1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

triết học mác lê nin với khoa học

38 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 231 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI “VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌCVÀ KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN” 1.1 Giới thiệu chung 1.1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, sự ph

Trang 1

VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN.

Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Học viên : Trần Thu Vân

Mã học viên : CH220158 Lớp : CH 22N

Hà Nội, 11/2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: Tổng quan về đề tài “Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội nhân văn”

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Lý do chọn đề tài

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

1.1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.2 Ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu

1.3 Tổng luận

1.4 Kết cấu của đề tài

Chương 2: Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội nhân văn” Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn

2.1 Triết học Mác – Lênin

2.1.1 Điều kiện ra đời và khái niệm về triết học Mác – Lênin

2.1.2 Đối tượng, chức năng và những đặc điểm của triết học Mác – Lênin

2.2 Vai trò của triết học Mác – Lênin với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội, nhân văn

2.2.1 Lịch sử hình thành của triết học trong sự phát triển của khoa học thời kỳ trước Mác

2.2.2 Vai trò của triết học Mác – Lênin với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội - nhân văn

2.2.2.1 Đối với khoa học tự nhiên

2.2.2.2 Đối với khoa học xã hội – nhân văn

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế

Chương 3: Một số ý kiến nhận xét chung và kết luận

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người có mối quan hệ rất chặt chẽvới triết học Bên cạnh đó, con người luôn có sự tìm tòi và khám phá thế giớixung quanh để nhận thức được về thế giới, hiểu biết càng nhiều về thế giới sẽ làmvốn tri thức của con người càng được đầy thêm, từ đó con người có thể cải tạo thếgiới theo ý mình để có thể phục vụ một cách tối đa cho cuộc sống của con người.Con người khám phá ra giới tự nhiên tới đâu thì khoa học phát triển tới đó Nhưng

để có thể lý giải cho những sự phát triển của khoa học thì con người cần có nhữngcăn cứ phù hợp và con người đã dựa vào triết học Triết học sẽ tổng hợp nhữngthành tựu của khoa học, nghiên cứu và đua ra những lý luận chung, khái quát chomọi vấn đề của khoa học, định hướng cho khoa học phát triển đúng đắn Khoa học

sẽ dựa vào những định hướng của triết học đề nghiên cứu và lý giải cho các hiệntượng khoa học mới Vậy, mối quan hệ giữa khoa học và triết học rất chặt chẽ vàphụ thuộc sâu sắc với nhau

Khi triết học Mác – Lênin ra đời thì mối quan hệ này lại càng được củng cố vàbên chặt Để hiểu thêm về mối quan hệ này em chọn đề tài: “Vai trò của triết họcMác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội nhân văn Ýnghĩa và liên hệ thực tiễn” Qua quá trình làm đề tài này giúp em có thể củng cốthêm kiến thức về triết học Mác – Lênin, hiểu thêm vai trò quan trọng của nó đốivới sự phát triển của khoa học riêng và đối với thế giới nói chung

Tuy nhiên do trình độ hiểu biết có hạn, thời gian tìm hiểu môn học còn ít, quátrình nghiên cứu chưa tiếp xúc được nhiều tài liệu nên bài tiểu luận của em khôngthể không tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI “VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC

VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN”

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân vănluôn gắn liền với sự phát triển của con người Theo thời gian, con người dần tìmhiểu được sâu thêm về thế giới, quá trình nhận thức của con người về vũ trụ càngthêm sâu rộng, và khi con người nắm bắt được tri thức bao nhiêu thì cuộc sốngcủa con người sẽ tiến bộ bấy nhiêu…Vì vậy, sự phát triển của các ngành khoa học

sẽ giúp đỡ rất nhiều cho con người trong quá trình đó Tuy nhiên, sự phát triểncủa các ngành khoa học và khoa học xã hội nhân văn luôn cần có sự định hướngđúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin Triếthọc Mác – Lênin với tư cách là môn khoa học, về các quy luật chung nhất của đờisống tự nhiên và xã hội, nó hình thành Với những lý luận của mình triết học Mác– Lênin giúp con người giải thích về những gì đã, đang và sẽ xảy ra, làm conngười có thể nhận thức được thế giới, cải tạo thế giới Từ đó ta có thế thấy đượcvai trò của triết học Mác – Lênin là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của nhânloại, đặc biệt là với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội - nhân văn Dovậy, em chọn đề tài này để có thể nói lên được tầm quan trọng của triết học Mác –Lênin với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội - nhân văn

