Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 10, BAN NÂNG CAO THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 10, BAN NÂNG CAO THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- -
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
- -
Đề tài “Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban nâng cao theo
hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh” là đề tài rất thiết thực, giúp học sinh
rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học ở trường phổ thông
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã hệ thống được các phương pháp dạy
học truyền thống và dạy học tích cực, đưa ra được các ưu điểm và nhược điểm của
từng phương pháp Tác giả đã thiết kế được 7 giáo án dạy học thí nghiệm lớp 10 nâng
cao theo hướng phát huy các năng lực của học sinh Đây là các tư liệu bổ ích cho học
sinh khi ra trường
Nhược điểm của đề tài là phần thực nghiệm sư phạm chỉ dừng ở mức độ thăm
dò, phỏng vấn giáo viên THPT để rút ra kết luận Nếu dạy thực nghiệm để đối chứng
thì thuyết phục hơn
Giáo viên phản biện
Nguyễn Văn Bảo
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
- -
Trang 5
LỜI CẢM ƠN
- -
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự động viên, sự giúp đỡ
nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè Nhờ vậy mà luận văn được hoàn thành đúng thời hạn
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy Bùi Phương Thanh Huấn, GV hướng dẫn luận văn, TS.GVC – Bộ môn Hóa – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp
Cô Thái Thị Tuyết Nhung – cố vấn học tập, cùng tất cả quý thầy cô Bộ môn Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thầy Võ Quốc Cường, cô Phan Thị Tươi – giáo viên trường trung học phổ
thông Bùi Hữu Nghĩa đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành luận văn
Và cuối cùng, em chân thành gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp Sư phạm Hóa K37, gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
- -
Nghiên cứu đề tài “ Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban
nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh ” nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới của giáo dục hiện nay chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực của người học Với các giáo án được thiết kế theo hướng phát huy
năng lực thực hành của học sinh; giúp người học chủ động, tích cực trong giờ học thực hành sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT, hình
thành khả năng tự học và giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm trực quan của HS
Đề tài đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về dạy và học thực
hành thí nghiệm ở trường phổ thông Đề tài đã thiết kế được 7 giáo án thực hành thí
nghiệm của chương trình hóa học lớp 10, ban nâng cao được soạn bằng phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy kết hợp với các phần mềm thí nghiệm hóa học như Chemwin,
Crocodile Chemistry 6.05,
Đề tài được thực nghiệm ở trường THPT Bùi Hữu Nghĩa Qua quá trình phỏng vấn ý kiến giáo viên và đánh giá, kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cho thấy việc thiết kế giáo án thực hành thí nghiệm theo hướng phát huy năng lực thực hành của học
sinh là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay
Trang 7MỤC LỤC
-
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 iii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN x
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN xii
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
MỞ ĐẦU xiv
1 Lý do chọn đề tài xiv
2 Mục tiêu đề tài xiv
3 Giả thuyết khoa học xiv
4 Nhiệm vụ của đề tài xiv
5 Phạm vi nghiên cứu xv
6 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu xv
7 Các giai đoạn thực hiện xvi
NỘI DUNG 1
Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1
1.1 Quá trình dạy học 1
1.1.1 Định nghĩa 1
1.1.2 Bản chất của quá trình dạy học 1
1.1.3 Nhiệm vụ của quá trình dạy học 1
1.1.4 Quá trình dạy học hóa học 1
1.2 Phương pháp dạy học hóa học 2
1.2.1 Khái niệm 2
1.2.2 Các phương pháp dạy học hóa học 3
1.2.2.1 Phương pháp dùng lời 3
Trang 81.2.2.2 Phương pháp trực quan 5
1.2.2.3 Phương pháp dạy học khám phá 6
1.2.2.4 Phương pháp dạy học thực tiễn 7
1.2.2.5 Phương pháp đánh giá trong dạy học 8
1.3 Phương pháp dạy học tích cực 9
1.3.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì ? 9
1.3.1.1 Tính tích cực học tập là gì ? 9
1.3.1.2 Phương pháp dạy học tích cực 10
1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học 10
1.3.2.1 Mục đích 10
1.3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học hóa học 11
1.3.2.3 Làm thế nào để dạy tốt môn hóa học? 15
1.3.3 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 15
1.3.4 Một số phương pháp dạy học tích cực 16
1.4 Thí nghiệm hóa học 16
1.4.1 Khái niệm[12] 16
1.4.2 Vai trò của thí nghiệm hóa học 16
1.4.3 Phân loại thí nghiệm hóa học 17
1.4.4 Những phương pháp cơ bản trong việc sử dụng thí nghiệm hóa học 18
