1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu tóm tắt quá trình nhân lên của một số virus điển hình

41 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

- Intergrin gắn vào trình tự RGD trong protein III penton để giúp virus xâm nhập vào tế bào theo lối nhập bào, tạo endosome.. - Sự cắt nối mRNA và vị trí gắn đuôi poly A khác nhau tạo nê

Trang 1

Giới thiệu tóm tắt quá trình nhân lên của một số virus

điển hình

Bởi:

Nguyễn Lân Dũngphamvanty

Virus DNA

4 họ đại diện là: Adenoviridae, Herpesviridae, Papovaviridae và Parvoviridae

Adenoviridae

Họ này gồm các chi:

- Mastadenovirus, gồm 49 serotyp gây bệnh cho người như viêm phổi, viêm mũi họng,

viêm kết mạc, một số gây ung thư ở chuột

- Aviadenovirus, nhiễm ở chim, gia cầm.

- Virus chứa genome DNA kép

- Virion dạng khối đa diện, trên mỗi đỉnh có sợi lông dài

- Không có vỏ ngoài

a-Cấu trúc

Trang 2

- Đường kính trung bình của virion 70-100nm

- Capsid chứa 7 protein:

Protein II nằm trên vỏ capsid

Protein III hay protein penton, nằm ở đỉnh khối đa diện

Protein IIIa nằm trên vỏ capsid

Protein IV sợi đỉnh

Protein VI nằm ở gần đỉnh

Protein VIII nằm trên cạnh tam giác của khống đa diện

Protein IX nằm gần đỉnh

- Lõi chứa các protein

Protein V nối DNA với protein II (penton)

Protein VII bao quanh sợi DNA

Protein X nằm trên bề mặt tam giác của capsid

Protein 55 kDa gắn ở đầu chuỗi gọi tắt là protein đầu chuỗi (TP)

- Ở đầu chuỗi DNA có các trình tự lặp lại đảo chiều

Trang 3

b- Hấp phụ và xâm nhập

- Sợi đỉnh của virus gắn vào thụ thể (CAR) dành cho kháng thể của virus coxsackia vàadeno

- Intergrin gắn vào trình tự RGD trong protein III (penton) để giúp virus xâm nhập vào

tế bào theo lối nhập bào, tạo endosome

- Virus thoát khỏi endosome nhờ pH trong endosome thay đổi, bị vỡ ra giải phóngnucleocapsid

- Vi ống gắn với hexon và vận chuyển virion vào gần lỗ nhân Vỏ capsid bị phân giải,DNA được giải phóng và vào nhân qua lỗ nhân Protein 55 kDa ở đầu 5’ bám vào màngmatrix của nhân

c- Phiên mã và dịch mã sớm

Genome được tách thành sợi R và L (phải và trái) không gọi là sợi (+) và sợi (-) vì cả 2sợi đều có khung đọc

• Cả 2 sợi đều phiên mã tạo mRNA

• Sợi R có các gen E1A, E1B, các gen cấu trúc, gen E3

• Sợi L có các gen E2A, E2B và E4

- RNA polymerase II phiên mã tạo mRNA của virus có mũ ở đầu 5’ và đuôi poly (A) ởđầu 3’

• mRNA E1 dịch mã tạo protein E1

• Các gen sớm trung gian E1A tham gia vào hoạt hoá trans các gen virus

- Protein E1 gắn vào protein điều hoà của vật chủ, gắn vào hộp TATA, điều hoà ngượcpha S, hoạt hoá protein p53

Trang 4

• Protein E1B ức chế sự chết theo lập trình (apoptosis) của tế bào.

• E1 gắn pRB (protein ung thư võng mạc)

- Phiên mã sợi L để tạo mRNA cho E4 sau đó dịch mã để tạo protein E4

• E4 điều hoà ngược các gen virus, tham gia vào vận chuyển mRNA và vào tổnghợp DNA

- Phiên mã mRNA E2, tổng hợp 3 protein quan trọng cần cho tổng hợp DNA

- Phiên mã mRNA E3, dịch mã tạo ra protein E3 để cải biến đáp ứng miễn dịch của vậtchủ ức chế apoptosis

d-Sao chép

Sao chép DNA tiến hành khi tế bào bước vào pha S và khi E2 được tích luỹ

- Các đoạn lặp đảo chiều ở 2 đầu dùng làm điểm khởi đầu sao chép

- Có một protein 80 kDa (protein đầu chuỗi) và một DNA polymerase Từ vùng E2 tạo

1 heterodimer để bắt đầu sao chép

• Cả 2 sợi của genome đều có thể bị thế chỗ do virus thực hiện sao chép theo cơchế bán bảo thủ