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Triết học là một môn khoa học tổng quát, nó có một tầm quan trọng rất lớnvới sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống Ngay nay, tuy triết họckhông còn là khoa học của các khoa học như những thời kỳ cổ đại, nhưng tầm ảnhhưởng của nó tới các môn khoa học khác trong khoa học tự nhiên và khoa học xãhội là rất lớn Cùng với sự phát triển của loài người, triết học đã cung cấp cho conngười một tri thức tổng quát về thế giới, giúp con người có thể nhận thức được thế

Trang 5

giới một cách đúng đắn, định hướng cho những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực

cụ thể có thể giải thích được các hiện tượng trên thế giới một cách khoa học,thống nhất và có tính thuyết phục cao, áp dụng được vào thực tiễn đối với đờisống con người

Trong lịch sử của triết học, có rất nhiều những nhà triết học nổi tiếng, họkhông chỉ là những nhà triết học nghiên cứu triết học mà họ còn có thể nghiên cứucác lĩnh vực khoa học cụ thể, đặt nên móng quan trọng cho các ngành thuộc cáclĩnh vực tự nhiên hay xã hội Tiêu biểu cho các nhà triết học hiện đại có Mác,Ăngghen và Lênin, họ là những nhà triết học vĩ đại của nhân loại, họ không chỉđưa ra những tư tưởng, những quan niệm mới cho nền triết học hiện đại mà còngóp phần đưa triết học vào cuộc sống, phục vụ cho con người Triết học Mác –Lênin đã trở thành một lý luận quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệpgiải phóng con người, và chắc chắn con người muốn phát triển thì cần phải có sựhiểu biết và áp dụng triết học Mác – Lênin một cách triệt để nhất Chính vì vậy,triết học Mác – Lênin vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người trongquá khứ, hiện tại và tương lai Tuy vậy, một thực tế đáng buồn là ngày nay phầnlớn giới trẻ không hiểu được tầm quan trọng của triết học Mác – Lênin, họ họctập, tìm hiểu và theo đuổi các lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học xãhội nhân văn, họ coi triết học là một bộ phận của khoa học xã hội nhân văn,không mấy quan tâm, và không tìm hiểu về triết học Họ không thấy được tầmbao quát và định hướng của triết học Mác – Lênin đối với những ngành mà họtheo đuổi, điều này rất nguy hiểm nếu những nhà khoa học trẻ, vì có thể họ sẽ đilệch hướng phát triển Vậy, với đề tài “Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với

sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội nhân văn Ý nghĩa và liên hệ thựctiễn” sẽ giúp các bạn phần nào hiểu thêm về triết học Mác – Lênin, nhấn mạnhthêm về tầm quan trọng và tầm bao quát của nó tới sự phát triển của khoa từ xưatới nay Qua đó, giúp các bạn có thể quan tâm nhiều hơn tới triết học và có nhữngđịnh hướng đúng đắn trong việc phát triển những lĩnh vực mà các bạn theo đuổi

1.1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

 Mục đích của đề tài:

Bài tiểu luận mà em trình bày sau đây nhằm tới các mục đích:

Trang 6

- Hoàn thành bài tiểu luận về môn triết học theo đúng yêu cầu của giáo viênđưa ra.

- Đảm bảo được kiến thức đã học cũng như mở rộng thêm kiến thức về vấn đềtrong đề tài

- Thông qua tìm hiểu đề tài em có thể củng cố thêm kiến thức cho bản thân vềmôn triết học, cũng như hiểu được vai trò quan trọng của nó đối với cuộc sống, từ

đó có thể nghiên cứu thêm để áp dụng được vào thực tế

- Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về triết học Mác- Lênin,vai trò của nó với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội - nhân văn

Trên cơ sở thấy được vai trò quan trọng của triết học Mác – Lênin, các bạn sẽxác định được phải làm gì và làm như thế nào để có hướng đi đúng đắn đối vớilĩnh vực mà các bạn theo đuổi, đồng thời các bạn có thể điều chỉnh hướng pháttriển sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại

 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nêu trên, em xin xác định những nhiệm vụnghiên cứu trọng tâm của đề tài như sau:

- Trên cơ sở tìm hiểu các giáo trình và các tài liệu tham khảo có thể

sơ lược về sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin

- Làm rõ vai trò của triết học với sự phát triển của khoa học tronglịch sử Làm rõ được mối liên hệ chặt chẽ giữa triết học và khoa học

- Nói lên được vài trò của triết học Mác - Lênin với sự phát triển củakhoa học tự nhiên từ quá khứ tới hiện đại

- Vai trò của triết học Mác - Lênin với sự phát triển của khoa học xãhội nhân văn từ quá khứ tới hiện đại

- Nêu lên những bài học, liên hệ vấn đề thực tiễn liên quan tới đề tài

1.2 Ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu vàtổng hợp các tài liệu liên quan, áp dụng các phương pháp nghiên cứu của cácngành khoa học xã hội như: phân tích – tổng hợp, cụ thể – khái quát các kiến thức

đã học và bổ sung thêm những vấn đề liên quan

Trang 7

Ngoài ra, đề tài còn có sự liên kết giữa lý luận và thực tiễn, để có cách nhìnnhận đúng đắn hơn, khoa học hơn.

 Ý nghĩa của đề tài:

Đề tài “Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học vàkhoa học xã hội nhân văn Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn” là đề tài nghiên cứu của

em sau khi hoàn thành xong chương trình triết học Với đề tài nghiên cứu này, em

đã được nâng cao nhận thức của mình trong quá trình tìm hiểu triết học Mác –Lênin để có một cái nhìn đúng đắn về triết học trong mối quan hệ với các ngànhkhoa học cụ thể Hy vọng với kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần nhỏ

bé trong việc giúp các bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của triết họcMác – Lênin đối với sự phát triển của khoa học và khoa học tự nhiên nói riêng, và

sự ảnh hưởng của triết học Mác – Lênin tới các mặt của đời sống nói chung Đềtài này sẽ là tài liệu tham khảo cho những bạn quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu

về triết học Mác – Lênin, và sẽ là sự tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trìnhhọc tập và thi kết thúc môn Triết học

để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu những vấn đề cơ bản về triết học,các tác phẩm này có nội dung chủ yếu nói về quá trình hình và phát triển của triếthọc Mác – Lênin từ thời cổ đại cho tới hình thức phát triển cao nhất của triết họcngày nay là triết học Mác – Lênin Đồng thời, những tác phẩm này đã trình bàykhá chi tiết về nội dung của triết học Mác – Lênin, với nguồn gốc cũng như và cơ

sở lý luận của thế giới quan và phương pháp luận hiện đại, mang lại cho thế giớimột cách lý giải một cách khoa học cho các vấn đề liên quan Ngoài ra, với tácphẩm này cũng đã nói lên được sự liên hệ giữa triết học Mác – Lênin với sự

Trang 8

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Còn với đề tài nghiên cứu của tácgiả thì tác phẩm này sẽ giúp làm rõ thêm về lịch sử và quá trình phát triển của triếthọc Mác – Lênin và vai trò của nó đối với thế giới, cũng như có sự liên hệ vàoViệt Nam.

Tác giả còn sử dụng các tài liệu tham khảo bài viết như tác phẩm “Biện chứngcủa tự nhiên” của Ăngghen, và các bài viết có liên quan tới vấn đề trên các báomạng…

Với tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” là một tác phẩm triết học lớn củaĂngghen, chủ yếu bàn về giới tự nhiên và khoa học tự nhiên Tác phẩm trên khiĂngghen mới chỉ viết ở dạng bản thảo chưa chính thức, khi Ănghen mất và tớinăm 1925 tác phẩm mới được xuất bản lần đầu tại Matxcơva Tác phẩm này rađời trước khi có những phát minh vật lý mới làm đe dọa nguy cơ sụp đổ của chủnghĩa duy vật Do vậy, Ăngghen vẫn dựa trên những lý thuyết triết học cũ củaMác để giải thích, Ăngghen không chứng kiến được những đổi thay của thế giới

tự nhiên để có thể làm phát triển thêm cho tác phẩm, do vậy tác phẩm chưa đượchoàn chỉnh Tác phẩm này sẽ giúp làm rõ thêm về vai trò và mối quan hệ của triếthọc đối với khoa học tự nhiên, những vấn đề mà tác phẩm chưa giải thích đượcđối với khoa học tự nhiên hiện đại sẽ được Lênin tiếp tục kế thừa và giải quyết đểlàm phát triển và phong phú thêm cho triết học Mác – Lênin

Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn sử dụng tài liệu về giáo trình về xã hội học vànhững tài liệu có liên quan tới những môn khoa học xã hội…Ngoài ra, bài viếtcòn sử dụng những bài nhận định đánh giá về triết học Mác – Lênin, vai trò củatriết học Mác – Lênin đối với khoa học Những bài nghiên cứu về vai trò triết họcMác – Lênin với sự phát triển của con người, với xã hội trên các Tạp chí triết học,Tạp chí cộng sản, Tạp chí khoa học…Ngoài ra, bài tiểu luận còn sử dụng nhiềunhững bài viết có liên quan để tham khảo được sưu tầm trên mạng internet

Trong bài tiểu luận này, tác giả đã nói lên được lịch sử phát triển của triết học

và triết học Mác – Lênin Nói lên được vai trò của triết học Mác – Lênin đối với

sự phát triển của khoa học căn bản Đồng thời nói lên được vai trò quan trọng củatriết học Mác – Lênin đối với phát triển của giai cấp vô sản, với sự nghiệp giảiphóng con người

Trang 9

Với bài tiểu luận này, tác giả hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn một sốnhận xét và đánh giá về triết học Mác – Lênin Giúp cho các bạn hiểu thêm về vaitrò của triết học Mác – Lênin đối với khoa học căn bản từ cổ đại với hiện đại Dù

đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi những thiếuxót Rất mong được thầy cô và các bạn đóng góp thêm ý kiến để đề tài có thểđược hoàn thiện hơn

Trang 10

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI –

NHÂN VĂN Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1 Triết học Mác – Lênin

2.1.1 Điều kiện ra đời và khái niệm về triết học Mác – Lênin

Triết học Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành nên chủ nghĩa Mác –Lênin, được C.Mác, Ăngghen sáng lập vào thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lênin vàcác nhà macxit khác phát triển thêm Triết học Mác ra đời dựa vào những điềukiện và tiền đề sau:

Về điều kiện kinh tế - xã hội: giữa thế kỷ XIX, quá trình hình thành và pháttriển của chủ nghĩa tư bản cũng như giai cấp tư sản tất yếu tạo ra trong lòng nómột lực lượng đối lập là giai cấp vô sản hiện đại Giai cấp tư sản và vô sản có mâuthuẫn với nhau đã, và nổ ra nhiều cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, cuộcđấu tranh giai cấp này tất yếu sẽ dẫn đến yêu cầu phải có một lý luận khoa học đểdẫn đường cho giai cấp công nhân đi đúng hướng, từ đó triết học Mác ra đời

Về tiền đề lý luận: sự ra đời của triết học Mác là kết quả của sự phát triển củatriết học duy vật trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triếthọc, và tiền đề trực tiếp cho triết học Mác ra đời là triết học cổ điển Đức, tiêu biểu

là Hêghen và Phoiơbắc

Tiền đề về khoa học tự nhiên: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đãlàm thay đổi quan niệm siêu hình về nhận thức thế giới tự nhiên; khoa học tựnhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra đời của triếthọc Mác

Với những điều kiện và tiền đề trên, vào những năm 40 của thế kỷ XIX, Triếthọc Mác – Lênin đã ra đời Triết học Mác – Lênin là một bộ phận lý luận, nghiêncứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tưduy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoahọc và thực tiễn cách mạng Sự ra đời của triết học Mác –Lê nin không phải là sự

Trang 11

ngẫu nhiên mà là sự kết tinh có tính quy luật của quá trình phát triển lịch sử tưtưởng triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhưtrình độ phát triển khoa học tự nhiên.

2.1.2 Đối tượng, chức năng và những đặc điểm của triết học Mác – Lênin

 Đối tượng của triết học Mác – Lênin

Các quan điểm triết học trước Mác trong từng thời kỳ thì xác định đối tượngđối tượng khác nhau Đối với triết học Mác – Lênin thì xác định đối tượng nghiêncứu là nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, vai tròcủa con người đối với thế giới trên cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản củatriết học

 Chức năng của triết học Mác – Lênin: gồm hai chức năng cơ bản:

+ Chức năng thế giới quan: triết học Mác - Lênin không phải là một niềm tinnhư tôn giáo cũng không phải là sự tưởng tượng thần thánh hóa như trong thầnthoại mà nó là tri thức, là sự hiểu biết khái quát về thế giới, là sự giải thích thếgiới trên cơ sở các suy luận lôgic và các căn cứ khoa học thực tiễn