1.5 Thực trạng dạy học thực hành thí nghiệm Hóa học ở trường THPT 19
1.6 Giới thiệu một số phần mềm sử dụng trong quá trình dạy học 20
1.6.1 Phần mềm ChemWin 20
1.6.2 Phần mềm ChemOffice 25
1.6.3 Phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 31
Chương 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM LỚP 10, BAN NÂNG CAO 36
2.1 Giáo án bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm 36
2.2 Giáo án bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa – khử 46
2.3 Giáo án bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen 55
2.4 Giáo án bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất halogen 63
Trang 92.6 Giáo án bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh 78
2.7 Giáo án bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 88
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 95
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 95
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM 95
3.3 ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM 95
3.4 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM 95
3.5 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 95
3.6 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 103
Trang 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- -
dd : dung dịch
GV : Giáo viên GVHD : giáo viên hướng dẫn
HS : Học sinh
pp : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
8 Hình 2.1 Phản ứng giữa kẽm và axit sunfuric 50
9 Hình 2.2 Phản ứng giữa đinh sắt và dung dịch CuSO4 51
13 Hình 3.1 Thí nghiệm thử tính tẩy màu của khí clo ẩm 59
15 Hình 3.3 Hồ tinh bột vào hỗn hợp Cl2 + NaI 61
16 Hình 3.4 Hồ tinh bột vào hỗn hợp Br2 + NaI 61
Trang 1217 Hình 3.5 Tác dụng của iot với hồ tinh bột 62
22 Hình 5.3 Thí nghiệm thử tính oxi hóa của lưu huỳnh 76
24 Hình 5.5 Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo
27 Hình 6.3 Thí nghiệm chứng minh tính khử của lưu
huỳnh đioxit
84
29 Hình 6.5 Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của
lưu huỳnh đioxit
85
30 Hình 6.6 Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của
axit sunfuric đặc
86
31 Hình 6.7 Tính háo nước của axit sunfuric đặc 86
32 Hình 7 Thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của
nhiệt độ đến cân bằng hóa học
94
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Trang 15MỞ ĐẦU
- -
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước Do đó, giáo dục
không ngừng đổi mới và phát triển phương pháp dạy và học để phù hợp với yêu cầu
cấp bách của xã hội Thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, giáo dục đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
Để phù hợp với sự đổi mới của giáo dục, đặc biệt đối với môn hóa học – một
môn học đòi hỏi khả năng vận dụng và thực hành cao cần chú trọng hơn vào vấn đề
phát huy năng lực thực hành của học sinh Nhằm đổi mới phương pháp dạy và học
môn hóa học, thay vì chú trọng vào lý thuyết thì thực hành thí nghiệm phải là cơ sở
của việc dạy và học môn hóa học Thí nghiệm hóa học phải được lồng ghép vào các
bài giảng, là phương pháp để học sinh tự giải quyết các vấn đề, giải thích được các
phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10,
ban nâng cao theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh” là cần thiết và
phù hợp với thực tiễn hiện nay
2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm hóa học lớp 10, ban nâng cao
theo hướng phát huy năng lực thực hành của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông
3 Giả thuyết khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công góp phần phát huy năng lực thực hành, khả năng
tư duy của học sinh, giúp học sinh có thói quen giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm trực quan, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường Trung học Phổ thông
4 Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sơ lí luận và thực tiễn của việc dạy học thí nghiệm trong quá trình dạy học
Trang 16- Nghiên cứu thực trạng dạy học thí nghiệm ở lớp 10, ban nâng cao
- Nghiên cứu cách thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm môn Hóa học
- Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin, Chemoffice, Chemlab, Chemsteck,
- Xây dựng một số hình ảnh trực quan, mô hình ảo thí nghiệm trong bài giảng
chương trình Hóa học lớp 10, ban nâng cao
- Thiết kế giáo án và bài giảng điện tử các bài thí nghiệm, thực hành chương trình hóa học lớp 10, ban nâng cao
- Áp dụng kết quả nghiên cứu đề tài để thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy
và học thí nghiệm trong chương trình hóa học lớp 10, ban nâng cao để kiểm
chứng giả thuyết khoa học đặt ra
5 Phạm vi nghiên cứu
Bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Hóa học lớp 10, ban nâng cao
6 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục học, thực tập phương pháp dạy học
- Nội dung chương trình học sách giáo khoa lớp 10, ban nâng cao
- Việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học
- Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin, Chemoffice, Chemlab, Chemsteck,
- Tài liệu liên quan tới việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học
- Thiết kế giáo án dạy học thực hành thí nghiệm
Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, thăm dò ý kiến về việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học ở
các trường Trung học Phổ thông
Trang 17Nghiên cứu toán học: tổng hợp và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm
6.2 Phương tiện nghiên cứu
- Tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
- Máy tính có các phần mềm dành cho hóa học như Chemwin, Chemoffice, Chemlab, Chemsteck,
- Phiếu điều tra
- Dụng cụ, hóa chất, thiết bị thí nghiệm
7 Các giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn 1: Từ 24/06/2014 đến 31/08/2014, nhận đề tài từ giáo viên hướng dẫn,
tìm tài liệu có liên quan, xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Từ 01/09/2014 đến 01/02/2015:
+ Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài
+ Nghiên cứu cách thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm môn Hóa học
+ Xây dựng một số hình ảnh trực quan, mô hình thí nghiệm ảo
+ Tiến hành thiết kế giáo án dạy học thí nghiệm trong chương trình Hóa học lớp
10, ban nâng cao
- Giai đoạn 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT trong đợt thực tập
sư phạm từ 01/02/2015 đến 11/04/2015
- Giai đoạn 4: Từ 11/04/2015 đến 31/05/2015, tổng hợp kết quả và hoàn thành báo
cáo luận văn tốt nghiệp
Trang 181.1.2 Bản chất của quá trình dạy học
- Là quá trình nhận thức một cách độc đáo của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học:
+ Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức có tính chất lịch sử xã hội loài người (thể hiện ở hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học) với hoạt động dạy học
+ Mối quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo viên và học sinh
1.1.3 Nhiệm vụ của quá trình dạy học
- Tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông, cơ bản, hiện đại về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như tự nhiên, xã hội - nhân văn, kỹ thuật và cách thức hoạt động
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, đặc biệt phát triển tư duy một cách vững chắc, độc lập, sáng tạo
- Giáo dục nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh có thái độ và hành vi, thói quen cư xử đúng đắn, điều khiển học sinh hình thành cơ sơ thế giới quan khoa học
1.1.4 Quá trình dạy học hóa học
Quá trình dạy học hóa học gồm ba thành phần chính có mối quan hệ mật thiết với nhau: môn học, việc dạy và việc học Trong đó:
Trang 19- Môn học: là nội dung của việc dạy học Nội dung môn hóa học ở trường trung học phổ thông gồm 4 phần:
+ Những cơ sở khoa học của hóa học như các học thuyết, định luật, khái niệm,
+ Dạy là sự điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh khoa học, từ đó hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh
+ Chức năng:
Truyền đạt thông tin
Điều khiển hoạt động của học sinh
- Việc học: là toàn bộ hoạt động của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, nhằm nắm vững kiến thức hóa học Ngoài ra, học sinh còn rèn luyện các kỹ năng, kỹ
xảo đặc trưng của hóa học.Từ đó, học sinh phát triển năng lực nhận thức, hình thành
thế giới quan duy vật biện chứng
Chức năng: Học là lĩnh hội kiến thức và tự điều khiển quá trình nhận thức
1.2 Phương pháp dạy học hóa học
1.2.1 Khái niệm[2], [10]
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, có sự phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học, giúp cho học sinh tự
giác tích cực, tự lực nắm vững kiến thức, kỹ năng, phát triển nhận thức
- Phương pháp dạy học hóa học là cách thức hoạt động, cộng tác có mục đích
giữa giáo viên và học sinh Trong đó, thống nhất sự điều khiển của giáo viên đối với
sự bị điều khiển - tự điều khiển của học sinh, nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh khái niệm hóa học
Trang 201.2.2 Các phương pháp dạy học hóa học[2]
Tùy theo cách thức hoạt động, nhiệm vụ và mục tiêu dạy học mà có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học hóa học khác nhau
Trong quá trình dạy học, không ai chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà các phương pháp dạy học được sử dụng phối hợp xen kẽ nhau tạo nên sự hoàn chỉnh về
các phương pháp tác động đến học sinh bởi vì “ Không có một phương pháp tối ưu nào dạy khoa học cho tất cả học sinh” Vì vậy, việc gọi tên chính xác một phương pháp
dạy học chỉ mang tính chất tương đối
Phương pháp dạy học hóa học được chia thành các nhóm sau:
- Các loại phương pháp thuyết trình:
+ Diễn giảng: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày nội dung bài một cách có hệ thống và chặt chẽ Phương pháp diễn giảng được dùng phổ biến khi giáo viên giảng một kiến thức mới, bổ sung những tư liệu không có trong sách giáo
khoa, làm rõ một vấn đề phức tạp, để hệ thống hóa kiến thức,
