỷ 21 sẽ được viết nên tại châu Á, và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ
cho sự thịnh vượng của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, bởi
vì Washington nhìn thấy tương lai trong khu vực này” Bà nhấn mạnh, hiện Mỹ đang đầu tư lớn vào khu vực này nên sẽ nỗ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế tự do, cởi mở và công bằng tại khu vực, song thành cơng hay khơng
cịn phụ thuộc vào chính phủ,
doanh nghiệp và người dần châu
Á - Thái Bình Dương Mỹ sẽ nỗ lực
hết mình và phối hợp hành động chặt chẽ với các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chống lại chủ nghĩa bảo hộ, vốn được coi là đang bóp méo các điều kiện thị trường Mỹ sẵn sàng trở thành đối tác xây dựng của các
nước châu Á - Thái Bình Dương,
khu vực đã đạt được thành công
lớn trong thời gian qua, để tiếp tục
cùng nhau tiến về phía trước và làm cho sự thịnh vượng của khu
vực trở nên bền vững (Hình 1)
II Những thách thức năm 2013 2.1 Những kịch bản và xu
*
Arr
NGAN HANG QUAN ®O1
2008 2010 ms ba 2011 2012 49 93 Z1 6,/ 150 OF 8.2 1B 9.2 10.4 9,1 AA 46 6,6 64 6.3 1,6 7,2 4,3 49 11 726 4.2 48 23 7.8 2.4 4.0 53 68 58 61 4.0 4./ 5,3 “2.4 40 2 28 34 2,9 1,6 17 10 60 47 49
hướng kinh tế thế giới năm 2013
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố ngày
16/07/2012, IMF hạ dự báo tăng
trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,9% từ mức ước tính 4,1% trong tháng 4/2012, đồng thời cắt giảm dự báo đối với hầu hết các
nền kinh tế phát triển và mới nổi IMF cho rằng các nền kinh tế phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 1,4% trong
năm 2012 và 1,9% trong năm
2013 Các nền kinh tế mới nổi lần lượt tăng 5,9% và 5,6% Cả hai số
liệu này đều thấp hơn 0,1% so với
mức dự báo trong tháng 4/2012; tăng trưởng của Eurozone giảm
0,3% năm 2012 và tăng 0,7%
trong năm 2013 (tuy nhiên, ngày
6/9/2012, ECB hạ dự báo tăng
trưởng cho năm 2012 xuống mức
-0,4% thay cho mức -0,1% trước
đó, đồng thời dự báo tăng trưởng
GDP của khu vực Euro trong năm
2013 vào khoảng 0,5%, chỉ bằng một nửa dự báo hồi tháng 6/2012 Trái lại, lạm phát dự kiến sẽ ở
mức 1,9%, cao hơn dự báo 1,6%
trước đó); kinh tế Tây Ban Nha sẽ suy giảm trong cả năm nay và năm tới Anh tăng trưởng ước tính
năm 2013 ở vào khoảng 1,4%,
thấp hơn so với dự báo công bố hồi tháng 4/2012 là 2% Tăng trưởng
TAI CHINH VA NGAN HANG QUOC TE E=*)
GDP năm 2012 của Anh cũng
bị cắt giảm từ mức 0,8% trong
tháng 4 xuống cịn 0,2%
Trong khi đó, tăng trưởng của châu Phi vẫn còn khả quan với mức 5,4% trong năm nay và
5,3% trong năm 2013 vì khu vực
này vẫn còn cách ly tương đối
tốt với các cú sốc tài chính bên
ngoài IMF cho rằng tăng trưởng tại Trung Đông sẽ cải thiện trong năm nay khi các quốc gia sản
xuất dầu mỏ gia tăng sản lượng và kinh tế Libya phục hồi so với
năm 2011 Tuy nhiên, IMF lại giữ
nguyên dự báo năm tới của khu vực này ở mức 3,7%
IMF nhận định trong báo cáo: “Khả năng triển vọng kinh tế thế
giới có thể tiếp tục bị cắt giảm
vẫn còn rất lớn Rủi ro trước mắt vẫn là sự trì hỗn áp dụng hoặc áp dụng không đủ các biện pháp
chính sách có thể khiến khủng
hoảng nợ Eurozone tiếp tục leo
thang” Theo tổ chức này, ưu tiên
lớn nhất vẫn là giải quyết cuộc khủng hoảng tại Eurozone
Phát biểu tại cuộc họp của Diễn đãn kinh tế thế giới diễn ra ở Thiên Tân, Trung Quốc, tháng
9/2012, Phó Giám đốc điều
hành Quỹ tiển tệ quốc tế (IMP),
ông Zhu Min cho rằng, khủng
hoảng Eurozone mới ở nửa chặng
đường và chưa thể sớm kết thúc
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, giới chức châu Âu đã đi đúng hướng trong việc giải quyết khủng hoảng
và quan trọng cần giữ niém tin vào đồng Euro Đặc biệt, khủng
