Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết
Trang 2Tiểu sử
• Nguyễn Công Trứ quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ngay
từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:
Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông
• Năm 1820 khi đã 42 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.
• Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú v.v.
• Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên Ông đúng là một vị quan văn - võ song
Trang 3Tác phẩm
• Nguyễn Công Trứ để lại một kho thi văn chữ Nôm phong phú gần đủ loại:
• 1 bài phú (Hàn nho pjong vị phú)
• 62 bài thơ luật
• 63 bài hát nói
• 21 đôi câu đối Nôm
• 2 bản tuồng (Tủ hội và Lý Phụng Công)
Trang 4Đặc điểm sáng tác
• Thái độ trong vận cùng: một số bài có lẽ được làm
ra trước cả nói về cùng túng nghèo khổ của ông nhưng giọng điệu vẫn tin tưởng lạc quan vào tương lai, vào tài năng của mình
“Số khá bĩ rồi thời lại thái
Coi thường đông hết hẳn xuân sang”
“Trong cuộc trần ai ai dễ biết
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng”
Trang 5• Chí nam nhi: một đề tài chính yếu khác trong thi văn Nguyễn Công Trứ là chí nam nhi của ông
“Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung, Làm cho rõ tu mi nam tử”
“ Vũ trụ chi gian giai phận sự,
Nam nhi đáo thử thị hào hùng”
Quan niệm hưởng nhàn: một đề tài không kém phần quan trọng trong thơ văn của ông là sự hưởng nhàn
Trang 6“Đôi ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn”
“Cầm kì thi tửu với giang sơn,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế”
Tình cảm lãng mạn: Tác giả than thở, mơ màng, quanh những đề tài trữ tình quen thuộc với thi văn lãng mạn như sự chán đời, sự rung động trước thiên nhiên,…
“Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện,
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gío thổi bên tai ngỡ miệng chào”
Trang 7• Triết thuyết nhân sinh: ông không phải là nhà giảng triết hay thuyết pháp Ông chỉ sống cuộc đời mình rồi nhân từng dịp cảm nghĩ, luận một vài vấn đề rồi ghi lại qua mấy bài thơ, bài hát
“Trời đất cho ta một cái tài,
Dắt lưng dành để tháng ngày chơi”
“Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
Trang 8Giai thoại
• Giai thoại kể rằng: Một hôm trên đường đi học, khi gặp một quan võ kéo quân đi qua nhưng Trứ không chịu tránh nên bị lính hạch tội Ông quan võ nọ bắt Trứ vịnh một bài thơ, nếu không sẽ bị đòn Trứ thản nhiên đọc ngay bài thơ "chơi chữ":
Đoán xem văn võ cả hai hàng
Bên văn sang bên võ cũng sang
Dù tía, võng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng, thẻ bạc võ nghênh ngang
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Gặp hội thái bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương!
Trang 9• Cậu trò nghèo tài "chơi chữ", với hai câu kết đã
làm cho ông quan võ thấy mình bị coi khinh là võ biền kém cỏi không bằng "khách" văn chương,
liền bảo quân lính phết cho Trứ mấy roi để ra oai, nhưng rồi cũng thưởng cho Trứ mấy nén bạc vì tài đối đáp
• Một bận khác có việc đi đường xa, trời rét, Trứ
ghé quán nước bên đường nghỉ lại, lại bất ngờ
gặp đại binh của tả quân Lê Văn Duyệt đi qua Mọi người đều dẹp hết, né xa, riêng Trứ vẫn đắp chiếu nằm ngủ giữa ổ rơm Tả quân Lê Văn Duyệt thấy
lạ, bảo lính đánh thức dậy, thấy đó chỉ là một học trò nho nhã, liền bắt ông vịnh cảnh "nằm ổ rơm
đắp chiếu", nếu hay sẽ được tha Nguyễn Công
Trứ liền ứng khẩu rất nhanh:
Trang 10• Cái hay tinh tế của lối chơi chữ đối đáp của Trứ ở chỗ chỉ “rơm” là "anh hùng rơm", còn “chiếu” ứng với
"chiếu chỉ" của nhà vua Tả quân Lê Văn Duyệt vừa khen hay, vừa thưởng tiền cho Trứ
• Năm 1819, Nguyễn Công Trứ đậu giải nguyên, ra làm quan dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều đại nhà Nguyễn, là một vị quan hay văn, giỏi cả võ, lập nhiều công lao Ông là một viên quan thanh liêm, nên vẫn nghèo Khi Hà Tôn Quyền làm Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Công Trứ chỉ là "hạ quan" hầu việc trong dinh, nhưng có tài Tôn Quyền "hiềm khích", một hôm nói với Nguyễn Công Trứ: "Tôi có ra một câu đối thử bọn trẻ trong nhà mà chúng không đứa nào đối được " Nguyễn Công Trứ biết Tôn Quyền muốn
"chọc" mình, nên "lễ phép" hỏi lại: "Bẩm câu gì ạ?"
Tôn Quyền nói, câu này là: "Quân tử ố kỳ văn chi
trú"-ngầm ý mỉa mai: người quân tử ghét ông Trứ hay
Trang 11• Nguyễn Công Trứ hiểu là Tôn Quyền chơi xỏ mình,
liền trả lời: "Để tôi đối thử câu này là "Thánh nhân
bất đắc dĩ dụng quyền" Nguyễn Công Trứ dùng lối
chơi chữ, ý nói bất đắc dĩ lắm nhà vua mới dùng Tôn Quyền làm quan chứ có quý hóa gì Tôn Quyền ấm
ức mãi
• Nguyễn Công Trứ không chỉ là vị quan văn-võ đều giỏi mà còn là vị doanh điền sứ nổi tiếng đã có công lao to lớn tổ chức khai khẩn đất hoang thành lập ra hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn cùng hai tổng Hoành Thư và Đinh Nhất (Nam Định) Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn ấy, đã lập đền thờ cụ ngay
Trang 12• Năm 71 tuổi, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cáo lão về hưu Trước khi rời kinh đô, ông sắm cỗ xe bò, nhưng cho mang
nhạc ngựa, để đi chào từ biệt bạn hữu Khi tới nhà Thượng thư Tôn Quyền "bất đắc dĩ nhà vua mới dùng ", ông cho chép bài thơ tứ tuyệt lên tấm mo cau rồi buộc vào phía trong đuôi bò Khi
Hà Tôn Quyền tiễn khách ra về, đọc bài thơ "chơi chữ" của cụ thì mặt tím lại:
Xuống ngựa, lên xe, chớ tưởng nhàn
Lợm mùi giáng chức với thăng quan
Điền viên, dạo chiếc xe bò cái
Sẵn tấm mo, che miệng thế gian!
• Làm quan, tài văn giỏi võ, có nhiều công lao mở đất cho dân
nhưng Doanh điền sứ là vị quan thanh liêm nên nghèo khó,
sống lạc quan thanh bạch với khí tiết của nhà nho Đón Tết, ông làm câu đối "chơi chữ" đón xuân:
• Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra khỏi cửa
• Sáng mồng một rượu tràn quý ty, giơ tay bồng ông Phúc vào