+ Phương pháp giải thích: là phương pháp phụ, được kết hợp với các phương pháp khác Ví dụ như khi đang sử dụng phương pháp diễn giảng, học sinh
không hiểu một vấn đề nào đó thì giáo viên sẽ giải thích
+ Phương pháp kể chuyện: giáo viên dùng lời kể một câu chuyện nào đó nhằm lôi cuốn học sinh Từ nội dung câu chuyện dẫn dắt học sinh vào nội dung kiến thức bài học cần truyền đạt Câu chuyện phải ngắn gọn và có nội dung liên quan đến bài giảng Môn hóa học có thuận lợi là có nhiều ứng dụng liên quan tới đời sống và sản xuất,do đó có nhiều mẫu chuyện nhỏ để giáo viên sử dụng phương pháp này Phương pháp kể chuyện thường kết hợp với phương pháp diễn giải và đàm thoại
Trang 21 Ưu điểm của phương pháp thuyết trình
- Cho phép giáo viên truyền đạt một khối lượng lớn thông tin tại một thời điểm, truyền đạt những nội dung thông tin trừu tượng, khá phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh không thể tự mình tìm hiểu
- Phương pháp thuyết trình không chỉ giúp giáo viên sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện niềm tin, phẩm chất nhân cách của mình tác động đến tư tưởng, tình cảm học sinh
- Cách thuyết trình có thuyết phục của giáo viên là bài học quí báu cho học sinh về việc sử dụng ngôn ngữ để trình bày một vấn đề trong cuộc sống, về cách tư duy logic,
về cách đặt và giải quyết vấn đề
* Nhược điểm của phương pháp thuyết trình
- Học sinh thụ động khiến cho các em mệt mỏi, chán nán, buồn ngủ
- Học sinh không có điều kiện phát triển ngôn ngữ nói
- Giáo viên khó trong điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học và khó quan sát đối tượng
b Phương pháp đàm thoại[9]
* Khái niệm: Phương pháp đàm thoại là phương pháp trao đổi giữa thầy và
trò Trong đó, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh quan sát, phán đoán, cùng với kiến thức sẵn có để trả lời nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới, củng cố, ôn tập để
mở rộng,đào sâu tri thức Đàm thoại là giữa giáo viên với học sinh, tập thể lớp, câu trả lời đúng có thể do một hoặc nhiều học sinh đóng góp
* Ưu điểm của phương pháp đàm thoại
+ Kích thích tính tích cực, độc lập tư duy của học sinh
+ Rèn luyện năng lực diễn đạt bằng lời nói, sự nhanh trí và óc sáng tạo cho học sinh
+ Tạo được bầu không khí sôi nổi, sinh động trong lớp học
+ Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn
* Nhược điểm của phương pháp đàm thoại
Trang 22+ Giáo viên mất nhiều thời gian chuẩn bị bài học
+ Giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi tốn nhiều thời gian
+ Nếu giáo viên không có kinh nghiệm trong khâu điều khiển lớp học hoặc đặt không chính xác câu hỏi sẽ dẫn đến đàm thoại thất bại
c Phương pháp dùng SGK và các tài liệu học tập khác [3], [9]
- Sách giáo khoa là nguồn kiến thức chính đối với HS phổ thông giúp người đọc mở rộng, đào sâu những tri thức có được qua bài giảng của GV, tự luyện tập qua
các bài tập và tự kiểm tra qua các câu hỏi được nêu trong SGK Mỗi môn có một bộ
sách giáo khoa bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, Tùy thuộc vào hệ thống giáo
dục, mỗi quốc qua có bộ sách giáo khoa giống nhau hoặc khác nhau
- Ngoài ra, còn các tài liệu học tập khác như báo, tạp chí,sách tham khảo,
máy tính và các phương tiện truyền thống, Nếu có cách sử dụng hợp lí sẽ đem lại
hiểu quả cao cho con người
Ưu điểm phương pháp dùng lời nói
- Truyền đạt thông tin một lượng lớn trong thời gian ngắn
- Phát triển tư duy trừu tượng
Nhược điểm phương pháp dùng lời nói
- HS khó tiếp thu được kiến thức
- Không phát triển được kinh nghiệm của HS
Trang 23Quan sát là phương pháp hình thành nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu
thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới
xung quanh để trên cở sở làm tư liệu cho quá trình tư duy
b Phương pháp trình bày trực quan
Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, những phương tiện
kỹ thật dạy học trong quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học có 4 phương tiện trực quan:
- Vật tự nhiên: các mẫu vật hóa chất, các khoáng vật,
- Vật tượng trưng: bản đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ,
- Vật tạo hình: tranh ảnh, mô hình, phim,
- Thí nghiệm hóa học
Ưu điểm của phương pháp dạy học trực quan
- Phát triển năng lực tư duy, quan sát, óc tò mò, hứng thú của học sinh
trong học tập
- Nâng cao hiệu quả dạy học nhờ biểu tượng rõ ràng
- Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với cuộc sống
Nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan
- Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị bài học
- Hạn chế phát triển tư duy trừu tượng
- Học sinh dễ bị phân tán
Phương pháp dạy học khám phá là phương pháp mà trong đó HS đóng vai trò
trung tâm tích cực hoạt động để đi đến kiến thức cần tiếp thu, GV chỉ đóng vai trò
người hướng dẫn hoặc giúp đỡ, cố vấn
Dạy học khám phá không những dạy kiến thức mà còn dạy HS con đường đi
đến kiến thức và khám phá ra vấn đề mới Quá trình khám phá của HS bao gồm 4 bước:
Trang 24- Xác định vấn đề cần khám phá
