Nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế

Một phần của tài liệu triết học mác lê nin với khoa học (Trang 31 - 38)

Từ những phân tích trên ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận như sau: - Cần dựa vào thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác – Lênin để lý giải những vấn đề của khoa học. Dựa vào thực tế khách quan sau đó suy luận áp dụng những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác – Lênin để giải thích, tránh giải thích theo quan điểm duy tâm và siêu hình. Lênin cho rằng “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”. Hay “Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động “… trong sự biến đổi của nó”.

- Khi nghiên cứu khoa học cần chuyên tâm tìm ra những phát minh mới, những bí ẩn của vũ trụ, hay tìm ra những nét mới những quy luật của xã hội, tìm hiểu những bí ẩn của lịch sử để làm giàu thêm cho tri thức của nhân loại, làm những thực tiễn quan trọng giúp ngược lại cho triết học có thể khái quát lại tạo nên những lý luận đúng đắn định hướng lại cho khoa học.

- Vận dụng sáng tạo triết học Mác – Lênin vào cuộc sống. Trong mọi việc luôn xuất phát từ thực tế khách quan, thực hiện mọi việc đều phải thực hiện đúng nguyên tắc, thực hiện đúng và đầy đủ lộ trình, không đi tắt nếu chưa đủ điều kiện cho phép. Bằng cách cố gắng tích lũy đủ về chất rồi thực hiện các bước chuyển, luôn đấu tranh và vận động trong mối liên hệ khách quan, đấu tranh chống các mặt đối lập. Cần tránh những tư tưởng chủ quan duy ý chí, sẽ dẫn tới những sai lầm và không đạt được mục tiêu như mong muốn.

Trong thực tế, đã cho ta thấy việc không áp dụng triết học Mác – Lênin đã gây ra những sai lầm và hậu quả đáng tiếc.

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển vật lý học – giai đoạn cơ học – phương pháp siêu hình – tách rời sự vận động để giải thích hiện tượng - là phương pháp chính để những nhà khoa học áp dụng để giải thích về thế giới, giải thích về các phát minh khoa học. Với quan điểm này cũng đã tạo ra những thành công nhất định cho khoa học thời kỳ này. Nhưng khi vật lý ngày càng phát triển, nhất là giai đoạn sau cơ học, với đối tượng nghiên cứu là hình thức vận động của vật chất, bề ngoài rất khác nhau và rất khác với vận động cơ học (điện từ, nhiệt, quang), cách tiếp cận nhận thức trừu tượng, siêu hình, tách rời từng dạng vận động để nghiên cứu đã không còn phù hợp. Và để giải quyết vấn đề trên thì những tư tưởng biện chứng duy vật đã dần xuất hiện và thay thế cho tư tưởng siêu hình.

Một thực tế ta có thể kể ra là sự thất bại, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm đầu thập niêm 90 thế kỷ XX. Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ này có thể kể như sau:

- Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ...) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động, xã hội tư bản hình thành những chính sách tích cực nhằm để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước chủ nghĩa xã hội lại thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước nên thiếu nhậy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.

- Các nước xã hội chủ nghĩa, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế,lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu

việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

- Nhiều nước xã hội chủ nghĩa thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước mà chính phủ không tự lập ra qua kháng chiến chống ngoại xâm, mà do nước khác áp đặt (như các nước Đông Âu) và trợ cấp.

- Ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế không phát tiển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.

Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Dựa vào những điểm trên ta có thể thấy rằng chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chủ quan, trong quá trình xây dựng nhà nước đã không xuất phát từ thực tế khách quan, xa rời quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, sau khi chiến tranh kiến thúc, nền kinh tế các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa còn gặp nhiều khó khăn, nhưng họ lại không thực hiện theo đúng trình tự các bước để xây dựng chủ nghĩa xã hội, không chú trọng xây dựng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng để có thể đảm bảo có nền kinh tế vững chắc. Đa số các nước xây dựng kinh tế theo hình thức bao cấp, và từ trợ cấp. Khi nền kinh tế chưa phát triển thì việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ rất khó thực hiện. Những quan điểm trên đã không theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, và đi ngược lại với triết học Mác – Lênin, như không xuất phát từ thực tiễn, xa rời thực tiễn ,không tích lũy đủ về lượng để có thể tiến hành bước chuyển quan trọng…Do vậy, sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới là điều tất yếu.

Ở Việt Nam cũng gặp những sai lầm do không tuân thủ theo những nguyên tắc và theo những quan điểm của triết học Mác – Lênin nên gặp rất nhiều khó khăn. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Đại hội IV của Đảng họp tháng 12-1976 đã

đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước mà nội dung cơ bản là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, nóng vội, tính sai bước đi. Trong phát triển lực lượng sản xuất, đã không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà quá thiên về công nghiệp nặng, ham làm nhanh, làm nhiều. Về quan hệ sản xuất, đã chủ trương cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến các hình thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với tư liệu sản xuất ngay cả khi lực lượng sản xuất còn rất thấp kém. Về quản lý, đã chọn mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu, phủ nhận kinh tế thị trường, xem nhẹ năng suất, chất lượng và hiệu quả. Sau một thời gian tổ chức thực hiện và không đạt hiệu quả cũng như đã nhận ra sai lầm nên đại hội Đảng năm 1986, Đảng ta đã nhận ra những sai lầm khuyết điểm mau chóng sửa chữa kịp thời. Và điều này đã dần giúp đất nước thoát khỏi những khó khăn để phát triển.