• Sợi mẹ có cấu trúc cán chảo (panhandle) do có các đoạn đầu lặp đảo chiều vàtiến hành phiên mã

• Protein đầu chuỗi 80 kDa bị cắt bớt để tạo thành protein 55 kDa

e- Phiên mã và dịch mã muộn

- Sau sao chép, sự vận chuyển mRNA của vật chủ bị ức chế

• Phức hợp E4.E1B ngăn cản sự vận chuyển mRNA của vật chủ và tăng cường

sự vận chuyển mRNA của virus ra khỏi nhân

• Sản phẩm của gen sớm sau hoạt hoá trans các gen muộn

- Sự cắt nối mRNA và vị trí gắn đuôi poly (A) khác nhau tạo nên các mRNA khác nhau.f- Lắp ráp và giải phóng

- Penton và hexon đầu tiên được lắp ráp trong tế bào chất, sau đó tập hợp trong nhân đểlắp ráp thành capsid

Trang 5

- DNA chui vào capsid nhờ phân tử protein đóng gói Nếu DNA không chui được càocapsid, nó sẽ tách ra ở ngoài Virion hoàn chỉnh ra khỏi nhân rồi toát ra ngoài.

Herpesviridae

Họ này gồm 3 chi:

1 Alpha herpesvirus

- HHV-1 (human herpesvirus-1) gây chốc mép

- HHV-2, còn gọi là herpes sinh dục gây bệnh đường sinh dục

- HHV-3 gây bệnh thuỷ đậu, zona

- Simian herpesB gây bệnh ở khí

1 Beta herpesvirus

- HHV-4 virus Epstein-Barr gây ung thư vòm họng

- HHV-5 virus cự bào (CMV-cytomegalovirus)

- HHV-6 gây bệnh ban (ban đào)

- HHV-7 không biểu hiện triệu chứng

- HHV-8 Sarcoma Kaposi ở người

1 Gamma herpesvirus

a- Cấu trúc

Trang 6

- Virus có vỏ ngoài, trên bề mặt có các glycoprotein, glycoprotein bề mặt gC, gD, gB,

gE, gH, gI, gK, gL, gM Vỏ ngoài chứa lipid đường kính 150-200nm

- Phía trong vỏ ngoài là lớp protein vô định hình (tegument) – vùng hạt chứa proteindạng cầu

- Capsid có kích thước trung bình (100nm), dạng khối đa diện với 162 capsome

- Lõi là DNA kép, dạng thẳng là một trong những genome lớn nhất của virus (240 kb).b- Hấp phụ và xâm nhập

- Protein bề mặt gC của virus bám vào thụ thể bề mặt của tế bào

+ Một số chất trung gian xâm nhập (HVEM-herpesvirus entry mediators) giúp virus gắndặc hiệu vào glycoprotein gD

+ Khi dung hợp với màng tế bào cần có thêm sự tham gia của các glycoprotein bề mặtkhác gB, gD, gE và gI

- Virus vào tế bào theo lối nhập bào

- Virus tiếp cận nhân, chỉ có DNA và protein tegument mới qua lỗ nhân

c- Phiên mã và dịch mã sớm

- Genome virus khép vòng nhưng không liên kết với protein chromatin

Trang 7

- Một phần protein tegument của virus herpes simplex vẫn còn giữ lại ở tế bào chất sẽngăn cản sự tổng hợp protein của tế bào chủ nhờ phân huỷ polyriboxom và RNA của tếbào.

+ Protein tugument, trong đó có α-TIF (yếu tố cảm ứng trans của gen α) tiến hành hoạthoá trans và tăng cường tổng hợp mRNA sớm ngay

+ 5 gen α sớm ngay (khoảng 10%) không đòi hỏi tổng hợp protein mà là nguồn dự trữcho sản phẩm gen α

- RNA pol II phiên mã các gen α còn lại tạo mRNA để tổng hợp protein α tham gia vào

sự điều hoà biểu hiện gen của virus herpes

- Các gen β (gen sớm sau) được phiên mã ở mức độ thấp nếu không có sản phẩm củagen α