- Vạch kế hoạch khám phá, đề ra giả thuyết, thu nhập dữ liệu
- Thực hiện kế hoạch
- Rút ra kết luận
Có 3 mức độ dạy học khám phá: khám phá có hướng dẫn, khám phá có giúp
đỡ và tự do khám phá GV phải tạo ra tình huống có vấn đề kích thích HS đi tìm tòi
GV có thể tạo tình huống bất ngờ dựa vào mâu thuẫn giữa kiến thức mà HS đã biết với kiến thức mới, hay dựa vào thực tế để nêu ra vấn đề mà HS có thể gặp trong cuộc sống hoặc đặt ra câu hỏi có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn, gợi tính tò mò thúc đẩy HS tìm tòi
Ưu điểm PPDH khám phá
Giúp phát triển trí tuệ của HS, tạo động lực thúc đẩy HS học tập một cách tự giác Kiến thức được HS hiểu một cách cặn kẽ sẽ có độ bền kiến thức cao Toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng và hứng thú của HS (người học trung tâm) Phương pháp này còn góp phần làm tăng tính tự tin và phát triển nhiều khả năng: tổ chức, giao tiếp, phát hiện vấn đề, vạch kế hoạch cho HS, tránh được các hiện tượng như học vẹt, phụ thuộc vào tài liệu, chấp nhận kết quả mà không suy xét,
Nhược điểm PPDH khám phá
Để sử dụng phương pháp này, cần có đủ điều kiện về cở sở vật chất: phòng học, dụng cụ, hóa chất, tài liệu tham khảo, phải rèn luyện cho HS khả năng khám phá từ thấp đến cao, tốn nhiều thời gian thực hiện Với lớp có số lượng đông mà
số GV đảm nhận ít thì việc sử dụng phương pháp này gặp nhiều khó khăn Không sử dụng phương pháp này đối với những vấn đề quá phức tạp và trừu tượng
1.2.2.4 Phương pháp dạy học thực tiễn[8]
Phương pháp dạy học thực tiễn được xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tiễn của HS như là một phương tiện, một nguồn tri thức
Phương pháp dạy học thực tiễn bao gồm các phương pháp:
Trang 25- Phương pháp luyện tập: là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo
- Phương pháp ôn tập: là phương pháp dạy học giúp HS mở rộng và đào sâu, khái quát hóa hệ thống tri thức đã học, nắm vững chắc nhũng kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy độc lập
- Phương pháp làm thí nghiệm là phương pháp HS sử dụng những thiết bị với phương pháp thực nghiệm để làm sáng tỏ khẳng định những luận điểm lý thuyết
mà GV đã trình bày nhằm củng cố đào sâu những tri thức đã lĩnh hội hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đề ra
- Khái niệm: Đánh giá trong dạy học là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về học tập của học sinh dựa vào sự phân tích những thông tin thu được qua kiểm tra đối chiếu với yêu cầu học tập đã đề ra đề từ đó có cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng học tập của học sinh, điều chỉnh, nâng cao chất lượng dạy học
- Những thành tố đánh giá bao gồm:
+ Mục đích đánh giá
+ Xác định những thông tin làm căn cứ đánh giá
+ Đánh giá: giải thích những kết quả như thế nào? Sử dụng những tiêu chuẩn, những tiêu chí nào để đánh giá?
+ Sử dụng: sử dụng kết quả đánh giá để làm gì? để chuẩn đoán, phân loại và
ra những quyết định trong giảng dạy
- Vai trò của đánh giá trong dạy học:
+ Đánh giá và giảng dạy có mối quan hệ mật thiết với nhau Giáo viên liên tục
sử dụng đánh giá học sinh của mình so với mục tiêu học tập để đưa ra những quyết định điều khiển, điều chỉnh trong giảng dạy và học tập Đưa ra quyết định trước khi giảng bài để đặt ra những mục tiêu học tập, lựa chọn những hoạt động giảng dạy thích hợp và chuẩn bị tài liệu học tập Trong khi lên lớp, cần có những quyết định cách thức
và nhịp độ giới thiệu thông tin bài giảng, kiểm soát hành vi của học sinh, điều chỉnh kế
Trang 26hoạch giảng dạy Sau bài giảng, giáo viên đánh giá sự học tập của học sinh, đánh giá các hoạt động giảng dạy và đánh giá chính bản thân giáo viên để cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
+ Đánh giá là một phần của công tác đào tạo, sẽ không thể có giảng dạy và học tập chất lượng nếu không có đánh giá phù hợp và đáng tin cậy Người ta ước tính rằng hoạt động liên quan tới đánh giá chiếm khoảng một phần ba lượng thời gian công việc của giáo viên
- Các phương pháp kiểm tra:
- Hình thành và phát triển tính tích cực là một nhiệm vụ chủ yếu của nền GD nước ta, nhằm đào tạo những con người năng động, có trí thức và khả năng thích ứng, góp phần vào công cuộc phát triển xã hội
Trang 27tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng có thể khám phá ra những tri thức mới cho khoa học
- Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập Động cơ thích hợp tạo nên hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Tính tích cực tạo
ra nếp tư duy độc lập Tư duy độc lập là mầm móng của sự sáng tạo
1.3.1.2 Phương pháp dạy học tích cực
- PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều quốc gia để chỉ
những phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của người học
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tính tích cực hóa các hoạt động nhận thức của người học Nghĩa là, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy, người dạy chỉ có nhiệm vụ