hoảng Eurozone có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của châu Á bởi châu Âu đóng
góp tới 1/3 kim ngạch xuất khẩu của châu Á “Nếu tăng trưởng
GDP của Eurozone giảm xuống
0% thì tăng trưởng xuất khẩu của
khu vực này cũng xuống 0%”, ông
Zhu nhấn mạnh Nhu cầu tiêu thụ
Trang 11E+) TAI CHINH VA NGAN HANG QUOC TE
Du bao moi nhat
7/2012
Quốc gia/Khu vực (Thang
2012 2013 Thể giới 3.5 Eurozone -0.3 Mỹ 20 Nhật Bản 24 Anh 02 Trung Quốc 80 Brazil 25 Án Đô 6.1 Nga 40 Dự báo trước đó (Thảng 4/2012 2012 2013 3.9 S10 41 0.7 -0.3 0.9 23 2.1 2.4 1.5 2.0 1.7 14 08 20 85 82 88 46 3.0 41 6.5 6.9 7.3 3.9 40 3.9
Nguén: IMF World Economic Outlook
ở châu Âu giảm khiến các chính phủ châu Á buộc phải thực thi các biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa để bù đắp lại
Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, hồi đầu tháng 7/2012, nhận định: “Trong thế giới có mối liên kết chặt chẽ như hiện nay,
chúng ta không thể chỉ theo dõi
những gì xảy ra trong khn khổ
nước mình Cuộc khủng hoảng
hiện nay không phân biệt đường biên giới Nó đang gõ cửa tất cả các nước”
Về tổng thể, khủng hoảng kinh
tế toàn cầu sẽ lên tới dỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ có
phần sáng sủa hơn từ nửa cuối
2013, nhưng với một số nước, lại dường như xấu di rõ rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phương án chủ động ứng phó hữu hiệu với nguy cơ này
Ba kịch bản kinh tế thế giới có thể xây ra:
- Thứ nhất, kịch bản tốt: Nền kinh tế thế giới hổi phục khá
nhanh và toàn diện trên đa số các
thị truờng và các nước, nhất là Mỹ và các nước dựa vào xuất khẩu do
tác động tích cực lan tỏa của các
gói QE3 và các chính sách nới lỏng, kích thích kinh tế của các
nước;
- Thứ hai, kịch bản hiện thực:
Nền kinh tế một số nước vốn có trình độ phát triển cao và tiểm năng đổi mới mạnh đạt được sự phục hồi tốt; trong khi vẫn còn nhiễu nước khác, nhất là các nền
kinh tế kém phát triển và có năng
lực đổi mới, thích nghi thấp, vẫn bất ổn định, tiếp tục suy giảm lòng
tin, các dòng vốn đầu tư và mức
tăng trưởng
- Kịch bản xấu: Nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thối tồn cầu do
việc sử dụng kém hiệu quả các
chính sách hỗ trợ nợ cơng, gói QE3 và các gói kích cầu khác trên thế giới, khiến lạm phát tăng vọt và nợ công tiếp tục tăng mạnh,
thúc đẩy nguy cơ đổ vỡ đồng Euro
với hàng loạt hệ lụy nặng nễ lan tỏa tồn cầu ; (hình 2)
Đặc biệt, gói QE3 này của FED sẽ có tác động 2 mặt: Alột mạặi,
kích thích sự phục hồi kinh tế Mỹ,
từ đó có tác động tích cực tới kinh
tế toàn cầu, cũng như sẽ làm giảm
áp lực tăng giá vàng và lạm phát; mặt khác, nếu bị lạm dụng và sử dụng không hiệu quả, sẽ trở thành thảm họa lạm phát cho nên kinh tế Mỹ và thế giới, và khi đó nước Mỹ sẽ tự đánh mất vị thế của mình và lịng tin thế giới vào Mỹ như là
cường quốc kinh tế số 1 và chối
[ÝÄ] TẠP CHÍ NGÂN HÀNG | SỐ 19 | THÁNG 10/2012
bỏ dần đồng đôla Mỹ Bill Gross
- Nhà sáng lập Quỹ đầu tư trái
phiếu lớn nhất thế giới Pimco cho
rằng, việc FED duy trì lãi suất 0% đang phá hủy thay vì hỗ trợ kinh tế Mỹ; một tổ chức tín dụng sẽ
không dễ dàng cho người nợ nần chồng chất vay tiền Và họ cũng
sẽ không cho vay nếu lãi suất và lợi nhuận quá thấp, không đủ bù chi phí hoạt động thường ngày Bank America đã đóng cửa
hơn 1.500 ATM năm 2012 Theo Gross, đó là minh chứng của việc
các tổ chức tài chính phải co hẹp hoạt động vì lợi nhuận thấp
Ông cũng cho biết đầu tư giảm
sút có thể khiến kinh tế toàn cầu
một lần nữa rơi vào suy thoái Kế hoạch nới lỏng tiền của FED sẽ
khiến dòng vốn từ Mỹ tràn sang
châu Á, gây biến động lớn về tỷ
giá, ảnh hưởng đến thương mại và kìm hãm tăng trưởng tín dụng
tại các nước khu vực này Quy