- Gen β1 cần sản phẩm của gen α và được phiên mã trước tiên, tạo mRNA để tổng hợpICP-6 (β16) là ribonucleotide reductase ICP-18 (β18) là protein bám DNA

- β2 là gen sớm sau phụ thuộc vào gen α4 và được phiên mã sau gen β1

- Một số protein β2 ngăn cản sự tổng hợp protein α

Các sản phẩm của gen β đạt cao nhất sau 5-7 giờ nhiễm

d- Sao chép genome

- Trước khi tổng hợp DNA đã có một số protein cấu trúc ?1

- Virus sử dụng nhiều enzyme như helicase, primase và polymerase để tiến hành saochép genome theo cơ chế vòng tròn xoay

- Sao chép bắt đầu tại 3 điểm khởi đầu và nhiều đoạn RNA không được loại bỏ KhiDNA sao chép tại nhiều điểm khởi đầu sao chép, lúc đầu được sợi đơn rất dài, sau đótổng hợp sợi bổ sung Đây là sợi trùng lặp (concateme) gồm nhiều genome nối với nhau.Enzyme sẽ cắt để được phân tử có kích thước và trình tự của genome

Trang 8

- Các protein ? ức chế sự tổng hợp sản phẩm gen β.

Sự điều hoà biểu hiện gen của virus herpes.

Gen α được hoạt hoá bởi protein α-TIF do gen β mã hoá Protein α tự điều hoà biểu hiệncủa chính mình và hoạt hoá gen β Protein α và β hiệp đồng hoạt hoá gen ?, proetin ? màtham gia lắp ráp tạo virion vừa điều hoà hoạt động của gen α

Ghi chú: → hoạt hoá; > ức chế

f- Lắp ráp và giải phóng

Protein tạo capsid gắn với trình tự “α” nằm trên DNA kép, cắt chúng ra khỏi sợi trùnglặp, tạo capsid, qua màng nhân Màng nhân bọc capsid sau đó dung hợp với màng sinhchất để ra ngoài

Papovaviridae

Gồm các chi: Papilomavirus gây bệnh mụn cóc, ung thư cổ tử cung.

Polymevirus gây viêm não.

Virus tạo bọt SV40.

Trang 9

a- Cấu trúc

Capsid hình khối đa: diện, đường kính 45-55nm, không có vỏ ngoài, được tạo thành từ

72 capsome Capsome được cấu tạo từ các protein VP1, VP2 và VP3

VP1 là protein lớn của capsid

VP2 là protein nhỏ của capsid

VP3 là protein capsid gắn DNA

Lõi là DNA kép, khép vòng

b- Hấp phụ và xâm nhập

- Virus vào tế bào biểu mô theo cơ chế nhập bào Sự hấp phụ thay đổi tuỳ loại virus,nhưng có thể cần phân tử MHC-I, yếu tố sinh trưởng hoặc axit sialic thụ thể của HPV-6

là integrin, của HPV-11 là heparin sulphat

- Virus nằm trong endosome và cởi vỏ ở tế bào chất, sau đó genome DNA kép, khépvòng vào nhân qua lỗ nhân

c- Phiên mã và dịch mã sớm

Phiên mã nhờ RNA polymerase II của tế bào để được pre-mRNA (mRNA tiền chất).Pre-mRNA cắt nối tạo 2 mRNA, nhưng có cùng mũ ở đầu 5’ và đuôi poly (A) ở đầu 3’

Có tên gọi là kháng nguyên T lớn và kháng nguyên T nhỏ

Virus SV40 có 2 kháng nguyên T trong khi virus polyoma có 3 kháng nguyên T (thêmkháng nguyên T trung bình)

d- Sao chép genome

Trang 10

- Sự tích luỹ kháng nguyên T lớn có tác dụng chuyển tế bào vào pha S, bởi vì virus phụthuộc vào bộ máy sao chép của tế bào.

- DNA của virus chuyển thành một nhiễm sắc thể nhỏ (minichromosome)

- Kháng nguyên T lớn bám vào DNA và hoạt hoạt động như enzyme helicase và ngănchặn sự phiên mã sớm bằng cách phong bế điểm khởi đầu

- Sự sao chép theo cơ chế theta tạo ra 2 genome giống hệt nhau

e- Phiên mã và dịch mã muộn

- Sự chuyển vị trí khởi đầu sau sao chép DNA cho phép bắt đầu tổng hợp mRNA muộn

- Nhờ phương thức cắt nối lựa chọn (alternative splicing) mà từ 1 bản phiên mã tạo rađược 3 mRNA có đoạn dẫn đầu không dịch mã giống nhau

+ mRNA VP1 tổng hợp protein Vp1 Các riboxom đôi khi bắt đầu dịch mã tại điểm khởiđầu dịch mã thay đổi để tạo ra VP3

Trang 11

Gồm các chi:

- Parvovirus gây bệnh ở động vật gậm nhấm, bệnh ở chó, lợn, bệnh mắt bạch tạng cầu

hạt ở mèo,

- Erytrovirus gây bệnh ban đỏ B19.