hướng dẫn người học khám phá tri thức PPDH tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy
và phương pháp học tích cực Để dạy học theo phương pháp tích cực thì người GV
phải kiên trì dùng cách hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập
chủ động, một cách vừa sức, đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy và học
1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy học[5]
1.3.2.1 Mục đích
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường THPT là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực, nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tìm tòi, sáng tạo; rèn luyện kỹ năng và thói quen tự học, tinh thần
hợp tác, làm việc nhóm; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, hứng thú trong học tập
Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện
tập, khai thác, xử lý thông tin; dần dần tự hình thành tri thức, năng lực, phẩm chất
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, hướng dẫn HS con đường tìm ra chân lý Chú trọng hình thành cho HS các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác, ),phương pháp
học tập; các phương pháp và kỹ năng, kỹ xảo lao động khoa học Học để tích lũy kiến
Trang 28thức, kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và sự vận động, phát triển của xã hội
1.3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Quy luật vận động và phát triển của dạy học hóa học là phải tìm ra nhiều biện pháp làm cho HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong dạy học hóa học, trong đó yêu cầu tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học
* Định hướng đổi mới PPDHHH hiện nay là[4], [11]:
- Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều
- Chuyển từ quan điểm PPDH “ lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm “ lấy
HS làm trung tâm”
- Dạy cách học bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá
- Học không chỉ nắm kiến thức mà cần biết cả phương pháp để khám phá kiến thức
- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm
- Sử dụng phương pháp tích cực
- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại
* Chuyển đổi mô hình dạy học[4], [11]
Giáo dục Việt Nam đang chuyển dịch mối quan hệ tác động chủ yếu và phổ biến một chiều từ GV đến HS sang mối quan hệ tương tác hai chiều GV-HS, HS-HS Khi đó, GV chỉ đóng vai trò chủ đạo nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo
và tự học của HS
Điểm khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực:
Trang 29Bảng 1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực
Dạy học cổ truyền (GV làm trung tâm)
Dạy học tích cực (HS làm trung tâm)
Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất
Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lý của GV
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, dạy HS tìm ra chân lý
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, HS đối phó với thi cử
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác, ), dạy phương pháp và kĩ thuật khoa học, dạy cách học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại
Cách tiếp cận Tiếp cận cơ bản lên nội dung Tiếp cận cơ bản lên các vấn đề
Vai trò của
GV và HS
GV chủ động điều khiển, HS tiếp thu Mối quan hệ chủ yếu:
GV HS
GV chủ động, HS chủ động, tích cực, sáng tạo Mối quan hệ: GVHS, HSHS
SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, bảo tàng, thực tế, gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS, tình huống thực
tế, bối cảnh và môi trường địa phương, những vấn đề HS quan tâm
Trang 30Phương pháp Các PPDH truyền thống trong
đó, chủ yếu GV độc thoại, phát vấn, áp đặt kiến thức có sẵn, độc quyền đánh giá, cho điểm
cố định; HS nghe, ghi, học thuộc và trả bài,
Các PPDH hiện đại trong đó,
GV hướng dẫn; HS học cách học, cách giải quyết vấn đề, cách sống
và trưởng thành như tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác HS tự đánh giá, tự điều chỉnh làm cơ sở cho GV điểm di động
Hình thức
tổ chức
Cố định, giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp
Cơ động, linh hoạt: học ở lớp, phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, ; học cá nhân, đôi bạn, nhóm và cả lớp đối diện với
GV
Kết quả Chủ yếu bồi dưỡng cho HS trí
nhớ, tư duy tái hiện, khó có khả năng thích ứng với cuộc sống
Bồi dưỡng cho HS tính tự chủ, năng động, sáng tạo; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, có khả năng thích ứng cao trong cuộc sống
- Đổi mới PPDH theo hướng “Dạy cách học” là thực hiện việc chuyển dịch mô hình dạy học từ “Truyền thụ một chiều” sang “Hợp tác hai chiều”
- GV sử dụng sự thông hiểu và kiến thức đã có của HS làm cơ sở xuất phát của việc truyền đạt kiến thức GV trình bày nội dung môn học theo cách giới thiệu những quan niệm, những quá trình, chú trọng làm cho lớp học được định hướng vào sự tương
Trang 31tác và vào hoạt động nhóm, nhằm dẫn dắt HS tự kiến tạo kiến thức cho mình, tìm hiểu thực tiễn theo cách của mình