mô thị trường trái phiếu niêm yết
bằng nội tệ ở châu Á đã tăng gần 9% trong nửa đầu năm nay Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB) lại cảnh báo việc nguồn vốn từ phương Tây tăng lên khi các ngân hàng trung ương thực hiện nới lỗng có thể gây ra biến động lớn và tạo ra bong bóng tài sản tại đây Trong bản báo cáo ngày 14/9/2012, ADB ở Manila (Philippines) cho biết: “Chính sách lãi suất gần 0% ở các thị trường đã bão hịa và các tín hiệu kích thích kinh tế từ FED đã làm dấy lên nỗi lo về việc các thị
trường mới nổi sẽ bị nhấn chìm trong vốn đầu tư” Ngân hàng
này nhận định: “Dịng vốn này
có thể gây ra biến động lớn về tỷ
giá, ảnh hưởng đến thương mại và kìm hãm tăng trưởng tín dụng, từ đó dễ dẫn đến bong bóng tài sản” ADB cũng cho biết các nhà hoạch định chính sách ở đây nên
*
AB
Trang 12chuẩn bị cho khả năng dịng vốn
có thể rút khỏi thị trường nhanh như khi chảy vào Vì nếu việc đó xảy ra, lãi suất trái phiếu sẽ tăng vọt, như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Khi ấy, lãi suất trái phiếu ở Indonesia đã tăng thêm 9%, còn Hàn Quốc, Malaysia và
Thái Lan đều lên 2%
Ngân hàng này cũng cho biết thị trường châu Á đang yếu đi khi lãi suất trái phiếu của Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đều tăng lên trong tháng 7 và tháng 8/2012 Dự đoán năm 2013 sẽ là một năm khủng hoảng lương thực nghiêm trọng trên toàn câu Thực tế thì cuộc khủng hoảng đã “khởi
động” từ lâu và bắt nguồn từ điều
kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè năm nay 80% khu vực trên
nước Mỹ chịu ảnh hưởng từ hạn
hán Nga và Úc cũng rơi vào tình trạng tương tự Hạn hán đã tàn phá
mùa màng, đặc biệt là những loại
lương thực thiết yếu Sản lượng ngũ cốc được dự báo là sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995 Chỉ trong tháng 7/2012, giá ngô và lúa mỳ đã tăng 25% trong khi đó giá đậu tương tăng 17% Điều này sẽ khiến giá thực phẩm tăng theo Đối với với người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển thì giá cả thực
phẩm leo tháng chính là một gánh
nặng, tuy nhiên đó là một gánh
nặng có thể kiểm soát Người Mỹ
giảm 1/3 chi tiêu thực phẩm so với năm 1969 và hiện chi khoảng
10% trong tổng thu nhập sau thuế
của họ vào việc mua sắm thức ăn
hàng ngày (ở Việt Nam con số này là trên dưới 40%) Phong trào mùa
xuân Á Rập năm 2011 được ví như
những cuộc cách mạng năm 1848 Những năm 40 đói khổ là khoảng thời gian mất mùa hoành hành
khắp khu vực châu Âu Người đói
thường rất giận dữ và sự giận dữ của họ có thể khiến cho chính
*
AB NGAN HANG QUAN BOF
phủ sụp đổ Liệu năm 2013 để
thế khiến bạo loạn xã hội xảy ra ở Brazil, biểu tình ở Trung Quốc và
cach mang 6 Pakistan? Câu trả lời
có thể được nhìn thấy trên các chỉ số giá tiêu dùng Thời kì đại khủng hoảng bắt đầu từ những tháng mùa hè 2012 khắc nghiệt trên toàn thế giới Gần 80% lục địa Hoa Kỳ phải trải qua những trận hạn hán khốc liệt Không khá hơn là tình trạng của Nga và Australia với những tháng hè nắng cháy Hạn
hán kéo theo những cánh đồng
chết khô và mất trắng Sản lượng ngô dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995 Kèm với đó là tình trạng tăng giá lương
thực bao gồm ngô và lúa mì lên
25%, giá đậu tương lên 17% chỉ trong tháng 7 Việc tăng giá các mặt hàng trên sẽ kéo theo giá ngũ cốc tăng cao Đối với người tiêu
dùng ở các nước đang phát triển,
giá lương thực tăng cao là gánh nặng trong khi chúng sẽ khiến hàng ngàn người chết đói ở những quốc gia chậm phát triển Những số liệu thu thập năm 2007-2008 cho thấy, giá ngũ cốc phi mã gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 30 quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới Tờ Financial Times cho biết, hàng triệu người từ Haiti tới Banglades lao đao vì giá lương thực Trong năm 2010, việc đình chỉ xuất khẩu lương thực của Nga sau một năm hạn hán góp phần gây ra cái gọi là “Mùa xuân Arab” làm chấn động các nước Trung Đông, Bắc Phi, cướp di mạng sống của hàng ngàn người Nhiều thể chế chính trị hàng chục