Đối với bản thân, chúng ta nên luôn coi triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận dẫn đường, trong mọi tình huống luôn bình tĩnh sáng suốt, tránh chủ quan, nóng vội, học tập và làm việc tích cực, trải qua rèn luyên để đạt tới thành công. Bên cạnh đó, phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong nhận thức để nắm bắt được nhiều tri thức, góp phần làm cho bản thân thêm hoàn hảo, và phấn đấu trở thành người có tài và có đức giúp ích cho đất nước.

Từ những thực tế khách quan trên cho ta thấy vai trò quan trọng của triết học Mác – Lênin trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Cần tuân thủ và tôn trọng các quy luật khách quan thì kết quả đạt được sẽ tốt, tránh sự chủ quan duy ý chí, đi ngược với những quan điểm của triết học điều đó sẽ dẫn tới những sai lầm và chắc chắn sẽ thất bại.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT CHUNG VÀ KẾT LUẬN

Từ khi hình thành tới nay, triết học Mác – Lênin đã chứng minh được tính đúng đắn và vai trò đối với đời sống xã hội nói chung và với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội nhân văn nói riêng.

Triết học Mác – Lênin được Mác và Ăngghen đặt nền móng đầu tiên sau đó được Lênin kế thừa và phát triển. Nó dựa vào thế giới quan là triết học duy vật và phương pháp luận là kế thừa phép biện chứng của Hêghen – những giá trị tinh túy của triết học từ xưa tới nay -, do vậy triết học Mác – Lênin có những ưu điểm vượt trội so với những lý luận triết học đi trước. Nó đã đưa ra được những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy, định hướng cho con người phát triển, chỉ đạo hoạt động thực tiễn và cải tạo thế giới của con người. Đối với khoa học, triết học Mác – Lênin và khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: các khoa học là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học, triết học Mác - Lênin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa học.

Đối với khoa học tự nhiên, khi triết học Mác - Lênin ra đời đã đem lại bước ngoặt to lớn cho sự phát triển của nó. Với phương pháp luận biện chứng mang tư duy của những nhà triết học duy vật, triết học Mác - Lênin ra đời đã làm đổi mới tư tưởng cho các nhà khoa học bấy giờ mang trong mình tư duy siêu hình, nó làm chấm dứt quan niệm siêu hình của thế giới trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và các phát minh khoa học. Giúp các nhà khoa học thoát khỏi bế tắc và tìm ra con đường đúng đắn có hướng đi rõ ràng cho sự phát triển. Đồng thời, nó là cơ sở khoa học chống lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, hệ tư tưởng xuyên tạc những phát minh khoa học. Ngược lại, sự phát triển của khoa học tự nhiên sẽ là động lực để triết học phát triển, Khi khoa học tự nhiên phát triển, tìm ra những hiện tượng mới, những phát minh mới sẽ là bằng chứng thực tiễn đúng đắn nhất cho lý luận của triết học, và khoa học nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể,

những quy luật cụ thể để từ đó triết học có thể khải quát nên những quy luật chung định hướng lại cho khoa học. Vậy, có thể nói, triết học và khoa học tự nhiên là hai bộ phận không thể tách rời, cụ thể hiện nay là quan hệ giữa khoa học tự nhiên và triết học Mác - Lênin.

Đối với khoa học xã hội nhân văn, cũng giống như các môn thuộc khoa học tự nhiên, triết học Mác - Lênin từ khi ra đời có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nó. Triết học định hướng cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống trong đó có cả lĩnh vực xã hội và con người. Bằng những phương pháp luận của mình, triết học Mác – Lênin đã đưa ra cách lý giải khoa học cho sự phát triển của xã hội, cho rằng sự phát triển của các hình thái xã hội là điều tất yếu và qua đó thấy được sự phát triển của con người. Bên cạnh đó, triết học Mác – Lênin còn cung cấp cho con người những lý luận khoa học, làm kim chỉ nam cho sự nghiệp giải phóng con người khỏi tự nhiên, khỏi sự nô lệ vào người khác, và hướng tới là giải phóng con người khỏi chính con người. Triết học Mác – Lênin cũng rất đề cao việc giáo dục con người, con người cần phải dung hòa giữa phần “con” và phần “người”, vừa có tài vừa có đức. Vì con người là trung tâm nên cần được đào tạo bài bản để có thể làm chủ được thế giới.

Triết học Mác – Lênin không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khoa học và khoa học xã hội và nhân văn, mà nó còn có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy, trong mọi tình huống chúng ta phải tuân thủ theo những nguyên tắc và quy luật chung, tuân theo triết học Mác – Lênin, coi trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn khách quan, tránh tư tưởng siêu hình, chủ quan duy ý chí. Khi chúng ta làm được theo quy luật tự nhiên, thì tự nhiên sẽ sẵn sàng đáp trả lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta mong muốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đoàn Quang Thọ (2010), Giáo trình triết học, Nhà xuất bản chính trị - hành chính.

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010.

3. PGS. TS Nguyễn Bằng Tường (2010), Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

4. http://vi.wikipedia.org 5. http://triethoc.edu.vn/ 6. http://vientriethoc.vass.gov.vn 7. http://giaoan.violet.vn 8. http://www.tapchicongsan.org.vn/ 9. http://www.khoahoc.com.vn/

Một phần của tài liệu triết học mác lê nin với khoa học (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w