- Mục đích của việc dạy là làm cho HS biết học đúng cách, tức là biết học để hiểu
Bảng 2 Sự phát triển mô hình dạy học
Mô hình Đối tượng tập trung Vai trò của HS Phương tiện
“Dạy cách học”
Cần hướng dẫn cách học hiệu quả cho HS ngay từ những bước đầu tiên trên con đường học tập Khi dạy cách học, cũng như dạy cách tự học, cần chú ý một số quan điểm sau:
+ Biết: có thể hiểu một phần, có thể chưa hiểu
Trang 32+ Hiểu: nắm rõ bản chất của đối tượng Khi đó, có thể truyền đạt lại cho người khác theo cách riêng của mình
Học không chỉ dừng ở biết, mà phải hiểu Như thế, mới thật sự là học, thật sự là
có kiến thức Cách học theo hướng tự học là nhằm mục đích hiểu, chứ không chỉ là ghi nhớ, biết
- Hành: là mục đích của việc học Học, hiểu mà không biết vận dụng vào hành vẫn chưa đạt được mục đích của việc học
Học Hỏi Hiểu Hành
Việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS là vấn đề mang tầm chiến lược quan trọng
Để dạy tốt môn hóa học, người GV phải đặt người học vào vị trí chủ thể của
hoạt động nhận thức, làm cho HS hoạt động trong giờ học, rèn luyện HS giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy HS mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên và là môn học vừa thực nghiệm vừa lí thuyết Vì vậy, GV dạy cho HS cách tư duy trừu tượng, cách “nhìn bằng óc” để nhìn vào thế giới vi mô mà mắt thường không nhìn thấy được, đó là các hạt nguyên tử, phân
- Rèn luyện trí thông minh cho HS
1.3.3 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực[2]
- Dạy học thông qua các hoạt động học tập của HS
- Dạy học chú trọng rèn luyện pp tự học
Trang 33- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
- Kết quả đánh giá của GV với tự đánh giá của HS
1.3.4 Một số phương pháp dạy học tích cực[4]
- Nhóm pp trực quan: sử dụng thí nghiệm, mô hình, bản vẽ,
- Nhóm pp thực hành: HS được trực tiếp tác động vào đối tượng (quan sát mẫu chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm, ) tự lực khám phá tri thức mới
- Vấn đáp tìm tòi: GV là người tổ chức sự tìm tòi, còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới
Một số phương pháp hiện đại:
“làm thử để rút kinh nghiệm” Theo đại từ điển Tiếng Việt Văn hóa Thông tin năm
1999 thì thí nghiệm là: “làm thử theo những điều kiện nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh” Thí nghiệm hóa học được hiểu thực hiện các phương trình phản ứng hóa học phục vụ cho việc dạy học hóa học
1.4.2 Vai trò của thí nghiệm hóa học[1], [3]
Đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, khoa học- kĩ thuật ngày càng phát triển do đó các phương tiện dạy học càng ngày càng trở nên hiện đại, hợp lí hơn, mô phỏng ngày càng tốt hơn đối với đối tượng cần nghiên cứu Vì vậy chúng hỗ trợ đắc lực cho thầy và trò trong quá trình dạy học nếu biết cách sử dụng
Trang 34đúng đắn Phương pháp dạy học thực tiễn có sử dụng phương tiện trực quan sẽ phát huy những điều kiện thuận lợi trên, phù hợp với xã hội có nền khoa học- kĩ thuật tiên tiến và phát triển, đồng thời cũng đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học theo hướng tích cực và phát huy năng lực thực hành của học sinh như hiện nay
Trong các phương pháp dạy học thực tiễn thì phương pháp dạy học làm thí nghiệm
là quan trọng nhất Thí nghiệm hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu
và quá trình hoạt động dạy học hóa học Thí nghiệm hóa học ở các trường THPT là công việc không thể thiếu trong quá trình dạy học hóa học và giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo Bởi vì thí nghiệm hóa học:
- Có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển nhận thức của con người về thế giới hiện thực khách quan
- Là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế Có nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống và sản xuất Do đó, thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực
1.4.3 Phân loại thí nghiệm hóa học
Các hình thức sử dụng thí nghiệm ở trường THPT gồm: thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, thí nghiệm của học sinh, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm tại nhà, mỗi loại thí nghiệm có ưu điểm và nhược điểm riêng Trong đó, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quan trọng nhất, là nền tảng mẫu mực về các thao tác cho học sinh học tập
và làm theo, sau đó học sinh có thể học được cách thức và tự làm thí nghiệm
Trang 35* Những ưu điểm thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
- Thí nghiệm do giáo viên làm ít tốn dụng cụ và hóa chất, giúp học sinh hiểu bài
sâu hơn, nâng cao lòng tin vào khoa học và sự yêu thích môn hóa học
- Có thể thực hiện được các thí nghiệm phức tạp, có chất cháy nổ, mà không thể cho học sinh tự làm
* Những yêu cầu khi giáo viên biễu diễn thí nghiệm hóa học:
- Phải đảm bảo an toàn: không dùng lượng lớn các chất dễ cháy nổ, đảm bảo an toàn cho bản thân và học sinh
- Bảo đảm kết quả và khoa học của thí nghiệm
- Thí nghiệm phải rõ ràng, bố trí thí nghiệm hợp lí: không bị che lấp, dụng cụ dễ nhìn, phông màu sắc thích hợp,