- Dependovirus khác với 2 chi trên là các virus tự lập (autonomous) có thể tự nhân lên

trong các tế bào chủ thích hợp Dependovirus là virus khiếm khuyết, chúng chỉ có thểnhân lên khi có sự hỗ trợ của virus đồng nhiễm, ví dụ virus adeno

Virus đi kèm adeno

Virus đi kèm adeno ở chim

Virus đi lèm adeno ở chó

b- Xâm nhập và cởi vỏ

- Virus B19 gắn vào thụ thể là kháng nguyên P trên bề mặt hồng cầu Các cá thể không

có thụ thể này sẽ không bị nhiễm Cách xâm nhập và cởi vỏ còn chưa thật rõ

Trang 12

- DNA đơn vận chuyển vào nhân.

c- Phiên mã và dịch mã sớm

- RNA polymerase của tế bào tổng hợp mRNA của đoạn nằm trước hộp TATA để tổnghợp protein không cấu trúc, tức là protein điều hoà

- Cắt nối mRNA, tạo ra các bản sao RNA, gắn mũ và đuôi, được mRNA ra khỏi nhân

để tổng hợp protein điều hoà NS1

- Tương tự như vậy, tiếp tục cắt nối trong nhân để tạo mRNA dùng cho tổng hợp proteinđiều hoà NS2

- Các protein không cấu trúc NS1 và NS2 vận chuyển vào nhân để tham gia sao chépDNA

d- Sao chép genome

- Sự sao chép genome chỉ được tiến hành khi tế bào chủ ở pha S của chu kỳ tế bào

- Đối với virus phụ thuộc adeno (AAV) đòi hỏi phải đồng nhiễm với virus adeno để kích

tế bào bước vào pha S

- Để sao chép, cần có DNA polymerase và một số enzyme của tế bào Sao chép dựa trên

mô hình kẹp tóc lăn cải biến Sao chép bắt đầu từ đầu 3’ của nút kẹp tóc, được dùng thaycho mồi, để tổng hợp sợi DNA (+) bổ sung, kéo dài đến khi đạt chiều dài genome

- Protein NS1 cắt và liên kết cộng hoá trị với genome, tạo ra điểm đứt trong mạch banđầu cho phép nút kẹp tóc duỗi thẳng Đoạn mới duỗi dùng làm khuôn để tổng hợp đoạnDNA (+) bổ sung

- Chu kỳ tiếp tục lặp lại tạo phân tử DNA trùng lặp (concateme) rất lớn

- Protein NS1 gắn vào mỗi trình tự genome để cắt, tạo genome hoàm chỉnh

Trang 13

- NS1 đóng gói DNA virus ở trong nhân.

- Các protein cấu trúc (VP) vào nhân qua lỗ nhân tạo capsid

- Cơ chế chui ra của virus còn chưa rõ

Virus RNA

Virus có genome RNA, bao gồm RNA đơn (+), RNA đơn (-) và RNA kép, có số lượng

họ rất lớn Sau đây xin giới thiệu các họ quan trọng nhất

Virus RNA đơn, dương

Có 1 chi là chi coronavirus gây bệnh:

- Viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS)

- Coronavirus ở người (HCoV) gây bệnh đường hô hấp

Trang 14

- Viêm phế quản ở chim (IBV).