năm cầm quyền nhanh chóng đổ
sụp khi sự tức giận của người dân
lên tới đỉnh điểm
Nếu giá lương thực thêm một
lần phi mã thì khủng hoảng sẽ gia tăng ở những đất nước đông dân trên thế giới, như Trung Quốc Chỉ
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Ệ -
trong thang 7/2011, chi phí sinh hoat tai Trung Quéc da tang 6,5% vì lương thực tăng giá Tuy nhiên, lạm phát nhanh chóng được hạ nhiệt trong năm 2012 và những
cánh đồng ngũ cốc bội thu của Mỹ
được coi là cứu cánh cho Trung Quốc Tuy nhiên, Mỹ vừa bị thất bát nghiêm trọng do hạn hán kéo dài trên 80% lãnh thổ nước Mỹ Với dân số hơn 1,3 tỷ người, sự “khó ở“ của Trung Quốc sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mang tính tồn
cầu, đấy thế giới vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng, kéo
theo nhiều hậu quả khơn lường
Ngồi ra, sự hỗn loạn trong xã hội Brazil, bất ổn bên trong Trung Quốc hay cuộc cách mạng ở
Pakistan déu tiém ẩn những nguy
cơ khiến thế giới lao đao Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các quốc gia lang giéng, van dé hat nhan Triéu Tién, Iran, bat 6n trén dải Gaza hay nội chiến Syria cũng khiến thế giới thêm phần
quan ngại về một năm 2013 day
đơng bão
Giá dầu có thể tăng mạnh trong năm 2013 gắn với sự gia tăng nhu cầu và giảm lượng cung thế
giới về dầu mỏ: Cơ quan thông
tin năng lượng Mỹ (EIA) ngay 11/9/2012 trong báo cáo triển vọng năng lượng trong ngắn hạn,
EIA cho biết, nhu cầu tiêu thụ dầu
của toàn thế giới sẽ tăng khoảng 0,84 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 84.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra trước đó Đến nam 2013, nhu cau này sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày lên trung bình 90,1 triệu thùng/ngày, tăng 130.000 thùng/ngày so với dự
báo hổi tháng trước Ngoài ra, EIA cũng cho rằng, nguồn cung dầu từ Tổ chức các nước xuất khấu dầu mỏ (OPEC) sẽ tăng
510.000 thùng/ngày
trong năm nay lên gan
Trang 13=) TAI CHINH VA NGAN HANG QUOC TE
52,5 triệu thùng/ngày, thấp
hơn dự báo trước đó khoảng
50.000 thùng/ngày Cũng trong
bao cao nay, EIA dy báo, nhu
cầu tiêu thụ dầu của Mỹ sẽ giảm 1,5% trong năm nay xuống
18,67 triệu thùng/ngày, thấp nhất 15 năm Nhu cầu tiêu thụ dầu
năm 2013 của nước tiêu thụ lớn
nhất thế giới này được dự báo tăng 80.000 thùng/ngày hay tăng 0,4% lên 18,75 triệu thùng/ngày
Giá dầu tăng sẽ có tác động 2 chiều tới kinh tế Việt Nam, chiều tích cực là thu nhập từ xuất khẩu dau sé tang, chiéu tiêu cực là tăng sức ép lạm phát nhập khẩu và chỉ
phí đẩy, nhất là nếu kiểm sốt
khơng tốt việc lạm dụng tăng giá
có tính độc quyền
2.2 Những thách thức của Việt
Nam năm 2013
Những tín hiệu tích cực của kinh
tế Việt Nam về kiểm soát lạm phát, nhập siêu, tỷ giá và giá dự trữ quốc gia tương đối ổn định là động lực tốt và tạo dựng niềm tin của người
dân, doanh nghiệp về triển vọng
kinh tế Việt Nam năm 2013 Dự báo năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam
sẽ là khoảng 5 - 6%, lạm phát từ
7 - 8%; Năm 2013 các chỉ số tuong ứng sẽ tăng lên cao hơn
một chút, lần lượt là 6,2 - 6,6% và
ö - 9%
Tuy nhiên, về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013, nhất là trong nửa đầu năm, có thể cịn khó khăn hơn cả năm 2012 do sức ép và khó khăn về nợ xấu, thanh khoản của các ngân hàng thương mại, việc hạ lãi suất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, làm ấm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản;