- Thí nghiệm phải đơn giản, vừa sức học sinh
- Tốn ít thời gian
- Trong một bài, số lượng thí nghiệm vừa phải
- Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với bài giảng
1.4.4 Những phương pháp cơ bản trong việc sử dụng thí nghiệm hóa học[1]
Với những thí nghiệm khó, nguy hiểm, độc hại có thể dùng hình vẽ để thay thế
Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo để thiết kế thí nghiệm hóa học
và chiếu trên Overhead cho học sinh hoặc dùng các băng ghi hình
Trang 361.5 Thực trạng dạy học thực hành thí nghiệm Hóa học ở trường THPT
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đòi hỏi phải
có một nguồn năng lực mới đáp ứng cho sự phát triển đó Khoa học kỹ thuật phát triển nâng cao tri thức và khả năng tư duy của con người, con người phải nghiên cứu, tìm
tòi ra cái mới, cái hay thông qua việc thực hành Hóa học là một ngành học có vai trò
rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm ra cái mới như vật liệu, chất liệu, để phục
vụ đời sống con người
Trên thế giới, nhiều nước đã chú trọng việc học thực hành thí nghiệm trong quá
trình dạy và học môn hóa học
Ở Việt Nam, việc học môn hóa học bắt đầu từ năm lớp 8 trong chương trình Trung học cơ sở, bắt đầu từ những mầm giống kiến thức cơ bản, những thí nghiệm đơn giản Sau đó, kiến thức môn hóa học nâng lên kiến thức lý thuyết khoa học, những thí nghiệm phức tạp
Nước ta là một nước nông nghiệp, từ một nước phong kiến đi lên Chủ nghĩa Xã
hội, phát triển thành một nước Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm thực hành là một giải pháp tốt để phát triển đất
nước
Tuy nhiên, hiện nay, thí nghiệm thực hành nói chung và thí nghiệm thực hành hóa học nói riêng ở các trường THPT về số lượng lẫn chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới mới dạy học nói riêng và quá trình dạy học nói chung Hầu hết, các bài thí ngiệm hóa học ở THPT trong chương trình và SGK được bố trí ở cuối mỗi chương mang tính chất minh họa cho kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các
bài học trong chương trình dưới hình thức phần lớn là hướng dẫn từng bước cho học
sinh Hơn nữa, số tiết thực hành quy định trong chương trình SGK cũng còn rất hạn
Trang 37- Trang bị vật chất cho các phòng còn đơn sơ: chưa có tủ hút, hệ thống điện nước chưa được đảm bảo
- Hóa chất còn thiếu nhiều
- Việc chuẩn bị phòng thí nghiệm cho học sinh thực hành mất nhiều thời gian
- Việc di chuyển của học sinh từ lớp học đến phòng thí nghiệm sẽ ảnh hưởng đến lớp học khác, tốn thời gian
1.6 Giới thiệu một số phần mềm sử dụng trong quá trình dạy học
1.6.1 Phần mềm ChemWin
ChemWin là phần mềm vẽ công thức hóa học, các phản ứng hóa học và các dụng
cụ thí nghiệm trong hóa học khá thông dụng của Bio-Rad Laboratories So với phần mềm đàn anh trong lĩnh vực vẽ công thức khác như ChemOffice thì ChemWin còn thiếu nhiều tính năng, nhưng cũng đủ để các bạn sử dụng ở mức độ phổ thông
ChemWindow 6.0 có thư viện hình vẽ khoảng 4500 chất hữu cơ, dược phẩm với tên thông thường và tên thương mại, thư viện hình vẽ các dụng cụ thí nghiệm thủy tinh, các ký hiệu trong công nghệ hóa học Do đó ChemWin 6.0 là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn muốn soạn thảo cấu trúc và các quá trình hóa học Điểm nổi bật của ChemWin 6.0 là việc vẽ các phân tử rất dễ dàng, nhanh chóng và gọn nhẹ không kém
so với khi dùng các phần mềm khác Các hình vẽ có dung lượng không lớn nên bạn có thể cắt dán các hình ảnh này sang MS Word, MS Powerpoint mà không làm tăng dung lượng các file này lên đáng kể Tuy nhiên, chương trình này đòi hỏi phải có máy
in mới chạy được Nếu máy tính bạn chưa có máy in thì bạn phải cài một máy in ảo mặc định trong máy tính
Cách cài đặt máy in ảo cho máy tính:
- Bước 1: Nhấn vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái của màn hình) sau đó chọn Printers and Faxes
Trang 38- Bước 2: Trong Printers and Faxes chọn Add a Printer
- Bước 3: Trong Welcome to the Add Printer Wizard chọn Next
- Bước 4: Trong Local or Network Printer chọn Local Printer attached to this computer và không đánh dấu trong ô Automatically detect and install my Plug and Play printer Nhấn Next để tiếp tục
- Bước 5: Trong Select a Printer Port bạn giữ nguyên các thiết lập mặc nhiên như trong hình và nhấn Next
Trang 39- Bước 6: Trong Install Printer Software bạn có thể chọn bất kỳ máy in nào cũng được bằng cách chọn Nhà sản xuất ở phần Manufacturer và Model máy in ở
phần Printers Sau khi chọn xong nhấn Next để tiếp tục
- Bước 7: Trong Names Your Printer bạn có thể đặt tên cho máy in hoặc để tên đã định sẵn, nhấn Next để tiếp tục
- Bước 8: Trong Printer Sharing chọn Do not share this printer, nhấn Next
Trang 40- Bước 9: Trong Print Test Page chọn No và nhấn Next để tiếp tục
- Bước 10: Trong Completing the Add Printer Wizard nhấn Finish để hoàn tất
việc cài đặt máy in
- Sau khi máy in đã được cài đặt xong sẽ có một biểu tượng (Icon) và tên của máy
in nằm trong cửa sổ Printers and Faxes