- Viêm gan chuột (MHV)

- Bệnh mào xanh ở gà Tây

a-Cấu trúc

Virus có kích thước trung bình (80-100nm)

Vỏ ngoài có các protein:

- Protein xuyên màng

- Protein hemagglutinin esterase

- Protein gai, hình dùi cui, gọi là teplome, nên tạo diềm quanh virus Khi quan sát dướikính hiển vi, diềm có hình ảnh vầng hào quang (corona tiếng Latinh la hào quang).Nucleocapsid dạng xoắn, mềm mại Protein nucleocapsid liên kết với genome

Lõi Genome là RNA đơn, (+)

b- Hấp phụ và xâm nhập

- Protein gai giúp virus bám vào một loạt glycoprotein bề mặt của tế bào

- Virus xâm nhập theo 2 cách: dụng hợp với màng sinh chất và nhập bào

- Sự cởi vỏ và giải phóng RNA vào tế bào chất còn chưa rõ

c- Dịch mã sớm

Trang 15

Genome RNA, (+) có chức năng mRNA, tiến hành dịch mã sớm tạo protein còn chưa rõchức năng.

d- Phiên mã

- Phiên mã tạo sợi khuôn RNA (-), từ đó tổng hợp rất nhiều mRNA khác nhau

- Phiên mã tạo sợi RNA (-) không liên tục, rồi từ đó tổng hợp rất nhiều mRNA

e- Tổng hợp protein

- Từ các mRNA tổng hợp nhiều loại protein khác nhau, như glycoprotein gai, proteinxuyên màng, protein heamagglutinin, protein cấu trúc

f- Lắp ráp và giải phóng

- RNA genome cuộn lại, gắn với protein nucleocapsid

- Các glycoprotein gắn vào màng bộ máy Golgi, nucleoprotein xâm nhập vào bộ máyGolgi, nối và gắn protein bề mặt của virus, lắp ráp tạo virion, sau đó ra khỏi bộ máyGolgi, tạo dung hợp với màng sinh chất để ra khỏi tế bào

Flaviviridae

Thuộc virus Arbo nhóm B gồm các chi:

- Flavivirus gồm các virus:

+ Virus sốt Dengi/ Sốt xuất huyết Dengi

+ Virus viêm não Nhật Bản

+ Virus viêm não do ve

Trang 16

+ Virus viêm não St Louis.

- Capsid dạng khối đa diện, cấu tạo từ các protein C

- Lõi là RNA đơn (+), đầu 5’ gắn mũ, đầu 3’ không gắn đuôi nhưng có trình tự khôngdịch mã

b- Hấp phụ và xâm nhập

- Virus gắn gai vào thụ thể glycoprotein bề mặt và xâm nhập theo kiểu dung hợp hoặcnhập bào tạo endosome

- pH thấp trong endosome làm thay đổi cấu hình trong protein E dẫn đến dung hợp với

vỏ ngoài với màng endosome đẩy nucleocapsid vào tế bào chất

- Việc cở vỏ còn chưa rõ

c- Tổng hợp protein

Trang 17

- NS1 có trong vỏ ngoài và trong lumen

- Phức hợp protein không cấu trúc NS2b-NS3 là protease dùng để cắt các protein khác

- NS4a và NS3 có chức năng chưa rõ

- Peptidase tín hiệu cắt các protein còn lại

- NS5 là RNA polymerase phụ thuộc RNA

d- Sao chép genome

- NS3 và NS5 hoạt động cùng nhau trong phiên mã

- Cả RF và RI đều tham gia vào phiên mã rRNA Ở đây RF - dạng sao chép là sợi đôi trung gian được tổng hợp từ sợi đơn; RI - dạng trung gian sao chép là một số RNA được

tổng hợp cùng lúc trên cùng 1 sợi khuôn genome

- RNA virus (vRNA tức là genome) được tổng hợp nhiều gấp 10 lần c-RNA (RNA bổsung)

- vRNA là khuôn để tổng hợp c-RNA

- mRNA gắn mũ và đuôi, để tổng hợp protein virus

- RNA cũng dùng làm genome

e- Lắp ráp và giải phóng

- Tiến hành dịch mã tạo protein vỏ ngoài, gắn vào màng mạng lưới nội chất và tạoprotein cấu trúc

- RNA (có mũ và đuôi) trước hết tổng hợp sợi RNA (-) tạo sợi RNA kép dùng để phiên

mã tạo RNA genome

- Genome cuộn lại, gắn với protein C tạo capsid vào màng lưới nội chất theo kiểu nhậpbào tại nơi đã gắn protein vỏ ngoài

- Protein pr.M tạo phức với protein E để ngăn cản dung hợp với màng trong

- Protein pr.M gắn với protein C để bắt đầu nảy chồi vào màng lưới nội chất

Trang 18

- Các hạt virus được bọc trong bọng ra khỏi mạng lưới nội chất rồi dung hợp với màng

◦ Polio gây bại liệt

◦ Coxsackia Avà B gây viêm màng não, viêm họng rộp, bệnh Bornholm

◦ Echo gây viêm màng não

◦ EV71 gây bệnh tay chân miệng

• Cardiovirus (ECM) gây viêm não, cơ tim ở gặm nhấm.