duy trì tốc độ tăng trưởng, kiểm
chế vững chắc lạm phát, thâm
hụt thương mại và thâm hụt ngân
sách, tăng thu hút FDI, giảm thất
nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội Việt Nam cũng đối diện với bài toán cần có đủ các kịch bản và hệ thống giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tái cấu trúc để duy trì tăng
truởng kinh tế theo yêu cầu bến
vững; Đồng thời, dư luận e ngại dường như có biểu hiện cơ chế quản lý nhà nước có xu hướng trở
lại theo kiểu can thiệp hành chính
và bao cấp nhiều hơn, đồng thời với sự lan tràn các lối hành xử và các hệ quả tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm ngày càng đè nặng lên toàn xã hội, nhất là đối với khu vực kinh tế nhà nước
Ngoài ra, trong năm 2013, sẽ có
sự tiếp tục gia tăng các hoạt động M&A cùng với làn sóng phá sản doanh nghiệp và tái cấu trúc các DNNN, cũng như toàn bộ nền kinh tế Đồng thời, cân đối giữa nguồn vốn huy động và và vốn sử dụng tại các ngân hàng cần hài hòa hơn Thực tế, hiện tỷ lệ cho
vay trên huy động của toàn hệ
thống khá cao, khoảng 90% so với mức trung bình chỉ khoảng 80%
của các nước khu vực
Thực tế cũng đang đòi hỏi cần
phát triển thị trường vốn để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội, trong đó có việc tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát hành trái phiếu, cổ
phiếu huy động vốn trên thị trường vốn Đối với thị trường chứng khoán, mở rộng giới hạn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực doanh nghiệp; đẩy mạnh việc bán cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp không thiết yếu; thực hiện nhanh việc cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước kể cả các doanh nghiệp lớn nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho đầu tư và tiêu dùng tập trung tín dụng đối với
các ngành cần ưu tiên như nơng
[ỄỔ TẠP Chí NGÂN HÀNG | SỐ 19 | THÁNG 10/2012
nghiệp, chế biến, sản xuất xuất khẩu để không gây hiệu ứng lạm phát cao trở lại; Đặc biệt, cần có những chính sách thích hợp khơi
phục lại lịng tin của các tổ chức tín dụng, khai thông nguồn vốn và điều tiết thị trường liên ngân hàng, từ đó đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển
vốn trong hệ thống ngân hàng và thúc đẩy thanh lọc cần thiết đối với các ngân hàng, doanh nghiệp
Khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương có vai trị quan trọng với Việt Nam, vì đang chiếm tới 65%
tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, chiếm 60% giá trị xuất
khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và
75% lượng khách du lịch quốc tế
của Việt Nam Vì vậy, như Chủ
tịch Trương Tấn Sang khẳng định,
một trong những định hướng chính sách lớn đã, đang và sẽ cần tiếp tục tô đậm của Việt Nam là đẩy mạnh mở rộng hợp tác, liên kết khu vực
trên tầm cao mới và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực; đồng thời góp phần củng cố các
cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế
đa tầng nấc, từ tiểu vùng đến khu vực Đông Nam Á, Diễn đàn APEC và cả châu Á - Thái Bình Dương
Trên thực tế, Việt Nam đang tập
trung triển khai các cam kết, các
chương trình thuận lợi hóa và tự
do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối khu vực nhằm xây dựng
Cộng đồng ASEAN, liên kết kinh
tế ASEAN với các đối tác, thực
hiện các Mục tiêu Bơ-go ; tích cực tham gia dàm phán Hiệp định
Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Hàn Quốc; sẽ khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazackhstan vào thời gian tới tạo ra môi trường thuận lợi, lành mạnh nhất để các doanh nghiệp APEC làm ăn, kinh doanh
có hiệu quả tại Việt Nam
*
Arn