Tri thức triết học khác với khoa học cụ thể và nghệ thuật Nó là sự hiểu biếttương đối hoàn chỉnh, có hệ thống về thế giới Nó cung cấp cho con người bứctranh chung về thế giới, xác định vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó Chức năng nhận thức của triết học Mác - Lênin được thể hiện ở chỗ Triết họcMác - Lênin đã vạch ra các quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy, nóquyết định thái độ của con người đối với thế giới xung quanh và chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn, cải tạo thế giới của con người

Nhờ phát hiện ra các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, triết học Mác

- Lênin đã hướng sự hoạt động của con người theo đúng sự phát triển của xã hội

và do đó thúc đẩy thêm sự phát triển ấy

+ Chức năng phương pháp luận: triết học Mác – Lênin không chỉ làm nhiệm

vụ giải thích thế giới mà còn định hướng cho con người trong hoạt động, nếuthiếu tri thức của triết học thì con người dễ sa vào tình trạng mò mẫm, suy diễn.Hai chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - Lêningiúp cho con người có phương pháp cải tạo thế giới phục vụ nhu cầu của mình

Trang 12

 Đặc điểm của triết học Mác – Lê nin: Triết học Mác -Lênin là một họcthuyết khoa học và tiến bộ, nó mang trong mình những đặc điểm chính sau:

+ Thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:

- Tính Đảng của triết học Mác - Lênin: Lập trường chủ nghĩa duy vật biệnchứng, đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm, siêu hình, bảo vệ chủ nghĩaMác - Lênin, bảo vệ và mang lại lợi ích cho giai cấp vô sản và quần chúng nhândân lao động

- Tính khoa học của triết học Mác - Lênin: phản ánh đúng đắn hệ thống cácquy luật vận động và phát triển của thế giới

- Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong triết học Mác - Lênin cóđược do mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lợi ích giai cấp vô sản phù hợp tiến trìnhkhách quan của lịch sử

+ Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

- Gắn nhận thức thế giới với cải tạo thế giới là nguyên tắc cơ bản của triết họcMác: triết học Mác - Lênin ra đời từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của phong tràocách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động Nó trở thành vũ khí lýluận của giai cấp vô sản…

- Thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà phát triển triết học, triết học lạitrở lại chỉ đạo, hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tưsản làm tròn sứ mệnh của mình

- Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì triết học Mác - Lênin mới trở thànhsức mạnh vật chất, mới phát triển và đổi mới không ngừng

+ Tính sáng tạo của triết học Mác - Lênin:

- Sáng tạo là bản chất của triết học Mác:triết học Mác - Lênin được xậy dựng

và phát triển dựa trên những tinh hoa của các các lý luận triết học thời kỳ trước,đồng thời triết học Mác - Lênin cũng có những sự sáng tạo riêng để tạo nên một

hệ thống lý luận triết học mới trên lập trường của chủ nghĩa duy vật

- Hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, tư duy và ý thứcphản ánh chúng cũng không ngừng bổ sung và phát triển Triết học với tư cách làmột khoa học cũng không ngừng được bổ sung, phát triển và vận dụng một cáchsáng tạo, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh

Trang 13

- Tính sáng tạo của triết học Mác - Lênin đòi hỏi chúng ta phải nắm vững bảnchất cách mạng và khoa học của từng nguyên lý và vận dụng nó trên quan điểmthực tiễn, lịch sử, cụ thể Nghĩa là phải xuất phát từ khách quan, đúng thực tiễnsinh động làm cơ sở cho nhận thức và vận dụng lý luận.

Từ việc khái quát hiện thực xã hội, và rút kinh nghiệm của phong trào côngnhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu có phê phán những tưtưởng triết học trước đó, Mác - Ăngghen và Lênin đã sáng tạo ra triết học củamình, thực hiện một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, mở ra thời kỳmới cho sự phát triển của triết học, và càng làm tăng hơn nữa sức ảnh hưởng củatriết học tới mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội

2.2 Vai trò của triết học Mác – Lênin với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội, nhân văn.

2.2.1 Lịch sử hình thành của triết học trong sự phát triển của khoa học thời kỳ trước Mác.

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của conngười, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề cókết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giảiquyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thốngchung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận

Thời kỳ cổ đại: Triết học gần như được ra đời gần như cùng một thời gian vàokhoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN tại một số trung tâm văn minh cổ đạinhư Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp

Triết học Ấn Độ: triết học Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ

sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo Các hệthống triết học - tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan,đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo

Triết học Trung Hoa: triết học Trung Hoa luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn,chú trọng đến các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tựnhiên có phần mờ nhạt, chú trọng đến lĩnh vực chính trị - đạo đức của xã hội, coiviệc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người

Trang 14

Bên cạnh đó, triết học Trung Hoa cổ, trung đại nhấn mạnh sự thống nhất hài hòagiữa tự nhiên và xã hội, phản đối sự "thái quá" hay "bất cập" Đặc điểm nổi bậtcủa phương thức tư duy của triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhận thức trựcgiác, coi trọng tác dụng của cái "Tâm", coi đó là gốc rễ của nhận thức.

Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, triết học gồm năm nhánh là siêu hìnhhọc, lôgic, nhận thức luận, luân lý học, và mỹ học Tuy nhiên đối tượng của triếthọc còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượnghọc, và thiên văn học

Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức,thời kỳ này triết học chưa có đối tượng riêng Trình độ nhận thức còn đang ở điểmxuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học hầunhư là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tựnhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược,chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nóđược xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác”

Và các nhà triết học thời kỳ này được coi là những nhà khoa học

Thời kỳ trung cổ: Triết học bị coi là “đầy tớ” của thế giới, nó chỉ có nhiệm vụ

lý giải và chứng minh những điều trong tôn giáo Trong thời kỳ này, dưới sự tácđộng và ảnh hưởng của tôn giáo khoa học cũng như triết học không có sự pháttriển

Từ thế kỷ XV tới thế kỷ XVIII, khoa học dần thoát khỏi sự kiềm chế của giáohội và có sự phát triển Đã xuất hiện một số ngành khoa học mới Giai đoạn nàyvẫn còn quan niệm “triết học là khoa học của các khoa học” Tuy nhiên, các bộmôn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tư cách

là những khoa học độc lập và phát triển mạnh mẽ, từng bước làm phá sản thamvọng muốn đóng vai trò "khoa học của mọi khoa học" của một số học thuyết triếthọc lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen

Đầu thế kỷ XIX, cùng với hoàn cảh kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác – Lê nin đã chấm dứt quan niệm truyềnthống coi triết học là khoa học của các khoa học khác, đồng thời chống lại quan

Trang 15

niệm hạ thấp vai trò của triết học xuống thành công cụ của thế giới, của khoa họchay của hoạt động thực tiễn

Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọikhoa học cụ thể Trong khi các khoa học cụ thể nghiên cứu những vấn đề liênquan tới một đối tượng thì triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìmcách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó Điều đó chỉ có thể thựchiện được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân

tư tưởng triết học Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận

Cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chungnhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nóichung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh Còn khoa học cụthể nghiên cứu những quy luật cụ thể, đặc thù của từng lĩnh vực trong cuộc sống

2.2.2 Vai trò của triết học Mác – Lênin với sự phát triển của khoa học

và khoa học xã hội - nhân văn

Khoa học là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biếtcủa con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Tri thứctrong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được.Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tíchcực đã được hệ thống hóa

Khoa học theo nghĩa nguyên thủy của nó là một từ chỉ kiến thức hơn là một từchỉ việc theo đuổi kiến thức Đặc biệt, nó là một loại kiến thức mà con người cóthể giao tiếp và chia sẻ với nhau

Tới thế kỷ XVII – XVIII, khoa học có sự phân ngành Các lĩnh vực khoa họcthường được chia thành hai nhóm chính: khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hiệntượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học xã hội, nghiên cứu hành vicon người và xã hội Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiếnthức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thửnghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhaulàm việc trong cùng điều kiện Ngoài ra, các ngành liên quan được nhóm lại thànhcác khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật

và khoa học sức khỏe Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của

Trang 16

các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên mônriêng

Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tôn giáo,khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luận lý học, đạođức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáohọc huyền bí học Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiếnthức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đểgiải quyết những vấn đề thực tế Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹnghệ Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công nghệ

Mối quan hệ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học là mối quan hệ biệnchứng, cụ thể là: các khoa học là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triếthọc Đến lượt mình, triết học Mác - Lênin cung cấp những công cụ phương phápluận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa học Mối quan hệ này càngđặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ

2.2.2.1 Đối với khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên là ngành nghiên cứu lý luận về vũ trụ qua các quy luật hoặcđịnh luật về trật tự thiên nhiên Thuật ngữ khoa học tự nhiên còn được dùng đểđối lập với triết học và các môn khoa học xã hội với các đối tượng nghiên cứuthuộc về các lĩnh vực xã hội, nhân văn

Trong tác phẩm Biện chứng của giới tự nhiên, Ăngghen đã quan tâm vànghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên Ông cũng chỉ rõ vaitrò của khoa học tự nhiên đối với triết học, và sự phát triển triết học tương ứng với

sự phát triển của khoa học tự nhiên “mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay

cả trong lĩnh vực lịch sử - khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không tránhkhỏi thay đổi hình thức của nó” Triết học khái quát những kết quả nghiên cứu củakhoa học tự nhiên, rút ra những kết luận có ý nghĩa về mặt thế giới quan vàphương pháp luận chung, giúp các nhà khoa học tự nhiên xác định phương hướng

và phương pháp nghiên cứu chính của mình

Vào thời cổ đại, khoa học tự nhiên ở dạng thấp kém, nó xuất hiện với tư cách

là những mầm mống của nhận thức khoa học và chưa có vị trí độc lập, chưa phânngành và còn nằm trong triết học Những kiến thức về khoa học tự nhiên còn ít ỏi,

Trang 17

rời rạc và chưa có tính hệ thống Từ đó, hình thành quan niệm thô sơ về thế giới làquan niệm duy vật tự phát Về bản chất, quan niệm trên là đúng nhưng chưa đầy

đủ do nó chủ yếu dựa trên những tài liệu trực quan, thiếu sự phân tích khoa học,chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng, phỏng đoán Từ những hạn chế trên nên chủnghĩa duy vật tự phát không đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển khoa học vàthực tiễn xã hội; vì vậy, nó đã bị chủ nghĩa siêu hình thay thế Trong giai đoạnsiêu hình, triết học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất

cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, thực ra cũng chỉ là những phác thảo

sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện Vì vậy, tính bao trùm của tri thức triếthọc khiến nó được xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các mônkhoa học khác”

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên sau khi được phânngành và đi vào từng lĩnh vực cụ thể như Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinhhọc…lúc này khoa học tự nhiên đã có bước phát triển mới, chuyển từ giai đoạnthực nghiệm sang giai đoạn khái quát hóa lý luận Các phát minh về khoa học tựnhiên trong thời kỳ này như thuyết tiến hóa của S.Đácuyn, quy luật về sự bảo toànvật chất của Lômônôxốp…những phát minh đó chứng minh rằng tự nhiên có quátrình chuyển hóa lẫn nhau một cách biện chứng, phủ định quan điểm siêu hình vẫncòn tồn tại trong tư duy của nhiều nhà khoa học tự nhiên Ví dụ: khi quan sát mộtcốc nước, theo quan điểm siêu hình bằng cảm nhận theo quan điểm trực quanchúng ta chỉ thấy và cảm nhận được nước là chất lỏng, ẩm ướt và không màu, chứkhông thể thấy được thực chất những phân tử nước là bao gồm sự kết hợp giữacác phân tử hyđrô và ôxy Hay theo học thuyết của S.Đacuyn đã chứng minh rằng,dưới tác động của môi trường sống biến đổi, các loài động vật có sự tiến hóa từthấp lên cao, con người cũng không phải ngoại lệ Học thuyết này đã chứng minhcon người có nguồn gốc từ động vật; đây là đòn giáng mạnh mẽ vào quan niệmsiêu hình cho rằng động vật không bao giờ thay đổi và quan niệm tôn giáo chorằng con người là do thượng đế sinh ra Vậy quan điểm siêu hình không còn phùhợp với sự phát triển của khoa học tự nhiên, nó cản trở sự phát triển của khoa học

tự nhiên Lúc này đã nảy sinh vấn đề đòi hỏi phải có một phương pháp lý luậnmới trong tư duy triết học con người