• Rhinovirus gây bệnh đường hô hấp trên, cảm lạnh thường.

• Apthovirus gây bệnh lở mồm long móng ở động vật có móng chẽ.

• Hepatovirus gây viêm gan A (HAV).

• Parechovirus typ 1 và 2 gây bệnh ở người (HPEV 1 & 2).

a- Cấu trúc

Virion có kích thước nhỏ (20-30 nm)

Trang 19

Capsid dạng khối đa diện, không có vỏ ngoài, chứa các protein VP1, VP2, VP3 nằm trênmặt virion, VP4 nằm bên trong liên kết với RNA.

Lõi chứa genome RNA đơn, (+) cuộn chặt trong capsid Ở virus bại liệt đầu 5’ liên kếtvới peptide Vpg (thay cho mũ), đầu 3’ gắn đuôi poly (A)

Phần mã hoá của genome được chia làm 3 phần P1, P2 và P3 P1 mã hoá cho protein cấutrúc VP1, VP2, VP3 và VP4 P2 mã hoá cho các protein 2A, 2B và 2C 2A là proteasengăn cản dịch mã của tế bào chủ 2B và 2C cần cho sự sao chép, trong đó 2C gắn vớiRNA, có hoạt tính ATP-ase và GTP-ase

Polymerase chính của virus là C3Dprotham gia phân cắt polyprotein nhưng có điểm cắtkhác 2A

b- Hấp phụ và xâm nhập

- Virus gắn vào thụ thể CD155 trên bề mặt tế bào, vị trí bám là một “hẽm” (canyon) trên

bề mặt capsid

- Virus xâm nhập theo cơ chế thực bào, tạo endosome

- Bơm proton trong endosome tạo pH khoảng 5, gây biến tính protein capsid, làm thayđổi cấu hình, lộ ra axit amin kỵ nước (không phân cực)

- Các axit amin này tương tác với lớp lipid của màng endosome, giải phóng RNA vào tếbào chất

c- Phiên mã, sao chép và dịch mã

- Phiên mã và sao chép là cùng 1 quá trình và sử dụng enzyme như nhau

- VPg có chức năng mồi trong sao chép

- RNA genome có chức năng mRNA, tham gia dịch mã tạo polyprotein Polyprotein lạiđược protease phân cắt thành các phân tử đơn lẻ, có chức năng khác nhau

- Protein 3Dpol là RNA polymerase tiến hành tổng hợp sợi DNA (-) Sợi này sau đóđược dùng làm khuôn để tổng hợp genome

- Nằm trước vùng mã hoá ở đầu 5’ là cấu trúc bậc 2 IRES là “bến đỗ của riboxom” nhờvậy mà quá trình dịch mã không cần mũ

d- Lắp ráp và giải phóng

Trang 20

- Trước hết tạo protome 5S gồm VP0, VP1 và VP3.

- 5 protome tạo pentame 12-14S 12 pentame tạp procapsid 73S, chứa 60 protome

- RNA kết hợp với vỏ capsid tạo provirion 155S

- Khi VP0 phân cắt thành VP2 và VP4 thì provirion sẽ trở thành virion hoàn chỉnh 155S

- Virus được giải phóng do tan bào, đó là hệ quả của việc virus tạo enzyme ức chế cácquá trình phiên mã, dịch mã của tế bào Virus được phóng thích tiếp tục lây nhiễm vàocác tế bào khác

Retroviridae

Gồm các chi:

1 Avian-leukosis-sarcoma

- Virus sarcoma Rous (RSV) gây ung thư ở gia cầm

- Virus gây bệnh nguyên hồng cầu ở chim (AEV – avian erythroblasttosis virus)

- Virus gây bệnh bạch cầu tuỷ bào (MC - myelocytomatosis)

- Virus nhiễm ở khỉ Mason-Pfizer (MPMV – Mason – Pfizer Monkey virus)

1 Virus gây ung thư bạch cầu tế bào T ở người (HTLV – Human T-cell leukemia virus) hoặc ở bò (BLV – borine leukemia virus).

2 Lentivirus

- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV-1, HIV-2), Visna/Msedi

1 Spumavirus

Ngày đăng: 29/12/2015, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w