Trang 18

Thực tế đã cho thấy, trong thời điểm này, càng đi sâu vào nghiên cứu các hiệntượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đề mà

tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học

tự nhiên nhưng lại là những vấn đề triết học (vì triết học tác động tới phương pháp

tư duy của con người), Ăngghen cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ này chủ nghĩa duyvật lưu hành chủ nghĩa duy vật tầm thường và cả chủ nghĩa chiết trung khác nhau,

do vậy gây ra một sự hỗn loạn trong tư duy lý luận, nên khoa học cũng đang rơivào tình trạng không lôi thoát và khó phát triển được Điều này đã được A.Einstein khẳng định: “Những khó khăn mà vật lý hiện nay đang vấp phải tronglĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiềuhơn so với các nhà vật lý của các thế hệ trước” Để thoát khỏi tình trạng đó, khoahọc tất yếu phải quay về với tư duy biện chứng Theo Ăngghen: “Chính phép biệnchứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất của khoa học tự nhiên, bởi vì chỉ

có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thíchnhững quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích mối liên hệ phổbiến, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứukhác” Và vì vậy, “Ngày nay, không còn lối thoát, không còn khả năng nào để cóthể nhìn thấy ánh sáng nếu không từ bỏ tư duy siêu hình mà quay trở lại với tưduy biện chứng, bằng cách này hay cách khác”

Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học;

sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học Ngược lại,triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sựphát triển khoa học Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những thuộc tính và nhữngquy luật chung nhất của các hệ thống vật chất khác nhau của tự nhiên và xã hội,cũng như các hệ thống nhận thức thế giới của con người Về thực chất, chủ nghĩaduy vật biện chứng là một lý thuyết triết học chung nhất của các hệ thống vật chất

và tinh thần Nó đem lại một bức tranh nhất định về thế giới xem như vật chấtđang vận động (phương diện thế giới quan) và đồng thời nó cũng là phương phápluận của nhận thức khoa học (phương diện logic – nhận thức luận)

Vào đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên có những phát minh mới, đặc biệt làphát minh ra tia X của Rơghen, hiện tượng bức xạ của Béccơren, phát hiện ra điện

Trang 19

tử và electron, Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tươngđối rộng (1916); thuyết lượng tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tửlượng tử hoá của Niels Bohr (1913); lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg(1925)…đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật và từ đó dẫn tới cuộc khủnghoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học, cũng như cuộckhủng hoảng của chủ nghĩa duy vật, tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gaygắt về sự nhận thức của con người đối với thế giới Chính điều này đã buộc cácnhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn để từ

đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình

Trong bối cảnh đó, Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tựnhiên và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm ông đã đưa ramột khái niệm mới về vật chất, khẳng định vật chất tồn tại khách quan, không phụthuộc vào cảm giác, cũng như khẳng định vật chất là cái có trước vào tạo nên thếgiới, cùng với phép biện chứng duy vật Lênin khẳng định tính đúng đắn và lậptrường vững vàng của chủ nghĩa duy vật, khi chủ nghĩa duy vật đã có một cơ sởvững vàng là chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giúp định hướng cho khoa học cóhướng đi đúng đắn

Triết học Mác – Lênin cố gắng vạch ra một cái chung, ổn định và bất biếntrong vô số những thuộc tính và những quy luật riêng lẻ cụ thể và điều đó dẫn đến

sự nhận thức những thuộc tính và những quy luật phổ biến của vật chất Với khoahọc tự nhiên, các thuộc tính và các quy luật phổ biến của các hệ thống cũng đượcnghiên cứu trong các khoa học tự nhiên cơ bản, nhưng mỗi bộ môn khoa học cụthể chỉ nghiên cứu những hình thức vật chất và vận động nhất định hay những bộphận hữu hạn của thế giới Chẳng hạn, như trong khoa học tự nhiên, người ta đãxác định hàng loạt những quy luật đặc trưng cho mối quan hệ qua lại của cácthuộc tính và các khuynh hướng biến đổi đối lập với các khách thể vật chất: cácquy luật tương tác giữa điện tích dương và điện tích âm, sự hút và sự đẩy trongcác kết cấu vật chất, các quy luật cân bằng động học trong các hệ thống…Mỗi quyluật này đều tác động trong phạm vị cục bộ, nhưng trong kết cấu của tất cả nhữngquy luật ấy vẫn tồn tại một sự thống nhất, bất biến Trên cơ sở khái quát nhữngnội dung thống nhất này mà hình thành quy luật biện chứng về sự thống nhất và

Ngày đăng: 22/12/2015, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w